Người Việt Ḿnh...

Phạm Minh-Tâm

 

Ít lâu nay dư-luận trong và ngoài nước lao-xao nói nhiều đến hai bài viết. Một là bài thơ "Đất nước ḿnh ngộ quá phải không anh" của cô giáo Trần Thị Lam và hai là đoản-văn "Người Việt-Nam hèn hạ" của cô Hân Phan. Cả hai cùng c̣n trẻ, thuộc thế-hệ được sinh ra và trưởng-thành dưới bầu trời quê-hương đỏ gắt một mầu máu đang tiến nhanh tiến mạnh và tiến vững chắc lên chủ-nghĩa xă-hội. Một người th́ quay-quắt trước tiền-đồ nước non và một người thật phẫn-nộ khi nh́n thấu đến tận căn-để của thực-tại xă-hội thoát-thai từ chế-độ cộng-sản. Nội-dung về những điều hai cô suy nghĩ rất khác với các "tiến-sĩ, các khoa-bảng nhà nước" vẫn đang giẵm đạp lên thực-tế để nói năng nhăng cuội, để ru nhau kiểu ầu-ơ ví-dầu cho qua ngày đoạn tháng. Hai cô chắc-chắn đều không bị "những luồng tư-tưởng đồi truỵ" nào khác ngoài chủ-nghĩa "đỉnh cao trí-tuệ" tác-động v́ theo tuổi đời th́ cả hai đă sinh ra và trưởng-thành trong giai-đoạn đất nước đă hoàn-toàn bị-trị dưới chế-độ cộng-sản. Điều đặc-biệt là hai cô công-dân thuần-tuư của nước Cộng-hoà Xă-hội Chủ-nghĩa Việt-Nam lại có những lời thơ và câu văn viết mang nặng những trăn-trở của một người Việt-Nam chân-thành với chính ḿnh trong t́nh yêu quê-hương ḿnh. Một người là cô giáo đang làm việc đào-tạo tâm-hồn lớp trẻ và một người là luật-sư nói theo công-tâm và pháp-lư đă giúp cho chúng ta phải suy nghĩ lại

Sau khi đọc đi đọc lại cả hai bài, người viết ghi vào đầu ngay hai ư-tưởng đậm nét là câu thơ cô giáo Lam viết Bốn ngàn tuổi mà dân không chịu lớncái phán-quyết cô luật-sư Hân có ngay từ lời mở đầu bài viết này sẽ không có một chữ việt nam nào được viết hoa. Bởi chúng ta có xứng đáng được trân trọng như vậy không? Không hề.

Tôi nghĩ, chữ "dân" cô giáo Trần Thị Lam dùng cũng như chữ "chúng ta" cô Phan Hân nói sẽ không chừa một ai được gọi là người Việt-Nam. Cả trong nước lẫn hải-ngoại.

Thật ra, ư tưởng mà hai cô muốn chia sẻ hay gửi-gắm đến mọi người cũng không phải là mới mẻ hay sáng-tạo. Bao lâu nay cũng biết bao người đă nghĩ thế, đă biết thế, song cái độc-đáo của hai tác-giả này chính là sự thẳng-thắn, sự trung-thực và sự can-đảm phát-xuất từ tấm ḷng bị ray-rứt v́ chuyện đất nước, chuyện dân-tộc mà nói lên sự thật không hề biết sợ. Cái nỗi sợ vẫn đang ám-ảnh tuyệt-đại đa-số chúng ta về đủ điều theo cái khôn mà ông bà xưa đặt tên cho nó là kiểu "khôn lỏi" hay "khôn vặt". Đại-khái như sợ đụng chạm, sợ bị chụp mũ này mũ nọ, bị quy chụp các tội danh và sợ nhất là bản-thân bị thiệt-tḥi nhiều thứ.,

Bốn ngàn tuổi mà không chịu lớn

Mỗi người trong chúng ta hôm nay tốt nhất hăy nhận đi cái sự thực này. Cái sự thực mà chín chục triệu dân cần bới tung lên như bươi một đống rác. Cái đống rác lịch-sử đó mai hậu sẽ được biết bằng chữ nghĩa đơn-giản là giai-đoạn Việt-Nam dưới sự thống-trị của tập-đoàn cộng-sản Hà-nội. Cái tội thiên-cổ của những người cộng-sản này là đang đưa dân đưa nước đi vào kiếp-nạn Bắc-thuộc lần thứ năm. Nếu cái giai-đoạn chưa từng thấy trong lịch-sử này của dân-tộc vẫn sinh-tồn với chung cuộc Việt-Nam lại thành Giao-chỉ quận th́ không thể đổ lỗi gán tội cho ai ngoài cái tội chính v́ người dân không chịu trưởng-thành, không có tự-ái để tự-cường về tinh-thần tự-chủ; không đủ dũng-lực để vượt qua tính vị-kỷ chỉ muốn an thân cho dù phải mang thân-phận vong-quốc. Không chịu lớn là thế, là chỉ thấy bản-thân và gia-đ́nh ḿnh cần được cho "bú mớm" đủ no, đủ ấm và ở yên trong nhà đóng chặt cửa lại, dù bên ngoài ai gây gió to mưa lớn cũng mặc ai.

Chẳng hạn, chỉ cần nghĩ đơn-giản vài ba điều:

Formosa là chuyện xẩy ra ở Hà-tĩnh mà không xẩy ra nơi ḿnh đang sống.

Cá chết v́ biển nhiễm độc th́ không ăn cá biển nữa mà đổi sang ăn cá nuôi…

Tất cả là do nhà nước chủ-sự, ḿnh chống nổi sao và chống làm ǵ…

Đó là cách suy nghĩ của những cái đầu không chịu lớn như cô giáo Lam thấy Bốn ngàn tuổi mà vẫn c̣n bú mớm. Trước những bất công vẫn không biết kêu đ̣i…Và rồi, ai cho bú mớm th́ đấy phải là mẹ thôi.

Chúng ta có xứng đáng
được trân trọng không

Khi nói về nguồn cội ḿnh, người Việt-Nam nào cũng đưa đặc-điểm bốn ngàn năm văn-hiến ra để "bảo-kê" về nền tảng vu-vơ của ḿnh song không mấy ai chịu lần ngược lại con đường người xưa đă làm những ǵ, đă hy-sinh quả-cảm ra sao để có được con số hơn bốn ngàn năm đó. Nhất là vào lúc này, cái lúc mà không chỉ biết ngồi hát ê-a những bản hùng-ca về uy-danh một thời quá-khứ nào đó mà phải ôn lại, phải cho thuộc những bài học ngậm-ngùi từ những trang sử xa-xôi đầy ê-chề và tủi-hổ là những thời-kỳ Bắc-thuộc chẳng hạn. Bởi v́, chính từ nơi đó mà t́m ra được yếu-tố nào đă đưa dân-tộc vượt qua được sự lệ-thuộc ngoại-bang và khôi-phục chủ-quyền. Nếu ôn lại từng thời-kỳ lệ-thuộc với nỗ-lực của tiền-nhân và so lại với bây giờ mới thấy cô Hân Phan nói đúng là chúng ta không hề xứng làm con cháu của tổ-tiên và cũng không hề đáng được trân trọng.

Nh́n lại các giai-đoạn Bắc-thuộc

Bắc-thuộc lần thứ nhất bị lệ-thuộc nhà Hán từ năm 218 đến năm 179 trước Công-nguyên. Trong khoảng thời gian ấy, người Việt có những sự chống đối tuy quy-mô nhưng chưa đủ mạnh để đuổi được người Hán. Tuy thế sự chống đối vẫn kéo dài trong nhiều năm, cũng có ảnh-hưởng như giết được quan lại nhà Hán, khiến nhà Hán phải điều-động quân-đội đàn-áp. Cho đến năm 40, do chính-sách tàn-bạo của thái-thú Tô Định mà hai chị em Trưng Trắc và Trưng Nhị  phải nổi lên chống lại sự cai-trị của nhà Hán, đuổi Tô Định về nước. Khi Hai Bà Trưng xưng vương là đă chấm dứt thời-kư Bắc thuộc lần thứ nhất để xác-nhận chủ-quyền của Việt-Nam

Bắc-thuộc lần thứ hai kéo dài từ năm 43 đến 543 sau Công-nguyên. Suốt 500 năm dài-dặc sống dưới ách cai-trị tàn-bạo của phương Bắc từ cuối nhà Đông Hán đến Đông Ngô thời Tam-quốc và sang đến các thời nhà Lương rồi nhà Tấn. Người Việt khi đó tuy ít-ỏi song v́ chí phục hồi độc-lập, đánh đuổi ngoại-xâm mạnh nên đă không nản chí. Sau cùng có Lư Bí khởi binh chống thái-thú Tiêu Tư rồi xưng đế và đặt quốc-hiệu là Vạn Xuân. Nuớc ta lấy lại quyền tự-chủ cho dân-tộc, chấm dứt thời-kỳ Bắc-thuộc lần thứ hai vào năm 544

Bắc-thuộc lần thứ ba từ năm 602 đến năm 905 khi nhà Tuỳ đưa quân sang xâm chiếm nước Vạn Xuân. Rồi tiếp đến là nhà Đường và cả hai cùng cai-trị tàn-ác như nhau, thẳng tay sát-hại bất cứ lực-lượng dân chúng nào nổi lên chống đối. Cho dù vậy, trong nhiều năm, người Việt không ngừng thực-hiện hết cuộc nổi dây này đến cuộc nổi dậy khác và đă có khi làm quan quân Tầu phải bỏ thành về nước.

Trong giai-đoạn bị ngoại-thuộc này, lịch-sử c̣n ghi đậm nét các cuộc khởi-nghĩa lớn như Mai Thúc Loan, tự xưng là Mai Hắc Đế năm 713 với hàng chục vạn quân hưởng-ứng. Rồi đến Phùng Hưng nổi dậy vào năm 791, chiếm lại được thành Giao châu. Cuối cùng vào năm 905, Khúc Thừa Dụ đem quân tiến chiếm được thành Đại-la, nắm được quyền tự chủ. Giai-đoạn hơn 300 năm Bắc-thuộc lần thứ ba chấm dứt.

Bắc-thuộc lần thứ tư bắt đầu từ năm 1407 cho đến năm 1427. Ngay khi quân Minh đánh bại nhà Hồ, chiếm nước ta th́ đă có ngay Phạm Chấn nổi dậy kháng Minh. Cũng trong năm này, có thêm một số phong-trào nghĩa-quân nổi lên ở Thái-nguyên, Phú-thọ, Thanh-hoá, Nghệ-an, Thanh-oai. Đến năm 1417, khi chính-sách cai-trị của nhà Minh bắt đầu bành-trướng th́ sưu cao thuế nặng, bắt dân đóng góp nhiều hơn. Việc này đă làm người dân bất măn, dẫn đến thái-độ đối-kháng quyết-liệt bằng hàng loạt các cuộc nổi dậy. Đến năm 1418, Lê Lợi khởi binh ở Lam-sơn, Thanh-hoá rồi tiến ra Bắc. Kết-quả, tướng nhà Minh là Vưong Thông phải xin nghị-hoà, rút quân về nước. Nhờ vào sự lănh-đạo của Lê Lợi, dân quân Việt-Nam giành lại được quyền tự-chủ, đất nước độc-lập. Lê Lợi lên ngôi vua lập ra nhà Hậu Lê, chấm dứt 20 năm đô-hộ của nhà Minh.

Nhắc lại bốn lần nuớc ta rơi vào ṿng Bắc-thuộc không phải là để ngậm-ngùi hay vương mang mặc-cảm yếu kém song là vững thêm niềm tin vào nguyên-lư có thăng có trầm của lịch-sử được trải-nghiệm bằng tinh-thần dân-tộc trong sáng, bằng ḷng yêu quê-hương vô-vị-lợi tư riêng là khí-giới thắng được ngoại-bang.

Điều cô giáo Trần Thị Lam ai-oán được tích-tụ vào ba chữ "không chịu lớn". Không chịu lớn có nghĩa là "không muốn" chứ không phải "không được". Đây mới chính là vấn-đề sinh-tử của dân-tộc, của đất nước ngày hôm nay. Mới là con đường tự chúng ta tiến gần đến nguy-cơ Bắc-thuộc lần thứ năm, đến thảm-hoạ diệt-vong. Tại sao? Tại v́ chính-sách độc-tài toàn-trị của đảng cộng-sản hiện nay cho dù có tàn-bạo th́ cũng đến như chính-sách cai-trị của các chế-độ phong-kiến xa-xưa của Tầu đă đem sang áp-đặt trên dân ḿnh hàng bao nhiêu thế-kỷ. Tham-vọng xâm-lấn nước ta và giấc mộng đồng-hoá dân-tộc ta của người Tầu lúc nào chẳng có. Vậy nên điều quyết-định là ở cái khối chín chục triệu dân có dám đ̣i hỏi dân-quyền không? Có để cho ngoại-bang thực-hiện mộng xâm lấn hay không? Có đoàn-kết đủ để khi cần th́ thành lực-lượng chống quân thù hay không?

Ngày xưa có Trần Ích Tắc, có Lê Chiêu Thống th́ ngày nay cũng có nguyên Bộ chính trị của đảng cộng-sản Việt-Nam bán nước. Ngày xưa những Trần Ích Tắc, Lê Chiêu Thống khi lộ mặt măi quốc cầu vinh là bị quê-hương ruồng bỏ, giống ṇi khinh. C̣n nay đám nghịch-tặc ngang nhiên cắt đất dâng biển cho Tầu th́ dân v́ cầu an vẫn không chống-đối đă đành, mà ngay những người thức-giả và khoa bảng giỏi-giang cũng cứ chạy theo xu-nịnh và xum-xoe hoan-hô th́ lỗi ở đâu và do ai? Đấy là điều khác biệt giữa xưa và nay. Xưa dân ḿnh c̣n ít-ỏi, dân-trí chưa mở-mang, dân-sinh c̣n vất-vả với nông-nghiệp thô-sơ nhưng lại giầu ḷng tự-trọng dân-tộc; chí-khí cao nên không cam tâm làm thân trâu ngựa cho bạo-quyền sai khiến và lợi-dụng; nhất là biết đoàn-kết để chiến-đấu v́ chủ-quyền đất nước và v́ dân-tộc sinh-tồn. C̣n hiện nay, hơn chín chục triệu dân với bao nhiêu là khoa-bảng, trí-thức, đời sống phần lớn đă hội-nhập với khoa-học tiến-bộ nhưng thiếu tinh-thần yêu nước trong sáng và cao-độ; thiếu cả những điều lễ, nghĩa, liêm, sỉ nên đă v́ lợi riêng mà vô-cảm với việc chung. Đất nước nào có thể tồn-tại khi người dân vô-cảm, vô-trách-nhiệm một cách vô-ư-thức như vậy.

Cách đây một thế-kỷ, nhà cách-mạng Phan Chu Trinh đă hô-hào chủ-trương cách-mạng dân-chủ và phản-đối việc cầu ngoại-viện cũng là để người dân trưởng-thành biết rèn luyện một ư-thức tự-cường là vậy. Trong tiến-tŕnh đấu-tranh giành độc-lập, cụ đặt nặng công việc khai-hoá cho người dân trước v́ cụ quan-niệm một khi người dân đă ư-thức được các điều cần-thiết cho việc xây-dựng đất nước th́ họ sẽ đứng lên đ̣i hỏi quyền dân-sinh, dân-chủ th́ không ngoại-bang nào cản ngăn nổi. C̣n nếu như người dân chưa trưởng-thành trong ư-thức dân-chủ th́ như cụ đă chia sẻ với cụ Phan Bội Châu lúc đang bôn-ba hải-ngoại… Ngoài ra tôi lại cho rằng lúc này cả nước ngủ mê, tiếng ngáy như sấm mà bác đứng ngoài muôn dặm, kêu gào, ḥ hét, liệu được công hiệu bao nhiêu? Tất phải có người ở trong nước gơ trán, xách tai người ta mà đánh thức dậy th́ hoạ chăng ḷng người mới không đến nỗi chết hết…(Thư của cụ Phan Chu Trinh theo Hồi-kư của cụ Phan Bội Châu).

Cũng trong giai-đoạn người Pháp đang đặt nền đô-hộ trên đất nước Việt-Nam, cụ Phan Chu Trinh đă có một số nhận-xét về người Việt-Nam qua mười nhược-điểm, trong đó có các nhược-điểm mà h́nh như càng ngày càng quá ra so với thời của hai cụ Phan, như:

- Trong khi người nước ngoài có chí cao, dám chết v́ việc nghĩa, v́ lợi-dân ích-nước th́ người nước ḿnh tham sống sợ chết. Chịu kiếp sống nhục-nhă đoạ-đày.

- Trong khi họ biết tiết-kiệm tang-lễ, cư-xử hợp-nghĩa với người chết, th́ ta lo làm ma-chay cho lớn, đến nỗi nhiều gia-đ́nh bán hết ruộng, hết trâu.

- Trong khi người ta dẫu sang, hay hèn, nam hay nữ, ai cũng lo học lấy một nghề th́ người ḿnh chỉ biết ngồi không ăn bám.

- Trong khi họ giỏi tổ-chức công-việc, sắp-xếp giờ nghỉ, giờ làm hợp lư th́ ta chỉ biết chơi-bời, rượu-chè cờ- bạc, bỏ-bê công-việc…

- Trong khi họ biết gắng-gỏi tự-lực tự-cường; tin ở bản-thân, th́ ta chỉ mê-tín nơi-mồ mả, tướng số. Việc ǵ cũng cầu Trời khấn Phật.

- Trong khi họ làm việc quan cốt ích-nước lợi-dân, đúng là "đầy-tớ" của dân,  được dân tín-nhiệm, th́ ta lo xoay-xở chức quan để no-ấm gia-đ́nh. Vênh-vang hoang-phí. Vơ-vét áp-bức dân-chúng…

Tóm gọn lại, những điều cụ Phan Chu Trinh nhận-định cách đây cả trăm năm so với những ǵ hai cô Trần Thị Lam và Phan Hân ray-rứt về hiện-tại của đất nước đều cần-thiết cho chúng ta lúc này. Cần, không phải để chuyển đến nhau đọc cho vui mà cần nghĩ đến việc làm thực-tế. Nếu chỉ ngân-nga suông bài thơ của Lư Thường Kiệt th́ chưa phải là lớp hậu-duệ mà Lư Thường Kiệt muốn có. Muốn chân-thành biểu-tỏ ḷng cảm-phục đối với vị anh-hùng phá Tống này chính là thấm nhập vào ḷng ư-chí của vị anh-hùng này trong khí-phách người đời c̣n truyền-tụng qua hai câu thơ

Nực cười châu-chấu đá xe

Tưởng rằng chấu ngà ai dè xe nghiêng.