Từ Một Tấm Ḷng

Phạm Minh-Tâm

Vào ngày 04-9-2016 vừa qua, Hội-thánh Công-giáo hoàn-vũ đă ghi thêm tên Mẹ Tê-rê-xa Calcutta vào sổ các thánh. Đây là một vị thánh gần-gũi với chúng ta nhất bằng cả chiều dài cuộc sống một đời người làm chứng-nhân cụ-thể ngay trước mắt chúng ta; để cả thế-giới không c̣n có bất cứ sự ǵ phải hoài-nghi.

Thánh-đức và thánh-chức

Thói quen của đa-số người Công-giáo khi nói về các vị thánh th́ thường chỉ gom gọn trong một khuôn mẫu "sống đạo-đức và thánh-thiện" là đủ. Song đạo-đức ra sao và thánh-thiện lẽ nào th́ vẫn chỉ mơ-mơ hồ-hồ hơn là vẽ ra được từng nét rơ-ràng, chính-xác trong các giới-hạn của đời sống con người. H́nh ảnh một giáo-sĩ, một nữ-tu hay một con người nào khác khi tận-tuỵ trong các công việc mà người đời hay gọi chung chung là từ-thiện, là bác-ái th́ cũng không phải là hiếm-hoi ǵ, song nên thánh th́ lại chỉ có Mẹ Tê-rê-xa Calcutta. Nên thánh v́ đă cụ-thể hoá về giá-trị và ư nghĩa của những chữ "từ-thiện" và "bác-ái". Những chữ này nơi Mẹ Tê-rê-xa đă ra ngoài khuôn mẫu chung của t́nh-cảm tội nghiệp hay chút từ-tâm để xót thương những người bất-hạnh mà v́ chúng đă được thăng-hoa trong cơi tâm-linh sâu thẳm của con người. Là tinh-thần nhân-bản mà Thiên Chúa đă muốn anh em Người có từ khi con người được nâng lên bằng tương-quan huynh-đệ thân-t́nh.

Khi Mẹ Tê-rê-xa chọn hướng đời của một nữ thừa-sai đến với đám dân cùng-đinh bị xă-hội bỏ ra bên lề, bị khinh rẻ như những kẻ hèn-hạ, th́ không đơn-giản là đi làm từ-thiện, là làm phúc nghĩa là làm lấy phúc cho ḿnh. Mẹ đă không ngần ngại cúi ḿnh xuống những thân-phận khốn-khổ cả một kiếp để nâng họ lên đúng thân-phận một thụ-tạo có chung nguồn phúc lộc của Trời Cao nhưng lại bị chính "t́nh người" ngược đăi. Mẹ Tê-rê-xa đă thay Đức Ki-tô đền bù cho họ những tháng ngày c̣n lại được sống đúng nhân-phẩm; được thương yêu và được chăm sóc theo nhu-cầu căn-bản của con người trong nghèo hèn, đói khổ và bệnh tật.

Thánh-đức của Mẹ đă thể-hiện khi Mẹ quyết-định giă-từ Tu-hội Loreto quư-phái để từ ngày 17-8-1948, bắt đầu thay vào bằng bộ "sari" trắng viền xanh lên đường đi t́m các anh em nghèo của ḿnh như Chúa đi t́m con chiên bị bỏ rơi. Rồi hơn hai năm sau, phương-châm của Mẹ đă thành thánh-chức cho một số tâm-hồn đồng-điệu. Những trái tim đong đầy yêu thương và những bàn tay tận t́nh phục-vụ (Hearts to love, hands to serve) càng ngày càng đông số sau ngày 7-10-1950 Mẹ Tê-rê-xa chính-thức lập ḍng mang tên các Nữ-tu Thừa-sai Bác-ái tại Tổng-giáo-phận Calcutta. 

Cũng mới đây, một e-mail của người mang tên Hải Đăng trên trang mạng Công Giáo Việt-Nam đă từ kinh-nghiệm bản-thân để trao đổi với bạn bè về hiện-trạng thê-thảm của bệnh-nhân ngoại-trú của các bệnh-viện ngay tại Sài-g̣n. Xin phép anh Hải Đăng được trích ra đây những điều anh cho biết để được rộng đường dư-luận.… Như vậy em mới hiểu ra rằng, ngoài người bệnh nội trú, lại c̣n một "giai cấp" bệnh nhân rất mới tại Việt-Nam nữa, đó là bệnh nhân ngoại trú, nhưng họ vẫn nằm vật vã trong các hành lang, cầu thang, lối đi bên ngoài của các bệnh-viện. V́ họ ở dưới quê, hoặc từ các tỉnh thành nhỏ không có phương tiện chữa trị, nhất là bệnh ung thư, họ phải điều trị mỗi ngày nhưng lại không đủ chỗ nằm trong bệnh viện, và sau đó không thể t́m chỗ trọ bèn ngủ đại "bất hợp lệ" trong bất cứ chỗ nào của bệnh-viện. Họ phải hoá trị hoặc xạ trị, hoặc cả hai, có người ít là một tháng, có khi ba bốn tháng... Không biết có giáo xứ nào, ḍng tu nào dám cho họ ngụ nhờ qua đêm không? Không biết có hội đoàn nào, kể cả hội đoàn Ḷng Chúa Thương Xót nấu cơm đem cho họ ăn không, v́ hiện nay em thấy rơ chỉ có NHÀ CHÙA hoặc Phật tử là đem phát cơm chay trong một vài bệnh viện. Người nhà bệnh nhân nhắc nhở nhau rằng sau khi xin cơm từ thiện (cơm chay) th́ phải mua thêm thịt cá cho người bệnh ăn để mà có đủ sức chống chọi với bệnh và việc hoá trị hay xạ trị. Có nhà thờ nào dám nấu cơm thịt cho người ta ăn không, Saigon ít nhất đă có 2 ngôi "đại thánh đường" mới xây, trị giá khoảng 30 tỷ, Văn pḥng Hội Đồng Giám Mục Việt-Nam xây 70 tỷ, Đại Chủng Viện Saigon trên 100 tỷ,...,  Núi Cúi có đổ vào đấy ngàn tỷ th́ cũng chưa ăn thua ǵ đâu..., nhưng các Ngài cũng chẳng sợ hết tiền đâu, có chăng là v́ thích th́ làm, không thích th́ vờ đi mà thôi, cứ yên tâm. Ai dám bảo Giáo Hội Việt-Nam nghèo?...

Tư-bản đỏ và đại-gia tím

Trong số các h́nh ảnh về ngày Lễ Phong-thánh của Mẹ Tê-rê-xa Calcutta tại Quảng-trường Thánh Phêrô được đăng lên các trang mạng Công-giáo Việt-Nam, người ta cũng gặp bức h́nh chụp sáu giám-mục Việt-Nam chịu khó lặn-lội đi tham-dự. Người viết dùng chữ "lặn lội" cho phù-hợp với hiện-trạng xă-hội Việt-Nam hiện nay. Với các điều-kiện sống hạn-hẹp của tuyệt-đại đa-số dân t́nh; với t́nh cảnh của các thành-phần dân Chúa c̣n lại sau một thập-niên sóng gió tại cả ba miền Bắc, Trung, Nam, từ 2006 đến 2016, mà nặng nhất là Giáo-phận Vinh; với giáo-xứ Đông-yên bị xoá sổ từ một thời là nạn nhân do những quyết-định sai lầm của một số người trong trách-nhiệm liên-hệ; với ḍng Ca-mê-lô Hà-nội, ḍng Mến-Thánh-giá Thủ-thiêm. Với chùa Liên Tŕ vừa bị phá tan thành b́nh-địa và nhất là với các vùng đang trực-tiếp gánh chịu thảm-họa môi-trường, sau vụ Formosa… Người dân quanh vùng Vũng Áng, giáo-dân Đông-yên và rất nhiều người dân đang thiếu cả những nhu-cầu căn-bản tối-thiểu như chén cơm, manh áo, viên thuốc sẽ rất cần sự chia cơm sẻ áo, cần có những lá lành đùm lá rách. Thành vậy, cứ theo sự thường trong bối-cảnh chung quá nhiều khó-khăn như vậy th́ những người trong tinh-thần liên-đới cũng bị chật-vật lây, cũng bị hoàn-cảnh chung chi-phối…. sẽ không b́nh chân như vại, lại càng không có điều-kiện để thong-dong ngoạn cảnh như những kẻ nhàn-du vô thưởng vô phạt.

Mới đây, thiên-hạ trên mạng đang chuyển cho nhau bài viết "Một xác người đi qua dưới ánh mặt trời" của tác-giả Phạm Trung Tuyến kèm theo tấm h́nh chụp một người đàn ông bó xác vợ ḿnh trong chiếc chiếu và chở bằng xe gắn máy trên một lộ tŕnh dài; rồi nhân v́ sự ấy người ta lại bàn ra tán vào về việc mừng thọ 90 của gia-đ́nh một quan chức trong đạo. Thành-tâm mà nói, cho dù vô-tư cách nào th́ khi nh́n một số h́nh ảnh lộng-lẫy, xa-hoa của buổi tiệc thọ này giữa bối-cảnh xă-hội hiện nay th́ người có ḷng cũng không khỏi thấy xót con mắt. Cho nên lại cũng đă có người trách, kẻ bênh.

Theo ư-kiến của một người kư tên Bùi Thành Châu khi khẳng-khái bênh vực th́ cho rằng …thử hỏi, gia đ́nh giàu có như gia đ́nh Bà Cố từ trước năm 1975 đến tận bây giờ không đủ khả năng để làm một bữa tiệc mừng như vậy sao? Cũng may là gia đ́nh tổ chức trong góc độ thân mật gia đ́nh chứ nếu c̣n làm lớn hơn nữa cũng có khả năng làmBản thân tôi không chỉ quen mà c̣n thân với anh chị Đức Thành (chị Thành là con cả của Bà Cố và là chị ruột Đức Cha Khảm). Gia đ́nh anh chị Đức Thành là doanh nhân Công Giáo. Bản thân Anh là phó Hội Doanh Nhân Công Giáo Sài G̣n. Anh chia sẻ và làm rất nhiều việc từ thiện bác ái cách âm thầm không hề lớn tiếng. Gia đ́nh Đức Thành sở hữu một ngôi biệt thự ở con đường lớn của Sài G̣n với bề ngang biệt thự ngoài 40 mét. Con cháu Bà Cố phần đông không chỉ thành người mà c̣n thành danh và thành tài. Nhiều tiến sĩ kỹ sư bác sĩ ở ngoại quốc và trong đó đặc biệt có Đức Cha Phêrô kính yêu. Với bề thế gia đ́nh như vậy, thử hỏi có đáng để báo hiếu Mẹ ḿnh một bữa cơm thân mật gia đ́nh như vậy hay không… Nếu với tự-thân mà suy nghĩ như thế th́ dĩ nhiên điều này không ai phủ-nhận hay hoài-nghi sự ǵ sốt, mà sẽ cùng cha trả lời ngay "đáng lắm chứ", thưa cha. Song trong số người trách, ư-kiến của anh Nguyễn Đăng Trúc ở Pháp lại nghĩ xa hơn rằng… Điều đáng lo ngại là khi phô trương chính ḿnh và người nhà ḿnh, những người có trách nhiệm là mục-tử cho đoàn chiên ở Việt-Nam dường như ở bên lề những cải-cách cuộc sống Ki-tô giáo mà Giáo-hoàng đang cổ vơ. Nếu là một quan chức trần thế ở một nước văn minh th́ việc làm đó cũng khó coi quá rồi, huống ǵ ḿnh là Ki-tô hữu phải làm chứng tá cho tinh-thần nghèo khó Ki-tô giáo….

Cùng là Ki-tô hữu cả, song người th́ đứng trụ trên tương-quan t́nh-cảm gia-đ́nh để bênh, c̣n một người lại chiết-trung theo lương-tri làm chứng tá nên người viết trích ra là để chúng ta cùng suy nghĩ chứ không dám để so-b́ giữa hai thế đứng "khập khiễng" này. Không hiểu anh Nguyễn Đăng Trúc có thể "logique" với biện-luận của một linh-mục khi cho rằng… Về lư mà nói, gia đ́nh bà Cố hoàn toàn có quyền tổ chức cho bà Cố theo ư họ chứ. Đức cha chỉ là một trong các người con... Không có cơ sở cho thấy Đức cha sai chỗ nào trong việc này... Cũng như vào năm 1970, báo chí Sài-g̣n có đăng tin một đám cưới con nhà tỷ-phú nào đó hay hoàng-tộc ở Nhật, cô dâu chú rể đă quyết-định không mời quan-khách áo đỏ áo hồng... đến trung-tâm yến tiệc năm sao nào cả mà quyết-định tổ-chức hôn-lễ trong một cô-nhi-viện để đăi các em nơi này th́ cũng là toàn quyền theo ư của họ phát-xuất từ một tấm ḷng mà thôi.

Lại cũng theo cái lư của thói đời mà nói th́ có tiền mà không xài để khi chết làm sao mang theo, như Đức Thánh Cha Phan-xi-cô đă chẳng bảo "khăn liệm không có túi" là ǵ.

Xin Mẹ Tê-rê-xa Calcutta cầu-bầu cho chúng con.

Bất tri vong quốc hận

Người xưa thường quan-niệm "xướng ca vô loài" nên nhà thơ Đỗ Mục thời văn Đường của Trung-hoa có câu thơ để đời Thương nữ bất tri vong quốc hận…

 Tuy nhiên, trước 1975, nhạc-sĩ Trần Thiện Thanh đă viết câu… Nếu anh có về khi tan chinh chiến, xin em cúi mặt dấu lệ mừng nghe em …cho các ca-sĩ Miền Nam hát trong suốt thời chinh-chiến làm nhiều người cũng ngậm-ngùi theo. Người nhạc-sĩ này chắc không học cao tới tiến-sĩ, kỹ-sư hay bác-sĩ, cũng không phải Ki-tô hữu nên chắc chắn không bao giờ được nghe giảng về Ḷng Chúa thương xót cả, song điều ǵ đă gợi lên trong tâm-tư ông cả cái t́nh và cái lư sâu-sắc đến thế nếu không phải là tấm ḷng đầy t́nh mến yêu với anh em, với đồng-bào cùng chung cảnh ngộ. Đây mới là ḷng mến chân thành, không kiêu-căng, không khoe-khoang, không hợm đời và càng không phô-trương…Trong lúc người khác ra đi bỏ thân ngoài trận địa th́ người nhà ḿnh có sống sót trở về cũng nên cúi mặt dấu lệ mừng. Phải chăng người nhạc-sĩ đă thấm-thía rằng trong hoàn-cảnh ấy mà tưng-bừng nhảy nhót ăn mừng là lố-bịch không ngửi được. Th́ ra tấm ḷng thường không nhất thiết phải chọn tiến sĩ, kỹ sư, bác sĩ hay vị trí địa-dư cư-trú ở trong nước hay ở ngoại quốc mới có, mà tuỳ nơi cái bản-tâm chân thiện Chúa ban cho, như những hạt giống trên đất, trên đá, trong bụi gai hay ngoài đồng-nội.

Ngày xưa, nền đạo-học dân-tộc c̣n vững-vàng th́ lương-tri con người đều được hun đúc từ quan-niệm về những điều nhân, nghĩa, lễ, liêm và sỉ. Phàm những người đă được gọi là có ăn có học, có chút chữ nghĩa thánh-hiền th́ thường cũng hướng ḷng ḿnh về những giá-trị đạo-đức ấy. Kịp đến khi giáo-lư của Đức Ki-tô đến đất nước ḿnh th́ lại c̣n thêm đức ái bao-la để bồi đắp không chỉ nhân-cách mà c̣n nhân-đức, tu-đức và thánh-đức nữa. Thành vậy mà lư lẽ ǵ cũng không qua khỏi nguyên-tắc đạo-lư này.

Để kết lại, xin mượn lời của cụ Nguyễn Khuyến, một nhà nho đă từng sống trong thời-đại nhiễu-nhương như chúng ta ngày nay, đă v́ tấm ḷng của một kẻ sĩ thời đại, viết mấy câu gia-huấn gọi là để dạy con cháu như sau:

Tuổi thêm thêm được tóc râu phờ 
Nay đă năm mươi có lẻ ba! 
Sách vở ích ǵ cho buổi ấy? 
Áo xiêm nghĩ lại thẹn thân già. 

Xuân về ngày loạn c̣n lơ láo, 
Người gặp khi cùng cũng ngất ngơ. 
Lẩn thẩn lấy chi đền tấc bóng? 
Sao con đàn hát vẩn say sưa.

(Ngày Xuân răn con cháu)◙