Thư Ṭa Soạn - 177

Tin tức quan trọng nhất đối với chúng ta trong tháng qua phải là tin Ṭa Án Trọng Tài Thường Trực ở The Hague ngày 12-7-2016 đă phán quyết Trung Quốc không có cơ sở pháp lư khi đ̣i chủ quyền 80% Biển Đông dưới h́nh lưỡi ḅ, không được phép đ̣i quyền lănh hải và vùng đặc quyền kinh tế tính từ những ḥn đảo nhân tạo, sai phạm trong việc làm hư hại môi trường sinh thái khi biến những khu đá ngầm và những rạn san hô thành những đảo cát bồi và thiết lập các căn cứ trên đó. Phán quyết được đưa ra sau khi Ṭa cứu xét đơn khởi kiện của Phi Luật Tân từ 2013. Như vậy là ṭa quốc tế đă phủ nhận mọi đ̣i hỏi trái khoáy của Trung Quốc. Nước này không c̣n chính nghĩa khi theo đuổi tham vọng bành trướng. Phi Luật Tân trở thành kẻ chiến thắng. Hoa Kỳ cũng chia sẻ thắng lợi này v́ từ nay Trung Quốc không có lư do ǵ để cấm tàu bè Hoa Kỳ, cả quân sự lẫn dân sự, tự do ra vào Biển Đông, cũng như tự do đi khắp các mặt biển trên địa cầu. Các nước khác liên hệ đến cuộc tranh chấp, Việt Nam, Brunei, Malaysia, Indonesia đều vui nhưng tránh biểu lộ niềm vui lộ liễu để khỏi làm Trung Quốc mất mặt thêm.

Việt Nam sẽ lợi dụng cơ hội này ra sao? Có dám theo gương Phi Luật Tân để phát đơn kiện đ̣i lại Hoàng Sa? Dù biết Trung Cộng sẽ không nhả, nhưng một phán quyết xác nhận chủ quyền của Việt Nam sẽ giúp Việt Nam có chính nghĩa và có căn bản pháp lư để lấy lại phần đất này của tổ quốc khi hoàn cảnh quốc tế thuận tiện. Ngoài ra, Việt Nam cũng cần mạnh dạn đứng vào hàng ngũ những kẻ thắng để đ̣i Trung Quốc thi hành phán quyết, tôn trọng luật biển, bảo vệ ngư dân, khai thác tài nguyên tại những vùng biển do Trung Quốc tự nhận chủ quyền. Không có mặt là không có tiếng nói, không được chia phần.

Có những triệu chứng cho thấy Việt Nam không dám làm như vậy v́ c̣n quá sợ hăi và lệ thuộc Trung Quốc. Trong khi Phi Luật Tân, sau khi thắng kiện, đang t́m những giải pháp buộc Trung Quốc phải thi hành phán quyết th́ Việt Nam chỉ dám nói mấy lời hoan ngênh, kêu gọi giải quyết vấn đề Biển Đông bằng giải pháp ḥa b́nh, dựa trên luật lệ. Nói xuông, không hành động sẽ không đi đến đâu.

Cộng sản VN luôn tỏ ra quá nhu nhược đối với sự chèn ép của người Tầu. Cụ thể nhất là vụ Formosa làm ô nhiễm 300 cây số bờ biển miền Trung. Sau 3 tháng điều tra và điều đ́nh ngầm, cuối cùng nhà nước VN cho phép Formosa xin lỗi và bồi thường 500 triệu Mỹ kim. Thế là xong rồi sao? Mạng dân VN và môi trường sinh thái VN sao mà rẻ quá vậy? Formosa, ngoài việc gây ô nhiễm biển, c̣n tẩu tán rác độc vào những khu vườn, khu đất trẻ em chơi đùa, với sự đồng lơa của các quan chức địa phương ở Hà Tĩnh. Đáng lẽ phải truy tố h́nh sự, đóng cửa Formosa, trừng phạt những quan chức tham nhũng và ngu muội, nhà nước cứ tỉnh bơ như không có chuyện ǵ quan trọng xảy ra. Có lẽ đối với họ, 500 triệu Mỹ kim là đủ rồi, chia cho nạn nhân một tí, c̣n lại chia nhau cũng rủng rỉnh. Thế c̣n việc rửa, chữa biển ô nhiễm th́ sao? Họ có biết công ty BP của Anh phải bồi thường tổng cộng 61.6 tỷ Mỹ kim v́ vụ để thoát dầu tại vịnh Mexico năm 2010? Số tiền này chẳng những dùng để bồi thường nạn nhân, c̣n dùng để "rửa biển" với 8 triệu lít hóa chất. Nhà nước VN nhận tiền bồi thường hại dân phá nước với giá bèo. Đối với một công ty có liên hệ với Trung Quốc mà c̣n sợ như vậy, thử hỏi với tập đoàn Tập Cận B́nh, đảng và nhà nước VN sẽ run sợ đến đâu?

Bước sang chủ đề khác. Trong tháng vừa qua, Đại Hội giới Trẻ Thế Giới đă diễn ra tại Krakow, Ba Lan, từ 26 đến 31-7-2016. Đức Giáo Hoàng Phanxicô chủ tọa Đại Hội. Đại Hội dự trù sẽ đón khoảng 2 triệu người tham dự với tuyệt đại đa số là người trẻ. Chủ đề của Đại Hội lần này lấy từ Thánh Kinh của Thánh Mathêu: "Phúc thay ai thương xót người, v́ họ sẽ được Chúa xót thương" (Mt 5,7).

Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới lần đầu tiên ngày 20-12-1986 diễn ra tại Roma do quyết định và dưới sự chủ tọa của Đức Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II. Từ đó đến nay, các đại hội được tổ chức định kỳ tại khắp nơi trên thế giới, thu hút hàng triệu người trẻ đến tuyên xưng đức tin, t́m ân sủng, hy vọng và niềm vui trong giai đoạn bước vào cuộc đời trưởng thành.

Krakow là địa danh nổi tiếng của Balan, nơi sinh sống của Thánh Giáo Hoàng Giao Phaolô II và của Thánh Nữ Faustina Kowalska, người đă được Chúa hiện ra năm 1931 và bầy tỏ Ḷng Thương Xót của Chúa.

Trong số báo sau, chúng tôi sẽ có phóng sự và h́nh ảnh của Đại Hội. Với số báo này, xin mời quư độc giả đọc bài t́m hiểu về Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới rất chi tiết và thích thú của GS Nguyễn Đức Tuyên.◙