Viết Từ Canada

HỒI GIÁO
DƯỚI CÁI NH̀N CÔNG BẰNG VÀ THỰC TẾ

Mặc Giao

Trong chuyến bay trở về Roma sau khi chủ tọa Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới tại Ba Lan, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đă được nhà báo Antoine Marie Izoarde hỏi: "Khi nói về những vụ bạo hành xảy ra mới đây, tại sao Đức Thánh Cha luôn luôn dùng từ khủng bố, không bao giờ nói tới Hồi Giáo, không bao giờ dùng danh từ Hồi Giáo?

Đức Giáo Hoàng trả lời: "Tôi không thích nói tới bạo lực Hồi giáo, bởi v́ mỗi ngày, khi tôi mở báo ra đọc, tôi thấy có bạo lực ở ngay đây, ngay nước Ư này... có người giết bạn gái, có người giết mẹ vợ... Họ đều là những người Công Giáo đă được rửa tội.

Có những người Công Giáo dùng bạo lực. Nếu tôi nói đến bạo lực Hồi Giáo, tôi cũng phải nói đến bạo lực Công Giáo. Không, không phải mọi người Hồi Giáo đều hung bạo, không phải mọi người Công Giáo đều hung bạo. Giống như đĩa salad trái cây, có đủ thứ trái trong đó. Có những kẻ hung bạo của tôn giáo này. Điều đó đúng. Tôi tin rằng trong hầu hết mỗi tôn giáo, luôn luôn có một nhóm nhỏ bảo thủ cực đoan (fundamentalist). Chúng ta cũng có. Khi những người này đi giết người, họ có thể giết bằng lời nói - Thánh tông đồ James đă nói điều này, không phải tôi - và cũng giết bằng dao. Tôi không nghĩ rằng đồng hóa Hồi Giáo với bạo lực là điều đúng.

Tôi có nói chuyện lâu với một giáo sĩ Hồi Giáo, giáo sĩ trưởng của Đại Học Al-Azhar, và tôi biết họ nghĩ ǵ. Họ t́m ḥa b́nh, t́m gặp gỡ. Khâm sứ Ṭa Thánh ở một quốc gia châu Phi đă nói với tôi rằng ở thủ đô nơi vị đó tại chức, lúc nào cũng có một hàng dài người trước cửa nhà thờ chờ vào lănh ơn trong dịp Năm Thánh. Nhiều người Công Giáo đến các ṭa giải tội. Những người khác quỳ cầu nguyện. Nhưng đa số kéo đến bàn thờ Đức Mẹ để kêu xin. Họ là những người Hồi Giáo. Họ cũng muốn tham dự Năm Thánh. Họ là anh chị em của chúng ta.

Khi tôi đi thăm nước Trung Phi (Central Africa), tôi đă đến với họ, và một imam (giáo sĩ đạo Hồi) đă tiến đến ngồi cùng xe chở Giáo Hoàng. Chúng tôi hiện diện bên nhau thoải mái. Nhưng dĩ nhiên có những nhóm bảo thủ cực đoan. Bao nhiêu người trẻ của họ, bao nhiêu người trẻ của châu Âu không có lư tưởng trong đầu, không có việc làm, nghiện ma túy, rượu chè, hoặc đi nhập bọn với những nhóm bảo thủ cực đoan?

Người ta có thể nói đó là cái gọi là ISIS, nhưng đó là một nhà nước Hồi Giáo chỉ đại diện cho chính nó với tư cách một nhà nước bạo lực. Bởi v́ khi họ cho chúng ta thấy bản sắc của họ là họ cho thấy họ cắt cổ những người Ai Cập ở Liban ra sao hoặc cho thấy những hành động bạo lực khác. Đó là một nhóm bảo thủ cực đoan được gọi là ISIS, nhưng bạn không thể nói, và tôi không tin Hồi Giáo là khủng bố".

Câu hỏi trên được nêu lên sau vụ Linh Mục Jacques Hamel đang cử hành thánh lễ bị hai tên khủng bố thuộc ISIS xâm nhập nhà thờ Saint Etienne-du-Rouvray gần Rouen, Pháp, bắt qùy gối trước mặt chúng để chúng cắt cổ, sau khi chúng hô "Allabu akbar". Việc giết giáo sĩ ngay trong nhà thờ khi đang làm lễ là một hành động dă man và khiêu khích tôn giáo không thể tha thứ.

Vậy mà câu trả lời của Đức Giáo Hoàng Phanxicô lại đầy khoan dung. Ngài cho đó là hành động của một thiểu số quá khích, không đại diện cho Hồi Giáo. Dĩ nhiên, vị chủ chăn của Giáo Hội phải bầy tỏ ḷng nhân từ, không thể kêu gọi hận thù, con chiên đă được Chúa Giêsu dậy người ta tát má này th́ đưa luôn má kia cho người ta tát, nhất là khi Giáo Hội đang trong Năm Thánh của Ḷng Thương Xót. Thế nhưng, Đức Cha Frederick Henry, Giám Mục Calgary, nơi tôi sinh sống, lại có một cái nh́n thực tế, dù không chống lại quan điểm của Đức Giáo Hoàng. Ngài viết:

"Nếu tôi bị hỏi câu hỏi này vào lúc đó, tôi không biết trả lời ra sao. Tôi hiểu lối trả lời khéo léo của Đức Giáo Hoàng Phanxicô là để cố tránh đồng hóa Hồi Giáo với khủng bố. Cuối cùng chúng ta đều biết có rất nhiều ngưới Hồi Giáo khoan dung và yêu ḥa b́nh. Với cái nh́n của người phương Tây, chúng ta thường nh́n những liên hệ xă hội, như thất nghiệp, thiếu nơi cư trú hay giáo dục thích nghi, tâm trạng tuyệt vọng và sự vắng bóng của những lư tưởng được nhấn mạnh là nguyên nhân của khủng bố.

Nhưng chúng ta phải nh́n sự việc với con mắt của những chiến binh thánh chiến Hồi Giáo. Những người cắt cổ người khác hay nổ bom tự sát tin tưởng rằng những hành động của họ phát xuất từ niềm tin tôn giáo.

Nói vậy là không đúng về chính trị (politically correct), nhưng bạo lực là một phần khẳng định của việc đi lên và bành trướng của Hồi Giáo. Vào thời đó, không ai thấy có ǵ đáng trách trong hành động chiến tranh của Môhamết, bởi v́ chiến tranh là một phần của văn hóa Ả Rập Bedouin. Ngày nay, chúng ta gặp vấn đề là những nhóm Hồi Giáo hung dữ nhất vẫn tiếp tục áp dụng mô thức đấu tranh đó.

Trong kinh Quơ-ran, có những câu cổ vơ sự khoan dung tôn giáo, và cũng có những câu khác rất hung bạo, công khai chống lại sự khoan dung. V́ thế các tiến sĩ luật của đạo Hồi đă bắt buộc phải nói rằng họ không đồng ư với những người chấp nhận những câu chọn thanh kiếm làm biểu tượng, dù rằng họ không lên án những người này.

Có hai lựa chọn khác nhau, hung dữ và hiếu ḥa, cả hai đều có thể được họ chấp nhận. Mọi tín đồ Hồi Giáo đều biết cần có một uy quyền. Uy quyền đó có thể phán rằng: từ nay, chỉ có câu này mới có giá trị. Nhưng điều đó đă không xảy ra và giải thích tại sao có sự im lặng của các giáo sĩ và những người lănh đạo Hồi Giáo.

Điều đó có nghĩa khi một tên quá khích cắt cổ một ông già hay nổ bom giết phụ nữ và trẻ em giữa chợ nhân danh một Hồi Giáo tinh tuyền và đích thực, hay nhân danh truyền thống Hồi Giáo, không có ai nói với họ: "Các người không phải là những tín đồ Hồi Giáo đích thực". LM Samir Khalil thuộc Ḍng Tên có viết: "Tất cả những ǵ họ có thể nói với chúng ta là: ‘Lối đọc về Hồi Giáo của các anh không phải là lối đọc của chúng tôi’. Và đó là điều không rơ ràng của Hồi Giáo, từ lúc khởi đầu cho đến ngày nay, bạo lực là một phần của đạo Hồi, mặc dù có thể chọn sự khoan dung, khoan dung cũng là một phần của đạo ấy, nhưng cũng có thể chọn bạo lực".

Chúng ta cần có cái nh́n mới khi đọc lại một trong những chủ đề của ĐGH Bênêđictô 16 đă nói tại Đại Học Regensburg năm 2006, để hiểu bản chất của Thiên Chúa đă ḥa quyện như thế nào trong việc chúng ta suy xét những lựa chọn đặc biệt của con người và những hành động không hợp lư. Đó không phải là một đề tài bác học, nhưng là việc bánh xe phải lăn chỗ nào trên đường". (Dịch từ bài "Seeing with New Eyes" của GM Frederick Henry, đăng trong nguyệt san The Carillon, Calgary, tháng 9-2016).

Vấn đề lớn ngày nay chúng ta đang phải đối phó là bạo lực nhắm vào dân lành vô tội do những người Hồi Giáo gây ra. Những kẻ khủng bố này tuy là thiểu số quá khích, cực đoan, nhưng họ hành động theo đức tin một cách mù quáng. Đức tin của họ lẫn lộn giữa bao dung và bạo lực, trong khi giới lănh đạo của Hồi giáo không đủ uy quyền để dứt khoát áp đặt khoan dung và lên án bạo lực. Đó là lư do bạo lực đă thắng thế. Trong hầu hết mọi trường hợp, đức tin được dùng làm chiêu bài để thực hiện tham vọng quyền hành.

Không hẳn chỉ có đức tin tôn giáo được xử dụng để tạo ra những con người cuồng tín, những chủ nghĩa quốc xă, cộng sản, dân tộc cực đoan cũng tạo ra những con người sẵn sàng làm thịt những ai không cùng phe với họ. Lương tâm nhân loại không thể để những hạng người này tự tung tự tác. Chúng ta phải chống lại tội ác để bảo vệ người lương thiện và bảo vệ ḥa b́nh. Dù không đồng hóa Hồi Giáo với bạo lực, không hận thù ai, chúng ta vẫn phải biết đặt bánh xe vào chỗ nào trên mặt đường để có thể rong ruổi t́m sự thật và công lư cho những người anh em nạn nhân, như lời Đức GM Frederick Henry nói.

CÓ HAY KHÔNG CŨNG VẬY

Ông Nguyễn Quang Duy ở Melbourne, Úc, gửi email (duyact@yahoo.com.au) ngày 14-9-2016 cho thân hữu và một số cơ quan truyền thông, tiết lộ rằng blogger Kami thú nhận đă tung tin giả về hội nghị tại Thành Đô, thủ phủ tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc, vào các ngày 3, 4 tháng 9-1990, trong đó các lănh đạo cao cấp của cộng sản VN đă kư một thỏa ước giao trọn Việt Nam cho Trung Quốc vào năm 2020. Ông Duy viết:

"Câu chuyện bịa này được Kami tung ra ngày 01/12/2010 dưới tựa đề "Wikileaks - Kế hoạch cho Việt Nam được hưởng quy chế Khu tự trị trực thuộc chính quyền Trung ương tại Bắc Kinh." Kami bịa ra chuyện Wikileaks công bố một tài liệu "tuyệt mật" động trời liên quan đến Việt Nam.

Bài viết đă nhanh chóng trở thành một niềm tin trong công chúng rằng đến năm 2020 Việt Nam thành một tỉnh của Tàu.

Trong bài mới viết, Kami thú nhận sử dụng phương pháp "40/60" do Joseph Goebbels, Bộ trưởng tuyên truyền khét tiếng của Đức Quốc Xă nghĩ ra. Muốn thuyết phục và định hướng dư luận chỉ cần 60% thật c̣n 40% là bịa.

Để tạo niềm tin, cuối bài Hội nghị Thành Đô 2020 Kami viết: "Xin vui ḷng chờ tổ chức Wikileaks họ sẽ chính thức công bố trong một thời gian gần đây cho mọi người toàn thế giới rơ". Gần sáu năm nay, Wikileaks chưa đưa ra một thông tin nào về việc này...".

Dưới email, ông Duy cũng cho đăng lại bản tin của Kami năm 2010 với hàng chữ in đậm dưới tựa bài: "Tin liên quan: Kế hoạch cho Việt Nam vào China: Tỉnh hay khu tự trị? (Ninh Cơ ghi lại. Trích tài liệu chép lại từ băng ghi âm cuộc họp mật giữa đại diện Tổng Cục T́nh Báo Hoa Nam và Tổng Cục 2 Việt Nam để lưu trữ, được bảo quản theo chế độ tuyệt mật).

Bản tin bịa này đă làm nhiều người tưởng thật. Có những tổ chức và cá nhân đă lên tiếng đ̣i nhà cầm quyền cộng sản VN phải công bó nội dung thỏa ước bán nước được kư ở Thành Đô. Ngay ngày hôm nay, 15-9-2016, khi tôi đang viết những gịng này, có người c̣n làm thơ khóc đất nước sắp mất trong 4 năm:

Tổ quốc Việt Nam sắp mất rồi

Để thành thuộc địa lũ Tầu hôi

Khom lưng Việt cộng t́m nơi đứng

Quỳ gối Hán gian kiếm chỗ ngồi...

- Dzoăn Thường

Ngay từ lần đầu tiên đọc tin này, tôi không tin đó là chuyện có thật. Tôi chỉ tin khi nào thấy văn bản thỏa ước bán nước có chữ kư của những nhân vật đại diện chính thức của hai bên. Dĩ nhiên Việt Cộng có thể kư với Trung Cộng một thỏa ước hữu nghị ở Thành Đô, trong đó có việc tái lập bang giao, trao đổi văn hóa, thương mại, viện trợ tài chánh, kỹ thuật, có thể thêm quan hệ quốc pḥng và những ưu đăi dành cho Trung Quốc. Việt Cộng dù có hèn và sợ đàn anh đến đâu cũng không dám kư giấy dâng cả nước Việt Nam cho Tầu cộng. Cũng giống như vua Lê Chiêu Thống ngày xưa, quỵ lụy xin hoàng đế Trung Hoa giúp quân hay động binh sang đánh Nguyễn Huệ với mục đích khôi phục triều đại nhà Lê, dù có phải chịu những điều kiện nhục nhă, bất lợi, như sẵn sàng làm chư hầu, nhưng không dám dâng nước An Nam cho Trung Quốc. Luật bang giao quốc tế của thời đại này lại càng khó khăn hơn. Không nước nào có thể nuốt nước khác trước sự thờ ơ của mọi người. Nga chiếm mảnh đất Crimée của Ukraine, trước đă thuộc về Liên Xô, bị cả thế giới lên án và bị các nước Tây Âu thi hành những biện pháp trừng phạt. Trung Quốc muốn chiếm Biển Đông và những ḥn đảo nhỏ, đa số chỉ là những rạn san hô, mà cũng không dễ nuốt trôi, lại c̣n bị ṭa án quốc tế phán quyết bất lợi.

Việt cộng chẳng tử tế ǵ nhưng họ không dám công khai dâng đất nước cho Trung cộng. Nói như vậy không có nghĩa là bênh Việt cộng. Nhưng sự thật là sự thật. C̣n một sự thật khác ai cũng thấy là Việt cộng lệ thuộc Trung cộng một cách quá nặng nề. Lệ thuộc về chính trị, không dám thoát Trung để đi với các nước tự do. Lệ thuộc về kinh tế, tổng số doanh thương của Việt Nam với Trung Quốc cao nhất (có thể lên tới trên 50 tỷ Mỹ kim trong năm nay) so với các nước khác trên thế giới. Trung cộng chỉ cần bóp kinh tế là Việt Nam đă chết, trừ khi có nước khác đứng sau cứu liền. Ngoài ra c̣n nhiều thứ lệ thuộc khác như văn hóa, giáo dục, đất đai, biển đảo, môi trường. Ở lănh vực nào Trung Quốc cũng chơi tṛ anh lớn ăn hiếp đàn em. Đàn em bị ăn hiếp mà không dám kêu, không dám kiện, không dám nhờ ai cứu giúp. Cái hèn và mối nguy là ở chỗ đó.

Nếu t́nh trạng này kéo dài, Trung Quốc chẳng cần đánh chiếm Việt Nam, chẳng cần điều khoản bán nước của thỏa ước Thành Đô, VIệt Nam cũng trở thành một thứ chư hầu của Trung Quốc. Dân tộc Việt Nam đang trong t́nh trạng tinh thần sa sút, thể chất ră rời, mắc đủ thứ bệnh: mất niềm tin, tham nhũng, vô cảm, hung bạo, gian dối, tham lam, vô kỷ luật, làm sao có sức chống lại sự xâm lấn của ngoại bang về mọi mặt? Đúng lư ra dân tộc ta đâu có tệ như vậy. Lỗi tại ai? Hăy hỏi nhà cầm quyền và hăy t́m hiểu ư định của họ khi biến cả một dân tộc kiêu hùng thành một đám người bạc nhược.

Có thỏa ước Thành Đô hay không, t́nh trạng Việt Nam cũng không có ǵ thay đổi.◙