Tin Mừng Giữa Ḍng Đời

Chúa Giêsu và người phụ nữ tội lỗi

Thiên Chúa là T́nh Yêu Nhân Hậu

Lc 7:36-50

Trần Việt Cường

Có người thuộc nhóm Pharisêu mời Đức Giêsu dùng bữa với ḿnh. Đức Giêsu đến nhà người Pharisêu ấy và vào bàn ăn.Và ḱa một phụ nữ vốn là người tội lỗi trong thành, biết được Người đang dùng bữa tại nhà ông Pharisêu, liền đem theo một b́nh bạch ngọc đựng dầu thơm.Chị đứng đằng sau, sát chân Người mà khóc, lấy nước mắt mà tưới ướt chân Người. Chị lấy tóc ḿnh mà lau, rồi hôn chân Người và lấy dầu thơm mà đổ lên.Thấy vậy, ông Pharisêu đă mời Người liền nghĩ bụng rằng: "Nếu quả thật ông này là ngôn sứ, th́ hẳn phải biết người đàn bà đang đụng vào ḿnh là ai, là thứ người nào: một người tội lỗi!"

Đức Giêsu lên tiếng bảo ông: "Này ông Simon, tôi có điều muốn nói với ông!" Ông ấy thưa: "Dạ, xin Thầy cứ nói". Đức Giêsu nói: "Một chủ nợ kia có hai con nợ: một người nợ năm trăm quan tiền, một người nợ năm chục. V́ họ không có ǵ để trả, nên chủ nợ đă thương t́nh tha cho cả hai. Vậy trong hai người đó, ai mến chủ nhiều hơn". Ông Simon đáp: "Tôi thiết tưởng là người đă được tha nhiều hơn".

Đức Giêsu bảo: "Ông xét đúng lắm". Rồi quay lại phía người phụ nữ, Người nói với ông Simon: "Ông thấy người phụ nữ này chứ? Tôi vào nhà, ông không cho tôi nước rửa chân, c̣n chị ấy đă lấy nước mắt tưới ướt chân tôi, rồi lấy tóc ḿnh mà lau. Ông đă chẳng hôn chào tôi, c̣n chị ấy từ lúc vào đây, đă không ngừng hôn chân tôi. Ông không xức dầu olive lên đầu tôi, c̣n chị ấy th́ lấy dầu thơm mà đổ lên chân tôi. V́ thế, tôi nói cho ông hay: tội của chị rất nhiều, nhưng đă được tha, v́ chị đă yêu mến nhiều. C̣n ai được tha ít th́ yêu mến ít".

Rồi Đức Giêsu nói với người phụ nữ: "Tội của chị đă được tha rồi". Bấy giờ những người đồng bàn liền nghĩ bụng: "Ông này là ai mà lại tha được cả tội?" Nhưng Đức Giêsu nói với người phụ nữ: "Ḷng tin của chị đă cứu chị. Chị hăy đi b́nh an".

Câu chuyện bắt đầu với lời mời của Simon, một người biệt phái. Simon đă xử sự khác với phần đông những người biệt phái khác là luôn đố kỵ với Chúa Giêsu. Simon trái lại đă mời Chúa đến nhà ḿnh dự tiệc.

Nguyên do nào đă khiến Simon mời Chúa Giêsu? Tin Mừng không nói rơ. Có suy luận cho rằng ông mời Chúa đến không phải v́ hảo ư mà muốn ŕnh rập Chúa. Suy luận này có lẽ dựa trên diễn tiến của câu chuyện. Nhưng ta cứ cho rằng Simon đă mời Chúa Giêsu đến nhà v́ ông có thiện cảm với Chúa. Hoặc có thể v́ ṭ ṃ muốn biết thêm về Chúa Giêsu, người được dân chúng lúc đó coi như một vị tiên tri đầy quyền năng. Simon đă mời Chúa đến nhà nhưng không mấy tha thiết với Ngài. Ông đă không ôm hôn Chúa khi chào hỏi và cũng không mời Chúa rửa chân trước khi vào nhà theo như tục lệ của nhiều gia đ́nh Do Thái. Có lẽ ông cảm thấy ḿnh đă có cuộc sống sung túc và được mọi người kính nể. Ông mời Chúa Giêsu đến nhà nhưng không thấy ḿnh cần đến Chúa, khác hẳn với thái độ của người thiếu phụ tội lỗi như ta sẽ thấy trong câu chuyện.

Thế nhưng chúng ta không nên đặt trọng tâm vào việc chê trách Simon. Tin Mừng luôn luôn là một lời mời gọi để ta nh́n lại tâm hồn ḿnh. Simon ít ra cũng đă mời Chúa Giêsu đến nhà, c̣n ta có t́nh nguyện và tự do mời Chúa Giêsu vào trong tâm hồn và cuộc đời ḿnh? Và nếu ta đă có lần nào mời Chúa Giêsu hay đến với Ngài, ta đă gặp gỡ Chúa qua tâm t́nh nào? Tâm t́nh của một Simon, chẳng mấy thiết tha với Chúa,hay tâm t́nh của thiếu phụ tội lỗi, hết ḷng yêu mến Ngài? Lời tự vấ này thật sự làm ta bối rối, v́ ngoại trừ những khi gặp gian nan khốn khó trong cuộc sống, những khi giông tố sóng gió vây bủa tứ bề , đă mấy khi ta thật sự cảm thấy ḿnh cần đến Chúa?

Chúa Giêsu đă nhận lời đến nhà Simon, mặc dầu t́nh cảm của ông đối với Ngài vẫn c̣n hời hợt. Và chúng ta có thể hy vọng là Ngài cũng sẽ đón nhận t́nh yêu của ta và những cố gắng của ta t́m đến Ngài. Mặc dầu t́nh yêu của ta vẫn c̣n là một t́nh yêu không trọn vẹn và những cố gắng của ta t́m đến Ngài vẫn c̣n phần nào vị kỷ. Simon đă mời Chúa đến nhà mà chẳng mấy thiết tha, nhưng Chúa Giêsu nhân từ cũng vẫn nhận lời đến với Simon. Để ông có cơ hội chứng kiến t́nh thương yêu nhận hậu của Thiên Chúa. Và ông cũng sẽ được nh́n thấy thế nào là một t́nh yêu thật sự chân thành, và đâu là niềm vui của một tâm hồn được đón nhận ơn tha tội. Và ngày hôm nay, Chúa Giêsu vẫn mong chờ và nhân từ đón nhận ta, để tâm hồn ta cũng được tràn ngập niềm vui của một tội nhân được Ngài yêu thương và tha thứ.

Ngoài Chúa Giêsu, nhân vật chính trong câu chuyện hôm nay không phải là Simon, người biệt phái giàu có và được kính nể nhưng lại là một cô gái nổi tiếng tội lỗi trong thành và bị mọi người khinh miệt. Có nhà nghiên cứu Thánh Kinh cho rằng cô là một cô gái điếm. Sự xuất hiện của cô thật bất ngờ và táo bạo. Ta khó h́nh dung là khi Chúa đang dự tiệc tại nhà một người biệt phái, vốn được coi là đạo đức và tôn trọng lề luật đến mức khắt khe, lại có một cô gái nổi tiếng tội lỗi xông vào nhà, rửa chân Ngài bằng nước mắt và lấy tóc lau chân. Chắc chắn là Simon không có mời cô tới, nhưng tục lệ Do Thái thời đó cho phép người lạ vào nhà khi nhà có mở tiệc. Cô đứng sau chân Chúa v́ người Do Thái nằm nghiêng người khi dự tiệc. Cô khóc rất nhiều đến nỗi ướt cả chân Chúa, cô dùng tóc ḿnh lau chân Chúa và cúi xuống hôn chân Ngài nhiều lần. Sự việc này dă làm Simon và có lẽ cả các khách dự tiệc đồng bàn cảm thấy khó chịu.

Thánh sử không nói rơ tại sao cô gái tội lỗi này lại có những hành động khác thường như vậy. Ta chỉ có thể suy niệm. Ta không biết rơ cô là một gái điếm hay chỉ là một người có cuộc sống buông thả dến nỗi trong thành ai cũng biết. Cuộc đời cô trong dĩ văng là một chuỗi dài liên tục những cố gắng luống công đi t́m một niềm vui cho cuộc sống. Cô đă dại dột đi t́m trong lạc thú. Nhưng niềm vui và hạnh phúc thi không thấy mà cô chỉ thấy thấy ḷng ḿnh nổi sóng. Tâm hồn cô vẫn trống vắng cô đơn ngay trong những cuộc truy hoan. Sau những cuộc vui cô thấy tâm hồn ḿnh càng thêm tan nát. Và hậu quả của cuộc sống buông thả, t́m kiếm niềm vui, là những sự lợi dụng hay khinh bỉ. Những người t́m đến với cô, có kẻ nh́n cô với sự ham muốn, chỉ dùng cô để t́m thỏa măn cho họ. Người khác muốn tránh xa, coi cô là thành phần tội lỗi nguy hiểm cho gia đ́nh, con cái của họ. Cuộc sống của cô đi vào nỗi tuyệt vọng cho đến khi cô gặp Chúa Giêsu.

Có thể là cô chỉ nghe nói về Chúa Giêsu là một vị tiên tri nhân từ và đầy quyền năng; nhưng cũng có thể cô đă gặp Chúa và được ngài đoái nh́n như sau này Ngài đă nh́n Phêrô sau khi ông chối Ngài ba lần. Có lẽ Chúa Giêsu là người đầu tiên đă nh́n cô với cái nh́n tôn trọng, nhân từ và đầy tin tưởng. Cô như chợt linh cảm thấy đây là một người có tâm hồn khoan dung đại lượng, một người không lợi dụng cô, một người thật sự tôn trọng cô như một con người, bất kể t́nh trạng tội lỗi của cô. Một người không khinh khi cô và có thể cứu cô khỏi t́nh trạng tuyệt vọng của tâm hồn. Dù v́ lư do nào đi nữa, khi nghe được tin Chúa dự tiệc ở nhà ông Simon biệt phái, cô đă thắng vượt mọi nỗi e ngại sợ hăi và đến gặp Ngài.

Cô gái tội lỗi đă đến t́m gặp Chúa mang theo tất cả những ǵ cô sở hữu. Cô đă bỏ hết số tiền dành dụm mua một b́nh bạch ngọc đựng dầu thơm quư giá đến để xức lên chân Chúa. Cô mang theo hành trang là một quá khứ tội lỗi với một tâm hồn thống hối vô biên. Cô c̣n mang theo cả một tâm t́nh tri ân, yêu mến và tin tưởng.

Cô gái không nói ǵ nhưng những giọt nước mắt của cô th́ đă nói thật nhiều và làm ta phải suy niệm. Cô đă khóc chan hoà như chưa bao giờ được khóc. Gịng nước mắt tưởng như đă khô cạn, như trái tim cô đă khô cằn v́ những lợi dụng và bạc bẽo của cuộc đời, giờ đây tuôn rơi như gịng suối. Gịng nước mắt thống hối v́ quá khứ của cả cuộc đời tội lỗi. Gịng nước mắt vui mừng v́ cảm thấy ḿnh đă được tha thứ và được ban cho cơ hội bắt đầu lại cả một cuộc đời. Trong gịng nước mắt thống hối, cô đă cảm nghiệm được ơn tha thứ. Nước mắt thống hối đă trở thành nước mắt của mừng vui. Cô đứng rất gần chân Chúa Giêsu như muốn bám vào Ngài là Đấng đă đến để giải thoát cuộc đời của cô. Cô thấy ḿnh cần Chúa như người sắp chết đuối bám chặt lấy chiếc phao cứu mạng.

Cô gái tội lỗi đứng gần bên chân Chúa và khóc quá đến nỗi nước mắt cô chảy chan ḥa trên chân Chúa. Thấy vậy, cô vội vàng lấy tóc ḿnh mà lau. Cử chỉ lấy tóc để lau chân Chúa diễn tả rất cảm động tâm t́nh khiêm hạ thống hối và cũng là cử chỉ của ḷng tôn kính mến yêu. Tóc trên đầu là biểu tượng của những ǵ cao quí nhất trong con người. Nhất là đối với người phụ nữ, mái tóc c̣n là biểu tượng của vẻ đẹp và của những ǵ trân quí nhất. Lấy tóc ḿnh để lau chân Chúa chứng tỏ cô gái đă nhận ra những tội lỗi nặng nề mà ḿnh đă mang trong đời, và hạ ḿnh thống hối. Cô gái lấy tóc lau chân Chúa đă chứng tỏ tâm t́nh cô kính trọng và yêu mến Chúa Giêsu đến dường nào.

Tâm t́nh yêu mến của cô gái tội lỗi c̣n được biểu lộ rơ nét hơn nữa qua cử chỉ cô không ngừng hôn chân Chúa và lấy dầu thơm quí giá trong b́nh bạch ngọc để xức lên chân Ngài. Dầu thơm để xức lên đầu cũng đă diễn tả tâm t́nh rất quí trọng v́ thường là chỉ xức dầu olive. Nhưng cô gái đă đổ cả b́nh dầu thơm quí giá lên chân Chúa Giêsu. B́nh bạch ngọc đựng dầu thơm có thể đă là cả số tiền mà cô đă dành dụm bấy lâu nay. Cử chỉ của cô dường như quá lăng phí và có lẽ không cần thiết phải phí phạm như vậy. Nhưng cô thấy rất cần thiết phải đổ hết cả b́nh dầu thơm lên chân Chúa. V́ như vậy mới diễn tả được niềm vui trong tâm hồn và tâm t́nh biết ơn của cô. Cử chỉ này c̣n cho thấy sự quyết tâm đoạn tuyết với quá khứ tội lỗi. V́ từ nay cô đă t́m được một kho tàng quí giá nhất trong tâm hồn, là sự thương yêu và tha thứ mà Chúa Giêsu đă ban cho cô. Nên những hứa hẹn của trần gian, kể cả của cải bạc tiền, trước mắt cô không c̣n mang ma lực hấp dẫn, quyến rũ đối với cô như khi trước nữa.

Những thái độ và hành động của cô gái tội lỗi trong Tin Mừng là một gương sáng và đồng thời là một lời tra vấn lương tâm cho tất cả chúng ta, nhất là những ai tự nhận là môn đệ Chúa Giêsu. Chúng ta đă tha thiết với Thiên chúa đến mức độ nào. Niềm tin và niềm hy vọng ta đặt nơi Ngài có phải là một sự dấn thân trọn vẹn hay rất nông cạn và hời hợt. T́nh yêu thương và phục vụ của ta có quảng đại như cô gái đă đổ hết cả b́nh bạch ngọc đựng dầu thơm quí giá lên chân Chúa hay chỉ là một sự tính toán, so đo. Cô gái tội lỗi đă chẳng tiếc ǵ với Chúa Giêsu c̣n chúng ta có lẽ c̣n rất nhiều nuối tiếc khi được mời gọi dâng hiến những ǵ ta có v́ t́nh yêu Thiên Chúa và tha nhân.

Hành động của cô gái tội lỗi đă không dược Simon và những người đồng bàn chấp nhận. Ông Simon không nói thẳng ra nhưng rất khó chịu. Ông tự nghĩ tại sao một người được tôn trọng như một tiên tri mà lại để cho cô gái tội lỗi này đụng chạm tới ḿnh. Và không phải là Simon không có lư trong sự khó chịu của ông. Nếu chỉ nh́n Chúa Giêsu như một con người, và hơn nữa lại là một thanh niên ba mươi tuổi, th́ hành vi lấy tóc lau chân, xức dầu thơm lên chân và c̣n hôn chân Chúa của cô gái nổi tiếng tội lỗi quả thật không dễ chấp nhận. Và nếu Chúa Giêsu chỉ là một con người th́ toàn bộ Phúc Âm chỉ là hoang tưởng và nhân loại vẫn c̣n đang sống trong nỗi mong chờ. Những đau khổ tràn ngập trong đời vẫn là vô nghĩa lư. Sư chết vẫn có tiếng nói sau cùng. Định mệnh con người vẫn là tuyệt vọng, không có ánh sáng ở cuối đường hầm, không có niềm hy vọng phục sinh.

Nhưng Chúa Giêsu không phải chỉ là một con người. Ngài chính là Thiên Chúa Nhập Thể, là Đấng Emmanuel: Thiên Chúa Ở Cùng Chúng Ta. Nếu chúng ta có thể xác tín như vậy th́ niềm tin đó sẽ mang lại niềm hy vọng lớn lao cho toàn bộ lịch sử nhân loại. Niềm tin đó sẽ chiếu dọi một ánh sáng rực rỡ để giúp ta nh́n ra t́nh thương yêu nhân hậu của Thiên Chúa qua câu chuyện bữa tiệc tại nhà Simon: Thiên Chúa muốn đến gần những người tội lỗi. Ngài không ghê tởm, khinh khi và xa lánh họ, như thái độ đối với người phụ nữ tội lỗi của những người tự cho ḿnh là công chính trong đám khách dự tiệc. Thiên Chúa muốn tội nhân đến gần, tin tưởng nơi Ngài, đụng chạm đến Ngài để họ được chữa lành. Chúa Giêsu đă không sợ bị mang tiếng khi cho phép người phụ nữ tội lỗi đến gần Ngài để bày tỏ tâm t́nh yêu mến,thống hối ăn năn. Thiên Chúa chấp nhận chịu thương tích v́ yêu thương con người. Ngài đă chịu thương tích qua ánh mắt ngờ vực của Simon và những người đồng bàn dự tiệc. V́ Ngài nhân từ, chấp nhận hành động yêu mến thống hối của người phụ nữ tội lỗi. Cũng như Ngài đă chịu thương tích qua những lời chỉ trích khi kêu gọi người thu thuế Mát-thêu và đến nhà ông dự tiệc cùng những người tội lỗi. Và sau này, Ngài sẽ đi đến tận cùng của con đường t́nh, chịu thương tích tuyệt vời v́ yêu thương con người qua cái chết đau thương và nhục nhằn nhất trên thập giá. T́nh thương yêu nhân hậu của Thiên Chúa không chỉ dành riêng cho người thiếu phụ tội lỗi mà c̣n cho cả nhân loại, cho từng người trong chúng ta. T́nh yêu thương đó hôm nay vẫn luôn măi gọi mời chúng ta đến gần Ngài, gặp gỡ Ngài, đụng chạm tới Ngài trong tâm t́nh thống hối ăn năn để được lănh nhận ơn tha thứ.

Trở lại với bàn tiệc và với sự khó chịu, không vừa ư của Simon trước cảnh mà ông cho là chướng tai gai mắt. Mặc dầu Simon chưa nói ǵ nhưng Chúa Giêsu đă biết những điều ông đang suy nghĩ, có thể là qua thái độ và nét mặt của ông. Chúa không trách ǵ Simon về sự khó chịu của ông mà c̣n nhân cơ hội này để mạc khải cho Simon mầu nhiệm của t́nh yêu thương nhân hậu. Không những chỉ mạc khải riêng cho Simon mà c̣n cho chúng ta hôm nay và cho con người muôn thế hệ. Mầu nhiệm đó, Chúa Giêsu mạc khải qua câu chuyện hai người mắc nợ được chủ nợ tha, và người được tha món nợ lớn hơn yêu mến và biết ơn chủ nợ nhiều hơn. Câu chuyện này cho ta thấy một ánh sáng rực rỡ, chứa chan niềm hy vọng về t́nh yêu thương của Thiên Chúa.

Thiên Chúa luôn đi bước trước trong tương quan t́nh yêu với con người. Thánh Gioan nói trong thư của ngài: "Đây là t́nh yêu: Không phải chúng ta đă yêu mến Thiên Chúa, nhưng Ngài đă thương yêu chúng ta và sai Con của Ngài làm lễ vật hy sinh đền tội cho chúng ta"1Jn4:9. Trong cùng một lá thư, thánh Gioan c̣n nhấn mạnh:"Thiên Chúa đă yêu thương chúng ta trước"1Jn4:19. Trong dụ ngôn Chúa Giêsu nói với Simon về người chủ nợ và hai người mắc nợ, ông chủ nợ là h́nh ảnh của Thiên Chúa đă tha nợ cho cả hai một cách nhưng không, vô điều kiện. T́nh yêu Thiên Chúa dành cho mỗi người chúng ta cũng vậy: hoàn toàn nhưng không và vô điều kiện. Thiên Chúa luôn yêu thương ta và luôn sẵn sàng tha thứ những lỗi lầm, cho dù ta đă bao nhiêu lần lỗi phạm đến Ngài. Thiên Chúa luôn yêu thương v́ bản tính chủa Ngài là T́nh Yêu, cũng như lửa th́ bao giờ cũng nóng và mặt trời th́ luôn luôn soi sáng. Hơn nữa, trong dụ ngôn Chúa nói với Simon, h́nh như ông chủ nợ chẳng mấy để ư tới ai nợ nhiều hay nợ ít mà quan tâm nhiều hơn đến t́nh yêu: ai là người yêu mến nhiều hơn.

Câu chuyện dụ ngôn về ông chủ nợ và hai con nợ mà Chúa Giêsu kể cho Simon đă hiện thực trong bữa tiệc tại nhà ông. Chúa Giêsu, Thiên Chúa nhập thể, h́nh như chẳng mấy chú tâm đến cuộc sống đạo đức gương mẫu bên ngoài của Simon và những người cùng dự tiệc. Cũng không thấy Ngài quở trách người thiếu phụ tội lỗi v́ quá khứ tội lỗi của chị mà c̣n như bênh đỡ cho những hành vi bày tỏ tâm t́nh yêu mến của chị. Ta chỉ thấy Chúa Giêsu nói về t́nh yêu. Ngài buồn v́ Simon không mấy tha thiết tới Ngài: Ông đă không cho tôi nước rửa chân, không xức dầu olive trên đầu tôi, ông đă không ôm hôn tôi. Những lời nói này của Chúa Giêsu thật là cảm động v́ cho ta thấy sự cô đơn của Thiên Chúa giữa ḷng nhân loại, nhất là nếu ta nh́n vào nền văn hóa hôm này: chẳng mấy ai chú tâm tới Ngài. Ta không thể hiểu được mầu nhiệm của t́nh yêu: Tại sao Thiên Chúa, Đấng Toàn Năng và luôn trọn vẹn hạnh phúc nơi chính Ngài lại mong muốn t́nh yêu của con người? Lời nói "Ta khát" của Chúa Giêsu trên thập giá khi Ngài sắp tắt hơi không chỉ diễn tả cơn khát thể lư của một tử tội đă mất quá nhiều máu, mà c̣n diễn tả một chân lư quá sâu xa và vô cùng xúc động: Thiên Chúa khát khao t́nh yêu của nhân loại. Cụ thể hơn là Ngài khao khát t́nh yêu của tôi và của bạn, của từng người trong chúng ta. Câu Chúa nói với Simon: "Ông đă không ôm hôn tôi" là một lời tra vấn lương tâm cho từng người trong chúng ta. Một lời than trách rất cảm động phát xuất từ trái tim của Thiên Chúa khao khát t́nh yêu của con người.

Ta không thấy Chúa nói ǵ về quá khứ của người phụ nữ nổi tiếng tội lỗi đang đứng gần Ngài, nhưng Ngài và để ư tới từng chi tiết những cử chỉ thống hối và bày tỏ tâm t́nh yêu mến tôn kính của chị: Lấy nước mắt rửa chân Ngài thay v́ chỉ là nước lă. Lấy tóc ḿnh mà lau thay v́ chỉ là khăn thường. Tôn kính hôn chân Ngài thay v́ chỉ là ôm hôn xă giao. Đổ tràn đầy dầu thơm từ b́nh bạch ngọc quư giá lên chân Ngài, thay v́ chỉ xức dầu olive trên đầu. Không những Chúa Giêsu cho phép người phụ nữ tội lỗi được đụng chạm tới Ngài, nhưng Ngài c̣n chấp nhận tâm t́nh thống hối và t́nh yêu của chị. Chúa nói với Simon như một kết luận cho câu chuyện:"Tội của chị rất nhiều, nhưng đă được tha, v́ chị yêu mến nhiều." Ngài đă công khai phục hồi nhân phẩm cho chị. Giờ đây chị đă trở thành một người vô tội, không ai có quyền khinh khi chị và liệt chị vào hạng người tội lỗi nữa. Chúa Giêsu c̣n nhấn mạnh điều này và ban cho chị một niềm hy vọng vào một cuộc đời đă được đổi mới khi Ngài nói với chị:Tội của chị được tha rồi, chị hăy ra đi b́nh an.

Câu chuyện Chúa Giêsu bày tỏ t́nh thương yêu nhân hậu đối với người phụ nữ tội lỗi mang một ánh sáng tuyệt trong viễn ảnh của Năm Thánh Kính Ḷng Thương Xót Chúa. Trong quá khứ, chúng ta có lẽ bị ám ảnh bởi tội lỗi và h́nh phạt hỏa ngục mà đánh mất đi niềm vui và hy vọng của người con Thiên Chúa. Trong Tông Sắc Dung Mạo Ḷng Thương Xót Misericordiae Vultus, Đức Giáo Hoàng Phan-xi-cô nói: Ḷng thương xót chính là nền tảng của đời sống Hội Thánh.

Chính ḷng thương xót của Thiên Chúa, chứ không phải sự công chính và nhân đức của cá nhân ta, mới là nền tảng của niềm vui, niềm hy vọng và nỗi an b́nh trong cuộc sống. Sự b́nh an mà Chúa Giêsu nói trần gian không thể chiếm đoạt.