Thánh Nữ Têrêsa Thành Calcutta

Lê Thiên

Một trong 30 Gương Sám Hối chúng tôi đă chọn cho tập sách đánh dấu Năm Thánh Ḷng Thương Xót 2016 là tấm gương Mẹ Têrêsa Thành Calcutta (1910-1997), vị Thánh có một thời đă từng "lần ṃ trong tăm tối, không thấy ánh sáng đức tin"như chính Mẹ thừa nhận.

Chúng tôi nêu lên câu hỏi, có hay không Mẹ Têrêsa đă trải qua một lúc nào đó khủng hoảng đức tin không?

Để trả lời câu hỏi này, chúng tôi thu thập nhiều nguồn tài liệu khác nhau và đă tŕnh bày trong tập sách 30 Gương Sám Hối như sau đây:

Khủng hoảng đức tin?

Rơ ràng đức tin của Mẹ Têrêsa đă được định h́nh ngay trong hành động bác ái của Mẹ. Và Mẹ đă đáp lại lời nhắn nhủ của Thánh Giacôbê Tông đồ: "Đức tin không có hành động là đức tin chết" (Gc. 2, 17 và 26). Hoặc: "Nhờ hành động mà con người được nên công chính, chứ không phải chỉ nhờ đức tin mà thôi" (Gc. 2, 24).

Thế nhưng vào tháng 9/2007, trên tuần báo Time, tác giả David Van Biema viết một bài về Mẹ Têrêxa dưới nhan đề "Her Agony – Nỗi Khắc khoải của Mẹ" khiến có người dựa vào bài này mà cho rằng Mẹ Têrêsa đă trải qua hơn 50 khủng hoảng đức tin.

Bài báo trên tờ Time trích dẫn thư Mẹ Têrêsa gửi Cha linh hướng ḿnh là linh mục Michael Van Der Peet hồi tháng 9 năm 1979 trong đó có đoạn: "Đức Giêsu dành một t́nh yêu rất đặc biệt cho cha. [Nhưng] phần con, sự im lặng và trống vắng lại thật lớn lao tới nỗi con nh́n mà không thấy - lắng tai mà không nghe được.- lưỡi con mấp máy [nguyện cầu] nhưng không thốt nên lời… Con muốn cha cầu nguyện cho con – hầu con để mặc cho Người muốn làm ǵ th́ làm."

Rồi tác giả bài báo kể tiếp: "Trong hơn 40 lần trao đổi thư từ, nhiều thư chưa bao giờ được công bố trước đây, Mẹ than van về ‘sự cằn cỗi’, ‘tối tăm’, ‘cô đơn’ ‘ngược đăi’ đă phải gánh chịu. Mẹ so sánh cảm nghiệm đó với hỏa ngục, đến nỗi có lúc Mẹ nói rằng nó đă đẩy Mẹ tới chỗ nghi ngờ về sự hiện hữu của thiên đường và ngay cả sự hiện hữu của Chúa. Mẹ nhận thức rơ rệt sự khác biệt giữa t́nh trạng nội tâm và thái độ của Mẹ ngoài công chúng. Mẹ viết: ‘Nụ cười là một chiếc mặt nạ hoặc tấm áo che đậy mọi sự.’ Tương tự như thế, Mẹ nghi ngờ không biết ḿnh có phạm phải tội dối trá bằng lời nói hay không. Mẹ thố lộ với một vị cố vấn: ‘Con nói như thể chính ḷng con yêu mến Chúa – một t́nh yêu êm dịu, riêng tư – Nếu cha có [ở đó], chắc cha đă nói: Thật là chuyện giả h́nh."

Căn cứ vào những trích dẫn trên từ quyển sách mới viết về Mẹ Têrêsa "Come Be My Light - Hăy Đến Làm Ánh Sáng Của Ta của linh mục Brian Kolodiejchuk (vị linh mục phụ trách vai tṛ thỉnh viên xét tuyên thánh cho Mẹ), cùng một số thư từ của Mẹ Têrêsa do quyển sách trên tiết lộ, không ít người bị lung lạc, hoài nghi về Mẹ Têrêsa, hoài nghi về đức tin của Mẹ, cho rằng Mẹ Têrêsa đă trải qua 50 năm không có cảm nghiệm về đức tin!

Xét cho cùng, trong lịch sử Giáo Hội, không hiếm những vị Thánh đă từng trải qua những thời kỳ "lần ṃ trong tăm tối, không thấy ánh sáng đức tin," hay nói rơ hơn, nhiều vị đă thiếu ḷng tin trước khi ăn năn hối cải, như Thánh Phêrô, Thánh Tôma cùng nhiều đấng thánh khác… Giả sử Mẹ Têrêsa có thời rơi vào t́nh trạng chao đảo đức tin, nhưng đă nhận ra sự yếu đuối của ḿnh, đă thao thức trăn trở rồi chỗi dậy, th́ Mẹ chẳng đáng được tôn vinh là mẫu gương sáng chói để chúng ta noi theo và cầu khẩn sao?

Làm Ánh sáng

Trong cuộc phỏng vấn dành cho nhật báo "La Razon" xuất bản tại Tây Ban Nha (Spain), Lm. Brian Kolodiejchuk, tác giả cuốn "Come Be My Light - Con Hăy Đến Làm Ánh Sáng Của Ta" nói rằng người nữ tu thánh đức này "đă sống một thử thách về đức tin, chứ không phải một khủng hoảng về đức tin" và Mẹ đă vượt thắng thử thách đó để cho chúng ta thấy rằng t́nh yêu và đức tin "ở trong ư chí, không phải ở trong cảm giác" như chính Mẹ Têrêsa đă viết cho Cha Neuner, vị linh hướng của ḿnh: "Con chấp nhận Thánh Ư Chúa, không phải bằng cảm giác của con - mà bằng ư chí – Con chấp nhận thánh ư Người." Mặc dầu đôi lúc Mẹ c̣n lo ngại rằng ḿnh có thể "biến một tên Giuđa thành Chúa Giêsu trong bóng tối đau đớn này"…

Cha Brian Kolodiejchuk nói tiếp: "Thử thách của Mẹ ‘rất ‘hiện đại’. Các vị thánh trong những thế kỷ trước yêu mến đêm đen như là phương cách ḍ hỏi về sự cứu chuộc của chính ḿnh, như là một thử thách đức tin. C̣n Mẹ đă sống sự nghèo nàn nội tâm, sự ‘trống rỗng tinh thần’. Đức Giêsu cũng đă sống sự thiếu thốn như thế và Mẹ là dụng cụ thanh khiết trong tay Người, để cho, khi sống trong tăm tối như vậy, Mẹ có thể làm ánh sáng soi cho những người khác."

Cha Kolodiejchuk giải thích: "Mẹ không thấy được các cảm giác, và như vậy Mẹ dậy chúng ta đừng đặt đức tin, đặt t́nh yêu Chúa và người khác trên những ǵ chúng ta cảm xúc. Ngày nay, người ta thường nói: Tôi không yêu thương nữa v́ tôi không cảm thấy ǵ hết. T́nh yêu là ở trong ư chí, không phải trong cảm giác."

Cha Kolodiejchuk nói: "Mẹ đă sống cuộc đời hiến dâng trong tu hội như là một sự kết hiệp v́ yêu… một t́nh yêu đồng hóa một cách đặc biệt với sự đau khổ Đức Giêsu chịu đựng trong vuờn Cây dầu và sự bỏ rơi của Chúa Cha Người cảm thấy trên thập giá… Mẹ nghe thấy Đức Giêsu nói với ḿnh: ‘Con hăy đến, làm ánh sáng của Ta.’ Mẹ mang ‘ánh sáng’ ngay cả tới những chỗ tối tăm về thể lư: nhiều người nghèo, nhà ở không có đến cửa sổ. Mẹ chấp nhận bóng tối nội tâm để mang ánh sáng đến cho những kẻ khác".

Hiểu được như Mẹ Têrêsa, khiêm tốn như Mẹ, chúng ta nh́n nhận ḿnh yếu đuối trong đức tin: tin bằng ư chí không phải dễ. Chúa Giêsu từng dạy: "Yêu mến Thiên Chúa hết ḷng, hết trí khôn, hết sức lực… là điều quư hơn mọi lễ toàn thiêu và hy lễ" (Mc 12, 33). Cũng như nhiều bậc đại thánh trong Giáo Hội, như Thánh Âugustinô, Thánh Gioan Thánh Giá…, thậm chí cả Thánh Phêrô, Mẹ Têrêsa đă phải trải qua những giai đoạn thử thách lớn về mặt đức tin, và Mẹ đă chiến đấu không ngừng với chính ḿnh, với con người xác thịt của ḿnh.

Mẹ Têrêsa từng xác quyết: "Kết quả của thinh lặng là cầu nguyện. Kết quả của cầu nguyện là đức tin. Kết quả của đức tint́nh yêu. Kết quả của t́nh yêu là phục vụ."

CẦU NGUYỆN, TIN-YÊU và PHỤC VỤ: di sản quư hiếm của một vị thánh thời đại - Chân phúc Têrêsa thành Calcutta.

Bài học thực tiễn quư giá nhất chúng ta cần học măi không ngừng.

Nhân lễ tuyên thánh Mẹ Têrêsa Thành Calcutta diễn ra tại Vatican ngày 04/9/2016 do chính Đức Thánh Cha Phanxicô chủ lễ với sự tham dự của hàng trăm ngàn tín hữu từ khắp thế giới, bài tường thuật Cha Brian Kolodiejchuk Cáo Thỉnh Viên Án Tuyên Thánh dưới nhan đề: "Mẹ Têrêsa Calcutta - Một vị Thánh của bóng tối" một lần nữa được gợi nhắc lại.

Bản tin ngày 03/9/2016 của GNsP (Tin Mừng Cho Người Nghèo) ghi nhận:

"Hàng chục ngàn tín hữu dự kiến sẽ tham dự Thánh lễ tuyên Thánh Chân phước Têrêsa Calcutta vào ngày mai, Chúa nhật 4/9. Mẹ Têrêsa Calcutta – Đấng sáng lập Hội Thừa Sai Bác Ái – đă dành trọn cuộc đời ḿnh dấn thân trong việc giúp đỡ những người nghèo nhất trong những người nghèo, những người bệnh tật, những người đang hấp hối cùng với những người không nhận được yêu thương từ đồng loại. Mẹ đă nhận được nhiều giải thưởng v́ những dấn thân không mệt mỏi của ḿnh, trong đó bao gồm giải thưởng Nobel ḥa b́nh năm 1979. Mẹ Têrêsa qua đời vào ngày 5/9/1997 hưởng thọ 87 tuổi. Mẹ đă được Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II tuyên Chân Phước vào năm 2003."

GNsP cũng nêu rơ, chính Cha Brian Kolodiejchuk (vị linh mục phụ trách vai tṛ cáo thỉnh viên phong thánh cho Mẹ) cho biết các lá thư [của Mẹ Têrêsa] tiết lộ "Mẹ từng cảm nhận dường như ḿnh không được yêu thương, không được Chúa Giêsu mong muốn". "Mẹ cảm thấy rằng Mẹ không thể yêu Chúa Giêsu như ḷng ḿnh ước mong: bởi v́ Ngài chưa từng được yêu mến trước đó – đó là một giải pháp táo bạo nếu chúng ta đọc những lá thư này một cách nghiêm túc".

Cha Brian nhớ lại khoảnh khắc khi ngài đọc một số lá thư Mẹ gửi các chị em tại nhà mẹ ở Calcutta, Ấn Độ. "Những bức thư này quả thực vô cùng xúc động, bởi v́ khi đọc những lá thư ấy, ta mới thực sự hiểu Mẹ quả thực là một người mẹ tuyệt vời và ta mới có thể hiểu được Mẹ đă từng phải đau khổ thế nào".

Rơ ràng nhất là những lá thư Mẹ viết trực tiếp cho Chúa Giêsu. Mẹ đă giăi bày cùng Chúa những sự đau đớn của ḿnh trước những sự ngờ vực về sức mạnh đức tin và t́nh yêu mà Chúa Giêsu dành cho Mẹ. Mẹ viết: "Con sẵn sàng gánh lấy những điều này nếu đó là Thánh Ư Chúa muốn hay điều này có thể đem lại lợi ích cho tha nhân". "Sự cao thượng, một tâm hồn vĩ đại đến phi thường: ‘Con muốn làm no thỏa cơn khát của Chúa bằng chính những giọt máu đang tuôn trào trong con’. Đó chính là lư do tại sao khi được đọc hay nghe những ḍng thư của Mẹ, các chị em tại nhà mẹ ai nấy đều nghẹn ngào bật khóc. Vượt qua bóng tối của sự thiếu vắng đức tin để mạnh mẽ đi lên trong ánh sáng đức tin bằng hành động Yêu Thương người cùng khổ, nh́n thấy Chúa Giêsu trong thân phận những kẻ khốn cùng để xả thân cứu giúp họ, đó không phải là một cuộc hành tŕnh tự giải cứu ḿnh và giải cứu tha nhân sao?

Dịp lễ tuyên thánh Mẹ Têrêsa ngày 04/9/2016 như nêu trên, truyền thông thế giới ồ ạt viết về Mẹ, trưng ra nhiều khía cạnh tích cực trong đời sống tu tŕ và bác ái của Mẹ, đời sống thánh thiện và hy sinh trọn vẹn cho kẻ nghèo hèn và người bị ruồng bỏ. Cả báo chí không Công giáo tại Việt Nam cũng đă đưa ra những cái nh́n tích cực về Mẹ Têrêsa, về những bước chân âm thầm của Mẹ đến với kẻ bị xă hội ruồng rẫy. Từ đó, họ viết về lễ tuyên thánh với ḷng đầy thiện cảm và trọng vọng đối với Mẹ Têrêsa cũng như đối với hành động yêu thương v́ Chúa của Mẹ.

Trong rất nhiều những người thiện tâm như vậy khắp thế giới, chúng tôi xin giới thiệu một người Việt Nam, một người vốn tự nhận ḿnh là "người ngoại đạo" viết trên một tờ báo "ngoại đạo", tờ Một Thế Giới, tờ báo vốn thuộc dạng truyền thông luồng đảng.

Một người tự nhận ḿnh là "người ngoại đạo" nói ǵ về Mẹ

Người tự nhận Hoàng Hải Vân, một người tự nhận ḿnh là "người ngoại đạo" ấy kư tên là Hoàng Hải Vân, tác giả bài báo "Mẹ Teresa – cuộc đời như phép lạ" đăng tải trên tờ Một Thế Giới ngày 05/9/2016.

Hoàng Hải Vân tự khai: "Là người ‘ngoại đạo’, tôi không có đủ niềm tin vào những ‘phép lạ’ cụ thể đó mặc dù tôi tôn trọng niềm tin của đồng bào Công Giáo của ḿnh. Nhưng tôi tin chắc điều này: Mẹ Teresa đă góp phần làm cho nhân loại trở nên khoan dung hơn, khơi mở rộng hơn con đường đi đến điều thiện, thu hẹp bớt con đường đi đến điều ác. Cả cuộc đời bà chính là một phép lạ."

Chúng tôi mạn phép ghi lại nguyên văn bài báo của Hoàng Hải Vân để chúng ta cùng chia sẻ cảm nghiệm về Thánh Têrêsa thành Calcutta và rồi cùng hướng cuộc sống ḿnh đi theo con đường bác ái và dấn thân mà Thánh Têrêsa đă từng dong ruỗi suốt đời ḿnh bất chấp gian nan nguy khốn.

Hoàng Hải Vân viết:

"Có quá nhiều sách vở, báo chí, truyền h́nh, phim ảnh về cuộc đời của vị nữ tu đáng kính này. Tên của bà trở thành biểu tượng của ḷng bác ái, vượt lên trên mọi định kiến về triết lư và chính trị. Bà được các tổ chức quốc tế cũng như các Chính phủ dành cho 124 giải thưởng và danh hiệu cao quư, trong đó có Giải Nobel ḥa b́nh, phía "hữu" tôn vinh bà với Huy chương tự do từ Tổng thống Mỹ Reagan, phía "tả" cũng tôn vinh bà với Huy chương vàng từ Ủy ban Ḥa b́nh Liên Xô. Người phụ nữ này không cần các danh hiệu, không cần các giải thưởng, tôn vinh bà chính là niềm vinh dự cho những người và những tổ chức tôn vinh.

Tác giả bài báo ghi nhận tiếp: "Là một tu sĩ, nhưng Mẹ Teresa không hướng về Thiên Chúa trên thiên đường mà hướng về ‘những người nghèo nhất trong số những người nghèo.’ Đó là những người đói khát bệnh tật trong các khu ổ chuột hay vô gia cư nơi đường phố, những người bị bệnh phong hay HIV/AIDS, những nạn nhân của chiến tranh, của thiên tai và dịch bệnh, những người bị xă hội ruồng bỏ hay quên lăng sống lây lất bên lề xă hội…

Rồi Hoàng Hải Vân cho biết: "Bà [Mẹ Têrêsa] không chỉ ôm những đứa trẻ tật nguyền đói khát ở các khu ổ chuột Ấn Độ, đến Chernobyl để giúp các nạn nhân bị nhiễm xạ, đến những nơi tang thương nhất của Châu Phi để giúp đỡ những người bị đói, đến những vùng dịch bệnh hoành hành để chăm sóc những người cùng khổ, mà c̣n tự ḿnh băng qua một trận địa đầy lửa đạn để giải cứu 37 em bé trong một bệnh viện giữa cuộc giao tranh ở Beirut năm 1982…

Tác giả bài báo ghi nhận tiếp: "Người phụ nữ yếu ớt này đă lập ra một ḍng tu – ḍng Thừa sai bác ái, với hàng ngàn tu sĩ và vô số những người t́nh nguyện, đă có mặt gần khắp mọi nơi trên thế giới để chăm sóc những người bất hạnh. Và như bà nói, ‘nếu có người nghèo trên mặt trăng, chúng tôi cũng sẽ đến đó.’"

Nhận định về tính khí cương trực của Mẹ Têrêsa, tác giả Hoàng Hải Vân cho biết: "Là một Ki-tô hữu nhưng bà không ngần ngại ‘phạm thượng’ khi nói thẳng với Đức Giáo hoàng John-Paul II: ‘Thưa Đức Thánh Cha, cha có biết thế nào là tử tế không? Là chia cho người nghèo chỉ một nửa sự giàu sang của Vatican.’

Bài báo trên Một Thế giới c̣n khẳng định: "Cũng có những chỉ trích trên thế giới, rằng việc làm của Teresa là để ‘làm gia tăng số giáo dân Công Giáo’, rằng bà tự giới hạn ḿnh trong việc cứu sống người khác thay v́ nỗ lực giải quyết nạn đói nghèo. Tuy nhiên, những lời chỉ trích chẳng thuyết phục được ai. ‘Làm gia tăng số giáo dân Công Giáo’ để làm những việc tốt như bà th́ có ǵ là xấu?"

Để kết thúc bài viết của ḿnh, tác giả Hoàng Hải Vân nhận định:

"Dù Teresa là một vị Thánh nhưng bà đâu có thể đủ sức giải quyết được nạn đói nghèo trên hành tinh chúng ta. Đói nghèo không phải là sự mặc định của tạo hóa mà phát sinh từ sự tham lam, gian xảo, từ sự hám quyền hám danh hám lợi, từ sự ác độc và ngạo mạn của con người đối với đồng loại và đối với thiên nhiên.

"Ngay cả đói nghèo do thiên tai th́ nguồn cội cũng từ việc con người tàn phá thiên nhiên. Giải quyết nạn đói nghèo là giải quyết cái gốc của nó, đó là con người phải sống thương yêu ḥa b́nh với nhau và sống khiêm nhường với thiên nhiên.

Rồi tác giả trưng dẫn cảm nghĩ của Mẹ Têrêsa khi Mẹ nhận giải Nobel Ḥa B́nh hồi năm 1979: "Trong diễn từ nhận giải Nobel ḥa b́nh năm 1979, Teresa đặt câu hỏi: ‘Chúng ta phải làm ǵ để thăng tiến nền ḥa b́nh thế giới?’ và bà tự trả lời: ‘Hăy về nhà và yêu chính gia đ́nh của ḿnh’. Yêu thương người thân của ḿnh th́ mới có thể yêu thương người khác, không yêu thương người thân của ḿnh th́ làm sao có thể yêu thương người khác được!

Chúng tôi xin phép kết thúc câu chuyện về Thánh Têrêsa thành Calcutta ở đây bằng câu mở đầu bài báo của Hoàng Hải Vân trên tờ Một Thế Giới đă dẫn trên:

"Ngày 4.9, Đức Giáo hoàng Francis đă chủ tŕ Lễ phong Thánh cho Mẹ Teresa. Đây là sự kiện lớn của Giáo hội Công giáo La Mă, cũng là sự kiện nhắc nhở toàn thế giới hướng về những người bất hạnh nhất của nhân loại." Và dĩ nhiên cũng là sự kiện nhắc nhở chúng ta sống tinh thần bác ái Kitô giáo.◙