Viết Từ Canada

Nhân cuộc viếng thăm Việt Nam của TT Obama

BANG GIAO VIỆT-MỸ Sẽ Tiến Triển Ra Sao?

Mặc Giao

Tổng Thống Hoa Kỳ Barack Obama viếng thăm Việt Nam từ 22 đến 25-5-2016. Theo lệ thường, đó là dịp thắt chặt thêm t́nh thân thiện giữa hai nước và giải quyết những vấn đề c̣n tồn đọng. Điều không b́nh thường là nguyên thủ Hoa Kỳ chỉ c̣n tại chức đến tháng Giêng 2017, nên dù phải tôn trọng nguyên tắc bảo đảm sự liên tục của quyền hành, người ta cũng chưa thể biết những quyết định và cam kết của TT Obama với nhà cầm quyền Hà Nội sẽ được thực hiện với chính quyền mới hay không? Và tân tổng thống với quốc hội sắp được bầu của Mỹ sẽ có chính sách nào khác liên quan đến Việt Nam?

Bang giao Việt Mỹ trong lúc này là t́nh trạng dậm chân tại chỗ, có bước mà không tiến. Có thể nói từ thời TT Bill Clinton thiết lập bang giao giữa hai quốc gia đến giờ, những kết quả đạt được phần lớn đều có lợi cho Việt Nam cộng sản. Hà Nội ve văn Mỹ để được gia nhập các tổ chức kinh tế hoàn cầu WTO, TPP..., nhất là dùng Mỹ như con ngáo ộp để Trung Quốc đỡ ăn hiếp. Về phía Mỹ, họ đưa củ cà rốt TPP và việc bán vơ khí sát thương ra nhử, nhưng lúc nào cũng dứ cái roi nhân quyền, giờ thêm quy chế lao động. Mỹ đ̣i thả một số nhà đấu tranh cho dân chủ và nhân quyền nhưng phải "rước" họ sang Mỹ nuôi. Việt cộng không muốn họ tiếp tục gây rối ở Việt Nam. Những người đấu tranh khác ở trong nước, càng ngày càng đông, vẫn bị tù tội, hành hạ, những người biểu t́nh đ̣i quyền dân và bảo vệ tổ quốc vẫn bị đánh đập dă man, những người bị bắt vào đồn công an có nhiều hy vọng không c̣n thở khi được đưa ra khỏi đồn.

Như vậy có phải là Mỹ đă bị thua thiệt, đă mắc mưu thua kế của CS/VN hay không? Câu trả lời là không. Mỹ không tính từng chút hơn thua (v́ thế những anh láu cá mới có thể chơi tṛ du kích). Mỹ tính hơn thua trên chiến lược toàn bộ. Đó là việc di chuyển tự do của Mỹ trên Biển Đông, là bảo vệ ṿng đảo thứ nhất (Mỹ gọi là the first islands) ở Biển Đông gồm các đồng minh thân thiết của Mỹ cả về kinh tế, chính trị lẫn quân sự: Nhật, Đài Loan, Phi Luật Tân, và có thể kể thêm bán đảo Nam Hàn.

Mỹ muốn kéo Việt Nam về phía Mỹ để Việt Nam xa dần Trung Quốc. Mỹ biết Việt Nam muốn điều này nhưng chưa thoát ra được. Mỹ muốn Việt Nam đứng trong hàng ngũ những quốc gia ủng hộ lập trường của Mỹ về Biển Đông, không phải để gây chiến tranh với Trung Quốc, nhưng tạo thế cô lập cho Trung Quốc, nhờ đó Trung Quốc mới bớt hung hăng, bớt tham vọng và tuân hành những phán quyết của các cơ quan tài phán quốc tế, như Ṭa Trọng Tài tại The Hague (Permanent Court of Arbitration), Ṭa Pháp Lư Quốc Tế (International Court of Justice). Quyền lợi thiết thân của Mỹ ở Biển Đông không giống Trung Quốc, không phải là làm chủ 3,5 triệu cây số vuông lănh hải và 11 tỷ thùng dầu (ước lượng) nằm dưới ḷng Biển Đông. Quyền lợi của Mỹ là không chấp nhận cho Trung Quốc làm bá chủ Biển Đông và áp đặt luật lệ với Mỹ cũng như các đồng minh của Mỹ trong vùng này. Đó là chiến lược hoàn cầu, là cách giữ ngôi vị bá chủ của Mỹ cả về kinh tế lẫn quyền tự do vẫy vùng của các hạm đội Mỹ trên khắp các mặt biển của địa cầu. Mỹ chủ trương dùng biện pháp ôn ḥa, chỉ dọa mà không đánh, để thực hiện điều này.

Chính sách của Mỹ chắc sẽ đi theo con đường đó trong tương lai, trừ khi một tổng thống mới, thí dụ ông Donald Trump, nổi máu cao bồi, quyết định đấu súng với Trung Cộng. Nếu chuyện này xảy ra, dù không dẫn đến đại chiến, hậu quả tối thiểu cũng sẽ là tạo một vùng biển không người lai văng (no man’s sea), không có một máy bay và tàu biển ngoại quốc nào đến gần vùng dọc bờ biển Trung Quốc v́ bị Trung Quốc cấm và sợ nguy hiểm. Đường vận chuyển ở Biển Đông sẽ bị co hẹp lại. Kinh tế thế giới sẽ bị ảnh hưởng không nhỏ.

Chiến lược tự chế địa phương (area-denial strategy) đă được hai tác giả Stephen G. Brooks và William C. Wohlforth cổ vơ. Theo hai tác giả này, "chiến lược tự chế địa phương có thể giải quyết được vấn đề trong dài hạn, nhưng không nhằm đối phó với sự thách thức tức thời của Trung Quốc về các tiện nghi quân sự mà họ thiết lập trên các đảo nhân tạo ở Biển Đông. Không có một giải đáp dễ dàng, nhưng Hoa Thịnh Đốn nên tránh một phản ứng quá mạnh bạo, có thể gây ra một cuộc xung đột. Thật ra, những ḥn đảo nhỏ và nằm phơi ḿnh giữa biển này không làm thay đổi cán cân quân sự, v́ không thể bảo vệ được chúng khi có chiến tranh. Những toan tính của Trung Quốc cũng có thể lănh hậu quả ngược. Năm ngoái, Phi Luật Tân đă đón tiếp các lực lượng Mỹ trở lại bở biển của họ sau 24 năm vắng mặt. Và bây giờ Hoa Kỳ đang thảo luận về việc thiết lập căn cứ cho các phi cơ oanh tạc đường dài tại Úc... Hoa Kỳ có nhiều mũi tên để sẵn trong cây cung của ḿnh. Đặt gánh nặng leo thang vào vai Trung Quốc, đặc biệt làm cho các đồng minh khép lại trang sách thân thiện với nước này. Ngoài ra Mỹ c̣n một đ̣n khác là những phán quyết của các ṭa án quốc tế". (Xem Foreign Affairs, các trang 102, 103, May/June 2016).

Chiến lược tự chế do hai ông Brooks và Wohlforth rất thích hợp với những lănh tụ Mỹ thích nói mạnh làm nhẹ. Đó là sự khôn ngoan tránh gây chiến tranh, tránh gây thiệt hại nhân mạng và tài lực, tránh bị sa lầy như tại Việt Nam, Afghanistan, Iraq, nhưng lại mở đường cho những kẻ có tham vọng xấu vi phạm những nguyên tắc căn bản của luật quốc tế, hay nói nôm na là luật cư xử biết điều, hài ḥa giữa láng giềng với nhau. Chưa nhập trận đă công bố trước thế nhượng bộ là khuyến khích phe địch tự do xâm lăng, biến của người khác thành của ḿnh, tạo sự đă rồi để dành quyền cấm đoán bất cứ ai đến gần tài sản đă cướp bất hợp pháp.

Chính v́ không muốn từ bỏ nguyên tắc và luật lệ quốc tế, chính quyền Obama đă nhẹ nhàng cho tàu chiến tuần tra quanh những ḥn đảo nhân tạo do Trung Quốc xây dựng bất hợp pháp với mục đích chứng tỏ Mỹ phủ nhận chủ quyền của Trung Quốc trên những đảo này. Phản ứng như thế là quá nhẹ khiến Trung Quốc không sợ. Họ chỉ tự chế không tấn công những tàu Mỹ đi vào lănh hải 12 hải lư quanh các đảo họ tự nhận, nhưng họ vẫn hoành hành như chủ nhân ông ở Biển Đông và tuyên bố trước là sẽ không chấp nhận những phán quyết của Ṭa án The Hague. Nếu muốn, Mỹ đă có thể phản ứng bằng một số biện pháp chế tài phi vơ trang mạnh hơn về kinh tế, tài chánh, ngoại giao, tương tự như Mỹ đă áp dụng với Nga trong vụ Crimea và Ukraine. Điều quan trọng là để Trung Quốc biết họ không thể muốn làm ǵ th́ làm mà không bị thiệt hại về quyền lợi và danh dự.

Qua chiến lược của Hoa Kỳ tại Biển Đông, đừng ai mơ rằng Mỹ sẽ gây chiến với Trung Quốc để bênh Việt Nam, lấy lại đảo và bảo vệ biển cho Việt Nam. Ngay cả một cuộc xung đột vơ trang Mỹ-Trung Cộng cũng khó có thể xảy ra v́ xung khắc quyền lợi giữa hai bên. Mỹ và Trung Quốc chơi tṛ cút bắt với nhau, nắn gân nắn cẳng nhau nhưng không muốn cắt những liên hệ kinh tế với nhau. Hoa Kỳ là thị trường lớn nhất của sản phẩm Trung Quốc. Trung Quốc hiện cho Hoa Kỳ vay 1,300 tỷ Đô la dưới h́nh thức công khố phiếu và cổ phần chứng khoán, chưa kể những món tiền đầu tư rất lớn của tư nhân vào nhà đất và cơ sở thương mại tại Mỹ.

Về phương diện quân sự, Trung Quốc cũng không dám gây chiến với Mỹ v́ biết ḿnh ở thế yếu. Theo thống kê của Bộ Quốc Pḥng Mỹ, ngân sách quốc pḥng của Mỹ năm 2012 là 79 tỷ Đô la, gấp 13 lần ngân sách quốc pḥng (ước tính) của Trung Quốc. Điều quan trọng hơn là Trung Quốc thua kém Mỹ rất xa về kỹ thuật. Nhà nghiên cứu Richard Bitzinger nhận xét rằng "ngoài một số sản phẩm rất tốt như hỏa tiễn tầm xa, kỹ nghệ quân sự của Trung Quốc chứng tỏ ít có khả năng sáng chế và sản xuất ngay cả những vơ khí quy ước có tính cách hiện đại". (sđd, tr 96). Trung Quốc vẫn không tự sản xuất được những động cơ tốt cho các phi cơ chiến đấu, vẫn phải trông cậy vào kỹ thuật của Nga. Kỹ thuật tàu ngầm của Trung Quốc chậm tiến hơn của Mỹ 20 năm, đặc biệt là kỹ thuật tạo sự im lặng của động cơ để không dễ bị phát giác. V́ thế Trung Quốc chỉ dám hùng hổ với những nước yếu như Việt Nam và Phi Luật Tân, không dám gây sự cả với Nhật, đừng nói với Mỹ.

V́ vậy Việt Nam rất thèm hỏa tiễn, phi cơ và tàu chiến của Mỹ. Đại sứ Hà Nội tại Hoa Thịnh Đốn, Phạm Quang Vinh, đă công khai kêu gọi Mỹ, trước khi TT Obama đi Việt Nam, hủy bỏ toàn bộ lệnh cấm vận bán vơ khí cho Việt Nam. Hiện nay, v́ không mua được chiến cụ của Mỹ, Việt Nam phải tạm mua máy bay và tàu ngầm của Nga. Vơ khí Hà Nội mua không phải để đ̣i lại Hoàng Sa và một phần Trường Sa bằng vơ lực, nhưng chỉ để tự vệ, bảo vệ tàu bè Việt Nam lưu hành trên Biển Đông và là một h́nh thức cảnh cáo gián chỉ cho Trung Quốc biết rằng không dễ ǵ nuốt trửng Việt Nam. Nếu anh đánh tôi, dù tôi thua, tôi cũng sẽ làm anh u đầu sứt trán. Mỹ sẽ chiều ḷng Việt Nam, bán cho Việt Nam một số vơ khí và chiến cụ tối tân nhiều hơn trước, nhưng sẽ không hủy bỏ toàn diện lệnh cấm vận. Mỹ vẫn phải nắm đằng chuôi.

Về phương diện nhân quyền, nhân chuyến thăm Việt Nam của TT Obama, Mỹ gia tăng đ̣i hỏi và gây áp lực. Mỹ muốn Việt Nam thực hiện việc tôn trọng nhân quyền một cách triệt để và rộng răi, không thể chỉ vài trường hợp tượng trưng để lấy ḷng, đặc biệt phải tôn trọng quyền của người lao động nhự hiệp ước TPP qui định. Nếu không, Việt Nam có thể b࿋ khai trừ khỏi TPP. Mỹ giơ cao nhưng đánh khẽ v́ biết Việt Nam không thể thỏa măn hoàn toàn đ̣i hỏi của Mỹ. Làm như Mỹ đ̣i, đảng cộng sản sẽ tan ră mau chóng v́ không thể đối đྦྷu với t́nh trạng đa đảng, tự do bầu cử, tự do ngôn luận, tự do hội họp và tự do lập hội... Nhiều đảng viên, dù có tiến bộ và muốn đổi mới đến đâu, cũng không thể chấp nhận nh́n đảng tan vỡ, cuốn theo cả sự nghiệp của họ.

Cũng phải kể đến yếu tố Trung Quốc. Nước này muốn nắm đảng CS/VN càng chặt càng tốt. Họ không muốn Việt Nam ngả theo Mỹ. Họ có phương tiện để làm việc này: áp lực kinh tế, gài người nằm vùng trong các cấp bộ của CS/VN, mua chuộc bằng tiền bạc, đe dọa tố cáo những quan chức tham nhũng sợ "há miệng mắc quai". Như vậy, đảng CS/VN muốn thoát Trung cũng không phải chuyện dễ.

Trong hoàn cảnh "quay sang Sở e Tần giận, ngả sang Tần sợ Sở ghen", Hà Nội chỉ c̣n cách đóng vai người em bé nhỏ níu eo ếch cả hai anh bồ. Khi anh Ba ăn hiếp em quá th́ em ngả sang anh Hai t́m che chở và dọa bỏ anh Ba. Khi anh Hai bắt ép em quá th́ em lại ngả sang anh Ba hứa hẹn nối lại duyên xưa. Đây không phải là thủ đoạn đi dây, v́ đi dây có lúc trượt chân, té sang bên nào cũng chết. Đây là lối chơi bài hai mặt, vừa lá phải vừa lá trái, dùng anh nọ hù anh kia và thủ lợi từ cả hai anh. Nói trắng ra là "đi khách" với cả hai chàng. Hai chàng đều biết nhưng không thể ruồng rẫy em. Lư do, lúc này cả hai đều cần em.

Nói tóm lại, bang giao Việt Mỹ hiện ở trong thế chân vạc, Việt, Mỹ, Trung Quốc. Bang giao không thẳng tuột một đường để nhắm đến mục đích chung. Nó được vận hành bằng giằng co, vuốt ve, hứa hẹn, đe dọa. Mỹ và Việt chưa thật ḷng với nhau, chưa thực sự tin nhau. Mỹ muốn ôm Việt Nam cộng sản về phía ḿnh nhưng vẫn sợ bị lợi dụng, vẫn e ngại những tráo trở, vẫn chán ngán với sự cứng đầu về nhân quyền, vẫn chưa thấy Việt Nam tỏ quyết tâm thoát Trung. Việt Nam muốn dựa theo Mỹ để làm ăn buôn bán, hưởng lợi về kinh tế, kỹ thuật, muốn có vơ khí Mỹ để tự vệ, để Trung Quốc bớt ăn hiếp, nhưng vẫn sợ theo Mỹ là phải nhận những điều kiện của Mỹ, chẳng ai cho không biếu không. Điều kiện nguy hiểm nhất là tôn trong nhân quyền, mở cửa cho tiến tŕnh tự do dân chủ. Từ chối th́ không được. Làm theo th́ tự hủy. V́ vậy phải hứa hẹn sẽ thi hành và xin tŕ hoăn việc thực hiện. Trong khi chờ đợi vẫn thẳng tay vơ vét và đàn áp nhân dân. Gian dối để dành phần lợi cho ḿnh. Thủ đoạn này ai cũng biết. Mỹ biết. Nhân dân biết và phẫn nộ. Một khi cơn phẫn nộ đạt cao độ, nhân dân sẽ hành động. Lúc đó Mỹ có giúp và Tầu có bênh cũng vô ích.

Câu hỏi đặt ra là cuộc viếng thăm của TT Obama có ích lợi ǵ cho bang giao Việt Mỹ và cho Việt Nam nói chung? Thưa, có ích lợi, nhưng không thể thay đổi t́nh h́nh trong sớm chiều. Trước hết là ích lợi về tuyên truyền cho cả hai bên. Tổng Thống Mỹ hy vọng tăng thêm uy tín cá nhân khi nhiệm kỳ sắp hết. Cộng sản VN được dịp khoe khoang đă được nguyên thủ Mỹ sang tận nơi thăm viếng và thảo luận tay đôi về các vấn đề quan trọng giữa hai nước. Thực tế, những cuộc nói chuyện trực tiếp có thể giúp hai bên hiểu nhau hơn và bang giao có thể cải thiện hơn, dù không nhiều. Về phần dân Việt Nam, đây là cơ hội công khai nói lớn tiếng đ̣i hỏi nhân quyền, cổ vơ tự do dân chủ, đ̣i trả tự do cho các tù nhân lương tâm, tố cáo những tàn ác, bất công trước dư luận quốc tế nhờ sự hiện diện của các cơ quan truyền thông đến từ khắp nơi trên thế giới. Cuộc viếng thăm của TT Obama lại rơi vào đúng lúc nhân dân Việt Nam từ Nam chí Bắc đang rầm rộ bầy tỏ sự phẫn nộ về sự dối trá, ươn hèn của hàng ngũ lănh đạo cộng sản trong việc cá chết hàng loạt ở duyên hải miền Trung. Nếu cuộc viếng thăm này có giá trị như một liều thuốc phụ gia khiến dân Việt Nam phấn kích và hăng hái thêm trong cuộc đấu tranh dứt điểm tà quyền th́ đó sẽ là thành công lớn nhất.◙