Thư Ṭa Soạn - 174

Tông huấn AMORIS LAETITIA (Niềm Vui Yêu Thương) của Đức Giáo Hoàng Phanxicô được công bố ngày 8-4-2016 đă có tiếng vang trên toàn Giáo Hội và được đón nhận với niềm vui. Tông huấn là thành qủa của hai Thượng Hội đồng Giám Mục về gia đ́nh do Đức Thánh Cha triệu tập vào các năm 2014 và 2015.

Nội dung chính của Tông huấn là những hướng dẫn và cách thức t́m cảm thông và giải quyết trong t́nh yêu thương những vấn đề của những gia đ́nh gặp khó khăn, như ly thân, ly dị. Đức Giáo Hoàng nói: "Mỗi t́nh huống đều khác nhau và cần được tiếp cận với t́nh yêu, ḷng thương xót và trái tim mở rộng". Như thế có nghiă là phải cứu xét thực trạng và những khó khăn của từng trường hợp, không thể chỉ nh́n hời hợt rồi kết án tổng quát. Nhưng trên tất cả, Tông Huấn nhấn mạnh: "Ơn gọi gia đ́nh phải hướng về Chúa Giêsu". Đức Cha Peter Doyle, Giám Mục giáo phận Northampton, Anh Quốc, b́nh luận thêm: "Tông huấn chú trọng đặc biệt đến sự cần thiết của việc đồng hành với những người cảm thấy bị loại trừ và làm cho mọi người biết rằng họ được Thiên Chúa thương yêu".

Điều quan trọng khác Tông huấn nhấn mạnh là việc giáo dục hôn nhân, một việc không được quan tâm đúng mức. Đa số những cặp trẻ trước khi lập gia đ́nh chỉ được hướng dẫn sơ sài trong vài giờ học, nhiều khi nặng về luật lệ Giáo Hội, và chỉ phớt qua ư nghiă của hôn nhân và những kinh nghiệm trong đời sống lứa đôi. Gia tăng việc giáo dục tiền và hậu hôn nhân là điều cần thiết để giúp cho các cặp trẻ xây dựng một gia đ́nh hạnh phúc và giảm bớt nạn ly thân, ly dị.

Đức Cha Pedro Maria Laxague đă nh́n Tông huấn Amoris Laetitia bằng con mắt rất thực tế: "Cái nh́n của Đức Thánh Cha và Giáo hội như một bệnh viện dă chiến điều trị những người bị thương tích và chờ đợi cấp cứu những người có nhu cầu".

*

Về chuyện chính trị thời sự, mưu mô loại bỏ những ứng cử viên tự ứng cử trong cuộc bầu cử Quốc Hội vào tháng 5 sắp tới đă gây phẫn nộ và làm tṛ cười cho những người quan tâm đến t́nh h́nh Việt Nam. Trên nguyên tắc, các đại biểu quốc hội là đại diện của dân, đươc dân bầu trực tiếp và bất cứ người dân nào cũng có quyền tranh cử. Hiến pháp của chế độ cộng sản VN cũng xác nhận như thế. Nhưng chế độ này đă quen thói đặt ư đảng cao hơn Hiến pháp và bất cứ luật lệ nào. Các ứng cử viên chỉ được phép ứng cử nếu có sự chấp thuận của Mặt Trận Tổ Quốc, một tổ chức ngoại vi đầy quyền năng của đảng. Nay lại thêm một ṿng cứu xét sơ bộ nữa, đó là hội nghị lấy phiếu tín nhiệm của cử tri. Vài chục cử tri được đảng lựa có quyền quyết định những đại diện quốc gia!

Trong cuộc bầu quốc hội lần này, nhiều trí thức và thương gia, như các ông Nguyễn Quang A, Trần Đăng Tuấn, Nguyễn Xuân Diện, Nguyễn Cảnh B́nh… tự ư ra ứng cử, với hy vọng sẽ mang tiếng nói khác vào quốc hội, và nếu bị loại v́ bất cứ mưu mô gian lận nào th́ cũng có cơ hội vạch cho dư luận thấy những thủ đoạn mờ ám của đảng cầm quyền. Các ông đă "thành công" ở trường hợp thứ hai. Tuyệt đại đa số các ứng cử viên tự do, không do đảng chỉ định, đă bị loại bỏ sau vài ṿng hội họp của cái gọi là hội nghị lấy phiếu tín nhiệm của cử tri. Hội nghị này đă kết thúc ngày 12 tháng 4-2016. Họ đă chấp thuận 2 trong số 36 người tự ứng cử ở Hà Nội. Tại sài G̣n, 9 người được chọn trên tổng số 48 người tự ứng cử. Được phép ứng cử nhưng con đường đắc cử c̣n xa. C̣n phải vượt rào chặn Mặt Trận Tổ quốc và quyết định tối hậu của đảng trong việc "chỉ thị" cho cử tri bỏ phiếu cho ai.

Đảng luôn tính chuyện chắc ăn. 90% đại biểu quốc hội phải là đảng viên. 10% c̣n lại phải là cảm t́nh viên của đảng. V́ vậy, các ứng cử viên tự do được chọn cũng đều là đảng viên gộc làm bộ đóng tṛ ứng cử viên độc lập. Thí dụ hai người ở Hà Nội: 1- Nguyễn Anh Trí, Bí thư đảng ủy, Viện trưởng Viện Huyết Học và Truyền Máu trung ương. 2- Nguyễn Hữu Ninh, Chủ tịch Hội Đồng quản Trị Trung Tâm Nghiên Cứu Giáo dục và Phát Triển thuộc Liên Hiệp các hội Khoa Học và Kỹ Thuật Hà Nội.

Ngoài ra, đảng chỉ thị cho tất cả 19 ủy viên Bộ Chính Trị, 90 ủy viên Trung Ương đảng và 197 cán bộ trung ương phải ra tranh cử quốc hội. V́ thế mới có trường hợp dân biểu là trưởng ty công an, vừa có nhiện vụ đại diện và bảo vệ dân vừa đóng vai tṛ thổi c̣i để phạt dân. Thứ quốc hội bát nháo này là một tṛ cười, tṛ bịp. Cụ Nguyễn Khuyến trước đây đă có hai câu thơ

Vua hề c̣n chẳng ra ǵ

Quân hề nào có khác chi phường tuồng