Viết Từ Canada

Vinh Danh Phái Nữ

Mặc Giao

Những chính trị gia nổi tiếng, những nhà khoa học nổi danh, những bạo chúa và những nhà độc tài gian ác, đa số đều là đàn ông. Bà nào lọt được vào hàng ngũ này, như bà Hillary Clinton, bà Magaret Thatcher hay bà Trần Thị Lệ Xuân th́ bị gọi xéo là "nữ kê tác quái, gà mái đá gà cồ". Nhưng thời thế đổi thay, càng ngày phụ nữ càng được giải phóng, cả về luật lệ, dư luận lẫn cơ hội, càng có dịp trổ tài để "tự chứng tỏ" và làm nhiều điều ích lợi cho đời.

Hoa Hậu ANASTASIA LIN

Chuyện từ Canada của tôi hôm nay muốn nói về bốn nữ lưu của xứ này. Không thể kể hết những phụ nữ danh tiếng trong mọi ngành của Canada. Tôi chỉ xin nói về một cô và ba bà có ít nhiều liên quan tới cộng đồng người Việt tỵ nạn ở đây.

Cô Anastasia LIN theo mẹ từ Hoa lục đến định cư tại Canada lúc 13 tuổi. Cha cô là một nhà doanh nghiệp, ở lại Trung Quốc tiếp tục làm ăn. Cô là một sinh viên xuất sắc, đă tốt nghiệp đại học Toronto môn kịch nghệ. Hiện nay cô mới ngoài 20. Năm nay cô được chọn là Hoa hậu Thế Giới Canada (Miss World Canada) và sẽ đại diện Canada đi dự thi Hoa hậu Thế giới (Miss World) tại Sanya, Trung Quốc, vào tháng 12-2015. Cô đă chứng tỏ bản ngă đặc biệt khi dự thi hoa hậu lần đầu năm 2013. Lần đó cô chỉ về hạng nh́ (Á Hậu) v́ cô từ chối tham dự màn biểu diễn mặc áo tắm. Bề ngoài yểu điệu, vẻ mặt xinh đẹp và thông minh che dấu một ư chí mạnh mẽ. Cô công khai tố cáo những vi phạm nhân quyền tại Trung Quốc, bênh vực các thành viên Pháp Luân Công và những người khác là nạn nhân của đàn áp. Cô không sợ những rắc rối có thể xảy ra cho cô khi cô đi dự thi hoa hậu thế giới tại Trung Quốc. Kư giả hỏi cô về việc này, cô trả lời: "Tôi hy vọng sẽ đạt kết quả tốt, nếu không, tôi cũng sẽ có dịp được thăm lại Trung Quốc một cách an toàn". Cô nói thêm: "Tôi không chống Trung Quốc, không chống nhân dân và văn hóa Trung Quốc. Tôi chống sự làm bậy xảy ra ở đó. Tôi có một thông điệp về tự do mà tôi nghĩ dân Trung Hoa sẽ hoan nghênh. Không được nói trên truyền h́nh hay trên báo chí không phải là vấn đề đối với tôi. Sự có mặt của tôi sẽ làm cho nhiều người được hy vọng và cảm thấy được ủng hộ".

Kư giả Aaron Hutchins đă có bài phỏng vấn Anastasia Lin trong tuần báo Maclean’s số ra ngày 10-8-2015, trong đó cô cho biết khi c̣n đi học ở Trung Quốc lúc 11 tuổi, Anastasia mỗi ngày phải coi tin tức chính thức của đài CCTV nhà nước trên máy truyền h́nh công cộng tại trường, cô thấy những cảnh đàn áp kinh khiếp những người theo Pháp Luân Công. Những người này được mô tả như loài ma quỷ. Sau này khi định cư tại Canada, cô t́m đọc sách vở, tài liệu về Pháp Luân Công, cô mới thấy đó là một môn phái chuyên tập luyện những nguyên tắc tinh thần về sự sung măn tự thân, ḷng nhân từ và độ lượng. Cô không theo môn phái này, nhưng học của họ cách tĩnh tâm thiền định.

Năm 16 tuổi, Anastasia đi dự đại hội về nhân quyền. Trong đại hội, Hoa Hậu Canada 2003 Nazanin Afshin-Jam là diễn giả. Lúc đó bùng nổ tin tức chính phủ Trung Quốc lấy những bộ phận nội tạng của các tù nhân lương tâm. Hoa hậu Nazanin khuyến khích Anastasia tham dự các cuộc thi sắc đẹp. Anastasia về mở một website với chủ đề thi đua làm việc từ thiện (Charity Competitions) và cũng phóng lên một video về "Sắc đẹp nhắm một mục đích" (Beauty with a purpose). Cô nói rằng người ta nh́n những thí sinh dự thi hoa hậu như những cô gái chỉ biết bề ngoài, chỉ lo sao cho tóc tai, y phục hợp với những tiêu chuẩn của cuộc thi. Nhưng sau khi t́m hiểu những cô gái này, Anastasia mới thấy họ là những thiếu nữ can đảm, dám đưa ḿnh ra cho mọi người xét đoán. Ngoài ra, họ không phải chỉ là những "búp bê", nhưng c̣n là những con người có tâm hồn, hoài băo và lư tưởng riêng. Những suy nghĩ mới mẻ và sâu sắc của cô hoa hậu trẻ tuổi này đă góp phần làm thay đổi những định kiến không mấy tốt đẹp về những thí sinh dự thi sắc đẹp.

Kư giả hỏi về phản ứng của gia đ́nh khi cô được chọn là Hoa Hậu Canada 2015, Anastasia cho biết mẹ cô rất phấn khởi. Bà có mặt trong cuộc tuyển lựa chung kết. Cha cô được cô báo tin và gửi h́nh. Ông gửi email chúc mừng và nói ông rất vui. Nhưng ba hay bốn ngày sau, ông gửi lời nhắn với giọng cứng rắn: " ‘Con đừng tham gia những hoạt động chính trị hay nhân quyền. Nếu không, cha sẽ không ủng hộ con’. Ông cũng ám chỉ về những đe dọa mà các cơ quan an ninh nhắm vào ông. Ông nói rằng nếu tôi giữ im lặng, ông mới có đường sống sót ở Trung Quốc. Tôi biết ngay rằng điều nghiêm trọng đă xảy ra. Chắc họ đă nói với ông phải làm áp lực với tôi để tôi trở thành người tự kiểm duyệt ḿnh. Việc này xảy ra rất thường cho dân Trung Quốc".

Kư giả hỏi cô không sợ sao mà vẫn viết trên báo Washington Post về việc cha cô bị đe dọa? Cô dơng dạc trả lời: "Chuyện của tôi chỉ là cái chỏm của một khối băng sơn. Nó được chú ư v́ rất nhiều người Trung Hoa không dám nói đến những điều như thế. Họ biết họ bị theo dơi, điện thoại của họ bị nghe lén. Nếu không có ai lên tiếng, họ tiếp tục ẩn nhẫn như vậy. Tôi nghĩ cách tốt nhất để bảo vệ cha tôi là gây sự chú ư tối đa về trường hợp của ông. Nếu tôi lùi bước, họ sẽ cho rằng đó là cách tốt để giật dây tôi. Họ sẽ làm tới hơn nữa. Tôi là tiếng nói của cha tôi. Tôi là tiếng nói của rất nhiều người. Nếu tôi không lên tiếng, họ sẽ không có tiếng nói".

Trẻ tuổi, có danh vọng, nhưng Anastasia Lin khác người v́ có lư tưởng, rất hiểu cộng sản, đặc biệt là can đảm dám nói lên sự thật một cách công khai, không sợ nguy hại cho chính cô và những người thân yêu của cô. Hậu qủa là Trung Quốc không gửi giấy mời cho hoa hậu Canada Anastasia Lin và không cấp visa cho cô đến Trung Quốc dự thi Hoa Hậu Hoàn Vũ được tổ chức tại nước này.

Cô có mối dây liên hệ vô h́nh với những người Việt tỵ nạn theo nghĩa "đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu" v́ cùng tranh đấu cho nhân quyền, cùng vạch trần những mưu mô đàn áp và xuyên tạc dư luận của cộng sản, và cùng sẵn sàng lên tiếng để nói thay cho những người không thể nói hay không dám nói. Dân Việt ở Canada cũng sát cánh đấu tranh với những người bạn Tây Tạng lưu vong và ủng hộ Pháp Luân Công. V́ thế có thể coi như cùng lập trường với cô Anastasia Lin. Cô là gương mẫu của tuổi trẻ Canada, và dĩ nhiên cũng là gương mẫu cho những người trẻ Canada gốc Việt.

Thủ Hiến RACHEL NOTLEY

Canada có 10 tỉnh bang (province), tương tự như tiểu bang bên Mỹ. Tỉnh bang Alberta của chúng tôi có diện tích đất đai lớn hơn nước Việt Nam, nhưng chỉ có trên 3 triệu dân. Nhờ trời thương, đất tốt, đồng cỏ rộng nên sản phẩm chính là canh nông và thịt ḅ. Sau này Alberta trở thành tỉnh bang giầu nhất Canada v́ khám phá ra dầu lửa và hơi đốt. Mỗi tỉnh bang có một chính phủ địa phương do một "Premier" cầm đầu (tạm gọi là Thủ Hiến, tương tự như Thống Đốc tiểu bang của Hoa kỳ). Thủ Hiến không được dân bầu trực tiếp nhưng là đảng trưởng của đảng chiếm được nhiều ghế nhất trong Viện Lập Pháp của tỉnh bang.

Trong cuộc bầu cử ngày 5-5-2015, đảng NDP (New Democratic Party) do bà Rachel Notley lănh đạo đă gây bất ngờ kiểu ngựa về ngược, hạ đo ván đảng Progressive Conservative (Bảo Thủ Tiến Bộ) không c̣n manh giáp. Điểm đặc biệt là đảng Progressive Conservative đă cầm quyền liên tiếp trong 43 năm, thắng liền 13 lần tổng tuyển cử. Ai cũng nghĩ dân Alberta mê đảng Progressive Conservative, và cuộc bầu cử lần này dù có mất ḷng dân chút đỉnh, đảng Bảo Thủ cũng vẫn chiếm đa số để tiếp tục cầm quyền.

Đâu ngờ đảng cầm quyền đă thua một đối thủ nhẹ kư, chỉ có 4 dân biểu trong nhiệm kỳ trước. Lần này đảng NDP thắng thêm 50 ghế, cộng thêm 4 người cũ được tái cử, chiếm đa số lớn trong Viện Lập Pháp. Do đó bà Rachel Notley nhảy phóc lên ghế Thủ Hiến tỉnh bang Alberta.

Bà Notley 52 tuổi (sinh năm 1964), là luật sư và đắc cử dân biểu tỉnh bang năm 2008. Đảng NDP của bà thua liên tiếp, tưởng như sắp ră đám lúc bà lên nắm chức đảng trưởng năm 2014. Vậy mà một năm sau bà đă lật ngược thế cờ nhờ những yếu tố sau:

- Dân Alberta đă chán đảng Progressive Conservative sau khi đảng này cầm quyền liên tiếp 43 năm. Nhất là vào lúc cuối trào, đảng có nhiều "scandal", như vụ bà đảng trưởng (lại bà) Alison Redford xài tiền của dân như giấy lộn để tu sửa nhà công vụ dành cho bà và thực hiện những chuyến đi ngoại quốc một cách xa hoa.

- Khi giá dầu xuống, Thủ Hiến Jim Prentice (kế vị bà Alison Redford), v́ lo thăng bằng ngân sách để lấy thành tích, đă tăng nhiều thứ thuế, nhưng không tăng thuế các đại công ty, với lư do giúp các công ty có tiền đầu tư, đóng thuế và tạo công ăn việc làm. Chính sách này bị đảng NDP kết án là phục vụ quyền lợi của giới tư bản.

- Đảng NDP vốn có khuynh hướng thiên tả nên hứa sẽ tăng cường những biện pháp xă hội giúp người có lợi tức thấp và tăng thuế nhắm vào các đại công ty.

- Một điều quan trọng khác mà ít người để ư là thế hệ trẻ đă thay thế thế hệ cha anh nắm các guồng máy xă hội. Họ có lối suy nghĩ khác và có thứ ngôn ngữ khác. Họ không bảo thủ, hoài cổ, thích ăn nói bộc trực, đối đáp lanh lẹ, thông minh. Bà Rachel Notley thuộc về giới này nên đă tạo ấn tượng tốt trong những cuộc tranh luận với các lănh tụ của các đảng khác. Cũng chính nhờ sự ủng hộ của giới chuyên viên trẻ có học mà ông Naheed Nenshi, chưa tới 50 tuổi, một người gốc Ấn độ, theo Hồi giáo, đă đắc cử nhiệm kỳ thứ hai chức thị trưởng thành phố Calgary, thành phố lớn nhất của tỉnh bang Alberta.

Ai dám nói Canada kỳ thị chủng tộc, tôn giáo và giới tính?

Khoảng năm, sáu chục ngàn người Canada gốc Việt sinh sống trong tỉnh bang Alberta đang "wait and see" chính phủ của bà Rachel Notley làm ăn ra sao để ủng hộ hay chống đối. Những chính phủ trước thuộc đảng Progressive Conservative th́ chiều người gốc Việt khá kỹ. Trợ cấp đủ thứ, cho "matching fund" để mua trụ sở hay xây cất các cơ sở sinh hoạt.

Nếu chính phủ Notley làm đúng như lời hứa lúc tranh cử th́ chẳng bao lâu Alberta sẽ vỡ nợ, v́ tiêu nhiều và các đại công ty bỏ đi chỗ khác làm ăn v́ bị tăng thuế. Ngân sách cho năm 2016 dự trù thâm thủng khoảng 20 tỷ Gia Kim. Trong khi đó giá dầu thô không vượt qúa 40 Đô-la một thùng. Hàng chục ngàn chuyên viên dầu khí đă bị thất nghiệp. Hứa là một chuyện. Làm được hay không là chuyện khác. Có điều mọi người phải công nhận là "gà mái" Notley của đảng NDP đă đá văng "gà cồ" Prentice của đảng Progressive Conservative nhờ tài năng, cách ăn nói, gương mặt cương nghị nhưng duyên dáng. Dĩ nhiên cũng nhờ thời vận. Đàn bà như vậy dễ có mấy tay?

Bộ Trưởng FLORA MACDONALD

Bà Flora MacDonald nguyên là một dân biểu liên bang rất năng động, được Thủ Tướng Joe Clark bổ nhiệm chức Thứ Trưởng Ngoại Giao năm 1979, sau đó lại được Thủ Tướng Brian Mulroney giao trách nhiệm về lao động và di dân. Chính khi giữ những chức vụ này, bà đă thực hiện chương tŕnh đón tiếp 50,000 người tỵ nạn Việt Nam. V́ lư do đó, khi bà qua đời vào ngày 26 tháng 7, 2015 vừa qua, thọ 89 tuổi, Liên Hội Người Việt Canada đă phổ biến một bản tuyên bố bằng Anh ngữ vinh danh và nhớ ơn bà. Tôi xin dịch sang tiếng Việt để quư độc giả biết thêm về những ǵ bà Flora MacDonald đă làm cho người tỵ nạn Việt Nam:

"Nhân danh cộng đồng Việt Nam tại Canada, chúng tôi thương tiếc sự ra đi của bà Flora MacDonald, một chính trị gia lỗi lạc của Canada. Năm 1979, bà đă được bổ nhiệm chức Thứ Trưởng Ngoại Giao. Bà là phụ nữ đầu tiên giữ chức vụ quan trọng này trong chính phủ liên bang.

"Để góp phần giải quyết vấn đề tỵ nạn tại Đông Nam Á vào thời đó, bà MacDonald đă ra một thông báo có tính cách lịch sử về việc Canada chấp nhận đón tiếp 50,000 người tỵ nạn, nửa số những người này được các tư nhân bảo trợ. Quyết định này đă tạo nền tảng cho phong trào giúp đỡ người tỵ nạn Việt Nam và Đông Dương. Chương tŕnh cộng đồng bảo trợ, gồm những nhóm như Toronto’s Operation Lifeline, Vancouver’s Taskforce và Ottawa’s Project 4000, đă đạt thành công lớn cho dân và nước Canada. Mục tiêu nhân đạo, đón tiếp và giúp đỡ những người tỵ nạn định cư tại đất nước mới đă được nh́n nhận qua việc Canada được tặng Huy Chương Nansen Medal của Liên Hiệp Quốc năm 1986.

"Trong lễ kỷ niệm ‘Thuyền nhân Việt Nam; Cuộc Hành Tŕnh 40 năm đến bến bờ Sự Sống’ (Vietnamese Boat People: A 40-year Journey Comes to Life) được tổ chức ngày 3-5-2015 tại Trung Tâm R.A. ở thủ đô Ottawa, bà Flora MacDonald đă xuất hiện trước công chúng lần cuối. Trong buổi lễ này, toàn thể cử tọa đă đứng lên nồng nhiệt hoan hô bà khi bà được Liên Hội Người Việt Canada trao Giải Thưởng Nhân Đạo.

"Bà Flora MacDonald là một cứu tinh của các thuyền nhân tỵ nạn Việt Nam. Bà đă tạo nên một biến chuyển lớn cho lịch sử người tỵ nạn Việt Nam, và sẽ sống măi trong tâm khảm chúng ta"

Thị Trưởng MARION DEWAR

Tấm h́nh bà Marion Dewar mặc áo dài Việt Nam trên đây đă giúp quư độc giả thấy phần nào mối liên hệ giữa bà và cộng đồng Việt Nam tại Canada. Quả vậy, bà Marion Dewar khi làm Thị Trưởng thủ đô Ottawa (1978-1985), đă đề ra và thực hiện chương tŕnh Project 4000, vận động chính phủ cấp ngay 4000 visa cho những thuyền nhân tỵ nạn Việt Nam đang tạm trú tại các đảo đến định cư trong thành phố Ottawa của bà. Bà đă đích thân ra phi trường đón tiếp người tỵ nạn, lo giúp đỡ họ lúc đầu, kể cả giúp t́m công ăn việc làm. Con trai của bà, Paul Dewar, cũng tích cực tham gia chương tŕnh của mẹ. Sau này ông đắc cử dân biểu Quốc Hội liên bang nhiều nhiệm kỳ. Dân Biểu Paul Dewar luôn giúp đỡ cộng đồng Việt Nam trong các cuộc vận động Quốc Hội. Ông có mặt hầu như trong tất cả các cuộc điều trần về nhân quyền tại Việt Nam diễn ra ở Quốc Hội.

Bà Marion Dewar khởi đầu sự nghiệp bằng hành nghề y tá sau 4 năm đại học. Nhờ tài năng và sự tận tâm, bà được thăng chức và làm việc trong ngành y tế công cộng. Bà đắc cử hội viên Hội Đồng Thành Phố Ottawa năm 1972. Hai năm sau, 1974, bà được bầu làm Phó Thị Trưởng. Và năm 1978, dân Ottawa bầu bà vào chức Thị Trưởng. Bà giữ nhiệm vụ này trong 7 năm. Chính thời gian đầu của nhiệm kỳ thị trưởng, bà đă thực hiện kế hoạch đưa ngay 4000 người tỵ nạn đến Ottawa.

Tháng 8, 2008, cộng đồng người Việt tại Calgary mời bà Marion Dewar đến thành phố này để tổ chức vinh danh bà nhân dịp chiếu phim BOLINAO 52 của đạo diễn Nguyễn Đức nói về một con tàu chở 110 người vượt biên, giữa đường tàu bị hư máy, lênh đênh giữa biển, 58 người chết v́ bệnh và đói khát, cuối cùng chỉ c̣n 52 sống sót, được thuyền đánh cá Phi cứu, đưa về bến làng của họ. Sau nhiều năm, những người sống sót định cư tại Hoa Kỳ trở lại thăm ngôi làng và những ân nhân cũ, đốt hương tưởng niệm những bạn đồng thuyền đă gửi thân dưới đáy biển. Trong suốt thời gian thăm Calgary, bà Marion Dewar luôn mặc áo dài Việt Nam khi đi ra ngoài. Bà luôn nói Canada rất may mắn được những người di dân Việt Nam chọn Canada làm quê hương thứ hai.

Gia đ́nh tôi mời bà đến dùng bữa cơm cuối tuần cùng với các con cháu chúng tôi. Bà rất vui và lạ lẫm trước cảnh vợ chồng con cháu trên 10 người ăn chung bữa cơm gia đ́nh vào một ngày cuối tuần b́nh thường, không có lễ lạc ǵ đặc biệt. Khi về Ottawa, bà viết cho chúng tôi một lá thư cám ơn, khen ngợi cảnh sinh hoạt của một gia đ́nh Việt Nam. Thư đề ngày 30-8-2008, chắc không được gửi ngay, nên sau ngày bà qua đời 12-9-2008, tôi mới nhận được thư của bà. Chúng tôi rất xúc đông khi cầm lá thư trên tay, được viết từ một vị ân nhân của người Việt, mới ngồi cùng bàn với chúng tôi cách đó mấy tuần, nay đă ra đi vĩnh viễn. Bà hưởng thọ 80 tuổi.

Thế là hai nữ lưu ân nhân của người Việt ở Canada đă ra đi sau khi gặp cộng đồng người Việt lần cuối cùng. Đó là "last public event" của mỗi bà. Chắc các bà rất vui, và cộng đồng Việt Nam cũng không ân hận.

Nhân nói đến hai nhân vật nữ Canada có liên hệ với người Việt đă qua đời, tôi nhớ tới bà Pauline Phan Thị Nguyệt Minh cũng mới bỏ chúng ta về nước Chúa vào tháng 8 năm 2015 ở Houston, Texas, thọ 85 tuổi. Bà là quả phụ của ông Nguyễn Văn Thơ, nguyên Bộ Trưởng Giáo Dục thời VNCH. Ông cũng từng làm Chủ Tịch Phong Trào Pax Romana Việt Nam. Chính trong tổ chức này mà tôi quen biết với ông bà Nguyễn Văn Thơ. Bà Phan Thị Nguyệt Minh là giáo sư dậy Anh ngữ tại Đại Học Sư Phạm Sài G̣n trước khi đắc cử nghị sĩ trong liên danh Bạch Tượng của ông Trần Văn Lắm. Khi ở Quốc Hội, tôi có nhiều dịp làm việc với bà, nhất là những dịp đi dự các hội nghị của Liên Hiệp Nghị Sĩ Thế Giới và Liên Hiệp Nghị Sĩ Á Châu. Bà là người giỏi, có dáng điệu mệnh phụ và rất duyên dáng, nên anh em gọi trêu bà là "Trăng sáng vườn chè" (Nguyệt Minh là trăng sáng). Sau này tôi có gặp lại ông bà Thơ ở Houston. Sau khi cả bà và tôi không c̣n chức vụ ǵ, bà gọi tôi là em và xưng chị ngọt sớt. Tôi vui vẻ nhận v́ bà hơn tôi 10 tuổi.

Ôi, những người muôn năm cũ! Xin chúc bà chị "Trăng sáng" ngủ yên trên "vườn chè"◙