CỘNG SẢN HỦ HÓA TÔN GIÁO

Để Làm Công Cụ Cho Chế Độ Như Thế Nào?

L.m Cao Phương Kỷ

 

Trong mấy tháng gần đây, sau vụ "CÁ CHẾT", thành băi tha ma khắp bờ biển VŨNG ÁNG và dọc theo nhiều tỉnh miền Trung, toàn dân Việt như BỪNG TỈNH trước cơn Ác Mộng "XHCN" đă bán đất, rừng, biển cho Trung cộng khai thác, dùng làm căn cứ chiến lược xâm lăng, thôn tính toàn cơi giang sơn Việt Nam, dự định vào năm 2020!

Các đoàn thể ái quốc trong và ngoài nước đă lên tiếng "PHẢN ĐỐI" mănh liệt, trừ ông thủ tướng chính phủ tới quan sát một cách tươi cười, nhưng không một lời giải thích về nguyên nhân tai nạn và cách giải quyết thỏa đáng để nguôi ḷng dân.

Về phía CÔNG GIÁO, chúng ta nhận thấy "Thư của ĐGM Nguyễn Thái Hợp, Giáo Phậnh Vinh, và ĐTGM Ngô Quang Kiệt, từ Tu viện Châu Sơn tới thăm, an ủi bà con tại xứ Đông Yên, dân làng chài lưới đang lâm cảnh túng cực. đói khổ.

Đây là tiếng nói chân t́nh, thẳng thắn của các vị chủ chăn, tố cáo sự vô trách nhiệm của nhà cầm quyền không minh bạch hóa các nguyên nhân đă gây ra thảm họa, cũng như không đưa ra những biện pháp bảo vệ môi trường sinh sống trong tương lai.

Du luận cũng hoang mang, phàn nàn về "Thư chung do vị Chủ tịch HĐGM Việt Nam ra thông cáo và thư cải chánh của vị Thư kư, đă không giúp làm sáng tỏ nguyên nhân vụ "Cá Chết" và những hậu quả khủng khiếp cho đời sống dân chúng.

Sau hơn 2 tháng biểu t́nh phản kháng của nhân dân khắp nước, dầu bị đàn áp, đổ máu, tập đoàn Formosa, đă nh́n nhận tội ác và hứa bồi thường.

Nhưng các blogger, cư dân mạng và dân chúng vẫn đưa ra những yêu sách như: đóng cửa vĩnh viễn nhà máy Formosa, t́m cách ngăn ngừa những hậu quả do các chất độc gây ô nhiễm biển, Truy tố trách nhiệm h́nh sự đối với cá nhân, tập thể liên hệ, Nhà nước phải xin lỗi dân, v́ đàn áp biểu t́nh cho Công Lư, tiền bồi thường cần phải đến tận tay nhân dân và tiền bồi thường quá ít, v́ chỉ có 500 triệu USD??.

Gần đây, có bài báo đưa ra ba luận đề đấu tranh theo biện chứng pháp của phong trào cộng sản quốc tế, trong đó có: 1/ - đấu tranh giữa tư bản và vô sản, do Các mác đề xướng; 2/ - đấu tranh giữa các nước thực dân và các nước thuộc địa, do Lê nin và 3/ "đấu tranh tông giáo :giữa Phật Giáo và Công Giáo" do cộng sản Việt Nam đề xướng ra. (Chú thích 1)

Trong bài thảo luận này, xin bàn rộng về vấn đề thứ ba:I/ theo lịch sử Việt Nam, có đấu tranh giữa các Đạo giáo cổ truyền như Tam Giáo: Phật-Lăo -Khổng không? II/Và có đấu tranh giũa Phật giáo và Công Giáo (Thiên Chúa Giáo) không?

I. "TAM GIÁO ĐỒNG NGUYÊN", "TAM GIÁO ĐỒNG LƯU"

Theo Truyền Thống các Đạo Giáo và Văn Hóa của Ông Bà để lại, từ đời lập quốc đến nay, người con dân nước Việt luôn sống chung ḥa hợp và tôn trọng niềm Tin của người khác, không bao giờ, v́ khác đạo mà phỉ báng hay chém giết lẫn nhau như các giáo phái miền Trung Đông hiện nay.

Thật vậy, niềm TIN phổ quát nhất của dân tộc Việt vào Một Vị Chủ tể vạn sự vạn vật, mà người b́nh dân gọi nôm na là "ÔNG TRỜI" (không phải trời xanh, không trung, nhưng là "ÔNG", nghĩa là một Ngôi Vị làm" CHỦ", làm CHÚA của vũ trụ càn khôn). Niềm Tin này được bôc lộ trong những câu ca dao, ngạn ngữ, truyện cổ tích, các biểu tượng, h́nh vẽ, và "bàn thờ Ông Thiên", như ta thường thấy ở khắp miền châu thổ sông Cửu Long, được dựng ngay ngoài sân, trước cửa nhà, theo ư nghĩa tất cả vũ trụ bao la này là đền thờ của Trời. Bàn thờ rất đơn giản, gồm một cây cọc cắm xuống đất, bên trên đặt một viên gạch vuông (chỉ bốn phương trời), một chén nước lă, chỉ tấm ḷng trong sạch, tinh khiết, một b́nh bông huệ trắng và mấy cây hương nhang.

Tại Triều đ́nh Huế, vào dịp đầu Xuân, tại phía nam kinh đô Huế, Vua đại diện cho toàn dân chủ sự "Lễ Tế Nam Giao", Tế Trời Đất đề cầu cho Quốc thái Dân an (C.T.2)

Ngoài Đạo thờ TRỜI, từ đời Hùng vương dựng Nước, dân Việt c̣n giữ ĐẠO ÔNG BÀ hay THỜ KÍNH TỔ TIÊN v́ tin rằng: các Vị Tổ tiên, Ông Bà Cha Mẹ đă quá văng, nhưng Hồn Thiêng vẫn c̣n sống, vẫn c̣n phù hộ cho con cháu trong nơi trần thế này.

Trên đây chỉ xin nhắc lại Niềm tin chung của mọi người dân Việt, kể cả những đồng hương sau này theo các Đạo ngoại lai như Đạo Khổng, Đạo Lăo, Đạo Phật, Đạo Thiên Chúa, Đạo Cao Đài, Đạo Phật Giáo Ḥa Hảo...

Nói tóm lại, theo các nhà khảo cổ, chỉ có niềm Tin vào "Ông Trời""Đạo Ông Bà"là tín ngưỡng cố hữu của người cổ Việt. Ngoài ra, Tam Giáo và sau này Thiên Chúa Giáo đều là Đạo ngoại lai, du nhập vào Việt Nam. Bởi vậy, bất cứ một tông giáo nào, tự coi ḿnh là "quốc giáo", hay tự ư đồng hoá ḿnh với "dân tộc", để loại trừ các đạo giáo khác, đều là sai trái với lịch sử và gây chia rẽ giữa các đồng hương.

Sau đây chỉ xin toát yếu một vài đặc điểm giáo thuyết của Tam Giáo:

Khổng giáo là học thuyết của Đức Khổng Phu Tử (551-470 B.C) và các môn đồ như (Mạnh Tử, Tuân Tử,Vương Dương Minh...), được truyền bá ở nước ta, từ đời bắc thuộc, trong hơn một ngh́n năm (từ 207B.C dến 939A.D). Các môn sinh của Đức Khổng tử, gọi là Nho gia, và chữ viết (chữ Tàu) gọi là chữ Nho, v́ thế Khổng giáo cũng gọi là Đạo Nho. Đạo Nho là Đạo "Nhập thế", nghĩa là lo về thế sự, khác với Dạo Phật, và Đạo Lăo là Đạo "Xuất thế", xa lánh trần tục, lo tu luyện tâm thần.

Khi xâm chiếm nước ta, các quan lại nước Tàu đă truyền bá Đạo Nho, dạy học chữ Nho, giảng dạy Tứ Thư, Ngũ Kinh, tổ chức các khoa thi. Do đó, ảnh hưởng của Đạo Nho rất lớn đối với việc tổ chức, chính trị, hành chính, văn học, tông giáo, luân lư, phong tục của nước ta. Tại Thăng Long (Hànội) vẩn c̣n "Văn Miếu", nơi thờ Đức Khổng Tử và các vị Thánh Hiền của Đạo Nho Đạo giáo hay Lăo giáo truyền bá tại nước ta vào thời bắc thuộc. Tư tưởng "xuất thế", chán ghét công danh, thích hưởng nhàn, tự do phóng khoáng. Lăo tử viết "Đạo Đức Kinh" và các môn đồ như Trang tử, Liệt tử... Người b́nh dân theo Lăo giáo, tin vào phù thủy, ảo thuật, ấn quyết

Phật Giáo truyền vào Nước Nam đầu từ thế kỉ thứ II (189A.D), nhờ các nhà Sư Tàu sang tránh nạn ở Bắc kỳ. Đây là Phật giáo ngành Đại Thừa (Mahayana, các vị Sư Săi, Thương tọa và các Ni Cô, (Sư Ni, Sư Cô), mặc áo nâu). Vào thế kỉ III, có các vị Sư người Thiên trúc (Ấn Độ, Tích Lan) sang Nước ta, hoặc qua Nước ta để sang Tàu. Các vị Sư này thuộc phái Tiểu Thừa (Hynayana, các vị Sư (Ông Lục) và Ni cô bận áo vàng, như ta thấy tại miền Nam, vùng Sóc trang, Trà Vinh, Bặc Liêu...) (C.T.3)

Để khuyến khích giới sĩ phu nghiên cứu những triết lư và giá trị luân lư đạo đức của Tam Giáo, nhất là biết so sánh những điểm tương đồng, dị biệt, để tôn trọng lẫn nhau v́ đôi khi chỉ khác nhau về danh xưng, nhưng nội dung, tư tưởng th́ giống nhau, chẳng hạn như trong Khổng giáo gọi Đấng Chủ Tể vạn vật là "THIÊN", là Hóa Công..th́ Lăo Tử gọi nguyên lư Siêu Việt là ĐẠO, và Phật Giáo là PHẬT TÍNH, Niết Bàn..

Vào năm 1247, vua Trần Thái Tôn đă mở khoa thi Tam Giáo cho các sĩ phu.

Văn học Việt Nam có thành ngữ "Tam Giáo Đồng Nguyên" và "Tam Giáo Đồng Lưu", ba Đạo cùng một ḍng suối, một ḍng nước. V́ thế, trong Truyện Kiều, cụ Nguyễn Du đă hoà hợp được tư tưởng của Tam giáo để đem lại sự quân b́nh cho kiếp sống trôi nổi của con người bạc mệnh. Những danh tướng như Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Công Trứ, cũng đă ḥa hợp được cuộc đời (nhập thế) đánh đông dẹp bắc, và khi về hưu trí, (xuất thế) th́ tiêu dao nơi sơn thủy để hưởng nhàn.

Theo Lịch sử, THIÊN CHÚA GIÁO (CÔNG GIÁO) đă du nhập vào Nước Việt Nam từ đời vua Lê, chúa Trịnh do các vị Truyền giáo người Bồ đào nha, Tây Ban Nha, Pháp..

Các nhà truyền giáo tiên khởi sang Viễn Đông Truyền bá ĐẠO THIÊN CHÚA, (như Thánh Phanxicô Xavier,) sang Nhật, Trung Hoa, Macao, Phi luât Tân, Việt Nam, các Ngài đi theo các thuơng thuyền đề làm Tuyên Uư cho các thủy thủ. Khi thương thuyền cập bến để bán hoặc cất hàng hóa, th́ các Ngài nhờ cơ hội đó để giảng Đạo mới cho người điạ phương Á Đông.

Dân chúng Trung Hoa và các sĩ phu gọi Đạo mới là "THIÊN CHỦ GIÁO" v́ các vị Tu sĩ, Linh Mục Công giáo Roma, đều giảng về một Đấng Tạo Hóa dựng nên vũ trụ càn khôn, Chủ tể vạn vật và tất cả nhân loại đều là con của Một Chúa Trời. (C.T.4)

Tại miền Bắc Việt Nam, thời vua LÊ, chúa TRINH cai trị, đă có một số đông người Việt theo Đạo mới, tức Đạo Thiên Chúa. Một tài liệu cổ thuật lại: (C.T.5)

Đời vua Lê Cảnh Hưng và chúa Trịnh là Tịnh Đô Vương đă tồ chức một cuộc hội luận, gọi là"Hội Đồng Tứ Giáo" giữa bốn Tông giáo: Khổng giáo-Lăo giáo- Phật giáo- và Thiên Chúa giáo do một Vị quan lớn là chú của Tịnh Đô Vương đứng ra triệu tập và điều hợp cuộc đối thoại.

Lư do: ông chú của Tịnh Đô Vương có bà mẹ là Bà Thượng Trâm đă theo Đạo Thiên Chúa và Bà cũng muốn con ḿnh theo Đạo. Vị Quan lớn là người rất thảo hiếu và kính trọng Mẹ, nhưng cũng muốn t́m hiểu Đạo mới trước khi quyết định, nên ông đă mời một Nho sĩ, một Đạo sĩ, một Ḥa thượng và một Tu sĩ Công giáo cùng bàn luận, trao đổi ư kiến, lần lượt bày tỏ giáo thuyết của từng Đạo, những điểm giống nhau khác nhau. Cả bốn vị đại diện bốn tông giáo cứ tuần tự tŕnh bày các lư lẽ của ḿnh, để sau cùng vị quan sẽ tự ḿnh quyết định. Ba vấn đề được thảo luận, mỗi ngày một đề tài: Ngày thứ I/, Cội rễ người ta bởi đâu mà sinh ra; Ngày thứ II/ Người ta ở đời này phải làm thế nào?.Ngày thứIII/ Sự cùng sau hết, người ta chết rồi đi đâu?

Trên b́nh diện Tông giáo, tuy có khác biệt giữa lư thuyết và các thực hành giũa các Đạo giáo, nhưng người Việt vốn khoan dung, độ lượng, ḥa thuận với mọi người, v́ cho rằng Đạo nào cũng dạy người ta "ăn ngay ở lành". Người theo Đạo Thiên Chúa gọi bà con các Đạo khác là "bên Lương", tức là những người lương thiện, sống theo Lương Tâm trong lành thánh thiện. Trong dân gian, các làng xă, đồng bào Lương -Giáo sống chung lẫn lộn cùng xóm, cùng thôn, gọi là "làng xôi đỗ", nhưng vẫn ḥa thuận, hợp tác với nhau trong công việc làm ăn, cầy cấy, tuần pḥng giữ an ninh, v́ giữa bà con nội ngọai, đều có người khác Đạo.

Một câu vấn nạn đặt ra: Tại sao có cuộc "cấm đạo"đẫm máu, giết hại hơn trăm ngàn các thánh "tử v́ Đạo"? Lư do chính là do giai cấp quan lại và triều đ́nh hủ lậu, không am hiểu t́nh h́nh chính trị, khoa học, kinh tế thế giới, đặc biệt sự bành trướng của các nước thực dân như Anh Pháp..đang mở rộng thị trường buôn bán. Một lư do khác không kém phần tác hại là chính sách ngoại giao "bế quan tỏa cảng" của các vua và quan lại không biết cách bảo vệ chủ quyền quốc gia, chống lại tham vọng thực dân đang bành trướng. Vương quốc Thái Lan do các nhà lănh đạo khôn khéo về ngoại giao nên vẫn giữ nước được chủ quyền độc lập. Hoàng đế Gia Long, Hoàng tử Cảnh.. và Giám Mục Bá đa Lộc đă có thể hợp tác với nhau để canh tân xứ sở, và giữ vững chủ quyền quốc gia.

Tiếc thay! Hoàng Tử Cảnh đă chết sớm, chưa kịp lên ngôi để kế vị Vua Gia Long!

Một vấn nạn khác: Đạo Thiên Chúa (Công Giáo) có "xuất phát" từ Thực dân Pháp, đại diện cho tư bản bóc lột, và thống trị không?

Vấn nạn này đă được nhiều người phản biện, nên chỉ xin giải đáp vắn tắt. Trước hết, Đạo Thiên Chúa du nhập vào Nước ta, từ thời vua LÊ TRANG TÔN, (năm 1533 một người tên là I-Ni.-Khu vào giảng Đạo tại làng Ninh Cường và Trà lũ..) không phải từ thời thực dân Pháp đánh chiếm Nam ḱ năm 1862-1867, và đặt cuộc bảo hộ năm 1883-1945. Vả lại, những đồng hương theo Đạo Thiên Chúa phần đông là những nông dân miền thôn quê, nghèo, không phải lớp quan lại, điền chủ.Những viên Toàn quyền như tên Pierre Pasquier thuộc hội kín "Tam điểm" (la Franc-Maconnerie) chống Công giáo.

II. PHẬT GIÁO và CÔNG GIÁO có "đấu tranh tông giáo" do chủ nghĩa vô thần cộng sản xúi bẩy không?

Để giải đáp thắc mắc này, thiết tưởng cần căn cứ vào chính chủ trương, lư thuyết của Đảng cộng sản và t́nh trạng chính trị, xă hội lúc cộng sản cướp chính quyền trong tay người Quốc gia vào năm 1945-1946.

Lịch sử nhân loại từ thượng cổ tới nay đă minh chứng: không có loại chiến tranh nào tàn khốc, hủy hoại cho bằng chiến tranh giữa các tông giáo như ta thấy ngày nay cuộc thánh chiến giữa các giáo phái miền Trung Đông. Một mặt, cộng sản tam, (vô thần, vô gia đ́nh, vô tổ quốc), rất ghét các tông giáo và muốn tiêu diệt, v́ cho tông giáo là "thuốc phiện"ru ngũ nhân loại, "Tha Hóa" (Alienation) con người, tiêu diệt ư thức đấu tranh chống bất công xă hội. Nhưng mặt khác, ông tổ đẻ ra thuyết cộng sản tam vô và các đồ đệ cũng rất sợ gây ra chiến tranh tông giáo, v́ không thể dập tắt được!

V́ thế, ngay từ khi cộng sản mới cướp được chính quyền, ban tuyên truyền vẫn tung ra những khẩu hiểu, những băng rôn như: "Lương -Giáo đoàn kết"

Do đó, cho rằng cộng sản phát động đấu tranh tông giáo giữa Phật Giáo và Công giáo là không đúng với t́nh h́nh chính trị ở Việt Nam vào năm 1945-1946. Từ xưa tới nay giữa người theo Phật giáo và người theo Công giáo không đánh nhau bao giờ cả. Cộng sản rất thù ghét và muốn tiêu diệt mọi tông giáo, nhưng không phải bằng cách gây đấu tranh giữa các tông giáo, nhưng bằng cách HỦ HÓA các tông giáo, biến các tông giáo thành CÔNG CỤ phục vụ chế độ. Quỉ kế này cộng sản đă dùng và đă thành công đối với Phật giáo Việt Nam (sẽ bàn luận ở đoạn dưới)

Những kế hoạch để HỦ HÓA và biến các tông giáo thành CÔNG CỤ cho chế độ là :lập giáo hội tự trị, đối với Công giáo là tuyệt giao với Ṭa Thánh Vatican, như bên Trung cộng đă làm từ 1949-1950 cho đến ngày nay. Nhưng Công giáo Việt Nam luôn luôn vẫn trung thành với Ṭa Thánh. Cộng sản lập ra các "Mặt trận Cứu Quốc’’ để thu hút các tu sĩ, tín đồ tham gia các đoàn thể do cộng sản điều khiển. Đặc biệt khuyên dụ các Linh mục bỏ bê việc mục vụ để làm cán bộ cho chế độ, làm dân biểu cho quốc hội bù nh́n.....

Tại sao cộng sản đă hoàn toàn THẤT BẠI trong kế hoạch dùng Công giáo làm tay sai, công cụ để phục vụ chế độ?

Hệ thống tổ chức Giáo hội Công giáo rất chặt chẽ, qui củ, theo Giáo luật, từ trung ương là Đức Thánh Cha ở Vatican, xuống các Hội Đồng Giám Mục Quốc gia, các Giáo phận, rồi đến các Giáo xứ. Cách thức đào tạo, huấn luyện và truyền chức Linh mục, Phó tế theo Giáo luật rất cẩn thận, thanh luyện các tu sinh trong một thời gian tối thiểu là 8 năm, sau khi học hết trung học. Do đó, mỗi linh mục, tu sĩ, nữ tu..đều có nguồn gốc Giáo phận, Nhà Ḍng. Những linh mục giả, tu sĩ giả, hay "cha việt minh", cha quốc doanh"..rất dễ nhận diện và bị tấy chay, ở mọi nơi, tại Hà nội, Sài g̣n... và tại Hải ngoại.

Trái lại, bên Phật Giáo, từ xưa tới nay, từ Ấn độ qua Trung Quốc tới Việt Nam, không có hệ thống lănh đạo chỉ huy thành một Giáo Hội thống nhất. Tại Việt Nam, mỗi làng một ngôi Chùa riêng rẽ về nhân sự cũng như tài chánh, mỗi Chùa một vị sư trụ tŕ do dân làng mời đến và mời đi. Cách thức tu luyện như: bao nhiêu năm thành tu sĩ, đại đức.., ai có quyền truyền chức, học những môn giáo lư nào..đều không có chương tŕnh huấn luyện nhất định và không có thể kiểm chứng được ai là tu sĩ thật hay giả.

Bởi vậy, cán bộ cộng sản rất dễ ĐỘI LỐT thượng tọa. đại đức, nicô..xâm nhập các Chùa và làm CÔNG CỤ cho đảng " tranh đấu" với chính quyền quốc gia, như ta đă chứng kiến, từ những vụ thiêu sống, đưa bàn thờ PHẬT xuống đường cản trở xe quân đội hành quân, đền việc lật đổ Tổng Thống hợp phápVNCH, và trao chủ quyền nước Việt vào tay cộng sản quốc tế.......

Có người cho rằng: mấy cán bộ cộng sản đội lốt Thượng toạ, đại đức.. chống chính phủ hợp hiến VNCH do ông NGÔ Đ̀NH DIỆM làm Tổng Thống, đó là "Phật Giáo đấu tranh với Công Giáo", v́ chính sách ḱ thị Tông giáo của chính quyền công giáo?

Đây là một nhận định sai lầm, không đúng Lịch sử và nguy hiểm v́ có thể khiến nhiều người thiếu suy nghĩ, đâm ra nghi ngờ mối thịnh t́nh, ḥa thuận giữa Công Giáo và Phật Giáo vẫn có từ trước tới nay.

Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm theo Đạo Công giáo, nhưng Chính Phủ của Ông Ngô Đ́nh Diệm có phải là Chính quyền Công giáo không?- Thưa: KHÔNG. Việc theo một tông giáo thuộc quyền bất khả xâm phạm của một cá nhân, c̣n chức vụ Tổng Thống thuộc về công quyền theo Luật Hiến Pháp của Chính thể Cộng Ḥa. Do đó, KHÔNG thể nói chính phủ của T.T Ngô Đ́nh Diệm là Chính Phủ Công Giáo được. Vả lại, trong chính phủ do T.T Diệm lănh đăo, vị phó Tổng Thống, mười mấy bộ trưởng đều là Phât Tử, hơn 80% sĩ quan quân đội là Phật Tử, ngoài ra các cấp công chức Hành chánh tại các Thành phố, Tỉnh, Quận, Làng xă 90% không phải Công giáo. Vào năm 1954, chính Ông Ngô Đ́nh Diệm, khi c̣n làm Thủ tướng, đă yêu cầu Đúc Cha Lê Hữu Từ Giám Mục Phát Diệm, giải tán quân đội tự vệ Biệt Khu Phát Diệm-Bùi Chu để sát nhập vào quân đội quốc gia, cũng như các giáo phái khác như Cao Đài, Hoà Hảo, B́nh Xuyên..

Hơn nữa, Uỷ ban điều tra của Liên Hiệp Quốc đă khẳng định KHÔNG CÓ đàn áp Phật giáo dưới chính quyền của Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm, trái lại, nhiều Chùa, cơ sở, trường Bồ đề, Đại học Vạn Hạnh..đă được chính phủ nâng đỡ để xây cất.

Ngay trong lúc các cán bộ cộng sản đôi lốt các sư săi, ni cô biểu t́nh, đành phá các Làng Công giáo miền Trung..vu khống cho T.T.Ngô đ́nh Diệm chống Phật Giáo, Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, các xứ đạo và đồng bào Công giáo vẫn giữ được thái độ b́nh tĩnh, hiểu biết âm mưu thâm độc của cộng sản.

Sau khi xâm chiếm miền Nam, thống nhất đất nước, cộng sản đă thật sự HỦ HÓA Phật giáo đến cực điểm. Chúng chia rẽ Phật Giáo thành 2 phe phái chống đối nhau, phong HCM, trùm cộng sản thành Bồ tát, để phật tử bái lậy, múa nhảy cầu xin,. ..

Tại hải ngoại, các cán bộ cộng sản ĐỘI LỐT Phật giáo vẫn len lỏi vào các Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia để lập các chùa và dùng báo chí Giao Điểm tờ tập san lá cải, phân phát tại các chợ, để gây CHIA RẼ Cộng Đồng, vu khống, xuyên tặc Giáo lư Đạo Thiên Chúa của những Quốc gia theo Thiên Chúa giáo như Hoa Kỳ, Úc, Canada, Đức, Pháp...đă v́ tinh thần BÁC ÁI, cứu trợ và giúp định cư mọi người Việt tỵ nạn cộng sản, không ḱ thị Phật giáo! Cộng đồng Công Giáo Việt Nam, hiểu biết quỉ kế thâm độc của cộng sản, nên vẫn b́nh tĩnh để giữ hoà khí và t́nh nghĩa đồng bào.

Nói tóm lại, nhờ các lời Tiên tri và Mệnh Lệnh của Đức Bà MARIA hiện ra năm 1917 tại FATIMA, về tai nạn khủng khiếp cho nhân loại là chế độ CỘNG SẢN VÔ THẦN, nên từ năm 1950, Hội Đồng Giám Mục Đông Dương (gồm Cao Miên và Lào) đă lên án tà thuyết cộng sản vô thân và xin các tín hữu CẦU NGUYỆN, SÁM HỐI và Dâng Nước Việt cho Trái Tim Vẹn Sạch của Đức Mẹ, để mong thoát nạn diệt vong của Cộng sản.

Bởi vậy, CÔNG GIÁO VIỆT NAM là phần tử quốc gia đă sớm ư thức được tai nạn diệt vong của chế độ TAM VÔ. Đồng bào Công giáo trong cũng như ngoài Nước luôn thực thi Mệnh Lệnh Fatima, và củng cố tinh thần Đoàn Kết các Tông giáo, để xây dựng một Nước Việt Tự Do, Dân Chủ, tôn trọng Nhân Quyền.◙

CHÚ THÍCH

Coi:báo điện tử BA CÂY TRÚC, bài: "Tà thuyết đấu tranh tôn giáo của CSVN" L.S.Đào Tăng Dực. (Úc Châu)

Coi: Sách "Thiên Chúa Giáo và Tam Giáo", Đường Thi, trang 370-373; 419.

Coi: "Việt Nam Văn Học Sử Yếu", Dương Quảng Hàm, trang 56-64; 83

Coi:Sách: "The True Meaning of The Lord of Heaven", Matteo Ricci S.J, trang 68;

"Thiên Chủ chi Công Giáo= Catholic religion of God

Coi: Sách "Hội Đồng Tứ Giáo" Nhà in Tân Định, Saigon 1959: