Câu Chuyện Từ Nước Đức

Quo vadis? Thầy đi đâu?

Thái Hữu Cường & Phạm Hồng Lam

 

Gần đây, có ba động thái trong Giáo Hội công giáo tại Việt Nam tạo sự chú í. Xem ra chúng có liên hệ với nhau, nhưng í nghĩa của chúng th́ c̣n cần phải làm sáng tỏ.

Thứ nhất là việc nhà nước bán cho giám mục giáo phận Xuân Lộc Nguyễn Chu Trinh một khu đất có tên là núi Cúi. Núi Cúi là một địa danh thuộc xứ Dốc Mơ, nằm gần hồ Trị An, cách quốc lộ số 20 Sài-g̣n đi Đạ-lạt chừng 800 mét, rộng khoảng 45 mẫu tây; ngoài ra, theo giám mục Trinh, chính quyền c̣n cấp thêm cho giáo phận 13,5 mẫu ở đó để xây dựng các công tŕnh. Ngày 18.09.2015 Xuân Lộc đă khởi công kế hoạch biến nơi này thành một "trung Tâm Hành Hương Đức Mẹ Núi Cúi".

Tại sao có chuyện núi Cúi và núi Cúi để làm ǵ?

Sự kiện thứ hai là văn thư ngày 30.04.2016 của tổng giám mục Bùi Văn Đọc nhân danh Chủ Tịch Hội Đồng Giám Mục Việt Nam gởi tín hữu công giáo về vụ nhiễm độc bờ biển miền trung việt nam, khiến mọi loài hải sản trong vùng bị tận diệt và nhiều triệu người dân lâm vào cảnh khốn cùng cả về vật chất lẫn tinh thần. Một văn thư viết ra sau khi biến cố ô nhiễm đă chính thức xẩy ra một tháng và chính quyền th́ đang t́m mọi cách để che đậy sự việc; thư nói lên phần nào sự dửng dưng của người viết trước nỗi đau của đồng loại.

Do đâu TGM Đọc an tâm viết một văn thư như thế?

Không lâu sau văn thư lạ của Chủ Tịch HĐGMVN, lại thêm hai văn thư lạ của tân giám mục Xuân Lộc là Đinh Đức Đạo và của hai giám mục Bà Rịa, một giáo phận vừa thoát thai từ giáo phận Xuân Lộc, là Nguyễn Văn Trâm và Nguyễn Hồng Sơn. Các vị này cổ vơ giáo dân trong giáo phận "tích cực tham gia việc bầu cử, xem xét chọn lựa những đại biểu có phẩm chất đạo đức, có tŕnh độ, năng lực phục vụ lợi ích của nhân dân". Đó là đợt bầu cử Quốc Hội do đảng cộng sản đạo diễn ngày 22.05.2016. Một văn thư ra mắt chính quyền của các tân giám mục, v́ đức cha Đạo ngay trước đó vừa được nhà nước cho phép làm giám mục chính toà, c̣n hai GM Trâm và Sơn được lănh đạo một giáo phận mới. Dư luận cho rằng, đó là lời cám ơn đảng và nhà nước "đă tạo điều kiện thuận lợi" (văn thư ngày 29.06.2016 của tổng giáo phận Tp. Hồ Chí Minh thông báo lễ phong chức cho tổng giám mục phụ tá Đỗ Mạnh Hùng) cho ḿnh. Lời hô hào bầu cử trên đây của các giám mục sẽ là chuyện b́nh thường trong một đất nước tự do dân chủ. Nhưng trong hoàn cảnh hiện tại ở Việt Nam, thử hỏi thực chất của việc bầu cử là ǵ? Quốc Hội là của ai? đại biểu của nó là ai, đại diện cho ai? Người thất học cũng dư hiểu được thực tế đó, nói ǵ tới các vị giáo sĩ học rộng hiểu xa.

Với đức cha Đạo, phải chăng ông muốn dùng lá thư để gián tiếp cám ơn đảng và chính phủ đă tạo điều kiện cho ông từ hải ngoại được về nước dạy học, rồi được làm giám mục, rồi được mở Học Viện Thần Học, rồi được cả một núi Cúi? Như vậy ơn đảng và nhà nước đối với ông to lắm. Nhưng nhà nước đă chẳng đương không thành tâm và ngớ ngẩn ban ưu đăi. Họ cũng có lợi không kém (nếu không nói nhiều hơn) trong cuộc tính toán này. Lợi trước mắt thế giới tự do dân chủ; lợi trước mắt giáo triều rôma, lợi trước mắt tập thể công giáo việt nam. "Thói đời" (chữ của hồng y Mẫn) có qua có lại này là chuyện đương nhiên phải hiểu, hai bên chẳng cần phải công khai nói ra. Thế nhưng tại sao đức cha Đạo lại liều ḿnh ra một văn thư để đời như thế? Có cài ǵ đàng sau nữa không? Thật ra, nếu muốn đền ơn đáp nghĩa, cách đẹp ḷng đảng và nhà nước nhất, là siêng năng hô hào việc đạo, nay xây nhà thờ này, mai tổ chức cuộc kiệu kia, mốt hành hương núi Cúi, khuyên nhủ tín hữu đêm ngày sốt sắng kinh hạt, đừng đụng ǵ tới chuyện đất nước, xă hội, cộng đồng...

Thư hô hào bầu cử của hai đức cha Bà Rịa có lẽ ít mang tính đền ơn đáp nghĩa theo chân giáo phận mẹ cho bằng sự đồng cảm và đồng hành về một kế hoạch khả nghi liên quan tới núi Cúi: Chấp nhận nín thở qua sông để mong nhận được củ cà-rốt? Cà-rốt nào? Câu hỏi này dẫn về câu hỏi đầu tiên: Núi Cúi để làm ǵ?

Trong ngày "đại lễ" khởi công "hoành tráng" núi Cúi với đủ hồng y, giám mục, đại diện đảng và nhà nước cùng với hàng trăm ngàn tín hữu, tổng giám mục Đọc có nói xa gần: Địa điểm này thuận lợi cho việc tiếp đón, nếu đức Thánh Cha Phanxicô sang thăm Việt Nam vào năm 2017; đây là chỗ có thể chứa được đông đảo người tham dự.

Ông nói ra một ước mơ tự phát hay một kế hoạch đă nuôi sẵn?

Tại sao trong lúc đảng t́m cách giành chiếm đất của nhà chung và ḍng tu ở Hà Nội, ở Huế, ḅn rút đất La-vang và khắp nơi, th́ đảng lại đại lượng ban cho Xuân Lộc cả một vùng đất mênh mông? Phải chăng đảng muốn dùng chiêu này để nhử các nơi khác: Hăy hợp tác, tốt đời đẹp đạo như đây th́ ta cũng sẽ ban cho các ngươi như thế? Đây vốn là chiến thuật cố hữu của đảng; nó có thể đúng, nhưng chỉ một phần nhỏ.

Tại sao chỉ là chuyện của một giáo phận mà lại có một cuộc ra quân hùng hậu với hàng trăm ngàn người và đầy đủ bá quan tím đỏ như thế? Hỏi một vị lớn ở Sài-g̣n, th́ được trả lời: Có ǵ đâu, Xuân Lộc lợi dụng việc các giám mục về họp HĐGMVN tại đó rồi kéo các ổng ra. Không đơn giản như vậy.

Rồi là chuyến viếng thăm của hồng i Reinhard Marx, chủ tịch HĐGM Đức, tại Việt Nam từ ngày 8 tới 17 tháng 1 năm 2016. Ông cho hay, ông tới VN do lời mời của Giáo Hội tại đây, nhưng cũng đă có những buổi gặp gỡ với nhiều đại diện chính quyền thông qua Mặt Trận Tổ Quốc, Uỷ Ban Văn Hoá của Quốc Hội, Ban Tôn Giáo Chính Phủ… Trên b́nh diện chính trị ngoại giao, khó tách rời được những gặp gỡ tư và công. Ai cũng biết, hồng i Marx là một trong số chín vị hồng y cố vấn (ở Đức gọi là nhóm K9; K= Kardinal) của giáo tông Phan-sinh. Ông tới trong lúc đảng cộng sản đang đánh đấm nhau kịch liệt, t́nh h́nh rối rắm v́ những cuộc chia ghế và chia nguồn lợi chưa xong. Dư luận cho hay, đây là chuyến đi mở đường, và hồng i quốc vụ khanh Pietro Paronin sẽ tới sau đó vào dịp Phục Sinh, để hoạch định cho chuyến viếng thăm dự trù sang năm của Giáo Tông! Thực hư đâu không biết. Chỉ biết cho tới nay Quốc Vụ Khanh không /chưa tới VN. Nhưng nếu chỉ là chuyện thu xếp lịch tŕnh mà thôi, th́ cần ǵ phải Quốc Vụ Khanh, v́ đă có đại diện không thường trú Leopoldo Girelli rồi mà? Quốc Vụ Khanh tới là phải có chuyện ǵ quan trọng hơn, chẳng hạn như kí kết chuyện bang giao!

Phải chăng đă có một kế hoạch âm thầm (hay một sự hứa hẹn) giữa đảng cộng sản và một vài giám mục việt nam, cụ thể là với tổng giám mục Bùi Văn Đọc với tư cách là Chủ Tịch HĐGMVN: Các cụ hăy hợp tác với chúng tôi, hăy ủng hộ chúng tôi, th́ chúng tôi sẽ cho cụ Phan sang, sẽ bang giao? Trước mắt, chút ḷng làm tin, chúng tôi cho các cụ núi Cúi để chuẩn bị chỗ đón tiếp; chúng tôi không muốn cụ Phan tới những vùng nhạy cảm và khó bảo như Hà Nội hay La-vang! Ở đây phải nói là giữa cộng sản và một vài giám mục, chứ không phải của HĐGMVN, v́ đa số các giám mục đă tỏ ra ngỡ ngàng trước những việc làm của TGM Đọc.

Có chấp nhận giả thuyết trên đây, ta mới lí giải được những bước đi lạ của TGM Tp. Hồ Chí Minh.

Sự việc khởi đầu công khai vào tháng 6 năm 2009 trong nhà thờ thánh Phao-lô ngoại thành ở Roma. Qua bài giảng trong một thánh lễ tại đây giám mục Đọc – khi đó c̣n là giám mục của Mĩ Tho, nhưng ảnh hưởng của cái gọi là "Ban tam ca áo tím" hay "Nhóm Đà-lạt" của ông rất lớn – tuyên bố: "Ai không thích cộng sản th́ đừng yêu cầu chúng tôi khích bác họ." Tuyên bố này đánh ra một tín hiệu: Chúng tôi đă có một chính sách khác, một đường lối khác!

Năm 2009 cũng là thời ḱ cao điểm của vụ Thái Hà và TGM Hà Nội Ngô Quang Kiệt. (Phần này để hiểu rơ hơn, đọc: Một Trang Sử Buồn – trang 541 tới 646 trong Công Giáo Việt Nam. Từ Toà Khâm Sứ - Thái Hà Đến Mỹ Yên. Nguyệt San DĐGD, Cali, 2015) Nguyễn Thế Thảo với chính quyền Hà Nội đang làm mọi cách để tống xuất đức cha Kiệt đi khỏi thành phố. Kế hoạch của thế quyền được sự tiếp tay của giáo quyền qua Nhóm Đà-lạt cùng với đức ông Cao Minh Dung tại Vatican. Nhóm này đề ra một kế hoạch nhân sự "hậu chiến", đưa (cái gọi là) bồ câu thay (cái gọi là) các diều hâu; cụ thể loại đức cha Kiệt để đưa cụ Nguyễn Văn Nhơn ra nắm TGP Hà Nội, giám mục Bùi Văn Đọc sẽ về nắm TGP tp. Hồ Chí Minh và giám mục Vơ Đức Minh ra thống lănh TGP Huế. Cả ba "bồ câu" đều xuất thân từ Đà-lạt, nơi toà giám mục được nhà nước cấp đất ê hề để xây cất những công tŕnh hoành tráng. Không ngờ việc đưa đức cha Nhơn ra Hà Nội đă gặp sự chống đối mạnh mẽ của tín hữu tại đây. Cơn giận đổ ập xuống trên đầu đức ông Dung. V́ thế kế hoạch nhân sự chỉ thành sự được hai phần ba: giám mục Đọc về tp. Hồ Chí Minh, giám mục Nhơn ra Hà Nội; giám mục Minh bị bít lối. Và chính sách hợp tác "tốt đời đẹp đạo" của Nhóm cũng chỉ xuất hiện ở Sài-g̣n mà thôi.

Ngày 9.11.2014 đức cha Đọc nhân danh Chủ Tịch HĐGMVN kí với ông Đinh La Thăng, Bộ Trưởng Bộ Giao Thông Vận Tải một chương tŕnh phối hợp tuyên truyền và vận động các chức sắc, tu sĩ, tín đồ công giáo tham gia bảo đảm trật tự và an toàn giao thông. Văn bản đề ra các công tác cho HĐGMVN: Phổ biến đến các giáo phận, tổ chức tập huấn, chỉ đạo xây dựng mô h́nh "Chức sắc, tu sĩ, tín đồ Công giáo tham gia đảm bảo an toàn giao thông", tổ chức các chiến dịch tuyên tuyền theo đề nghị của Ủy ban An Toàn Giao thông Quốc gia; đưa nội dung an toàn giao thông vào các bài giảng thánh lễ của các linh mục vận động các gia đ́nh công giáo hiến đất, góp công, góp của để duy tu, bảo dưỡng, xây dựng mới đường giao thông... Việc tổ chức tuyên truyền vận động sẽ được nhà nước trả chi phí!

Bản văn sau đó rơi ngay vào quên lăng. Những nụ cười rạng rỡ của hai đối tác vị vọng qua h́nh chụp để tŕnh công chúng sau khi kí cũng sớm tắt. Là v́ có giám mục nào được giám mục Đọc trao đổi í kiến trước đâu.

Rồi văn thư ngày 30.04.2016 liên quan tới việc ô nhiễm biển miền Trung – một văn thư t́m cách đánh trống lảng, muốn đứng về phía chính quyền để răn đe tín hữu – đă gây hoang mang và thất vọng nơi mọi người. Thư này TGM kí với tư cách Chủ Tịch HĐGMVN, nhưng cũng đă chẳng tham khảo ǵ với các vị trong Uỷ Ban Thường Vụ.

Chủ tịch HĐGM được hiểu như là một phát ngôn viên chính thức của HĐGM, người đại diện cho cả giáo hội tại địa phương. Trước một biến cố quan trọng liên quan tới giáo hội hoàn vũ và địa phương cũng như tới đất nước người phát ngôn cần nói lên quan điểm của ḿnh, thường cũng được hiểu là tiếng nói chung của cả tập thể tín hữu. Ông có thể phát biểu qua h́nh thức vài câu phỏng vấn hay một bản nhận định cá nhân ngắn, hoặc trong trường hợp nghiêm trọng, qua một văn thư chính thức. Trường hợp ra văn thư chính thức, đương nhiên ông phải hội í trước ít nhất với Ban Thường Vụ. Nhưng "Ngài vẫn làm thế, có hỏi ai đâu!" Hẳn đức cha Đọc dư biết nguyên tắc tối thiểu đó, nhưng ông vẫn không làm; v́ có hỏi, sợ cũng chẳng ai đồng í với ḿnh. Ông cần việc "đúng quy tŕnh" (của ông), hơn là sự hữu hiệu.

Trước khi trở lại Đức, hồng i Marx ghé thăm giáo phận Sài-g̣n. Ông gặp gỡ trao đổi với vị Tổng Giám Mục sở tại và các chức sắc toà tổng. Sau đó ông tới thăm các nữ tu ở Thủ Thiêm, nơi chính quyền đang áp lực nặng nề đuổi nhà Ḍng đi. Trong chuyến thăm này đă không có mặt của đức cha Đọc cũng như các chức sắc của toà tổng!

Tất cả những sự kiện trên nói lên cái chính sách khác, cái đường lối khác của đức cha Đọc – một đường lối có thể gọi là "hợp tác toàn diện", "tốt đời đẹp đạo" của ông đối với chính quyền cộng sản.

Đấy hẳn không phải là một hành động nín thở qua sông.

Đó phải chăng là một sự thành tâm hợp tác, chấp nhận thiệt tḥi để mong được cà-rốt?

Hay v́ ông thật ḷng tin vào thể chế và những con người lănh đạo hiện nay, coi đó là con đường tương lai thích hợp cho Đất Nước và Dân Tộc việt nam?

Này Đức Cha, ngài đang đi đâu đó?

Hồ Sơ Phê-rô, một ẩn thư (Apokryp) xuất hiện vào thế kỉ thứ 2, kể: Giữa cơn bắt đạo điên cuồng của Roma, Phê-rô đang t́m cách thoát thân khỏi thành phố. Đang trên đường trốn chạy th́ gặp đức Ki-tô ngược hướng đi tới. Ông hỏi: Quo vadis, Domine? Thầy đi đâu đó? Đức Ki-tô trả lời: Thầy trở lại Roma, để chịu đóng đinh một lần nữa. Nghe vậy, Phê-rô quay lại về thành. Và ông đă bị bắt và đă tử v́ đạo.

Xem ra người xưa dễ hiểu hơn người nay.◙

Ngày 15.08.2016: Ngày lễ Mẹ về trời.