Câu Chuyện Từ Nước Đức

"Quả đấm Thép" và vấn đề Môi Sinh.

Kinh nghiệm đau đớn của người Đức với người Tàu.

Phạm Hồng Lam

 

Bài sau đây tóm tắt từ một thiên phóng sự đă khá lâu của hai kí giả Marian Blasberg và Martin Kotinek mang tên "Die versenkten Milliarden" (Ch́m xuồng hàng tỉ âu-kim) đăng trên tuần báo Die Zeit số 12 tháng bảy 2012. Lúc đó đọc xong, tôi nghĩ phải giữ lại, v́ thế nào rồi cũng sẽ có dịp trở lại đề tài này. Quả đúng như vậy. Vụ Formosa Vũng Áng đầu độc môi sinh và đời sống người dân việt nam hôm nay là dịp để chúng ta cùng t́m hiểu.

Nói về luyện kim, không thể bỏ qua đại công ti sắt thép ThyssenKrupp ở Đức với lịch sử 200 năm kinh nghiệm. Đây là kết hợp của hai công ti Thyssen và Krupp với 170.000 công nhân trên khắp thế giới. ThyssenKrupp chuyên cung cấp cho các quốc gia trên thế giới các loại thang máy, tàu ngầm và hơn 1000 loại thép; một trong những loại ưa chuộng là loại thép tấm cán mỏng (Bramme), một vật liệu không thể thiếu được trong kĩ nghệ sản xuất xe hơi, tàu bè và nhiều sản phẩm khác. Sản phẩm quan trọng của Formosa ở Vũng Áng cũng sẽ là loại thép cán mỏng này.

Từ 2002 tới 2011 tổng giám đốc của đại công ti là ông Ekkehard Schulz. Sau 40 năm làm việc cho công ti và sau 9 năm làm tổng giám đốc, theo kế hoạch đă định, ông sẽ được thăng tiến, bước vào Hội Đồng Giám Sát. Trong bài diễn văn từ giă ghế tổng giám đốc vào tháng giêng 2011 trước tập thể cổ đông, ông cho hay, chưa bao giờ ThyssenKrupp có một tương lai sáng lạn và vững chắc như lúc này, đặc biệt là nhờ xưởng luyện thép ở Ba-tây.

Nhà máy này sẽ là đỉnh điểm cuộc đời nghề nghiệp của ông. Nó sẽ là "quả đấm thép" (như "quả đấm thép" Vinashin của Nguyễn Tấn Dũng) xuyên thủng mọi kỉ lục. Lần đầu tiên kể từ sau thế chiến thứ hai, ThyssenKrupp sẽ có thêm một cơ sở luyện kim mới với các ḷ cao, ḷ cốc, các ḷ thổi, nhà máy nhiệt điện và cảng nước sâu. Lần đầu tiên nó sẽ sản xuất thép ở một quốc gia đang phát triển, nơi có nhân công, điện, vật tư giá rẻ. Hàng năm cơ sở mới sẽ sản xuất năm triệu tấn thép với phẩm chất cao phục vụ cho các xưởng chế tạo xe hơi mới lập ở Hoa-ḱ và các xưởng tại Đức. Những cuộn thép thô chất gọn trong ḷng tàu dễ chuyên chở xuyên đại dương hơn từng núi than và quặng cồng kềnh.

Cơ sở luyện thép ở Ba-tây, theo hi vọng của Schulz, sẽ là một trong những cuộc đầu tư hải ngoại lớn nhất của một công ti đức trong lịch sử ngành kĩ nghệ. Và tên tuổi của ông cũng sẽ đi vào với lịch sử đó. Nay (2012) sau tám năm bắt đầu với những đồ án đầu tiên, công tŕnh đó quả thật đă đi vào lịch sử: như là một trong những thảm hoạ đầu tư vĩ đại nhất. Nó trở thành biểu tượng cho việc lập kế hoạch sai, cho ḷng tham lợi nhuận và cho sự vô trách nhiệm. Tám tỉ âu-kim, số tiền c̣n lớn hơn trị giá cổ phiếu hiện nay của ThyssenKrupp, đă ch́m nghỉm vào băi śnh vịnh Rio de Janeiro.

Với sự giúp đỡ của Inácio Lula de Silva, lúc đó là tổng thống Ba-tây, ThyssenKrupp tạo măi được một vùng đất lớn trong vịnh Sepetiba thuộc bang Rio; gần đó lại có mỏ quặng của Vale, công ti cung cấp quặng lớn nhất của Ba-tây. De Silva sau này lại cho sửa luật thuế để ThyssenKrupp có thể xuất cảng sản phẩm dễ dàng hơn. Hàng ngàn công ăn việc làm sẽ h́nh thành. Thiên thời địa lợi nhân hoà chẳng c̣n đâu hơn. Để chắc ăn, ThyssenKrupp thuê công ti McKinsey nghiên cứu sự khả thi. Theo đó: toàn bộ công tŕnh sẽ tốn 1,9 tỉ âu-kim. Thép tấm thô của Ba-tây sẽ rẻ hơn sản phẩm từ Đức 55 € mỗi tấn.

Năm 2005 khoản ngân sách đầu tiên cho dự án Ba-tây được tháo khoán.

Dự án mang tên "Atlantik-Strategie" (Chiến Lược Đại Tây Dương) đi vào lịch sử với "siêu sao" Schulz. Thiên hạ đổ xô nhau mua cổ phần, khiến tổng trị giá cổ phiếu của đại công ti nhảy vọt lên gấp ba. Ba-tây lúc đó, nói như mấy tay Vẹm, trở thành lương tri thời đại, đỉnh cao trí tuệ, tương lai nhân loại; vậy th́ ai lại không dại ǵ vét hầu bao mà kiếm chút đỉnh chung!

Tháng chín 2006 Schulz bay sang đặt viên đá đầu tiên.

Cùng đi với Schulz là Karl-Ulrich-Köhler, người được chính Schulz đưa vào làm giám đốc dự án ở Ba-tây. Theo Köhler, đặt xưởng thép ở Ba-tây không những có lợi về phương diện hậu cần, mà c̣n tránh được bao nhiêu là rắc rối cấm cản về luật lệ môi sinh và năng lượng ở Đức. Mối quan hệ giữa Schulz với Köhler như cha với con. Con sẽ nối nghiệp cha, khi cha nghỉ hưu.

Nhưng chỉ sáu năm sau, Schulz thân bại danh liệt. Mất sạch mọi thứ. Phải từ luôn con Köhler, v́ con đă góp tay giết cha.

Nay (2012) giá thép cuộn thô của Ba-tây đắt hơn thành phẩm ở Đức 170 $ mỗi tấn. Toàn bộ công tŕnh chạy không hết lực, luôn gặp trục trặc từ bộ phận này tới ḷ nung kia. Nợ của ThyssenKrupp đă trên 6,5 tỉ âu kim. Khả năng tín dụng của đại công ti được Standard & Poor´s đánh xuống ngang hàng với quốc gia tí hon đang nợ như chúa chổm là Bồ-đào-nha. Người kế nhiệm của Schulz tính chuyện phải bỏ toàn bộ công tŕnh. Các nhà nghiên cứu xác nhận, ḷ thép Ba-tây chỉ là một đống sắt vụn vô giá trị, cần phải bỏ nó, để cứu vớt những phần công tŕnh c̣n lại. Nhưng luyện thép là linh hồn của ThyssenKrupp; bỏ nó đi th́ cả một huyền thoại 200 năm sẽ sụp đổ.

V́ đâu nên nỗi?

Là v́ ThyssenKrupp ham rẻ, muốn bỏ con tép để được con ḱnh ngư; do đó họ đă trao việc xây ḷ cốc cho một công ti của người Tàu, mang tên Citic. Và thay v́ xây những ḷ tối tân, th́ Citic lại mang đồ dổm tới dựng lên một đống sắt vụn. Đống sắt vụn này sản xuất thép th́ ít, mà phun bụi và tạo mưa tro trên các khu công nhân và trên các vùng dân cư chung quanh th́ nhiều. Dân chúng phản đối. Công tố viện ba-tây phải nhiều lần vào cuộc. Sở kiểm soát môi sinh đ̣i buộc ḷ thép trong ṿng một năm phải cải tiến 134 hạng mục. Ngoài ra phải lắp thêm hệ thống lọc bụi mới với giá 20 triệu âu-kim. Các ḷ phải có thêm một vỏ bọc bên ngoài. Nhưng càng sửa, càng đổ tiền vào như nước, càng bế tắc.

Trong ngành luyện kim vốn có một công thức bất thành văn: Ai muốn sản xuất một triệu tấn thép, phải đầu tư vào đó một tỉ âu-kim. Trong lúc Schulz muốn chỉ tốn gần hai tỉ âu-kim, để cho ra ḷ gần năm triệu tấn thép.

Theo Günter Menden, chuyên viên kĩ thuật được Hội Đồng Giám Sát cử sang Ba-tây để kiểm tra công tŕnh, th́ lỗi lầm lớn nhất của Schulz là đă giao công tŕnh cho một công ti trung-quốc. Hơn nữa, Schulz và Köhler "hẳn phải biết rằng, đối với người Trung-quốc th́ họ cần phải kiểm soát kĩ hơn chứ". Họ giao cho Citic xây ḷ nung cốc. Ḷ cốc là trái tim của toàn bộ công tŕnh. Nó dùng để đốt từng núi than để cho ra cốc, và cốc được dùng làm mồi cho các ḷ cao. Trong quá tŕnh đốt than lấy cốc thường sẽ có rất nhiều nhiệt lượng được thải ra, và người ta dùng nhiệt lượng này để chạy toàn bộ nhà máy. Nói đơn giản: Nếu ḷ cốc không chạy, th́ các cơ phận khác cũng không chạy.

Cha con Schulz-Köhler mê mẩn nghe Citic ca rằng: họ sẽ cung cấp một thứ kĩ thuật tân tiến, kĩ thuật này có thể xử lí dễ dàng loại than rẻ và kém phẩm chất. Citic c̣n chào hàng một giá thầu bở ăn, rẻ lơn 60 triệu âu-kim so với giá thầu do công ti Uhde đưa ra; Uhde là một công ti con của ThyssenKrupp và là một trong những công ti có kinh nghiệm hàng đầu quốc tế về xây ḷ cốc. Hai ông nghe hát bùi tai, bỏ Uhde chọn Citic.

Và Citic đă dựng cho hai ông "đúng là một đống sắt vụn". Khi Menden tới ḷ nung do người Tàu để lại, ông thấy cửa ḷ đă trật ch́a; rỉ sét đầy trên các khung thép; những mối hàn có thể chịu được sức nóng trên 1500 độ lại được trét bằng cao-su; một phần vật liệu xây dựng là sản phẩm của thập niên 80; có những thứ được giả dạng gắn nhăn hiệu của công ti Siemens (Đức). Người Tàu đă cung cấp cho ThyssenKrupp loại vật liệu hạng hai, được thi công bởi các thợ hạng ba của họ.

Người ta thắc mắc, tại sao ThyssenKrupp lại bỏ mặc công trường hoàn toàn cho người Trung-quốc, mà chẳng có một kiểm soát nào cả? Schulz và Köhler quả thật chưa có kinh nghiệm về việc xây ḷ cao; họ chỉ mới có kinh nghiệm về một vài công đoạn liên quan trong xây dựng. Và tại sao họ lại thanh toán ngay toàn bộ tiền cho Citic, mà không trả từng đợt theo tiến độ, như thông thường vẫn làm? Hiện (2012) đă đ̣i lại được một ít tiền, đa phần c̣n lại đang kiện cáo lẫn nhau.

Công ti Uhde giờ đây phải phá đi một phần công tŕnh để xây lại ḷ nung cốc mới. Thay v́ rẻ hơn được 60 triệu, giờ đây cha con Schulz phải trả cho ḷ cốc (cũ và mới) tới 1,5 tỉ âu-kim, gấp 6 lần giá ban đầu.

Lănh đạo đại công ti ở Đức chẳng biết ǵ nhiều về những ǵ đang diễn ra ở Ba-tây. Hàng tháng có hai quản trị viên bay sang để thị sát t́nh h́nh, và họ luôn được Köhler khẳng định: "in time, in budget", tất cả đều đúng thời hạn, không vượt dự trù ngân sách. Đó là t́nh h́nh đầu năm 2008, vài tháng trước khi bước vào giai đoạn sản xuất, như kế hoạch dự trù. Nhưng không lâu sau đó, giám đốc kĩ thuật Erich Heine đă cho Schulz hay sau chuyến thăm Ba-tây của ḿnh, là mọi chuyện không phải như Köhler vẫn nói; tiến độ xây dựng và t́nh h́nh chi phí đă vượt tầm kiểm soát. Chết tôi rồi! Lúc đó Schulz mới ngă ngửa ra. Song một chuyện mang tầm vóc như thế mà giới lănh đạo của đại công ti đă không hay biết kịp thời là điều khó hiểu. V́ người ta muốn dấu các cổ đông? V́ hèn? V́ không khí làm việc trong hàng lănh đạo công ti, khiến không ai dám phê b́nh?

Hoàn cảnh của Schulz lúc này, đầu năm 2008, quả bi đát. Khủng hoảng kinh tế ở Âu châu bắt đầu lộ h́nh, nhu cầu thép xuống thấp; Trung-quốc đă tự sản xuất thép cho ḿnh. Trong lúc đó Ba-tây đang trên đà phát triển nhanh, lương công nhân tăng, hối suất đồng Real tăng. Thêm nữa, theo các hợp đồng, ThyssenKrupp phải cung cấp điện lấy từ các ḷ nung cho Ba-tây; nhưng ḷ cốc chưa chạy, họ phải mua điện với giá mắc của đồng Real. Mà hoàn cảnh lúc này đă tới hồi Point of no Return, không thể lùi được nữa.

ThyssenKrupp quyết định, phải bằng mọi cách kết thúc công tŕnh thật nhanh và rẻ, để đi nhanh vào sản xuất, hầu giảm tổn phí. Nhưng càng nhanh, càng lắm lỗi lầm; càng tiết kiệm, chi phí cuối cùng lại càng tăng. Giữa năm 2008, ngân sách tăng lên 3,7 tỉ; cuối 2008, vọt lên 4,5 tỉ.

Nhưng rồi một ngày trọng đại trong tháng sáu 2010 cũng đă đến. Ngày khai trương. Hàng ngàn quan khách tưng bừng tới dự lễ, có cả tổng thống Lula. Đầu tháng 8, những cuộn thép đầu tiên hi vọng sẽ được chuyển lên tàu xuyên đại dương về Âu châu.

Nhưng niềm vui và hi vọng tan nhanh. Hết thảm hoạ sắt vụn của Tàu, giờ tới thảm họa nặng hơn: Bụi.

Khi ḷ đầu tiên bắt đầu chạy và gió đổi hướng vào lục địa, dân cư chung quanh vùng kĩ nghệ thấy xuất hiện những hạt bụi lóng lánh như cát được gió mang tới rải trên các mái nhà, đổ trên các tầng lá chuối, trên các mùng mền, dính trên các chậu nước; chúng quyện lẫn với mồ hôi, khiến ngứa da, ho và khó thở. Người dân gọi đó là "mưa bạc". Tháng 11.2010 luật sư Ribeiro của công tố viện khởi tố lần đầu tiên, cáo buộc ThyssenKrupp vi phạm các điều khoản của giấy phép; công ti đă v́ lợi nhuận cố í gây ô nhiễm không khí, ảnh hưởng tới sức khoẻ người dân. Từ ngày nhà máy hoạt động, ngư dân cho biết, cá trong vùng vịnh ít hẳn đi; ThyssenKrupp một mực chống lại luận điểm này.

Ribeiro giải thích về "mưa bạc" như sau. Khi một ḷ nung đă được đốt lên, th́ nó tiếp tục chạy không ngừng nghỉ, cho dù các bộ phận khác gặp trục trặc. Trong trường hợp này, người ta phải tạm thời đổ sắt nung chảy vào một cái hố lớn, để chờ cho tới khi các bộ phận khác hoạt động. Hố này được ví như một băi tập trung rác. Công ti được phép xây hai hố, nhưng người ta đă kín đáo xây thêm hai hố nữa, khi thấy rằng, phải cần thêm "hố rác", v́ nhiều bộ phận nhà máy thường hay gặp trục trặc. Và khi sắt nóng gặp không khí nguội lại, nó làm bung ra những phân tử, và gió đưa những phân tử tro bụi này đi khắp nơi.

Thêm một lí do nữa là ḷ đổ thép miếng. Thường th́, trong giai đoạn đầu, khi sắt từ ḷ nung bắt đầu ra và các bộ phận khác chưa chạy, người ta chuyển số sắt này vào một ḷ gọi là ḷ luyện thép miếng, để cho ra loại thép miếng kém phẩm chất, nhưng vẫn có thể tiêu thụ được. Lẽ ra nhà máy cần phải có hai ḷ. Nhưng ở đây, v́ tiết kiệm, người ta chỉ xây một ḷ mà thôi. V́ thế lượng sắt bị đổ vào "hố rác" nhiều thêm, và phân tử bụi tro lại càng tăng.

Về loại bụi này, Tổ Chức Y Tế Quốc Tế (WHO) năm 2005 đă đưa ra những tiêu chuẩn như sau: Có thể chấp nhận tối đa ba ngày trong một năm với lượng bụi tro trong ngày 50 Mikrogramm trên một mét khối không khí. Nhưng ở vịnh Sepetiba, chỉ từ tháng 6 tới tháng 11 năm 2010, đă có 39 ngày có lượng bụi vượt xa giới hạn trên đây. Có những giờ lượng đó vượt cao gấp bốn lần mức WHO cho phép. Tại nước Đức, người ta coi các tiêu chuẩn của WHO là hữu lí. Nhưng ở Ba-tây, chính quyền vẫn cho phép lượng bụi thải cao gấp ba mức của WHO. V́ thế ThyssenKrupp đă nại vào đó, để biện hộ rằng, ḿnh đă không lỗi luật.

Ribeiro khởi kiện, với mục đích trước hết là để ngăn chặn việc chính quyền bang Rio cho phép ThyssenKrupp khởi động ḷ thứ hai. Ông hiểu, với tập đoàn lănh đạo tham nhũng và lối phán quyết dựa trên móc nối cá nhân của toà án ba-tây hiện nay, th́ ông khó có hi vọng thắng. Và chính quyền Rio de Janeira đă cho phép ThyssenKrupp khởi động ḷ thứ hai, với lí do, là không thể để 1.800 công nhân bị nguy cơ thất nghiệp.

Nhưng ḷ thứ hai hoạt động chưa được mấy ngày th́ lại có vấn đề. Hàng tấn sắt lại phải đổ vào hố, và mưa bụi lại tung bay. Lần này là do cần cẩu chuyển sắt sang ḷ thổi bị hư, nên toàn bộ dây chuyền sản xuất phải ngưng. Lẽ ra phải có hai cần cẩu, để thay thế cho nhau. Nhưng v́ muốn tiết kiệm 35 triệu âu-kim, người ta chỉ dựng một cần mà thôi. Toán công tố của Ribeiro lại khởi kiện lần thứ hai. Lần này kiện ngay chính sách của ThyssenKrupp.

ThyssenKrupp bảo, bụi chỉ là than ch́ (graphit), không có hại cho sức khoẻ. Phân chất bụi ở Sepetiba, các nhà nghiên cứu thấy trong đó ngoài than ch́ c̣n có: can-xi, silizium, nhôm, măng-gan và lưu huỳnh, ti-tan và kẽm; lượng sắt trong bụi cũng rất cao. Các nghiên cứu quốc tế đă minh chứng, các thành phần kim loại trên đây có thể gây ra bệnh về tim, phổi, bệnh đường. Các chuyên gia môi sinh của chính quyền đức nghi ngờ khả năng gây các chứng bệnh ngoài da do bụi, nhưng họ cũng xác nhận, trong bụi đó không chỉ có than ch́ mà thôi; khi sắt nóng gặp lạnh, nó c̣n làm bung ra nhiều thứ chất khác nữa.

Trên đây mới là màn hai của vở kịch "quả đấm thép" Ba-tây. Với phí tổn 8 tỉ âu-kim đổ xuống vũng lầy Rio, gấp 4 lần dự phí ban đầu.

Dĩ nhiên vở kịch chưa kết thúc. Hàng trăm đơn khiếu kiện đ̣i bồi thường của người dân. Và vẫn chưa lường được hết những hậu quả rủi ro khác nữa. Tới đầu năm 2015 nhà máy vẫn chưa có được giấy phép hoạt động chính thức của Ba-tây. Năm 2015 "quả đấm thép" Sepetiba chỉ lỗ trên 70 triệu âu-kim. Hiện ThyssenKrupp muốn chia tay đứa con vô phước này, nhưng chưa t́m được người mua.

Bài học nào cho chúng ta, khi quay trở về với Formosa Vũng Áng? Theo tôi, có mấy điểm:

- Việc cá chết dọc theo bờ biển và cuộc sống ngắc ngoải của người dân miền Trung hiện nay chỉ là màn mở đầu. Sẽ c̣n nhiều màn chết người nữa, nếu chính người dân việt nam không cảnh giác theo dơi.

- Liệu người Tàu có dựng lên ở Vũng Ánh một đống sắt vụ, như ở Ba-tây hay không? Các công ti thương mại và kĩ nghệ luôn đặt cơ sở trên lợi nhuận. Đối với họ, đạo đức (môi sinh) hay (t́nh yêu) tổ quốc thường là những từ vô nghĩa. V́ thế, nếu không có sự cảnh giác và áp lực của người dân và chính quyền bản xứ, mưu đồ khai thác và bóc lột của họ càng tăng.

- Nhưng trong một quốc gia cộng sản, chúng ta chẳng trông mong ǵ nơi đám cầm quyền. Ở Ba-tây, dù nền dân chủ chưa cao, người dân vẫn c̣n có thể dựa trên luật pháp để đ̣i bồi thường và buộc công ti cải tiến và có thể kiện ngay cả chính quyền, nếu phát hiện có sự toa rập. C̣n tại Việt Nam hiện nay, chẳng có pháp luật nào dựa lưng cả; người dân chỉ có thể tự bảo vệ ḿnh bằng sự í thức và đoàn kết. Lúc này, ngoài việc gia tăng áp lực, hăy gom góp các chứng liệu, để chuẩn bị cho những vụ kiện mai ngày.

Augsburg, 18.05.2016