Đối sách của Vatican

với Chủ nghĩa và Chính quyền Cộng sản

Đỗ Mạnh Tri

LTS - Chúng tôi trân trọng giới thiệu với độc giả một bài nghiên cứu giá trị của GS Đỗ Mạnh Tri (Pháp) về chính sách ngoại giao của Ṭa Thánh Vatican với các chế độ cộng sản qua nhiều triều đại giáo hoàng của lịch sử cận đại và hiện đại. Bài nghiên cứu dựa trên sự kiện và tài liệu cụ thể, mang tính khách quan, nhưng chắc không tránh khỏi một số chi tiết và b́nh luận không làm vừa ư một số người đọc. Chúng tôi tôn trọng mọi ư kiến và mời gọi độc giả góp thêm quan điểm về vấn đề này. Chúng tôi tin rằng ơn «bất khả ngộ» của giáo hoàng chỉ liên quan tới các tín điều buộc các thành phần Giáo Hội phải tin, không liên quan tới các chính sách nội bộ và ngoại giao của Ṭa Thánh. V́ vậy, người giáo dân có quyền và có bổn phận phải lên tiếng để nói lên quan điểm của ḿnh trong việc xây dựng Giáo Hội - DĐGD

Cuối năm 2007, ngày 15 tháng 12, Đức cha Ngô Quang Kiệt, Tổng giám mục Hà Nội, viết thư xin giáo dân cầu nguyện để chính quyền trả lại khu đất Ṭa Khâm sứ, vốn thuộc quyền sở hữu của Tổng Giáo phận nhưng đă bị chiếm đóng và thành điểm ăn chơi, buôn bán lố lăng. (Trước đó đức Hồng y Phạm Đ́nh Tụng, cũng đă mấy lần đ̣i, chính quyền cũng đă mấy lần hứa cuội).

Phản ứng của giáo dân vượt ḷng mong đợi. Một phong trào cầu nguyện ôn ḥa nhưng kiên quyết không khác một cuộc đột phá tâm linh quy tụ hàng ngàn giáo dân, giáo sĩ trước hàng rào khu đất Ṭa Khâm sứ, giữa ḷng Thủ Đô, nơi tai mắt của toàn thế giới văn minh, của các sứ quán, các nhà báo nước ngoài.

Ngày 30.01.2008, trong văn thư gửi cho TGM Hà Nội, Hồng y Tarcisio Bertone, Quốc vụ Khanh Ṭa Thánh viết: «Nhân danh Đức Thánh Cha là người luôn theo dơi những biến chuyển của vụ việc, xin Đức Cha can thiệp ḥng tránh những cử chỉ có thể gây rối trật tự công cộng. Và như thế, trong một bầu khí b́nh thản hơn, có thể lại đối thoại với chính quyền để t́m ra một giải pháp thỏa đáng cho vấn đề tế nhị này". Chẳng biết Đức Thánh Cha Biển Đức 16 có luôn luôn theo dơi vụ việc hay không. Và nếu theo dơi, th́ theo dơi qua kênh nào.

Điều chắc chắn là Hồng y (Hy) Bertone cũng nói như chính quyền Hà Nội: những buổi cầu kinh trước Ṭa Khâm sứ là những cử chỉ gây rối trật tự, nên dẹp bỏ. Đó là cái giá mà Ṭa Thánh đ̣i giáo dân phải trả, để Ṭa Thánh t́m cách giải quyết mọi vấn đề bằng con đường đối thoại.

Ngày 01 tháng 02. 2008, Tgm Ngô Quang Kiệt viết thư loan báo : "Nhờ lời cầu nguyện tha thiết của anh chị em, công việc đă có kết quả. Sau những căng thẳng, đă có đối thoại giữa Ṭa Tổng Giám mục và Hội đồng Giám mục Việt Nam với các vị lănh đạo cấp cao của Nhà Nước để đi đến một giải pháp tốt đẹp".

Thư Đc Kiệt viết một ngày sau khi nhận được thư của Hồng y Bertone. Đức cha lạc quan. Đàng sau những văn kiện chính thức có ǵ, không biết. Nhưng lá thư cho biết «sau những căng thẳng, đă có đối thoại». Nói khác đi, đă có qua lại giữa Vatican và Hà Nội.

Trong bài này, chúng tôi không nhắc lại những hậu quả đă xảy ra cho Tổng Giáo phận Hà Nội và Giáo hội Việt Nam sau đó. Nhưng qua vụ này, thử t́m hiểu đối sách của Vatican với chủ nghĩa cộng sản và các chế độ cộng sản.

Đây là một đề tài rộng lớn dành cho các nhà khảo cứu, các chuyên gia sử học. Dựa vào những ǵ đọc được, nghe được và đôi khi thấy được, người viết thử đưa ra một cái nh́n khái quát, để đánh giá ảnh hưởng của đường lối Vatican tại Việt Nam.

Điều hiển nhiên, là Ṭa Thánh Rôma không trước sau như một:

Nhiều Giáo hoàng đă lên án chủ thuyết cộng sản ngay từ thế kỷ XIX

Thế kỷ XX: Piô XI, lên ngôi Giáo hoàng năm 1922, sau khi chế độ cộng sản được thiết lập bên Nga (1917), và chủ nghĩa phát xit phát triển bên Đức, bên Ư. Ngài chống lại cả hai và lên án Chủ nghĩa Cộng sản và Chế độ Cộng sản một cách căn bản và triệt để.

Piô XII cũng thế, tuy một cách khác.

Thời Gioan XXIII, phát xít không c̣n. Cộng sản mạnh. Nhưng ngài cởi mở, không chống ai. Trái lại chủ trương đối thoại. Và tùy trường hợp, có thể cộng tác. Ngài mở đường cho Vatican 2 và Phaolô VI.

Công đồng Vatican 2 (1962-1965) coi như quên cộng sản, mặc dầu được triệu tập và họp vào thời kỳ cộng sản đang thịnh.

Phao lô VI chính thức hóa đường lối gọi là Ostpolitik, chính sách mở cửa, đối thoại với cộng sản. Người chủ chốt thực hiện Osfpolitik là Hy Casaroli, được coi là nhà ngoại giao lớn nhất của Giáo hội Công giáo.

Gioan Phao lô II phức tạp hơn. Ngài đánh đổ cộng sản tại Ba Lan và hẳn góp phần vào sự tự sụp đổ của khối Nga xô. Nhưng vẫn duy tŕ Ostpolitik, như trong trường hợp Việt Nam.

Biển Đức XVI cũng thế.

Phan xi cô: ta chờ đợi những bất ngờ của ngài?

***

PIÔ XI và Thông điệp
Divini Redemptoris

Đức Giáo hoàng Piô XI (1857-1939) lên ngôi ngày 06.02.1922, vào thời kỳ Lênin vừa nắm chính quyền bên Nga, sau thế chiến I. Trước khi ngài qua đời năm 1939, th́ Đức quốc xă của Hitler đă vững mạnh, Moussolini đă nắm chính quyền bên Ư và Thế chiến II sắp khởi đầu.

Hiệp ước Latran (11.02.1929) giữa Moussolini và Ṭa Thánh, giải quyết những tranh chấp giữa Ṭa Thánh với nước Ư từ năm 1870. Nước Vatican được thành lập với diện tích 44 hectares (mẫu tây, mỗi mẫu là 10.000m²), nước nhỏ nhất thế giới.

Đối với Đức Quốc xả, lập trường của Piô XI rơ ràng: khi Hitler thăm viếng chính thức nước Ư tới Rôma, ngài cấm không cho vào thăm bảo tàng viện của Vatican. Hơn nữa, cùng với Cảnh binh của Ṭa Thành ngài và hồng y Quốc vụ Khanh Pacelli (Piô XII sau này) long trọng rời Rôma đi Castelgandolfo. Ngài tuyên bố: «Tại Rôma không có chỗ cho hai thập tự» (Thập tự Chúa Kitô và thập tự ngoặc đức quốc xă). Khi Hitler trở về Đức, Ngài lại long trọng trở lại Rôma.

Năm 1938, khi chính phủ Ư dự thảo luật phát xit kỳ thị do thái, ngài chống đối và tuyên bố «trên b́nh diện tâm linh, chúng ta là người do thái».

Vừa chống Nazi, vừa chống Cộng sản, Piô XI đă ra hai Thông điệp quan trọng:

Thông điệp Mit brennender Sorge (Với mối lo âu nóng bỏng) ra ngày 10.03.1937 nhưng đề ngày 14, phát tán kín cho mọi giáo xứ Đức và đọc công khai ngày 21, nhằm vào ngày lễ lá. Thông điệp được viết bằng tiếng Đức. Đây là một trường hợp hoàn toàn ngoại lệ, v́ các Thông điệp của Giáo hoàng, luôn viết bằng tiếng la tinh. Thông điệp do hồng y Pacelli, từng là sứ thần Ṭa Thánh bên nước Đức và hồng y Michae Faulhaber, Tgm Munich soạn thảo. Trong thông điệp, Piô XI phê phán ư hệ đức quốc xă, lên án chủ nghĩa kỳ thị chủng tộc, khuynh hướng tôn thờ cá nhân.

Thông điệp Divini Redemptoris (Đấng Cứu Thế) ra cùng thời, vào ngày 19.03.1937, lên án học thuyết và chế độ cộng sản. Trong phần đầu (đoạn 4 và 5), thông điệp cho biết Ṭa Thánh đă không chờ tới nay, năm 1937, mới lên án cộng sản. Piô XI nhắc lại thái độ của các vị tiền nhiệm:

Năm 1846, Piô IX đă tuyên bố «Học thuyết cộng sản nguy hại hoàn toàn trái ngược với luật tự nhiên; một học thuyết như thế, nếu được chấp thuận, sẽ phá hủy toàn bộ mọi luật pháp, thể chế, sở hữu và ngay cả xă hội loài người».

Năm 1878, Lêô XIII, trong một Thông điệp, tuyên bố: «Chủ nghĩa cộng sản là một bệnh dịch chết người, nó đánh vào xương tủy của xă hội loài người và có thể tiêu hủy xă hội ấy».

Và chính ngài, qua nhiều tuyên bố, thông điệp, đă lên án chủ thuyết cộng sản và các cuộc bách hại tôn giáo của chế độ xô viết.

Nhưng v́ họa cộng sản càng ngày càng lan rộng, nên Ṭa Thánh «có bổn phận phải một lần nữa, lên tiếng qua một văn kiện trang trọng»: Thông điệp Divini Redemptoris / Chúa Cứu Thế.

Thông điệp tŕnh bày cách tổng hợp những nguyên lư và phương thức hành động của chủ nghĩa cộng sản vô thần. Đối lập với chủ nghĩa tai hại này, thông điệp đề cao Giáo lư sáng chói của Giáo hội và những phương thức Giáo hội đề nghị nhằm thoát khỏi tai ương cộng sản (đoạn 7).

Điều then chốt của thông điệp, đó là giữa cộng sản và công giáo, có sự xung khắc không thể vượt qua. Nói cách nôm na: Cộng sản và Công giáo không đội trời chung. Hoặc Công giáo, hoặc Cộng sản. Có Công giáo, không có Cộng sản. Có Cộng sản, không có Công giáo. Sự xung khắc này có thể là xung khắc giữa cộng sản và tôn giáo, giữa cộng sản và tự do, dân chủ v.v… Nhưng người đọc không công giáo, có quyền không đồng ư với Piô XI. C̣n người công giáo, th́, dứt khoát phải chọn một trong hai.

Trích: «Chủ nghĩa cộng sản tai ác từ bản chất của nó, và bất kỳ ai muốn bảo vệ văn minh kitô giáo, không thể chấp nhận cộng tác với cộng sản trong bất cứ lănh vực nào.» V́ chủ nghĩa cộng sản xấu xa từ bản chất của nó, những tội ác của cộng sản «không phải là những hiện tượng nhất thời, thường xảy ra trong mọi cuộc cách mạng lớn, hay những bạo hành đơn độc thường gặp trong mọi cuộc chiến; không, chúng là thành quả đương nhiên của một hệ thống không có phanh hăm. Con người cá thể cũng như con người sống trong xă hội, cần có phanh. Ngay những dân tộc mọi rợ cũng đă nh́n ra cái phanh này trong lề luật tự nhiên do Thiên Chúa đă khắc vào tâm can con người. Và khi luật tự nhiên này được tôn trọng hơn, ta thấy những dân tộc xưa kia đạt tới những đỉnh cao khiến ta phải bỡ ngỡ… Nhưng khi ư tưởng về Thiên Chúa đă bị xóa đi trong ḷng người, th́ những đam mê không c̣n chút ḱm hăm đẩy con người vào những hành vi man rợ nhất» (đoạn 21, chúng tôi tô đậm một số từ).

«Thương thay! Đó chính là điều đang diễn ra trước mắt ta. Lần đầu tiên trong lịch sử, chúng ta thấy một cuộc chiến được quyết định cách lạnh lùng và sửa soạn cách tinh vi, cuộc chiến chống lại «tất cả những ǵ là thần linh».. Cộng sản, trong bản tính của nó, phản tôn giáo và coi tôn giáo như «thuốc phiện của dân», bởi v́ những nguyên lư tôn giáo về sự sống ở một thế giới bên kia ngăn cấm người vô sản t́m thực hiện thiên đàng xô viết trên trái đất» (22).

Thiết tưởng, khó có thể lên án chủ nghĩa và chế độ cộng sản một cách căn bản hơn. Sự tàn ác của cộng sản bắt nguồn từ chính sách vô thần của nó. Một khi con người chẳng những chối bỏ thế giới tâm linh, mà c̣n dùng bạo lực triệt tiêu nơi đồng loại «lề luật tự nhiên do Thiên Chúa đă khắc vào tâm can con người»; nói cách khác, khi đă hủy diệt cái phanh sẵn có nơi ḷng người, th́ không c̣n tội ác nào mà không phạm.

Cộng sản xấu xa một cách căn bản, v́ nó hủy diệt con người một cách căn bản. Người ta có thể không tin đạo này, đạo khác. Nhưng lương tâm, lương tri, cái tâm, cái tánh làm nên bản lănh đặc thù của con người, dù văn minh hay mọi rợ, Đông hay Tây, Âu hay Á, thời xưa hay thời nay. Chối bỏ điều đó, nhất là chối bỏ một cách hệ thống, tức là biến con người thành con vật.

Khi Piô XI qua đời, hồng y Pacelli, một nhà ngoại giao lỗi lạc và người cộng tác đắc lực của Piô XI được bầu làm Giáo hoàng. Piô XII làm Giáo Hoàng gần 20 năm (từ 12.03.1939 đến 09.10.1958). Lập trường của Ṭa Thánh đối với chủ nghĩa cộng sản và chế độ cộng sản không thay đổi.

Nhưng Piô XII lên ngôi giữa lúc thế chiến 2 bắt đầu. Và qua đời khi chiến tranh lạnh chưa chấm dứt .

Trong chiến tranh, từ 1939 đến 1945, Piô XII giữ thái độ tương đối trung lập, kêu gọi ḥa b́nh, giữ liên hệ ngoại giao với mọi nước, kể cả những nước bài do thái. Không chống lại việc đồng minh đi với cộng sản Nga xô. Cũng không dám căng thẳng với Moussolini và Hitler. Sự dè dặt, có người nói là sự im lặng của Piô XII trước những tội ác của Hitler, đặc biệt tội diệt chủng đối với dân Do Thái, tới nay vẫn c̣n là vấn đề lớn. Đương kim giáo hoàng Phanxicô đă hứa sẽ bạch hóa hết các chứng liệu sau khi văn khố Vatican được sắp xếp để có thể nghiên cứu.

Sau chiến tranh nóng, chiến tranh lạnh không kém khốc liệt. Xit ta lin áp đặt chế độ cộng sản lên toàn cơi Đông Âu. Tôn giáo bị bách hại nặng nề. Hồng y Wyszinsky, người đứng đầu Giáo hội Ba Lan, hồng y Mindszensty người đứng đầu Giáo hội bên Hung Ga Ri, bị bắt. Đức cha Stepinac, Tgm Zagreb (Yougoslavie) bị bắt và bị tra tấn. Đức cha Beran, Tgm Prague bị cấm làm mục vụ. Giáo hội công giáo tại Ukraine va Roumanie bị sáp nhập vào giáo hội nhà nước. Tóm lại: tại các nước Đông Âu, năm 1963, bốn hồng y và 149 giám mục bị đàn áp, bắt bớ.

Tại Trung quốc, từ khi Mao nắm chính quyền, Công giáo bị lên án như làm tay sai cho ngoại bang. Tất nhiên bị cấm cách, bắt bớ. Chẳng hạn, Đc Kung, gm Thượng hải bị cầm tù 30 năm. Năm 1957, đảng Cộng sản Trung quốc thành lập giáo hội nhà nước, dưới nhăn hiệu Hội người Công giáo Trung hoa Yêu nước. Giáo hội Công giáo Trung hoa trung thành với Giáo hội hoàn vũ biến thánh Giáo hội thầm lặng.

Họa Đức quốc xă nhất thời. Họa cộng sản sâu xa và lâu dài. Hẳn v́ thế mà Piô XII chống cộng c̣n quyết liệt hơn chống đức quốc xă. Thái độ của ngài là đối đầu. Như năm 1953, khi Đc Wyszinsky Tgm Varsovie, giáo trưởng Giáo hội tại Ba Lan bị bắt, Piô XII phong ngay tước hồng y cho ngài, dù đang ngồi tù. Đối với Trung cộng, ngài gửi thông điệp Ad Sinarum Gentem / Nhân dân Trung quốc nhằm bảo vệ tính hiệp nhất của Giáo hội Công giáo và lên án Giáo hội Nhà nước.

Nhưng dù chống Hitler hay chống cộng sản, thái độ của Piô XII, theo thiển ư, nặng về ngoại giao và chính trị, trong khi Piô XI nặng về tín lư.

Hơn nữa, Piô XII cai trị Giáo hội cách khắt khe và độc đoán, quá vịn vào tín điều «bất khả ngộ», tŕ hoăn những nghiên cứu trong khoa kinh thánh học, chấm dứt phong trào linh mục thợ bên Pháp, cấm đoán các thần học gia cởi mở, như Yves Congar, Henri de Lubac. Về cuối đời, ngài bỏ luôn chức Quốc Vụ Khanh, và tuyên bố thẳng thừng: "Ta không muôn người cộng tác. Ta cần người chấp hành".

Gioan XXIII:
Vị Giáo hoàng chuyển tiếp?

Sau khi Piô XII qua đời năm 1958, hồng y đoàn nhận thấy phải thay đổi cách cai quản Giáo hội cũng như cách nhận diện thế giới đương đại, một thế giới đang phát triển mạnh mẽ về mọi mặt. Nhưng nếu thay đổi, đối với mọi định chế đă luôn có vấn đề tiếp nối, th́ trong Giáo hội, vấn đề này c̣n hệ trọng gấp bội. V́ bản chất của Giáo hội là trung thành với Tin Mừng Chúa Kitô. Truyền Thống không thể thay đổi và thích ứng chỉ là t́m cách làm sống động Truyền thống trong mọi hoàn cảnh. Như Tân Phúc Âm hóa không phải là làm mới Phúc Âm, mà là cố gắng đưa Phúc Âm vào những môi trường mới. Có thể nói: đó chính là trở lại với Phúc Âm, nghĩa là bỏ đi những lối sống Phúc Âm đă lỗi thời v́ quá lệ thuộc vào những hoàn cảnh lịch sử, văn hóa đă mai một. Tóm lại, thay đổi và tiếp nối. Mật nghị hồng y lúng túng, không phân thắng bại. Sau ba ngày hội và 10 lần bỏ phiếu không đi tới đâu, các ngài đành chọn… không chọn. Bằng cách bầu một vị cao tuổi trong khi chờ đợi, một «Giáo hoàng chuyển tiếp» (Pape de transition). Và hồng y Roncalli, gần 77 tuồi, được bầu. Vị tân giáo hoàng chọn tước hiệu khá hóm hỉnh: Gioan XXIII. Tước hiệu này không được dùng tới từ thế kỷ thứ 14. Số là Gioan XXII thời đó cũng được bầu làm giáo hoàng tạm, lúc 72 tuổi, trong hoàn cảnh tương tự. Có điều Gioan XXII làm giáo hoàng 18 năm. C̣n Gioan XXIII tại vị không đầy 5 năm.

Nhưng vị Giáo hoàng chuyển tiếp này, trong quăng thời gian rất ngắn ngủi đă chuyển đẩy chính Giáo hội công giáo vào thế giới hiện đại.

Truyền Thống

Có thể nói, Gioan XXIII là một giáo hoàng bảo thủ theo nghĩa đẹp nhất của từ này. Ngài không tỏ chút lo ngại ǵ về giáo huấn của Giáo hội Công giáo. Và tin chắc Công Đông Vatican 2 mà ngài triệu tập sẽ lại một lần nữa, tái xác đinh giáo huấn tốt đẹp đó. Trong bài diễn từ khai mạc Công đồng, ngài nói: "Người Kế vị khiêm tốn của Trưởng đoàn Tông đồ, người đang nói với anh em, đă triệu tập công nghị quan trọng này v́ muốn một lần nữa khẳng định giáo huấn của Giáo hội, một giáo huấn luôn luôn sống động và sẽ c̣n sống động cho tới ngày tận thế (…) Những vấn đề trọng đại đặt ra cho loài người từ hai mươi thế kỷ qua vẫn c̣n y nguyên. V́ Chúa Giêsu Kitô vẫn luôn luôn là trung tâm của lịch sử và của cuộc sống: hoặc nhân loại kết hợp với Người và Giáo hội của Người, th́ được hưởng ánh sáng, ḷng nhân từ, trật tự và ḥa b́nh; hoặc sống không có Người, hành động chống lại Người, hoặc dứt khoát đứng ngoài Giáo hội của Người, th́ sẽ sống trong hoang mang, lầm lẫn, với những tương quan cứng rắn và nguy cơ chiến tranh đẫm máu. Những Công đồng chung, mỗi lần họp, đều tuyên dương cách trọng thể sự kết hợp với Chúa Cứu Thế và Giáo hội của Người. Cac Công đồng này làm chiếu tỏa khắp nơi ánh sáng của chân lư, chỉ ra con đường lành cho mọi cá nhân, gia đ́nh và xă hội; khích lệ và củng cố những nghị lực tâm linh, và không ngừng nâng cao mọi tâm hồn lên những thiện ích thiêng liêng và trường cửu." Tóm lại: "Giáo hội không khi nào được phép lơ là với di sản linh thiêng, với chân lư của tiền bối để lại".

Đi Tới

Nhưng gia tài quư báu của truyền thống phải được tŕnh bày một cách hiệu quả cho con người thời nay. Và cách tŕnh bày không thể không thay đổi. V́ "Kho tàng đức tin, tức những chân lư chứa đựng trong giáo lư khả kính của chúng ta khác với h́nh thức theo đó những chân lư này được tŕnh bày; tất nhiên với cùng một ư nghĩa và tầm vóc (portée). Sẽ phải hết sức chú trọng tới h́nh thức, và, nếu cần, kiên tŕ kiến tạo một h́nh thức, một lối tŕnh bày thích hợp hơn cho một giáo huấn trước hết mang tính mục vụ".

Nội dung, h́nh thức, mục vụ. Gioan XXIII đặt ưu tiên vấn đề mục vụ, tức việc thể hiện những đ̣i hỏi của Tin Mừng trong đời sống cụ thể của người tín hữu. Aggiornamento. Cùng một niềm tin, nhưng cách thức thể hiện tùy thuộc hoàn cảnh. Cùng một nội dung, nhưng phải cập nhật h́nh thức cho thích hợp với hoàn cảnh.

Mà hoàn cảnh là tất cả những khác biệt và biến chuyển văn minh văn hóa, khoa học, kỹ thuật. Bên trời Âu, đó là tất cả những sự kiện và khám phá làm nên nội hàm của từ "thời mới" (moderne). Cái thời khởi đầu với Phục Hưng (thế kỷ thứ XVI), lan mạnh với "Thế kỷ Ánh sáng" (thế kỷ thứ XVIII), đă làm rung chuyển và cuối cùng phá vỡ mô h́nh Tây phương của thế giới Ki tô giáo (chrétienté), trong đó Giáo hội đóng vai tṛ kể như độc tôn. Trận chiến tế nhị và phức tạp nhưng đại để, Vatican thường lên án, hoặc nghi ngờ thời mới cho tới Piô XII. Một ví dụ cụ thể: Năm 1905, đạo luật về Laïcité bên Pháp phân biệt Chính trị và Tôn giáo. Điều cốt lơi trong luật này, là Nhà nước công nhận tự do lương tâm và tự do tôn giáo. Nói cách khác, Nhà nước không thượng tôn một tôn giáo nào. Mọi tôn giáo đều có quyền hoạt động như nhau trong xă hội. Dĩ nhiên phải tôn trong pháp luật. Nhưng luật này đă bị Thánh giáo hoàng Piô X lên án. Đó là trên b́nh diện chính trị. Trên b́nh diện khoa học, tất cả những t́m kiếm, phát hiện mới cũng bị Vatican cấm đoán hoặc nghi ngờ. Bỏ qua Galilée và Darwin, ngay khoa Kính Thánh học và Thần học cũng bị cấm đoán. Trường Kinh thánh học Jérusalem hiện nay rất nổi tiếng và rất có uy tín. Trường này do cha ḍng Đa minh Lagrange sáng lập đă góp phần quan trọng vào việc phát triển khoa Kinh thánh học. Nhưng v́ những khám phá mới mẻ nên bị nghi ngờ. Đến nỗi trong mấy chục năm trời, trường không dám công bố những kết quả của các chuyên viên. Có lúc c̣n bị đóng cửa. Mặt khác, để chống lại Trường Kinh Thánh Giê ru sa lem, Vatican cho thành lập Giáo hoàng Kinh thánh học viện, do Ḍng Tên điều khiển.

Nhắc qua lại như trên, để thấy một thời đă qua. Và qua hẳn được là nhờ Thánh Giáo hoàng Gioan XXIII.

Mở

Gioan XXIII hiền ḥa, gần như xuề x̣a, b́nh dân. Giáo dân dành cho ngài cái tên "người cha hiền từ". Không quan cách. Nhất là không uy nghi như Piô XII. Ngài không chịu ăn một ḿnh. Không thích lễ tân. Ngại dùng ngai kiệu (sede gestatoria). Hay ra ngoài Vatican và ngay cả Rôma tiếp xúc với thường dân. Ngài là một vị giáo hoàng không chịu đóng khung trong Vatican. Tính t́nh ngài thông thoáng, rộng mở. Mở với thế giới, với người không công giáo, khác tôn giáo và vô tôn giáo. Với khoa học kỹ thuật hiện đại.

Vị mục tử hiền ḥa cởi mở ấy không ngừng cổ động cho ḥa b́nh. Thông điệp Pacem in Terris hoàn thành hai tháng trước khi qua đời v́ bênh ung thư dạ dày, được gửi tới mọi người thiện chí, không phân biệt tôn giáo, chính kiến. nhằm cổ vũ cho ḥa b́nh. Thái độ này đă cho phép ngài can thiệp một cách quyết định vào vụ khủng hoảng trầm trọng nhất của chiến tranh lạnh: vụ hỏa tiễn Nga đặt tại Cuba năm 1962. Nhờ ngài, Kennedy và Khroutchev đă t́m ra lối thoát. Trong danh dự.

Chính trong viễn tượng rộng mở đó mà ta có thể hiểu thái độ của ngài đối với cộng sản.

Mở cửa với các nước
cộng sản

Đối với Piô XI, chủ nghĩa cộng sản xấu từ bản chất của nó và những tội ác của cộng sản trong lịch sử cận đại là hậu quả tất yếu của chủ nghĩa đó. Nói cách khác, đă là cộng sản, th́ đâu đâu cũng thế, hoàn cảnh lịch sử, xă hội có thể thay màu sắc của tội ác, không thể ngăn chặn tội ác. Cộng sản á đông cũng dữ dằn như cộng sản nga xô. Piô XII cũng nghĩ như vị tiền nhiệm của ḿnh, nhưng thiên về khía cạnh ngoại giao và chính trị, hơn là tín lư và nhân bản như Piô XI.

Gioan XXIII không nghĩ thế. Trích Thông điệp Pacem in Terris (Ḥa b́nh trên thế giới), đoạn 159:

"Không thể đồng hóa những triết thuyết sai lầm về bản tính, nguồn gốc và cứu cánh của vũ trụ và con người với những trào lưu lịch sử được thiết lập với mục tiêu kinh tế, xă hội, văn hóa hay chính trị, cho dù những phong trào này có nguồn gốc và c̣n t́m nguồn hứng trong những triết thuyết đó. Một học thuyết đă được định h́nh, không thay đổi nữa, trong khi những phong trào mà đối tượng là những điều kiện cụ thể và luôn biến đổi của cuộc sống không thể không bị ảnh hưởng rộng răi bởi sự biến đổi này. Hơn nữa, trong chừng mực những phong trào này phù hợp với những nguyên tắc lành mạnh của lư trí và đáp ứng những nguyện vọng chính đáng của con người, th́ ai có thể từ chối nh́n nhận những yếu tố tích cực và đáng tán thưởng của những phong trào đó?" Gioan XXIII phân biệt học thuyết sai lầm với những hành động cụ thể dựa trên học thuyết đó.

Áp dụng vào chủ nghĩa cộng sản, chủ nghĩa này sai lầm, hay nói như Piô XI, xấu từ căn bản. Nhưng không thể đồng hóa chủ nghĩa cộng sản của ông Mác với những đảng cộng sản được thành lập trong những hoàn cảnh xă hội, lịch sử luôn luôn biến đổi mà v́ thế cũng phải đổi thay để phù hợp với hoàn cảnh. Hơn nữa nếu một đảng cộng sản có hành động phù hợp với những nguyện vọng chính đáng của con người, tại sao không tán thưởng?

Về sự thay đổi để phù hợp với hoàn cảnh: không có một chế độ cộng sản nào được thành lập theo đúng quy tŕnh Mác đă đưa ra. Theo Mác, giai cấp vô sản, con đẻ của giai cấp tư sản bóc lột, dưới sự lănh đạo của đảng cộng sản, sẽ đào mồ chôn giai cấp này.

Nhưng, như ta biết, Lênin bên Nga, Mao bên Tàu, dùng bạo lực thiết lập chế độ toàn trị trên một xă hội lạc hậu về kinh tế. Tức một xă hội chưa có giai cấp tư sản, bố đẻ của giai cấp vô sản. Tại các nước Đông Âu, đă có tư bản, nhưng chế độ cộng sản được thiết lập bằng xe tăng của Nga. Vậy học thuyết ở đây có bị thay đổi. Các chế độ cộng sản không được thiết lập theo đúng quy tŕnh của Mác. Nhưng lại giống nhau về bạo lực và tội ác. Đâu đâu cũng thế. Có cải cách ruộng đất bên Nga, th́ cũng có bên Tàu và Việt Nam. "Long trời nở đất". Đẫm máu. Đúng như Piô XI đă nhận định: đó là thành quả tất yếu của chủ nghĩa cộng sản.

Về sự cộng tác với đảng cộng sản khi đảng "phù hợp với những nguyên tắc lành mạnh của lư trí và đáp ứng những nguyện vọng chính đáng của con người": điều này có thể đúng khi đảng không nắm hay chưa nắm chính quyền. Nhưng đúng một cách rất nguy hiểm. V́, đơn giản, mục tiêu của mọi đảng cộng sản là nắm chính quyền bằng bất cứ giá nào. Dối trá, mánh mung, bạo lực là phương tiện thường xuyên. Nhưng khi cần, đảng cũng có những hành động phù hợp với nguyện vọng chính đáng của con người. Đó là chuyện giai đoạn. Và, để thực hiện, đảng xuất sắc trong việc liên kết với những đồng minh giai đoạn. Cái giá những người thiện chí phải trả, ai mà lường được! Biết bao nhiêu người công giáo, nhất là công giáo trí thức, thân cộng, cộng tác với cộng sản v́ thấy họ cũng đấu tranh cho tự do, cho nhân quyền. Họ lại thường là những tay nghề, hoặc được những kẻ có tay nghề lấp trong bóng tối, điều hợp, chỉ huy và chỉ thị.

Thí dụ bên Pháp, đă có một thời đảng cộng sản Pháp là một chính đảng lớn, khống chế phái tả và kể như độc quyền bảo vệ lớp người lao động. Nhiều trí thức vào đảng hoặc thân đảng. Nhiều người công giáo có thiện cảm với đảng, như nhà thần học Jacques Maritain hay triết gia Jean Lacroix. Tờ báo Témoignage Chrétien / Chứng từ Kitô hữu coi như đồng hành với đảng cộng sản. Bên Nam mỹ từng có những linh mục cầm súng bênh vực dân nghèo; Thần học Giải phóng cũng có t́m nguồn hứng nơi Mác.

Tại Miền Nam Việt Nam trước 1975 cũng thế. Lực lượng thứ ba nơi đây cũng như tại nhiều nơi trên thế giới, thường có cộng sản ma nớp đàng sau. Con người cách mạng, lăng mạn. Họ nổi dậy theo tiếng gọi của lương tri. Sức mạnh của họ nằm trong tâm. Người cộng sản không hề lăng mạn. Làm cách mạng, đối với họ là một nghề. Họ được huấn luyện tinh vi để thay h́nh đổi dạng, nắm bắt thời cơ, dùng mọi phương thức nhằm thực hiện mục tiêu đảng đề xướng. Tám điểm của bà Nguyễn Thị B́nh, Mặt trận Dân tộc Giải phóng, Ḥa hợp Ḥa giải Dân tộc v.v.. "Nói dối như Vẹm" mà nạn nhân vẫn tin… cho đến khi đă hoàn thành "sứ mệnh lịch sử".

Phải công nhận: ư tưởng của Gioan XXIII sai lầm khi áp dụng vào thuyết cộng sản. Học thuyết mác xít xấu và những cách thực hiện học thuyết này, trong mọi hoàn cảnh cụ thể đều xấu.

Điều xấu nhất, tai hại nhất, là tính cách vô thần triệt để của chủ nghĩa mác xít. Theo Mác, không có thế giới nào khác ngoài thế giới này và thay v́ tin vào một thế giới bên kia, một thế giới khác, hăy tranh đấu để đổi khác thế giới này. Không có Thiên Đàng. Hăy dùng trí óc và bàn tay ta để thiết lập Thiên Đàng tại thế. Phúc Âm: "Con người không chỉ sống v́ bánh…" Không chỉ có "cơm, áo, gạo, tiền". Chủ nghĩa Mác đúng là Kitô giáo lộn ngược nhằm hủy bỏ thế giới tâm linh. Trên b́nh diên này, Mác đă thành công! Kinh tế, kinh tế, kinh tế. Cả tôn giáo ngày nay cũng thành kinh tế. Nhiều thứ kitô giáo cho phép làm giàu. Thế giới tư bản muốn và một phần nào đă thành công : thực hiện một thứ thiên đàng tại thế. (ông Nguyễn Hộ có nói đâu đó, rằng cái xă hội làm theo khả năng, hưởng theo nhu cầu của Mác, thay v́ được thực hiện tại các nước cộng sản, đang hiện diện tại các nước tư bản). Ngày nay, vô số những đoàn người liều mạng vượt qua muôn ngàn khó khăn, nguy hiểm để trốn vào Âu châu, Hoa kỳ. Đối với họ, vào được, khác nào vào Địa đàng! Một địa đàng được canh giữ bằng những bức tường cao ngất, những hàng rào kẽm gai…

Sự im lặng của Vatican 2.

Thái độ của cố giáo hoàng ảnh hưởng tới Công đồng Vatican 2 do ngài bất ngờ triệu tập chỉ 3 tháng sau khi lên ngôi.

Công đồng Vatican II (1962-1965) họp vào thời điểm Giáo hội Công giáo đang bị bách hai nặng nề tại các nước cộng sản, Âu cũng như Á; mục tiêu của công đồng lại là aggiornamento, nghĩa là thích nghi với thời đại, nh́n vào thời đại để tương tác với thời đại. Thế mà không có một lời về chủ nghĩa cộng sản, chế độ cộng sản. Hiến chế Mục vụ về Giáo hội trong Thế giới ngày nay Gaudium et Spes/Vui mừng và Hy vọng viết:

"Vui mừng và hy vọng, ưu sầu và lo lắng của con người ngày nay, nhất là của người nghèo và những ai đau khổ, cũng là vui mừng và hy vọng, ưu sầu và lo lắng của các môn đệ Chúa Kitô, và không có ǵ thực sự là của con người mà lại không gieo âm hưởng trong ḷng họ."

Cứ cho là Công đồng, noi gương Gioan XXIII, giang tay đón tiếp, không lên án, không khai trừ. Nhưng sao quên được những con người đang "ưu sầu và lo lắng", đang "đau khổ" dưới ách cộng sản? Bên trời Âu: tất cả các nước Đông Âu, từng là những nước dân chủ, bị sáp nhập vào khối Nga Xô. Mỗi cuộc kháng cự bị đàn áp đẫm máu. Như vụ Hung Gia Lợi năm 1956. Bên Á châu th́ Trung cộng và Việt cộng úp lên Giáo hội một ḥn đá tảng kinh khủng. Giáo hội miền Bắc không biết Vatican 2 là ǵ. Dĩ nhiên, các giám mục không đi họp và sau đó cũng khôngt biết Công đồng đă có những quyết định ǵ. Tóm lại, thời gian Vatican 2 là thời Cộng sản đang mạnh mẽ và đàn áp công giáo khốc liệt.

Gioan XXIII cũng biết thế, trong diễn văn khai mạc, ngài nh́n nhận: "Thú thực, hôm nay Ta rất đau khổ v́ sự không có mặt giữa chúng ta của một số đông giám mục yêu quư. Những anh em ấy, v́ tín thác vào Chúa Kitô, mà đang bị cầm tù hoặc bị ngăn cản cách này cách khác". Ám chỉ như thế, nhưng Ngài không nói tới cộng sản.

Đức Phao lô VI: Trong diễn văn khai mạc Công đồng cũng tuyên bố:

"Chúng ta phải thực tế, không dấu diếm những cuộc đàn áp đến từ khá nhiều nơi làm tổn thương chính công đồng này". Nhưng cũng không đả động ǵ tới chủ nghĩa cộng sản.

Điều chắc chắn, là từ Piô XI và Piô XII đếnGioan XXIII và Phaolô VI, có sự khác biệt. Thậm chí dị biệt. Rơ ràng có hai khuynh hướng: một bên triệt để lên án cộng sản, như Piô XI và bên kia, cởi mở, đối thoại.

OSTPOLITIK,
PHAO LÔ VI và CASAROLI

Từ Ostpolitik (ost=phía đông, politik=chính trị) chỉ khuynh hướng đối thoại cởi mở với phương Đông của Âu châu, tức với khối Nga xô, và rộng ra, với các nước cộng sản, như Việt Nam, Trung quốc và cả một số nước Nam Mỹ.

Tưởng nên tránh một ngộ nhận. Cởi mở, đối thoại với cộng sản không đồng nghĩa với thân cộng. Ta có thể so sánh Ostpolitik với con đường thứ ba đă bàn tới trên kia. Trước sự bành trướng của khối cộng sản tưởng như không bao giờ chấm dứt, Ṭa Thánh Rôma không đối đầu, nhưng t́m cách xoa dịu phần nào những khổ đau của giáo đồ đang bị đàn áp tại các nước Đông Âu.

Người được giao phó thực hiện là hồng y Agostino Casaroli (1914-1998), một nhà ngoại giao tinh khôn, lỗi lạc. Được coi là nhà ngoại giao lớn nhất của Giáo hội trong thế kỷ 20. Năm 1975, ngài đă chủ tọa Hội nghị Helsinski về an ninh và hợp tác tại Âu Châu, tức là về tương quan giữa hai khối tư bản và cộng sản. Từ năm 1961, khi c̣n là linh mục, dưới quyền Gioan XXIII, rồi Phaolô VI, Casaroli là người chủ chốt trong chính sách mở cửa của Vatican với các nước cộng sản. Dưới thời Gioan Phaolô II vẫn tiếp tục và c̣n được chọn làm Quốc Vụ Khanh năm 1979.

Trong chức vụ này, ngoài việc liên hệ với thế giới, Hy Casaroli c̣n điều hành Giáo triều (Curie Romaine) về phương diện hành chánh cũng như tài chính. Coi như Gioan Phao lô II trao trọn cho ngài quyền cai quản Giáo triều. Đến nỗi người ta gọi ngài là «Phó giáo hoàng».

Sự lựa chọn một nhà ngoại giao kín đáo, ngược hẳn với tác phong của Gioan Phaolô II. Cố giáo hoàng đă chẳng dùng ngoại giao để đánh đổ cộng sản tại Ba Lan. Nhưng như ta biết, Ba Lan là một nước công giáo toàn ṭng. Giữa đảng cộng sản Ba Lan và Giáo hội Ba Lan có một thứ modus vivendi nào đó để đỡ bị Nga khống chế. Tại các nước khác trong khối Đông Âu, thương thuyết vẫn cần thiết.

LỢI, HẠI của OSTPOLITIK

Chính sách mở cửa và đối thoại với cộng sản không phải không có lợi. Nhờ có đối thoại mà Ṭa Thánh giữ được liên hệ với khối cộng sản. Nhưng chính cái lợi này đă hại cho Giáo hội rồi. V́ lợi cho phía cộng sản th́ lớn, mà cho Giáo Hội lại rất nhỏ.

Thực tế: Gioan XXIII có liên hệ tốt với Khroutchev. Ông ta đă tới Rôma mừng sinh nhật Đức Giáo hoàng. Để hiểu rơ hơn, ta nên nhớ lại điều tŕnh của Khroutchchev năm 1956 về những tội ác của Stalin. Hoàn cảnh lịch sử thay đổi. Ngay bên Nga cũng dễ thở hơn. Những tác phẩm của Soljenitsine được xuất bản. Thế giới đă chuyển từ chiến tranh lạnh sang chung sống ḥa b́nh. Gioan XXIII, con người của ḥa b́nh, cũng góp phần không nhỏ vào việc đó. Cấp lănh đạo khối Nga xô, trong cuộc chạy đua với thế giới tự do về vũ khí nguyên tử và kinh tế ư thức rơ ảnh hưởng toàn cầu của Kitô giáo, đặc biệt Công giáo với hơn một tỷ tín đồ. Giao hảo với Vatican nằm trong chiến lược đó. Nhưng chung sống ḥa b́nh trên b́nh diện chính trị không ảnh hưởng ǵ tới chính sách đàn áp tôn giáo tại các nước cộng sản.

Để tỏ thiện chí, và theo lời yêu cầu của Gioan XXIII, ông đă cho phép Đức cha Joseph Slipyi, tổng giám mục Ukrania, đang bị cầm tù, được xuất ngoại. Nhưng chỉ có thế. Giống như Đức cha Thuận: khỏi bị tù đày, nhưng bị trục xuất khỏi Việt Nam.

Phaolô VI cũng đă nhiều lần gặp những nhà hữu trách của Nga. Ngài có liên hệ tốt với Brejnev. Nhưng kết quả hầu như duy nhất, là giữ liên hệ.

Thời Gioan Phaolô II, qua trung gian của Hy Casaroli, Gorbatchev tới thăm viếng chính thức Đức Giáo hoàng tại Vatican. Một năm sau hai bên đặt quan hệ ngoại giao. Nhưng khi Gioan Phaolô II yêu cầu Hy Casaroli điều đ́nh để ngài sang thăm Mạc Tư khoa th́ thất bại. Điện Kremlin vẫn kín cổng cao tường, trong khi Đô Thành Vatican bỏ ngỏ.

Mấy ông Triêt, Trọng, Dũng tới viếng Đức Giáo Hoàng rồi đấy… C̣n lâu Đức Giáo hoàng mới được sang thăm Việt Nam.

Cộng sản tới Vatican được. Nhưng màn tre hay màn sắt, Vatican không được phép vượt qua. Đă tới được Vatican, cộng sản có dư thừa mưu kế xâm nhập cách này hay cách khác.

Một cái lợi khác hoàn toàn ảo: nhờ có đối thoại mà các giáo hội tuy bị đàn áp nhưng không bị xóa sổ, không biến thành những ủy ban đoàn kết công giáo, tức những tổ chức ngoại vi của đảng cộng sản. Nhưng, sự kiện các giáo hội địa phương có bị xóa sổ hay không, không tùy thuộc vào đường lối ngoại giao của Ṭa Thánh. Mà tùy thuộc sức sống nội tại của giáo dân, giáo sĩ địa phương. Sau cuộc tản cư 1954, Giáo hội Công giáo tại miền Bắc Việt Nam bị bách hại nặng nề, linh mục, giám mục lại ra đi tương đối nhiều hơn giáo dân. Liên hệ với Rôma bị cắt đứt. Chẳng biết Công đồng Vatican là ǵ. Nhưng công giáo vẫn không hết giống. Ngược lại.

Đức Tin không phải đối tượng của ngoại giao. Mà v́ thế, chính cái lợi có được, lại thành cái hại lớn. Ṭa Thánh mở cửa, đi tới, t́m đối thoại là v́ yêu thương, trân trọng con người, h́nh ảnh Thiên Chúa T́nh yêu. Nhân phẩm, Nhân quyền, Công lư, Tự do… những giá trị, những đ̣i hỏi gói ghém trong Tin Mừng và được Giáo hội tuyên dương, làm nên tinh thần đối thoại của Giáo hội. Về lâu về dài, những giá trị và đ̣i hỏi này sẽ lan tỏa.

Nhưng cộng sản đâu có biết đối thoại là ǵ. Ṭa Thánh nói đối thoại, nhưng thực tế không có đối thoại. Chỉ có ngoại giao. Đă ngoại giao, phải có thươngt thuyết. Thương thuyết, phải có đi có lại. Dẫn tới một sự thỏa thuận, thậm chí thỏa hiệp nào đó.

Hơn nữa, ngoại giao ở đây là một thẩm quyền tôn giáo nói chuyện với một chính quyền độc tài toàn trị chẳng những phi tôn giáo mà c̣n chống tôn giáo. Và nói chuyện về một giáo hội địa phương, tức trên đầu trên cổ giáo hội này. Thắng, thua, thỏa thuận hay ǵ ǵ đi nữa, thành quả tốt hay không, giáo hội này phải gánh chịu. Tóm lại, người ta đối thoại về tôi nhưng không có tôi.

Một trường hợp cụ thể: Hồng y Mindszenty (1892-1975)

Giáo trưởng (Primat) của Giáo Hội Hung Ga Ri từ năm 1945, ngài là một mục tử kiên cường, gương mẫu không hề lay chuyển trước những chính quyền đàn áp tôn giáo.

Năm 1919, linh mục Mindszenty bị bắt v́ chống chính quyền cộng sản Bela Kun. Nhưng không được một năm, cộng sản đổ và linh mục được trả tự do.

Năm 1944-1945, giám mục Mindszenty đi tù v́ chống phát xít. Sau đó phát xít đổ, ngài được tha. Trở thành Giáo trưởng Giáo Hội Hung Ga Ri. Piô XII phong ngài tước Hồng y.

Năm 1948, cộng sản lên. Thiết lập chế độ toàn trị. Hồng y Mindszenty bị bắt v́ tội phản bội, âm mưu lật đổ chính quyền.

Năm 1949, bị án tù chung thân v́ tội phản bội nhà nước. Piô XII ra vạ tuyệt thông đối với tất cả những kẻ nhúng tay vào vụ cáo buộc và lên án này.

Năm 1956, cuộc khởi nghĩa lừng danh của dân Hung Ga Ri lật đổ chính quyền cộng sản do Nga áp đặt. Được tự do, Hy Mindszenty tới thủ đô Budapest khen ngợi quân khởi nghĩa và ủng hộ Imre Nagy, nhà lănh đạo cải cách.

Nhưng xe tăng Nga tràn vào Hung Ga Ri nghiền nát mọi chống đối. Nagy khuyên hồng y lánh nạn trong ṭa đại sứ Mỹ. Trong ṿng 15 năm dài, ngài không ra khỏi. Nhưng vẫn là Giáo trưởng của một giáo hội bị dồn vào thế thầm lặng.

Năm 1971, kết quả của ngoại giao của Ṭa Thánh: Phaolô VI giải vạ tuyệt thông của Piô XII, tuyên bố hồng y Hy Mindszenty là «nạn nhân của Lịch sử». Ngài được ra khỏi ṭa dại sứ Mỹ, nhưng bị trục xuất.

Kết quả này của nhà ngoại giao Casaroli là một thỏa hiệp hơn là một thỏa ước. Hy Mindszenty chẳng những không được trả tự do mà c̣n bị trục xuất! Nói rằng ngài là nạn nhân của Lịch sử, rơ ràng là nói sai. Tại sao gán cho lịch sử những tội ác của một hay những thủ phạm mà cả thế giới biết rơ tên tuổi?

Chưa hết, Ṭa Thánh c̣n xử Hồng y nữa: Vatican yêu cầu ngài từ chức Giáo Trưởng và hứa nếu ngài từ chức, sẽ giúp ngài xuất bản hồi kư đă viết mà không đục bỏ. Hồng y từ khước. Không đi Rôma. Sang ngụ tại Vienne, bên Áo. Khi tới 75 tuổi là tuổi về hưu, ngài cũng không từ chức. Rôma cất chức nhưng không dám phong Giáo trưởng mới. Tới khi ngài qua đời (năm 1975) mới phong chức này cho một giám mục người của chính quyền cộng sản.

Năm 1991, Chính phủ Hung Ga Ri xin cải táng và đưa xác Hy Mindszenty về an táng trong nhà thờ chính ṭa của ngài.

PHẢI CÓ GIÁM MỤC, NHƯNG VỚI GIÁ NÀO?

Hồng y Wyszinski, giáo trưởng Giáo Hội Ba Lan có nói: «Vir casaroliensis non sum» / «Tôi không phải là người của Casaroli». Gương hồng y Mindszenty cho thấy, đường lối ngoại giao của Vatican do Hy Casaroli thực hiện không phù hợp với hoàn cảnh cụ thể của các giáo hội bị cộng sản đàn áp.

Trước cảnh đàn áp dă man, phận sự của Ṭa Thánh là khẳng định quyền tự do tôn giáo, một quyền bất khả xâm phạm và bất khả nhượng. Trong khi chính sách ngoại giao lại chỉ xin nới lỏng. Và những thành quả, như ta đă thấy: không có ǵ, ngoài việc Vatican giữ được liên hệ với chính quyền độc tài toàn trị.

Đức Phaolô VI lại đặt quá nặng vấn đề giáo phẩm. Như ta thấy, khi Hy Mindszenty qua đời, ngài đặt vào chức giáo trưởng Hung Ga Ri một vị không xứng đáng. Đă đành, các giám mục là người kế vị các thánh Tông Đồ. Đoàn chiên phải có mục tử. Nhưng thà thiếu mục tử, c̣n hơn là chọn những mục tử vừa ư chính quyền độc tài phi tôn giáo và chống tôn giáo. Làm thế, Ṭa Thánh không có được những mục tử cần phải có, mà chỉ có những mục tử đáng có. Thậm chí những muc tử giả hiệu, nhưng con rối do chính quyền điều khiển.

Bi đát thay, đường lối ấy vẫn tiếp tục dưới thời Gioan Phaolô II và Biển Đức XVI. Như bên Trung cộng, ta thường nghĩ có hai Giáo hội, Giáo hội nhà nước và Giáo hội thầm lặng. Trong bức thư viết năm 2007 cho Giáo Hội Trung Quốc, Biển Đức XVI khẳng định chỉ có một Giáo hội Công giáo. Ngài chấp nhận các giám mục của Giáo hội nhà nước, với điều kiện các giám mục này hiệp thông với Đức Giáo Hoàng và xin được Đức Giáo Hoàng công nhận, dù là một cách kín đáo. Nói cách khác, nhà nước chọn cũng được, miễn là người được nhà nước chọn xin sự thỏa thuận của Rôma. Nhượng bộ tới thế là cùng. Nhưng ngay sau đó giáo hội quốc doanh phong một loạt giám mục mà không hỏi han ǵ Rôma. Ṭa Thánh càng nhượng bộ, cộng sản càng lấn tới.

Đối với Trung cộng đă thế, th́ đối với Việt cộng cũng vậy thôi. Cuối năm 2007, đầu năm 2008, khi xảy ra vụ Ṭa Khâm sứ / Thái Hà, thái độ «tài tử» và vô trách nhiệm của Vatican đă gây tổn thương không ít cho Giáo Hội tại Việt Nam. Người gửi thư cho cho Tgm Hà Nội là hồng y Quốc Vụ Khanh, Tarcisio Bertone. Vị này là một giáo sĩ tài ba, từng là cánh tay phải của hồng y Ratzinger, Bộ trưởng Bộ Giáo lư Đức Tin. Và của Biển Đức XVI, với chức Quốc Vụ Khanh. Nhưng trong chức vụ này, ngoài việc thất sách trong vụ Ṭa Khâm sứ, hy Bertone đă gây nhiều đổ bể, tai tiếng, trong một Giáo triều nhiều ganh ghét, phe nhóm, tranh giành ảnh hưởng. Con người ấy lại bệ vệ, quan cách. Hồi tháng 04.2014, cả thế giới xôn xao về việc hy Bertone đang cho sửa chữa và dọn vào một căn hộ rộng 700m² của biệt thự Saint-Charles dành cho các chức sắc của Vatican. Biệt thự nằm ngay cạnh nhà trọ Sainte Marthe. Đức Giáo hoàng Phanxicô ở một căn hộ 2 pḥng trong nhà này: diện tích 70m². Báo chí nói ngài đă nổi giận. Thực hư, chẳng biết. Nhưng ai cũng biết: Phanxicô rao giảng một Giáo hội nghèo, cho người nghèo. Nhất là ngài kêu gọi hàng Giáo phẩm sống nghèo. Làm hồng y, không phải là vào một triều đ́nh. Ngay chữ «Giáo triều» cũng không hay. Mới đây, trong vụ chỉnh lại ngân hàng Vatican cho thích hợp với những tiêu chí quốc tế, hy Bertone lại bị tố cáo đă làm thất thoát 15 triệu euros, v́ đứng ra giúp đỡ người thân.

Một nhân vật như thế, khi nói chuyện với chính quyền cộng sản, hiểu biết tới đâu? Và biết ǵ về Giáo hội địa phương?

Nhưng, như ta đă thấy trên kia, ngay một vị cẩn trọng và tài năng như nhà ngoại giao Caroli cũng chẳng thu lượm được kết quả nào đáng kể. Ṭa Thánh ảo tưởng rằng những khó khăn của giáo hội địa phương sẽ được giải tỏa bằng cách kín đáo thương lượng thẳng với chính quyền cộng sản, mà không cần hỏi han bàn luận chi nhiều với chính người trong cuộc, sống hàng ngày dưới sự đàn áp hoặc bị theo dơi kềm kẹp bởi công an mật vụ.

KẾT

Cho tới Piô XII, Giáo hội Công giáo tương đối bảo thủ, theo nghĩa không mấy thiện cảm với thời mới. Tuy nhiên, Piô XI hoàn toàn chính xác khi ngài lên án chủ nghĩa và chế độ cộng sản.

Gioan XXIII đổi hẳn cách nh́n. Trung thành với cốt lơi của Truyền Thống, nhưng nh́n thế giới đương đại với tấm ḷng tŕu mến, rộng mở. Một thông điệp Ḥa b́nh trên Thế giới gửi tới mọi người thiện chí, như mở rộng biên giới của Giáo hội để đem Tin Mừng đến tận cùng thế giới, không phân biệt chủng tộc, màu sắc, tôn giáo. Một Công đồng Vatican II, mà di sản hẳn c̣n kéo dài cho một Giáo hội Công Giáo tiếp tục thích nghi với biến chuyển của thế giới, của nhân loại, với những đ̣i hỏi mỗi ngày thêm phức tạp.

Tiếc thay, chính sách mở cửa với các nước cộng sản đă biến thành một đường lối ngoại giao với những thành quả khá tiêu cực.

Sẽ có thay đổi ǵ không với Đức Phanxicô? Chờ xem.

Nhưng trong khi chờ đợi, điều cả thế giới đă thấy; đó là với Phanxicô, viễn tượng đă thay đổi hoàn toàn và chính v́ thế mà ngài bị bầu làm giáo hoàng. Năm 2005, khi trong Mật nghị Hồng y có 25 phiếu bầu cho Hy Jorge Bergoglio, hồng y đă xin chuyển những phiếu này sang tên hồng y Ratzinger. Tám năm sau, chẳng ai ngờ, chính đương sự càng không ngờ. Yếu, bệnh, lại già, 76 tuổi, vẫn bị bầu. Số là, trong một cuộc hội thảo giữa các hồng y hai ngày trước khi vào Mật viện, phát biểu của hồng y Jorge Bergoglio đă mang tính quyết định:

«Loan báo Tin Mừng phải là lẽ sống của Giáo Hội. Điều đó đ̣i hỏi Giáo Hội phải có can đảm thoát ra khỏi chính ḿnh. Giáo Hội được mời gọi ra khỏi chính ḿnh để đi tới những vùng ven, những cơi ŕa, chẳng những địa lư mà c̣n là nhân sinh. Nơi ẩn náu bí nhiệm của tội lỗi, của khổ đau, của bất công, mê muội; nơi mà tôn giáo và tư duy bị khinh bỉ, nơi tràn ngập đủ mọi thứ khốn khó chồng chất. Khi không ra khỏi chính ḿnh để loan bao Tin Mừng, Giáo Hội trở thành tự quy chiếu (autoréférentielle) và mắc bệnh. Những ác tật của mọi giáo chế xưa nay bắt rễ từ sự tự quy chế này. Đó là một sự tự mê (narcissisme) thần học».

Phát biểu nghiêm khắc và nghiêm trọng này, hẳn đả lay động sâu xa hồng y đoàn. Giáo Hội mắc nhiều chứng bệnh. Đương nhiên, bệnh phải chữa. Nhưng căn nguyên của mọi chứng bệnh đến từ việc Giáo Hội tự quy chiếu vào chính ḿnh (như chàng Narcisse của thần thoại Hy lạp, chết v́ quá say mê h́nh ảnh ḿnh soi trên mặt nước). Trong khi lẽ sống của Giáo Hội là Tin Mừng! Điểm quy chiếu độc nhất của Giáo Hội là Giêsu Kitô, Chúa Cứu Thế. Lời lẽ của Hy Jorge Bergoglio mở ra như một Mùa Xuân Tin Mừng, lan tỏa đến tận chân mây cuối trời, thâm nhập mọi vùng bí ẩn chứa chan hy vọng và đầy ắp thương đau, tội lỗi của cơi nhân sinh. Mật nghị Hồng y bầu ngài làm Giáo hoàng là điều tất yếu. Cũng cao tuổi như Gioan XXIII khi được bầu, lại yếu, bệnh. Nhưng vấn đề không phải thời gian cho bằng tầm nh́n và điểm quy chiếu. Mà thực hiện không ai bằng người đă giúp Hồng y đoàn nh́n ra. Gioan XXIII được bầu như một Giáo hoàng chuyển tiếp. Ngài đă chuyển Giáo Hội vào Thời đại. Phan Xi Cô được bầu v́ Mật nghị Hồng y biết rơ nhu cầu hiện đại của Giáo Hôi và người có khả năng nhất dẫn dắt Giáo Hội thoát khỏi chính ḿnh.

Trở lại đề tài của bài này, câu chuyện của Vatican với chủ nghĩa hay chế độ cộng sản không c̣n là chuyện quan trọng. Quan trọng là sống và loan báo Tin Mừng. Và đừng quên cảnh giác về một thứ quy chiếu bệnh tật: lo cho Giáo Hội, Giáo Phẩm, giáo chế; lo «mở đạo».. ◙

Đỗ Mạnh Tri 23.10.2014.