Giải Đáp Giáo Lư

CÓ ĐƯỢC XƯNG TỘI VỚI CHÚA MÀ KHÔNG CẦN QUA TRUNG GIAN CỦA LINH MỤC KHÔNG?

Lm Fx Ngô Tôn Huấn

 

Hỏi: xin cha giải thích rơ:

Các mục sư Tin Lành cũng dạy phải ăn năn tội rồi xin Chúa tha thứ.Như vậy Chúa có tha mà không cần phải xưng tội qua một linh mục như Giáo Hội dạy hay không?

Khi nào được phép xưng tội tập thể ?

Trả lời:

Như tôi đă có đôi lần nói rơ là chỉ có trong Giáo Hội Công Giáo và Chính Thống Đông Phương (Eastern Orthodox Churches) mới có đầy đủ bảy Bí Tích hữu hiệu mà Chúa Kitô đă thiết lập và ban cho Giáo Hội xử dụng để thánh hóa và ban ơn cứu độ của Chúa cho những ai muốn lănh nhận để được cứu rỗi.

Liên quan đến Bí Tích ḥa giải (penance=reconciliation) Chúa Kitô đă ban quyền tha tội cho các Tông Đồ và cho Giáo Hội tiếp tục sứ mệnh Tông Đồ như sau:

"Anh em tha cho ai, th́ người ấy được tha. Anh em cầm giữ ai, th́ người ấy bị cầm giữ." (Ga 20: 23)

Như thế rơ ràng cho thấy là Chúa muốn cho con người phải chạy đến với những người trung gian thay mặt Chúa là các Tông Đồ xưa kia và các vị thừa kế các Tông Đồ ngày nay là các Giám Mục trong Giáo hội để nhận lănh ơn tha thứ qua bí tích Ḥa giải. Các giám mục lại ban quyền tha tội này cho các linh mục là những cộng sự viên thân cận trực thuộc cũng được chia sẻ Chức linh Mục đời đời của Chúa Kitô. (Linh mục chia sẻ một phần, Giám Mục chia sẻ trọn vẹn Chức Linh Mục đó).

Nếu chỉ cần xưng tội trưc tiếp với Chúa mà không qua trung gian ai th́ Chúa Giêsu đă không nói với các Tông Đồ những lời trên đây sau khi Người từ cơi chết sống lại và hiện ra với các ông, cũng như trước đó đă không phán bảo Phêrô những lời sau đây:

"Thầy sẽ trao cho anh ch́a khóa Nước Trời. Dưới đất anh cầm buộc điều ǵ, trên Trời cũng sẽ cầm buộc như vậy; dưới đất anh tháo gỡ điều ǵ , trên trời cũng sẽ tháo gỡ như vậy." (Mt 16: 19)

Với quyền to lớn trên đây, Giáo Hội- cụ thể là Đức Thánh Cha- có quyền ra h́nh phạt nặng nhất là vạ tuyệt thông (ex-communication) và tháo gỡ vạ này.

Như vậy, muốn được ơn tha thứ của Chúa, th́ buộc phải xưng tội cá nhân với một linh mục đă được chịu chức thành sự (validly) và đang có năng quyền (priestly Faculties) được tha tội nhân danh Chúa Kitô (in persona Christi). Sở dĩ thế, v́ nếu một linh mục đang bị Giám mục của ḿnh rút năng quyền - hay gọi nôm na là bị treo chén (suspension. x. giáo luật số 1333)- th́ tạm thời không được phép cử hành bí tích này và các bí tích khác cho đến khi được trao lại năng quyền đầy đủ .(trừ trường hợp khẩn cấp nguy tử th́ linh mục – dù đang bị "treo chén" vẫn được phép tha tội cho hối nhân đang lâm nguy mà không t́m được linh mục khác để xưng tội và lănh phép lành sau hết. (x. giáo luật số 976).

Giáo lư và giáo luật của Giáo Hội cũng dạy phải xưng tội cá nhân với một linh mục như sau:

"Thú nhận tội lỗi của ḿnh với vị linh mục là một điều chủ yếu của bí tích Giải tội.Khi xưng tội, các hối nhân phải kể ra tất cả các tội trọng mà ḿnh biết đă phạm, sau khi xét ḿnh cách nghiêm chỉnh, dù các tội này rất kín đáo và chỉ phạm đến hai giới răn sau cùng của bản thập giới; bởi v́ các tội này làm cho linh hồn bị trọng thương hơn hết , và nguy hiểm hơn các tội ta phạm mà người khác biết rơ."(x, SGLGHCG số:1456; giáo luật số 960).

Như thế chắc chắn không thể nói như anh em Tin Lành là chỉ cẩn xưng tội trực tiếp với Chúa mà không cần qua trung gian của ai. Dĩ nhiên Chúa tha tội khi ta thực tâm sám hối và xin Chúa thứ tha. Nhưng vẫn cần phải xưng tội với một linh mục thay mặt Chúa để tha tội, v́ Chúa đă ban quyền uy cho các Tông Đồ trước tiên và cho Giáo Hội ngày nay.

Nghĩa là khi Giáo Hội thi hành lời Chúa để cử hành các bí tích- cách riêng bí tích Ḥa giải để tha tội cho con người nhân danh Chúa Kitô(in persona Christi), th́ chúng ta phải nghe và tuân theo ư muốn của Giáo Hội, cũng là ư muốn của Chúa, là xưng tội với một linh mục để nhận lănh ơn tha thứ của Chúa qua trung gian của các thừa tác viên con người là Giám mục và linh mục. Đây là điều các anh em Tin Lành không đồng ư với chúng ta nên họ dạy các tín đồ của họ chỉ cẩn xưng tội trực tiếp với Chúa mà thôi.

Dĩ nhiên khi ta xưng tội với một linh mục, th́ cũng xưng tội với Chúa để xin Người tha thứ cho ta qua trung gian của linh mục. Và đây là ư muốn của Chúa Giêsu khi Người trao quyền tha tội cho các Tông Đồ xưa và cho Giáo hội ngày nay. Và đó là tất cả ư nghĩa lời Chúa dạy sau đây:

"Ai nghe anh em là nghe Thầy. Ai khước từ anh em là khước từ Thầy Mà ai khước từ Thầy là khước từ Đấng đă sai Thầy." (Lc 10: 16)

Kinh nghiệm thiêng liêng của mỗi người chúng ta cho ta biết rằng mỗi khi xưng tội – đặc biệt là tội trọng- cách thành thật và với tinh thần sám hối , th́ ta cảm thấy nhẹ nhơm và an vui trong tâm hồn, một cảm giác mới lạ của an vui sung sướng, khác hẳn với tâm t́nh sẵn có trước khi xưng tội. Điều này chứng minh cụ thể là Chúa đă tha thứ cho ta qua trung gian của linh mục. Ngược lại, khi có tội trọng hay nhẹ mà chỉ xin Chúa tha thứ nhưng không đi xưng tội, th́ không bao giờ cảm nghiệm được sự an vui nội tâm như khi xưng tội với một linh mục và nhận lănh ơn tha thứ (absolution).

Các anh em tin Lành không thể có được cảm nghiệm thiêng liêng này, dù cho họ có ca tụng ḷng thương xót của Chúa, có sám hối nội tâm và xin Chúa tha thứ mà không đi xưng tội như người Công giáo. Họ không đi xưng tội v́ trước hết họ không công nhận vai tṛ trung gian của Giáo Hội trong việc ban phát các ơn sủng của Chúa cho con người, cho nên họ chủ trương đi thẳng tới Chúa là v́ vậy.

Vả lại, tất cả các nhánh Tin Lành và Anh Giáo (Anglican Communion) đều không có nguồn gốc Tông Đồ (Apostolic succession) nên không có chức linh mục và giám mục để cử hành hữu hiệu các bí tích quan trọng như Thêm sức, Thánh Thể, Ḥa giải, Sức dầu nệnh nhân và truyền Chức Thánh. Chính v́ họ không có chức linh mục hữu hiệu, nên họ không thể có bí tích Thánh Thể và tha tội cho ai được. Đó là lư do tại sao họ giảng dạy chỉ cần xưng tội trực tiếp với Chúa v́ họ cho rằng các thừa tác viên con người như linh mục và giám mục không có năng quyền tha tội cho ai như Giáo Hội Công Giáo tin và dạy.

Tóm lại, là người Công giáo, chúng ta phải nghe và thi hành những ǵ Giáo Hội là Mẹ dạy bảo thay mặt Chúa Kitô để bỏ ra ngoài tai những ǵ không phù hợp với giáo lư, tín lư, luân lư và phụng vụ của Giáo Hội.

2-Khi nào được xưng tội tập thể

(communal confessions)?

hông thường th́ phải xưng tội cá nhân, nghĩa là xưng tội riêng với một linh mục sau khi đă xét ḿnh nghiêm chỉnh và sám hối nội tâm.

Tuy nhiên, trong thực tế, có những hoàn cảnh mà linh mục không thể giải tội cá nhân cho nhiều người trong một thời lượng hạn chế. Thí dụ, khi có thiên tai, băo lụt, đắm tầu hay động đất gây nguy tử cho nhiều người ở một địa phương nào, khiến linh mục không thể có đủ giờ để nghe từng hối nhân muốn xưng tội trong những hoàn cảnh ấy.

Lại nữa, trong những dịp trọng đại như Lễ Giáng Sinh, Tuần Thánh và Lễ Phục Sinh là những dịp có rất nhiều người muốn xưng tội. Nhưng chỉ có một ḿnh cha xứ phải làm mục vụ cho một giáo xứ lớn hay nhiều xứ nhỏ họp lại,th́ không thể nào giải tội cá nhân cho một số lớn hối nhân trong một thời gian ngắn được. Do đó, v́ nhu cầu mục vụ và v́ lợi ích thiêng liêng của giáo dân, linh mục được phép cử hành bí tích ḥa giải tập thể. Nghĩa là cho gom giáo dân lại và giúp họ xét ḿnh, thống hối ăn năn, rồi ban phép tha tội tập thể cho họ. Nhưng việc này phải được phép trước của giám mục giáo phận. V́ thế, ở mỗi giáo phận, giám mục địa phận sẽ cho phép trường hợp nào có thể giải tội tập thể.Nghĩa là, linh mục không thể tự ư giải tội tập thể mà không có phép của giám mục giáo phận; trừ trường hợp nguy tử như đắm tầu, động đất, chiến tranh, khiến nhiều người- trong đó có người công giáo- có thể chết mà không kịp xưng tội cá nhân. Nên nếu linh mục có mặt, th́ được phép giải tội tập thể cho các tin hữu công giáo trong cơn nguy tử đó. Nhưng dù được tha tội tập thể trong những trường hợp trên, nếu ai xét ḿnh có tội trọng th́- sau khi qua cơn nguy biến- vẫn buộc phải xưng tội cá nhân sau đó với linh mục. (giáo luật số 961-62).

Ước mong giải đáp trên đây thỏa măn những câu hỏi đặt ra.

CÓ THƯỞNG PHẠT ĐỜI ĐỜI KHÔNG?

Nhân tháng các linh hồn, xin cha cho biết:

Chúa có phạt ai xuống hỏa ngục không?

Luyện ngục, hỏa ngục khác nhau như thế nào?

Tín điều các Thánh thông công là ǵ?

Trả lời:

Chúa có phạt ai xuống hảo ngục không?

Thiên Chúa là t́nh thương, Người chậm bất b́nh và hay tha thứ. Người tạo dựng con người chỉ v́ yêu thương vô vị lợi và "muốn cho mọi người được cứu độ và nhận biết chân lư." (1 Tm 2: 4). Nghiă là Chúa muốn cho mọi người được vui hưởng hạnh phúc vĩnh cửu với Người trên Thiên Đàng, là nơi không c̣n đau khổ , bệnh tật, nghèo nàn, bất công và chết chóc nữa.

Hạnh phúc Thiên Đàng là hạnh phúc mà "mắt chẳng hề thấy, tai chẳng hề nghe ḷng người chưa hề nghĩ tới, đó lại là điều Thiên Chúa đă dọn sẵn cho những ai yêu mến Người." (1 Cor 2: 9) Như Thánh Phaolô đă viết.

Nhưng muốn hưởng hạnh phúc Thiên Đàng th́ phải yêu mến Chúa và tuân giữ các giới răn của Người.

Tại sao? Tại v́ Thiên Chúa là "t́nh thương" nên "ai không yêu thương th́ không biết Thiên Chúa" (1 Ga 4: 8)

Biết Thiên Chúa là t́nh thương , mà quả thật Người là t́nh thương th́ lẽ tự nhiên ta phải yêu mến Người với tất cả tâm trí và nghị lực để đáp trả phần nào t́nh thương quá lạ lùng của Chúa dành cho con người. Vả Lại, yêu mến Chúa chỉ có lợi cho ta chứ Chúa không được lợi lộc ǵ v́ Người đă quá đủ hạnh phúc, giầu sang nên không cần ai thêm ǵ cho Người nữa.

Tuy nhiên, v́ Thiên Chúa tạo dựng con người với hai đặc tính độc đáo là có lư trí và ư muốn tự do (intelligence and free will) và Thiên Chúa hoàn toàn tôn trọng cho con người sử dụng hai khả năng đó, nên vấn đề thưởng phạt mới được đặt ra cho riêng con người mà thôi.Nghĩa là nếu con người , qua lư trí, nhận biết có Thiên Chúa là Đấng tạo thành trời đất và muôn vật – trong đó có con người- th́ con người phải sử dụng ư muốn tự do của ḿnh để chọn yêu mến Chúa và sống theo đường lối của Người để được cứu rỗi và vui hưởng hạnh phúc Nước Trời, chiếu theo ánh sáng của lời Chúa Giêsu đă nói với các môn đệ xưa là:

"Không phải bất cứ ai thưa với Thầy: Lậy Chúa !, Lậy Chúa ! là được vào Nước Trời cả đâu, nhưng chỉ ai thi hành ư muốn của Cha Thầy là Đấng ngự trên trời mới được vào mà thôi." (Mt 7: 21)

Nhưng thế nào là thi hành ư muốn của Chúa Cha?

Chúa Giê su đă chỉ rơ cho ta cách thi hành ư muốn của Chúa Cha như sau:

"Ai yêu mến Thầy , th́ sẽ giữ lời Thầy, Cha của Thầy sẽ yêu mến người ấy, Cha của Thầy và Thầy sẽ đến và ở lại với người ấy." (Ga 14: 23)

Giữ lời Thầy có nghĩa là thực thi những ǵ Chúa đă rao giảng và dạy bảo, cụ thể là hai Điều Răn quan trọng nhất, đó là mến Chúa và yêu người, như Chúa đă nói với một luật sĩ Do Thái xưa. (Mt 22: 37-39)

Như vậy, thực thi hai Điều Răn đó là chứng minh cụ thể ḷng yêu mến Chúa và xứng đáng được "Cha Thầy và Thầy đến ở" với ta như Chúa Giê su nói trên đây.

Là con người, ai lại không muốn hạnh phúc, sung sướng và b́nh an? nên yếu mến Chúa là yêu mến chính nguồn hạnh phúc, an vui vĩnh cửu đó.Như thế, chỉ có lợi cho con người khi chọn yêu mến Chúa, chứ tuyệt đối không có lợi lộc ǵ cho Chúa hết. Chúng ta phải xác tín điều này, để đừng ai nghĩ rằng Thiên Chúa được lợi lộc ǵ khi ta yêu mến và tuân giữ các giới răn của Người.

Đó là điều chắc chắn ta phải tin khi thi hành các Điều Răn của Chúa để không giết người, trộm cắp. gian dâm, thông dâm, măi dâm, ấu dâm, phái thai, ly dị, thù oán người khác, kỳ thị chủng tộc, nói xấu, vu cáo làm hại danh dự và đời tư của người khác, bất công , bóc lột người làm công cho ḿnh, và dửng dưng trước sự đau khổ, nghèo đói của anh chị em đồng loại.

Nếu ta tuân giữ các Điều Răn của Chúa để không làm những sự dữ hay tội lỗi nói trên, th́ chúng ta đă yêu mến Chúa cách cụ thể để được "ở lại trong t́nh thương của Người" như Chúa Giêsu đă dạy trên đây. Ngược lại, nếu ai dùng "ư muốn tự do= free will để làm những sự dữ nói trên th́ đă tự ư và công khai khước từ Thiên Chúa và t́nh thương của Người. Như thế họ phải lănh chịu mọi hậu quả của việc ḿnh làm v́ tự do chọn lựa.

Chính v́ con người có tự do để chọn lựa , hoặc sống theo đường lối của Chúa để được chúc phúc; hay khước từ Chúa để sống theo ư riêng ḿnh và chạy theo những lôi cuốn của thế gian , nhất là những cám dỗ của ma quỉ để tôn thờ tiền bạc, của cải vật chất và mọi thú vui vô luân vô đạo, như thực trạng sống của con người ở khắp nơi trong thế gian tục hóa ngày nay.Nếu ai chọn sống như vậy, th́ cũng đă tự ư chọn nơi cư ngụ cuối cùng cho ḿnh, sau khi phải chết trong thân xác có ngày phải chết đi này.Thiên Chúa yêu thương con người và đă cứu chuộc con người nhờ Chúa Kitô. Nhưng Thiên Chúa cũng gớm ghét mọi tội lỗi, v́ tội lỗi và sự dữ đi ngược lại với bản chất yêu thương, công b́nh và thánh thiện của Người. .

Nhưng cho dù Thiên Chúa quá yêu thương con người như vậy, mà con người không cộng tác với ơn cứu chuộc của Chúa Kitô, bằng quyết tâm sống theo đường lối của Chúa và xa tránh mọi sự dữ và tội lỗi th́ Chúa vẫn không thể cứu ai được. Lư do là Chúa không tiêu diệt hết mọi tội lỗi và v́ con người c̣n có tự do để cộng tác với ơn cứu chuộc của Chúa , hay khước từ ơn cứu chuộc này để sống theo thế gian và làm nô lệ cho ma quỉ, kẻ thù của Thiên Chúa.

Như vậy, nếu Thiên Đàng là nơi dành cho những ai thực tâm yêu mến Chúa, tuân giữ các giới răn của Người và quyết tâm xa tránh mọi tội lỗi, th́ hỏa ngục phải là nơi dành cho những ai đă cố ư khước từ Chúa và t́nh thương của Người để sống theo ma quỷ và làm những sự dữ như giết người, hiếp dâm và bán con gái nhỏ dại cho bọn buôn người cung cấp cho bọn đi t́m thú vui man rợ cực kỳ khốn nạn là thú "ấu dâm", như đang diễn ra ở nhiều nơi trên thế giới trống vắng niềm tin này. Như thế, phải có hỏa ngục dành cho những kẻ gian ác đă tự ư chọn cho ḿnh nơi ở vinh viễn xa ĺa Thiên Chúa ngay từ ở đời này. Nghĩa là họ đă tự ư chọn hỏa ngục v́ cách sống của họ, chứ không phải v́ Thiên Chúa muốn phạt ai ở chốn này, v́ Người là Cha đầy yêu thương và "không muốn cho ai phải diệt vong, nhưng muốn cho mọi người đi tới chỗ ăn năn hối cải." (2 Pr 3: 9).

Sự khác biệt giữa hỏa ngục và Luyên tội:

Chúa Giê su thường nói đến hỏa ngục là nơi lửa không bao giờ tắt (Mt 5: 22).

Thánh Gioan Tông Đồ đă coi những kẻ sát nhân là những kẻ không có sự sống đời đời ,tức là phải xa ĺa Thiên Chúa trong nơi gọi là hỏa ngục:

"Phàm ai ghét anh em ḿnh, th́ là kẻ sát nhân Và anh em biết: Không kẻ sát nhân nào có sự sống đời đời ở lại trong nó" (1 Ga: 15)

Nhưng cần phân biệt điều này: con người dù tội lỗi đến đâu, mà biết sám hối ăn năn th́ vẫn được Chúa thương tha thứ. Cụ thể là Chúa Giêsu đă tha thứ cho người gian phi (kẻ trộm lành) nhận biết tội ḿnh và xin Chúa tha thứ:

"Tôi bảo thật anh, hôm nay anh sẽ được ở với tôi trên Thiên Đàng." (Lc 23: 39-43) .

Ngược lại, chỉ những ai tội lỗi mà không hề sám hối để xin Chúa tha thứ , đặc biệt là tội phạm đến Chúa Thánh Thần, tức tội hoàn toàn từ chối ḷng thương sót của Chúa cho đến chết , th́ sẽ không bao giờ được tha thứ, như Chúa Giê su đă nói rơ trong Tin Mừng Thánh Marcô.(Mc 3: 29)

Lại nữa, những ai chết đang khi mắc tội trọng (mortal sin) th́ cũng chịu h́nh phạt hỏa ngục, căn cứ theo giáo lư của Giáo Hội. (X SGLGHCG, số 1035) . Tuy nhiên , cần nói lại là Thiên Chúa không tiền định cho ai phải xuống hỏa ngục , hoặc muốn phạt ai trong nơi "lửa không hề tắt" này. Nhưng v́ con người có tự do trong đời sống thiêng liêng, nên nếu ai dùng tự do này để xa ĺa Chúa , để tự do làm những sự dữ mà không hề biết ăn năn, xin Chúa thứ tha th́ đă tự ư chọn hỏa ngục làm nơi cư ngụ cuối cùng cho ḿnh.

Trái với hỏa ngục , Luyên ngục hay Luyên tội (Purgatory) là nơi các linh hồn thánh (holy souls) được thanh luyện để đạt được sự thánh thiện cần thiết trước khi vào Thiên Đàng vui hưởng Thánh Nhan Chúa là nguồn vui hạnh phúc của các thánh và các thiên thần.Các linh hồn đang "tạm trú" ở đây là những người đă ra đi trong ơn nghĩa Chúa, tức là được bảo đảm về ơn cứu độ, nhưng vẫn cần được thanh luyện để đạt mức thánh thiện cân xứng trước khi gia nhập hàng ngũ các Thánh trên Thiên Quốc. Các linh hồn thánh này không thể làm thêm việc thiện, và cũng không thể phạm tội được nữa v́ thời giờ đă măn cho họ trên trần gian này. V́ thế, trong khi c̣n được thanh luyện ở nơi đây, các linh hồn mong đợi các Thánh trên Thiên Đàng và các tín hữu c̣n sống cứu giúp họ bằng lời cầu nguyện và các việc lành. Ngược lại, các linh hồn cũng có thể cầu xin đắc lực cho các tín hữu c̣n sống trên trần thế và trong Giáo Hội lữ hành. Nhưng các Thánh trên Trời, các linh hồn thánh trong Luyện ngục và các tin hữu c̣n sống không thể giúp ǵ cho các linh hồn đă ĺa xa Chúa trong hỏa ngục, v́ không có sự hiệp thông nào giữa nơi này với Thiên Đàng, Luyện ngục và Giáo Hội đang lữ hành trên trần thế.

3 – Tín điều các Thánh Thông Công (communion of Saints )

Tín điều này dạy: chỉ có sự hiệp thông giữa Giáo Hội vinh thắng (Triumphal Church) trên trời và Giáo Hội lữ hành (Pilgrim Church) trên trần thế cùng với Giáo Hội đau khổ (Suffering Church) trong Luyện Tội. Nghĩa là các Thánh trên Trời , các linh hồn thánh trong Luyện tội và các tín hữu c̣n sống và đang hiệp thông với Giáo Hội, cả ba thành phần này được hiệp thông với nhau trong cùng một niềm tin, tôn thờ Thiên Chúa , nhờ Chúa Kitô và trong Chúa Thánh Thần.

Các Thánh nam nữ trên trời hiệp thông với các linh hồn thánh trong Luyện Tội và các tín hữu trên trần gian bằng lời nguyện giúp cầu thay đắc lực trước Ṭa Chúa cho các linh hồn và các tín hữu c̣n sống. Các linh hồn trong Luyện tội không thể tự giúp ḿnh được nhưng có thể cầu xin cho các tin hữu c̣n sống. Các tín hữu có thể làm việc lành như cầu nguyện. làm việc bác ái và xin lễ cầu cho các linh hồn trong Luyên Tội (cách riêng trong tháng 11 là thánh dành cầu nguyện cho các linh hồn) được mau vào Thiên Đàng hưởng Thánh Nhan Chúa.

Đó là nội dung tín điều các Thánh thông Công giữa các Thánh trên Thiên Đàng, các linh hồn thánh trong Luyện Tội và các Tín hữu trên trần thế.

Như thế, chỉ có những ai đang xa ĺa Chúa ở chốn hỏa ngục th́ không được thông hiệp với các Thánh trên trời, các Linh hồn trong Luyện tội và các Tín hữu c̣n sống trên trần gian này. Do đó, không ai có thể làm ǵ để cứu giúp họ được nữa.

Vậy chúng ta hăy cố gắng làm việc lành trong tháng 11 này để cầu cho các linh hồn được mau hưởng Thánh Nhan Chúa.Chắc chắn các linh hồn sẽ biết ơn và cầu xin Chúa cách đắc lực cho chúng ta. ◙