Câu Chuyện Từ Nước Đức:

Phạm Hồng Lam

Chúng tôi tới để giúp những anh chị em nghèo trong số những người nghèo nhất của chúng tôi

Thời gian qua, ở Đức có nhiều chuyện thời sự đáng tường tŕnh với quư độc giả: 1. Cuộc đôi co thảo luận giữa hai chính đảng lớn để lập liên minh nắm quyền cho nhiệm ḱ 2013-2017 đang tới hồi chung kết; nếu thành công liên minh, th́ trong nhiệm ḱ tới đây Quốc hội Đức gần như sẽ không có tiếng nói đối lập. Điều này đang là mối ưu tư cho các nhà lập pháp hiện nay, họ đang t́m cách sửa quy chế Quốc hội nhiệm ḱ này để nâng tiếng nói đối lập lên. 2. Cả Âu châu, đặc biệt ở Đức, đang lên cơn sốt bất an v́ những tiết lộ của cựu điệp viên người Mĩ Snowden: Cơ quan An ninh Quốc gia Hoa-ḱ (NSA) nghe lén và thu thập ào ạt mọi thứ dữ kiện điện thoại cũng như trang mạng xă hội của các cơ quan chính trị và của người dân Âu châu, NSA nghe lén luôn cả điện thoại riêng của bà thủ tướng Đức. Tại sao dân Đức lại bực bội v́ chuyện nghe, đọc lén này, điều mà dân Mĩ ít lấy làm khó chịu? Có dịp tôi sẽ đề cập lại chuyện này trong một số sau. 3. Chuyện giám mục giáo phận Limburg mang tiếng xa hoa lăng phí và độc tài… 4. C̣n cộng đồng Việt, ngoài những x́ xào âm ỉ về hai linh mục tuyên uư tại đây, vừa rồi có tổ chức hai buổi thánh lễ cầu nguyện và thuyết tŕnh nhân ngày giỗ 50 năm cố tổng thống Ngô Đ́nh Diệm và bào huynh Ngô Đ́nh Nhu, tại miền trung và bắc Đức vào ngày 26 tháng 10 và ngày 2 tháng 11.

Trên mấy trang báo ḱ này, tôi chỉ tŕnh bày cùng quư độc giả về chuyện giám mục giáo phận Limburg, một câu chuyện đă làm tốn bao giấy mực và thời gian của dư luận và truyền thông tại nước Đức trong những tuần lễ qua.

Đây là câu chuyện của ba câu chuyện.

Câu chuyện thứ nhất khởi đi từ mùa hè 2012. Giám mục giáo phận cùng với ba nữ tu giúp việc từ Ấn-độ đang trên đường từ sân nhà thờ chính toá rảo bước sang khu toà giám mục đang xây và sửa chưa xong th́ gặp một phóng viên của tuần báo chính trị Der Spiegel. Ông này muốn được trao đổi nhanh với Giám mục: - Thưa ngài, nghe nói ngài vừa sang Ấn-độ để mua đá quư? - Không, chúng tôi tới đó để giúp những anh chị em nghèo trong số những người nghèo nhất của chúng tôi! – Nhưng mấy người thợ thủ công vừa cho hay, họ mài dũa đá quư để trang trí nhà nguyện! - Những chuyện tưởng tượng như thế bao giờ lại không có!… Ngài sang đó với vé máy bay hạng nhất? – Không, chúng tôi đi với vé thương mại!....

Cái máy chụp h́nh nhỏ nơi tay phóng viên đă kín đáo thu thanh toàn bộ nội dung trao đổi. Khi sự việc nổ ra sau đó, th́ không hiểu v́ sao, vị Giám mục lại tới văn pḥng chưởng khế thề công chứng rằng: Ông đă không nói ḿnh bay sang Ấn-độ với vé hạng hai! Nhưng cuộn băng thu thanh c̣n đó. Der Spiegel tố Giám mục tội thề gian. Chuyện chẳng ra làm sao cả, nhưng đây có thể sẽ là lần đầu tiên một giám mục tại Đức bị kết án! Và hậu quả sẽ không nhỏ. Vừa rồi, toà án Hamburg (nơi toà báo Der Spiegel) đề nghị sẽ chỉ ra một lệnh phạt (tiền) cho vị Giám mục mà thôi, chứ không đưa nội vụ ra toà. Viện công tố không chịu, muốn làm lớn chuyện. Không hiểu kết cuộc rồi sẽ ra sao, nhưng chắc chắn Giám mục sẽ phải trả một món tiền phạt v́ tội thề gian, dù phải ra toà hay không. Tuy nhiên, nếu có bị kết án hay phạt tiền v́ cái tội „lẩm cẩm" đó, th́ việc này cũng chẳng làm lung lay chút ǵ cái ghế giám mục chính toà của ông.

Câu chuyện thứ hai không đơn giản như câu chuyện thứ nhất, nó quyện lẫn với câu chuyện thứ ba. Chuyện bắt đầu khoảng một năm sau khi giám mục Tebartz-van Elst về nhận vai tṛ chính toà Limburg vào năm 2008. Cuộc đời giám mục van Elst có thể nói như diều gặp gió, chứng tỏ ông là một người có tài. Nhận mũ giám mục phụ tá giáo phận Münster lúc 44 tuổi (2004). Bốn năm sau, với sự đỡ đầu của hồng i Meisner tổng giáo phận Köln (Cologne), được cất nhắc lên ghế giám mục chính toà Limburg, cai quản 650 ngàn tín hữu. Theo hồng i Meisner, đó là một con người „năng nổ, hoạt bát và sáng tạo". Trong bài sai, ĐTC Biển-đức 16 hết lời ca ngợi vị giám mục trẻ „có nhiều khả năng trổi vượt… nhiều kinh nghiệm mục vụ… thích hợp để lănh đạo giáo phận mới…". Limburg chỉ là chiếc cầu để lên Köln. Hồng i Meisner đă tới tuổi hưu, và người sẽ được ông tiến cử thay thế không ai ngoài Tebartz-van Elst.

Khi đă an vị trong tư thế giám mục chính toà, giám mục van Elst liền lập ngay một Uỷ ban Quản trị Tài sản của giáo phận (UBQT) và trao cho ba người thân tín của ḿnh nắm giữ. Hội đồng Lănh đạo Giáo phận (HĐLĐ - Domkapitel = định chế có lẽ tương đương với Hội đồng Linh mục ở VN?) và Văn pḥng Quản trị Tài chánh Giáo phận (VP) từ nay bị lột mất chức năng kiểm soát tài chánh của địa phận. Sự việc diễn ra trong im lặng chấp nhận của mọi người. Lập UBQT là hợp với hiệp ước giữa Vatican với tiểu bang địa phương, nhưng hành động này cho thấy có ẩn chứa một khuất tất nào đó, nhất là Giám mục lại giữ kín tên tuổi của ba vị trong UBQT. Và đó là một trong những đầu mối gây nghi ngờ và bất b́nh ngấm ngầm nơi hàng linh mục.

Từ đây, cùng với ba người trong UBQT, giám mục van Elst tự quyết định mọi chuyện trong công tŕnh sửa sang và xây mới lại Toà giám mục. Kế hoạch sửa và xây mới này đă có từ trước, nhưng chỉ được khởi công vào năm 2009 với vị tân Giám mục. Toà giám mục là một khuôn viên gồm nhiều hạng mục (nhà văn pḥng, nhà ở cho người giúp việc, nhà nguyện, nhà ở của giám mục, công viên, nhà hội và tiếp tân, nhà bảo tàng …), đa số chỉ cần sửa lại, chỉ vài ba hạng mục là được xây mới. Dự kiến tổng chi phí ban đầu vào khoảng gần 3 triệu âu kim cho toàn bộ công tŕnh. Sau hai năm tiến hành, tháng 6.2013, giám mục van Elst cho biết chỉ tốn 9,85 triệu (trong lúc đó số thực chi là 27 triệu)! Và giờ đây, công tŕnh chưa xong, nhưng phí tổn đă vượt qua 31 triệu!

Tại sao lại có sự nhảy vọt phí tổn kinh hoàng như thế? Cứ nh́n vào một vài hạng mục công tŕnh lớn ở Đức trong mấy năm gần đây, th́ chuyện xẩy ra ở Limburg không phải là duy nhất. Chẳng hạn việc xây mới phi trường ở Berlin: khởi công từ 2006 với kinh phí dự trù 1,7 tỉ âu kim, tới nay, sau nhiều lần hoăn ngày khánh thành (lần dự trù đầu là vào tháng 6.2012), vẫn chưa xong và tổng chi chắc chắn sẽ vượt trên 5 tỉ. Viện hoà nhạc trên sông Elb ở Hamburg bắt đầu từ 2007 với kinh phí 114 triệu, dự trù 2010 xong, nay quyết định sẽ khánh thành vào 2016 và phí tốn dự trù lên 790 triệu. Tại sao? Một phần v́ các nhà thiết kế và nhà thầu ban đầu đưa ra những đồ án đơn giản với phí tổn thấp để có được hợp đồng. Nhưng đây chỉ là một phần nhỏ. Càng xây, càng nẩy thêm những nhu cầu mới từ cả hai phía chủ thầu và chủ nhà. Đến một lúc nào đó th́ đập đi cũng dở mà xây tiếp cũng dở, thôi đành theo lao.

Nhưng đó là tiền „chùa" (thuế của dân), các ông bà lănh đạo thành phố hay tiểu bang chủ quản chẳng phải lo lắng ǵ lắm. C̣n Limburg? Gấp hơn 10 lần kinh phí dự trù ban đầu! Trước áp lực dư luận, Giám mục van Elst cho hay, kinh phí này không lấy từ tiền thuế tôn giáo, mà từ tiền riêng của giáo phận. Trong khi đó, Caritas Limburg th́ lại than quá ít tiền để sinh hoạt. GM giáo phận cho hay, ông muốn có những công tŕnh lâu bền cho nhiều thế hệ tiếp nối. Kiến trúc và xây dựng, theo lời Giám mục, vốn là hai bộ môn ông mê từ nhỏ. Mà đúng, nét nổi bật của toà giám mục là sự đơn giản, một lối kiến trúc đơn giản chết tiền. Rơ ràng cần bền bỉ, nhưng sự bền bỉ đó đâu nhất thiết nằm nơi những viên đá quư từ Ấn-độ, nơi cái giá để cắm bốn cây nến mùa vọng với giá 100 ngàn, nơi một bồn tắm 15 ngàn âu kim, nơi chiếc Limousine BMW đời mới với ba bảng số thay đổi! Sở thích cái đắt cái đẹp của GM van Elst không chỉ mới nẩy sinh sau khi về Limburg. Khi nhận mũ giám mục phụ tá, giáo phận Münster đă phải chi ra nửa triệu âu kim để sửa lại căn nhà riêng cho tân giám mục ở theo đúng sở thích của ông rồi.

Nhưng, chuyện chi phí quá tải trên đây có lẽ cũng chẳng đến nỗi nào, v́ c̣n phải chờ kết quả của Uỷ ban thanh tra do Hội đồng Giám mục Đức thành lập để xác định xem nó do đâu. Và các công tŕnh kia trước sau vẫn là tài sản giáo phận, dù rồi ra giám mục van Elst và các giám mục nối tiếp có ở trong đó hay không.

Nhiều người đề nghị nên bán cái khuôn viên mang tiếng ấy đi. Trước đây, thời cố giám mục Kamphaus, toà giám mục đă được nhường chỗ cho các gia đ́nh người tị nạn ở, và Giám mục th́ sang tá túc bên chủng viện. 25 năm dài, giám mục Kamphaus đă ấn dấu lên giáo phận về lối sống đơn giản. Người ta hay nhắc tới thái độ „chống Rô-ma" và chiếc xe dân dă VW Golf của ông (nhưng chắc chắn vẫn tốt hơn chiếc xe cà rịch cà tàng của giáo tông Phan-sinh hiện nay). Mà không chỉ về lối sống đơn giản, ông c̣n ấn dấu trên hàng giáo sĩ về sự sẵn sàng đối thoại, về quan tâm tới những góp í của của họ, tắt lại, ông đă tạo nên bầu khí dân chủ trong giáo phận. Và đây chính là đầu mối của câu chuyện thứ ba.

Câu chuyện thứ ba bung ra từ tháng ba 2013, khi một số linh mục lên tiếng phản đối lối hành xử độc tài của Giám mục ḿnh. Người mạnh miệng nhất trong họ là linh mục Johannes zu Eltz, trưởng hạt Frankfurt với 150 ngàn tín hữu. Bốn tháng sau đó, hơn 4000 giáo dân kí tên vào một thư ngỏ công khai phản đối lối lănh đạo độc tài của Giám mục. T́nh h́nh diễn biến xấu khiến Hội đồng Giám mục Đức phải nhập cuộc và sau đó Vatican đă phải cử một vị đặc phái của ĐTC sang t́m hiểu vấn đề và cố gắng dàn xếp. Và báo chí, truyền thanh truyền h́nh có được cơ hội nhảy vào. Phía dân th́ bảo, đă mất hết tin tưởng vào Giám mục. Phía giáo quyền, đặc biệt Vatican, th́ lại thấy vấn đề không đơn giản. Là v́ ẩn hiện đàng sau sự việc là lời ŕ rầm rằng, người ta muốn t́m cách bứng van Elst đi, v́ giám mục này ngă theo Vatican và ông đang t́m cách đưa một giáo phận đă bị tin lành hoá nhiều nhất (do ảnh hưởng của giám mục Kamphaus?!) ở Đức trở về lại với công giáo! Hạt trưởng zu Eltz cực lực phản đối lời cáo buộc này, và coi nó thuộc loại „thô bỉ".

Qua một phỏng vấn dài trên tuần báo Die Zeit, linh mục zu Eltz cho hay, ông nhận ra khá sớm có cái ǵ cứng nhắc, lặp đi lặp lại trong cách giao tiếp của Giám mục đối với tín hữu, quảng một năm sau ngày vị này về nhận chức tại Limburg. Zu Eltz cũng phàn nàn về cách thức tuyển chọn giám mục hiện nay ở Đức. Cụ thể trường hợp giáo phận Limburg, theo ông: Khi giáo phận trống ngôi, có nhiều người, nhiều uỷ ban và cả HĐLĐ (Domkapitel) đều được quyền đề cử ứng viên. Trong số không biết bao nhiêu ứng viên gởi về Vatican, cuối cùng ĐTC chọn ra ba vị và gởi lại cho HĐLĐ của giáo phận chọn. Phải chọn lấy một trong số đó, cho dù các thành viên HĐLĐ chẳng biết ǵ về nhân vật ḿnh chọn và họ cũng chẳng có quyền t́m hiểu ǵ thêm về vị đó. Và Hội đồng ở Limburg lúc đó đă chọn giám mục van Elst, dù vị này hoàn toàn xa lạ đối với họ. Mà cũng v́ chính họ chọn, nên theo zu Eltz, tất cả thành viên Hội đồng đă phải cố gắng vâng lời và im tiếng cho qua, dù thấy Giám mục làm nhiều chuyện khuất tất. Một trong những cái khuất tất là Giám mục chẳng nghe í kiến ai cả, ông biết trước ḿnh sẽ đi tới đâu rồi, nên mọi phê b́nh ông để ngoài tai.

Câu chuyện thứ ba này mới gia trọng. Trước đây, giám mục Mixa của giáo phận Augsburg phải mất chức cũng chỉ v́ lối hành xử cha chú này, khiến hàng ngũ linh mục phản đối. Thời đó truyền thông la ầm lên, là giám mục Mixa phạm tội nói dối, khi ông phủ nhận việc trước đây có bạt tai mấy đứa bé khó dạy trong viện mồ côi của giáo phận. Và ông đă phải về vườn v́ cái „tội nói dối" đó, nhưng đó chẳng qua là giọt nước làm tràn li mà thôi. Nay, giám mục van Elst cũng lại sa vào vũng bùn này, chỉ v́ thề công chứng một việc tầm phào.

Không hiểu tại sao những bậc cao trọng như thế lại thường gặp khó khăn khi phải thú nhận những sự thật nhỏ nhoi như thế? Phải chăng v́ họ tự coi ḿnh quá quan trọng, một căn bệnh mà giáo tông Phan-sinh ở Rôma hiện nay thường hay nói tới? Một khi đă là nhân vật quá quan trọng rồi th́ làm sao có thể lầm lỗi, cho dù những lỗi thật nhỏ nhặt được! Phải chăng đây là căn bệnh tự ngưỡng mộ ḿnh (Narzismus) nơi giáo sĩ, mà ĐTC Phan-sinh đang ra sức hô hào phải bài trừ? Giám mục van Elst, lúc này đây, đang được Giáo tông yêu cầu tạm nghỉ để tĩnh tâm trong một tu viện Biển-đức tại miền nam Đức và tạm trao quyền cai quản giáo phận lại cho linh mục tổng đại diện. Vatican nói là để chờ kết quả của Uỷ ban kiểm tra tài chánh của Hội đồng Giám mục (có lẽ ra năm mới kiểm tra xong), nhưng nhiều người nghĩ rằng, cơ hội để Giám mục trở lại giáo phận quả rất mong manh.

Người ḿnh nói: có tài hay có tật. Khanh tướng xưa nay cũng như giai nhân. Hiếm để nhân gian thấy bạc đầu. Tiếc cho giám mục van Elst sinh không đúng thời và đúng nơi. Không đúng thời, v́ lúc này đây Giáo hội đang có một vị Giáo tông kịch liệt phản đối xa hoa, cổ xuư sống nghèo. Không đúng nơi, v́ giả như ông sinh ra một xứ chậm tiến nào khác th́ đâu nên nỗi.

T́nh h́nh tài chánh các giáo phận tại Đức

Nhân vụ giám mục van Elst, dư luận và truyền thông nước Đức đă đặt vấn đề về sự giàu nghèo của Giáo hội tại đây. Do áp lực nặng nề này, các giáo phận Đức đă lần lượt cho công khai hoá tài sản của ḿnh, điều mà từ trước tới nay vẫn được giữ kín. Nhưng những số liệu họ đưa ra, tôi nghĩ, cũng chẳng phản ánh được thực chất tài sản của mỗi giáo phận, v́ đa phần đó là giá trị hoá giá của các cơ sở vật chất như nhà cửa, trường học, bệnh viện, nhà trẻ, viện dưỡng lăo…

V́ thế, ở đây tôi ghi ra ngân sách năm 2013 của toàn bộ 27 giáo phận, qua đó cho thấy thực lực của từng giáo phận. Con số (% trong ngoặc) cho biết trong ngân sách đó gồm bao nhiêu phần thuế của tín hữu trong giáo phận đóng góp (chỉ những tín hữu nào có thu nhập từ công ăn việc làm mới đóng thuế). Năm 2012 Giáo hội công giáo Đức nhận được 5,19 tỉ thuế tôn giáo. Lấy tổng ngân sách trừ đi phần thuế, ta biết số tiền giáo phận tự tạo ra được hàng năm (do tiền lời của các khoản đầu tư, tiền quyên góp của giáo dân, tiền hoàn trả nhận được từ chính phủ và từ các quỹ i tế, bảo hiểm…). Làm một con tính đơn giản: Tổng ngân sách 2013: 7 tỉ âu kim. Lấy số này trừ đi 5,19 tỉ thuế tôn giáo, c̣n lại khoảng 1,8 tỉ (số tiền tự làm ra của các giáo phận). Trong số 7 tỉ chi phí cho sinh hoạt và trả lương cho hơn nửa triệu nhân viên mọi ngành nghề do Giáo hội tuyển nhận, c̣n có gần 600 triệu âu kim được dùng để giúp cho các giáo hội nghèo trên khắp hoàn vũ (xem lại bài trong số báo 140).

Các giáo phận (tí hon) Dresden-Meißen, Erfurt, Magdeburg, Görlitz và một phần lớn Berlin đều nằm trên phần đất Đông Đức cũ, nơi đây chế độ cộng sản đă thành công tẩy được gần hết tín hữu các tôn giáo, mà phần đông là tin lành.◙