Trang Kinh Tế

Kinh Tế Việt Nam, sau đại hội cộng đảng 12

Trần Nguyên Thao

Trước đại hội 12, ban chấp hành trung ương cộng đảng đă bỏ phiếu đồng thuận tiếp tục theo đuổi TPP để cứu nguy cho chiến lược kinh tế đang phá sản. Nhưng chỉ sau vài tháng, Hanoi lại hành động ngược hẳn những ǵ cam kết trong TPP. Gia tăng trấn áp, bỏ tù những nhà dân chủ là bản chất gian manh cố hữu để Hanoi "kiếm thêm món hàng" lập lại tiến tŕnh "trả giá" với phương Tây [1]. Nhưng lần này th́ hành động đó của Hanoi sẽ vấp phải sự phản ứng mạnh mẽ từ phía Hoa Kỳ. Trung Tâm Nghiên Cứu Chiến Lược (CSIS) ở Hoa Kỳ khẳng đinh rằng, khi đến thăm Việt Nam vào cuối tháng 5 tới, Tổng Thống Obama sẽ yêu cầu "Việt Nam cải thiện hồ sơ nhân quyền, nhà nước không can thiệp vào thị trường cũng như phải có một đồng tiền có thể quy đổi". Nếu Hanoi không đáp ứng, th́ cái phao TPP sẽ mất hiệu lực với nền kinh tế Viêt Nam, trong lúc Viêt Nam không c̣n điều kiện tốt để vay vốn và nhận thêm viện trợ. . . Nền kinh tế thoi thóp dưới tảng mây đen vần vũ đúng lúc Ngân hàng Thế Giới bồi thêm cảnh báo, ngập mặn tại Đồng Bằng Sông Cửu Long sẽ làm tăng trưởng kinh tế của Việt Nam giảm sút trong năm nay.

Gia tài . . .

Đầu tháng Tư (sớm hơn 3 tháng, ngược với Hiến Pháp) chính phủ mới do ông Nguyễn xuân Phúc cầm đầu gồm 5 Phó Thủ Tướng và 22 Bộ Trưởng được quốc hội khóa 13, sắp măn nhiệm, vội vă chấp thuận, với giải thích là để "đối phó với t́nh thế mới". Tân chính phủ vẫn theo đuổi mục tiêu cải cách kinh tế thị trường, định hướng xă hội chủ nghĩa; nằm trong chủ trương của Tổng Bí Thư đầy quyền lực Nguyễn phú Trọng.

Dàn nhân sự 5 năm cầm quyền mới của Hanoi (Đảng, Quốc Hội, Nội các) phô diễn sức mạnh về công an, quân đội và tuyên truyền. Khối nhân sự lo kinh tế vỹ mô rất yếu. Gần như toàn thể thành viên nội các mang "đảng tính" rất cao – "trên bảo sao cũng chịu" và "biệt tài" diễn xuất điêu luyện như con vẹt, tiếp tục lập dự án "quả đấm thép" tương tự như Vinashin, Vinalines. Tư duy của Hanoi có chiều hướng phát huy mạnh phương châm "vỗ béo, làm thịt" theo phương pháp "trên trải thảm, dưới cài đinh" được áp dụng để điều hành ngành kỹ nghệ khắp nước [2]. Dù là dự án của tư nhân trong nước hay bên ngoài vào, Hanoi vẫn mai phục để đạt cho được chủ đích "cái ǵ của anh là của tôi"; tôi sẽ cướp khi thời cơ đến.

Kinh tế tài chánh và công kỹ nghệ do hai Phó Thủ Tướng đảm trách : Ông Trịnh đ́nh Dũng, lo khu vực sản xuất và công nghiệp, thay thế ông Hoàng Trung Hải. Ông Dũng nguyên là Bộ Trưởng bộ Xây Dựng, là người liên tục hanh thông trên hành lang "quan Đỏ" từ lúc c̣n ở đai học xây dựng Hanoi 1978, tới làm quan đầu tỉnh Vĩnh Phúc, nay đạt đến chức đệ nhị triều đ́nh. Ông Dũng học thuộc ḷng và áp dụng triệt để thủ thuật "ném đá dò đường". Cách làm việc "quan trường", do dự, thiếu quyết đoán và "nương theo t́nh huống" giúp ông lần lượt thành đạt. Nhưng trước mặt ông nay là khối doanh nghiệp công tư đều đang giẫy chết, không biết ông Dũng có c̣n ôm cuốn sách cũ "nương theo chiều gió" ?

Khu kinh tế tài chính, được giao cho ông Vương Đình Huệ, nguyên trưởng ban kinh tế trung ương, cựu Bộ Trưởng Tài Chánh. Ông Huệ từng là Phó hiệu trưởng Trường Đại học Tài chính - Kế toán Hà Nội . Ông Huệ đang hô hào xóa bỏ các nền kinh tế của 63 tỉnh, thành. Nay ông Huệ nắm thực quyền, liệu ông có đủ tài xoay xở, dám mạo hiểm xông ḿnh vào các ngân hàng thương mại và công ty quốc doanh đang bầy nhầy có thể đi đến "đứt dây" lúc nào không biết. Đồng thời có dám dẹp loạn kinh tế "xứ quân" như ông hô hoán ? Hay là "ngài" cũng chỉ dùng chiêu thức sách vở, nhìn theo thực tế để phụ họa, như người thuyết minh phim truyện ?

Hậu quả của chính sách kinh tế định hướng xă hội chủ nghĩa và cách bố trí nhân sự từ trước tới nay của cộng đảng, đă đưa người Tầu vào nắm phần lớn nguồn lợi kinh tế của Việt Nam. Từ cuối năm 1989, các chế độ cộng sản Đông Âu và liên Xô lần lượt tan ră, khiến Hanoi mất chỗ dựa. Tháng 9 năm 1990, Hanoi van xin Bắc Kinh thay thế Liên Xô trong vai bảo vệ sự tồn tại chế độ VC, th́ cũng đồng thời bản mật ước Thành Đô ra đời, mà hậu quả là Hanoi im lặng khi Bắc Kinh cướp đất, lấn biển, nắm giữ rất nhiều quyền lợi kinh tế, và lộng hành trên đất Việt Nam [3]. Bắc Kinh c̣n đem dàn khoan HD 981 - căn cứ tiếp vận nổi, vào ngay cửa biển Bắc Việt, VC cũng chỉ dám phản đối suông. Trong 5 năm qua, Hanoi gia tăng 7 lần mua thêm thiết bị quân sự, an ninh [4], bắt đầu xây dựng thế liên kết với phía các nước Tự Do, nhưng v́ Hanoi đă ít nhất 3 lần bán nước công khai, nên mất thế đứng trong dân chúng [5] . Biết rơ điều này, Bắc Kinh đă dùng phương tiện sẵn có, gia tăng hù dọa, dấm dúi, dụ ngọt đúng chỗ để tiếp tục không cho Hanoi vượt khỏi tầm lệ thuộc kinh tế; từ đó Bắc Kinh gia tăng áp lực trên chính trị.

Mảng kinh tế c̣n lại của Việt Nam th́ bị chế độ đương quyền chia ra 63 vùng "xứ quân" [6] thi nhau đục khoét, chi tiêu lăng phí. Tài sản thuộc về cả nước nay là những khối núi nợ, nợ xấu, bội chi đưa đến thiếu minh bạch và thâm hụt ngân sách, phải đi vay để trả nợ nước ngoài . . . Hai khu vực tệ hại nhất là khối ngân hàng thương mại và doanh nghiệp quốc doanh.

Một chế độ chia nhau thi đua đục khoét; đảng viên tham quan hay phạm sai lầm vẫn được ngầm đối xử như công thần, đồng thời được bao che triệt để qua chỉ thị bí mật mang số 15 của chính đảng cộng sản Việt Nam" [7] th́ đương nhiên đất nước phải đến thảm trạng tan nát!

Mới 3 tháng đầu năm Hanoi đă phải vay mượn đến 116 ngàn tỷ đồng. Cấu trúc ngân sách của Hanoi đặt mục tiêu cao nhất là trấn áp dân chúng đee/ bảo vệ chế độ bằng mọi giá. Việc nuôi 4 triệu đảng viên, 80 ngàn dư luân viên, truyền thông lề đảng, côn đồ, an ninh ch́m, và các tổ chức ngoại vi của đảng . . . nằm trong 75% ngân sách hàng năm, phần c̣n lại là trả nợ, dư ra mới bỏ vào đầu tư. Truyền thông lề dân tố cáo, mỗi năm, cộng đảng tiêu đến 6720 tỷ đồng (tương đương với vốn của hơn 2 ngân hàng thương mại) chỉ để trả lương cho 80 ngàn dư luận viên, một khoản chi chỉ có ở các nước cộng sản!

Xuất cảng sẽ giảm sút v́ : sản lượng gạo ở Đồng Bằng Sông Cửu Long mất mùa, giá dầu thô tiếp tục giảm, hàng hóa sản xuất từ Việt Nam không đủ sức cạnh tranh, công nghệ Việt Nam bị phá sản hàng loạt . . . sẽ đưa ngân sách Hanoi ở măi trong t́nh trạng "đi dây", mà "trong những năm tới, có thể đứt dây khó mà chống đỡ"; như lời báo động của Bộ trưởng Bộ Tài chánh Đinh Tiến Dũng, nói trước Ủy ban Thường vụ Quốc hội đầu tháng 3/2016 .

Ngân hàng vốn "ảo"

Kể từ năm 2010, Hanoi bắt buộc mỗi ngân hàng thương mại phải tăng vốn điều lệ lên 3.000 tỉ đồng trong ṿng bốn năm là nguyên nhân dẫn tới t́nh trạng tăng vốn chủ sở hữu ảo và sở hữu chéo trong hệ thống ngân hàng chỉ trong một thời gian ngắn.

Mặt khác, các ngân hàng đă dùng thủ thuật kế toán đẩy nợ xấu ra khỏi bảng cân đối kế toán. Các khoản nợ xấu hay cho vay không hoạt động này sẽ được chuyển nhượng cho VAMC (công ty xử lư nợ xấu). Điều tệ hại hơn VAMC lại là một trong những quả bom hẹn giờ lớn nhất trong hệ thống ngân hàng thương mại v́ chúng được sử dụng để che đậy các khoản nợ xấu.

Chỉ trong năm 2012 nợ xấu đă là 17% khoảng 500 ngh́n tỷ đồng xấp xỉ 25 tỷ đô la, dẫn đến t́nh trạng phá sản rất nhiều ngân hàng. V́ vậy, năm 2015 có 3 ngân hàng thương mại phá sản được ngân hàng nhà nước mua với giá $0, một việc chưa có tiền lệ.

Hệ thống ngân hàng thương mại trong một nước được ví như huyết mạch của con người. Trường hợp Việt Nam, ngân hàng lại mang vốn "ảo", sở hữu chéo, cốt để có những con số đáp ứng với điều lệ của NHNN. Trong thực tế như vậy, các số liệu để h́nh thành mức độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam về Gross Domestic Product (GDP) là không đáng tin cậy.

Dự án sáp nhập trên 30 ngân hàng thương mại thành 15 ngân hàng lớn được toan tính hoàn thành năm 2015, nay lại khất đến năm 2017. Thật ra khi đưa ra việc này là để nhóm có thế lực hơn, dựa vào đó như cái cớ, chọc thủng hầu bao của phe yếu hơn. Bởi v́ phần sâu kín bên trong hệ thống ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng là thành tŕ quyền lực, quyền lợi chằng chéo của nhiều nhóm.

Doanh nghiệp phá sản

Chỉ riêng năm 2015 gần 80 ngàn công ty phải đóng cửa; nâng tổng số doanh nghiệp tư ngưng hoạt động lên đến 428 ngàn trong 10 năm qua.

Có nhiều lư do khiến doanh nghiệp thuộc loại vừa và nhỏ của tư nhân dễ phá sản hàng loạt : (1) Hanoi dành mọi ưu đăi cho các tập đoàn, đại công ty quốc doanh, dù khối quốc doanh lúc nào cũng thua lỗ. (2) Hanoi đặt ưu tiên hỗ trợ các doanh nghiệp có nguồn vốn nước ngoài (Foreign Direct Investment = FDI). (3) Doanh nghiệp tư nhân trong nước bị doanh nghiệp quốc doanh chèn ép. (4) Nợ xấu và dư nợ quá lớn làm cho khối ngân hàng thương mại yếu kém, không thể đưa ra tín dụng tốt với lăi xuất thấp để khuyến khích sản xuất nôi địa. Lăi xuất dành cho doanh nghiệp nội địa cao hơn các nước trong vùng, nên hàng hóa Việt Nam không thể cạnh tranh với các nước khác đang tràn vào Việt Nam qua Cộng Đồng Kinh tế ASEAN (AEC), có hiệu lực từ cuối năm 2015. Riêng hàng hóa từ Trung Cộng th́ tràn ngập từ lâu khắp hang cùng ngơ hẻm chèn ép hàng nội địa dễ dàng.

Tạp chí Tài Chính của VC th́ đổ lỗi tại doanh nghiệp tư không quan tâm t́m hiểu để hội nhập vào các sân chơi của các hiệp đinh thương mại Việt Nam đă kư kết. Theo báo này, chỉ khoảng 20% - 30% doanh nghiệp Việt Nam biết về các hiệp định như TPP, AEC. Có tới 60% - 70% doanh nghiệp được khảo sát đoan chắc rằng, các sân chơi trên không mấy ảnh hưởng đến sự nghiệp làm ăn của họ.

Rửa tiền

Trong mục này, tháng 3-2014, đă tường tŕnh là, Liên Hiệp Truyền Thông Quốc Tế - International Consortium of Investigative Journalists (ICIJ) tung ra một tài liệu, theo đó, cơ chế này đă t́m hiểu, phân tích 2 triệu rưỡi hồ sơ, trong đó có 15 tay chóp bu Trung Cộng bị cáo buộc thực hiện các cuộc rửa tiền lên đến 4 ngàn tỷ Đôla. Số tiền to lớn tham nhũng từ Hoa lục, chuyển qua tay hàng chục ngàn thân nhân tới các công ty đầu tư đặt tai các đảo Cook, British Virgin Islands, và hơn 40 đảo thuộc quần đảo vùng biển Caribe.

Liên quan đến Việt Nam, khi truy cập công cụ t́m kiếm của Hiệp Hội Các Nhà Báo Điều Tra Quốc Tế (ICIJ), có 12 công ty b́nh phong (Offshore Entities) trong đó có một số công ty đă đóng cửa, 96 địa chỉ được t́m thấy trong hồ sơ (Listed Addresses), 104 cá nhân hoặc công ty quản lư công ty b́nh phong / Nhà trung gian giúp khách hàng lập công ty b́nh phong (Officiers & Master Clients), trong đó có một số người mang tên Việt Nam.

Điểm đáng chú ‎ư là trong danh sách đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI) mà Bộ Kế Hoạch và Đầu tư Việt Nam công bố, British Virgin Islands, nơi bị cho là điểm rửa tiền chính của các chóp bu trong đảng, cũng chính là nơi đă đầu tư vào Việt Nam 15 tỷ Đôla, tính đến cuối năm 2012. Nếu tính thêm nơi thứ hai là Cayman Island và một số đảo nhỏ khác th́ tổng số tiền đầu tư vào Việt Nam từ nhiều nguồn khác nhau lên lên tới 30 tỷ Đôla, tương đương 14% tổng FDI vào Việt Nam. Tiến sĩ Vũ Quang Việt, cựu chuyên gia thống kê Liên Hiệp Quốc mô tả cách rửa tiền của các tay trùm VC, được đài BBC thuật lại trong bài liên quan đăng hôm 23 tháng Giêng: "Các đại gia sẽ mở công ty ở British Virgin Island hay Caymans Island, những nơi được mệnh danh là thiên đường trốn thuế, công ty của họ chỉ cần gửi hóa đơn tính dịch vụ phí một công ty ở Việt Nam. Đồng tiền đen (tham nhũng) ở Việt Nam theo đó sẽ được chuyển ra ngoài một cách hợp pháp. Các công ty này khi có đủ tiền th́ lại đầu tư lại vào Việt Nam, tức là đưa tài sản ngược lại Việt Nam, hợp pháp hóa toàn bộ số tiền tham nhũng. Với tài sản có sẵn, họ lại thu mua các công ty nhà nước được cổ phần hóa (với giá rẻ mạt), điều đă xảy ra ở Nga và Trung cộng". Từ đây, ṿng quay tham nhũng sẽ tiếp diễn không ngừng!

Ngày 03-04-2016, Hồ sơ Panama (Panama Papers) là vụ tiết lộ thông tin lớn nhất về việc trốn thuế, rửa tiền, chuyển ngân phi pháp… trong lịch sử thế giới với khối lượng lên đến 11,5 triệu emails, thư, fax… cùng với 214.000 hộp thư của các hăng, xí nghiệp ma…, tương đương với 2,6 Terabyte lưu trữ trong ổ đĩa cứng (hard disk) của một máy vi tính.

Các nước có liên can nhiều nhất đến hồ sơ Panama là Nga và Trung cộng, thứ ba là Hongkong. Chưa thấy có tên những tay đầu sỏ của Hanoi trong hồ sơ Panama. Thế giới này c̣n nhiều nơi dung dưỡng những kẻ giấu tiền, rửa tiền do tham nhũng; họ chỉ chưa bị phát giác ra trong lần này thôi.◙

TNT Apr 20-2016

_________________

[1] Rất hiếm khi trong ṿng một tuần toà án VC mở 3 vụ xét xử với các tội danh nói xấu lănh đạo  đảng. Có đến 6 người cho 3 vụ án và tổng cộng là 22 năm tù giam, chưa kể quản chế. Đây cũng là thời điểm bộ trưởng quốc pḥng Trung cộng Thường Vạn Toàn đến Việt Nam trong một chuyến làm việc dài ngày. Một năm trước (3-2015) Báo Pháp Luật VC sơ kết được 226 người bị chết trong lúc tạm giam tại đồn công an.

[2] Tại diễn đàn quốc hội 13 sắp măn nhiệm, Đại biểu quốc hội Lê Như Tiến (Quảng Trị) tố cáo nạn ṿi vĩnh, nhũng nhiễu trắng trợn đ̣i tiền lót tay đối với các công tŕnh, dự án. Ông Tiến yêu cầu các địa phương ngừng ngay kiểu kêu gọi đầu tư "trên rải thảm, dưới rải đinh".

[3] Năm 1979 khi Việt Nam c̣n lệ thuộc phần lớn vào Liên Xô, Đặng Tiểu B́nh nói "chúng tôi không bận tâm đến chuyện Liên Xô có 70 % ảnh hưởng ở Việt Nam, nhưng chúng tôi phải có 30% ảnh hưởng tại đó." Đến khi Liên Xô tan ră (1989), đầu năo đảng CSVN kéo sang Thành Đô để van xin Trung cộng thay Liên Xô đỡ đầu chế độ cộng sản tại Việt Nam (Hồi ức của cựu Thứ Trưởng ngoại Giao Trần quang Cơ). Từ lúc ấy (9-1990) bí mật Thành Đô như bóng ma che phủ khắp Việt Nam. Ngày nay ta thấy 90% các dự án lớn tại VN do người Tầu trúng thầu. Tầu lập nhiều làng phố riêng ngay trên đất Việt; chủ nhiều khu kỹ nghệ vĩ đại trị giá đến 20 tỷ Mỹ Kim mỗi nơi, như Vũng Áng, Bauxit Tây Nguyên, hàng hóa Tầu tràn ngập khắp hang cùng ngơ hẻm cùng với chất độc hại trong thực phẩm và hàng hóa . . . .

[4] Theo tài liệu của Viện Nghiên Cứu Ḥa B́nh Stockholm-SIPRI, Việt Nam nhảy vọt lên hạng 8 trong bảng xếp hạng về các nước nhập khẩu vũ khí trên toàn cầu. Trong giai đoạn từ 2011 đến 2015, Việt Nam mua vào gần 3 % vũ khí và trang thiết bị liên quan đến an ninh, quốc pḥng của cả thế giới..

[5] Bức Công Hàm Phạm Văn Đồng kư ngày 14-09-1958, công nhận chủ quyền TQ trên toàn thể khu vực Biển Đông, bao gồm hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa dựa trên những yêu cầu công khai của TQ (04-09-1958).

- Trận hải chiến Hoàng Sa năm 1974, do TQ khởi động xâm lược biển đảo của VNCH, Khi đó CS miền Bắc cùng với MTGPMN đă cố t́nh ngậm miệng chấp nhận "hành vi xâm lăng của ngoại bang".

- Bằng chứng hiển nhiên thứ ba là trận hải chiến trên đảo Gạc Ma 1988, tàu chiến TQ tiến công ồ ạt, quyết chiếm gọn đất đai lănh thổ VN. Thay v́ ra lệnh phản công, Đại Tướng Bộ Trưởng Quốc Pḥng lúc đó là Lê Đức Anh đă ra lệnh "cấm không cho quân đội được phép cầm súng bắn trả".

[6] Ông Vương đ́nh Huệ, Trưởng Ban Kinh Tế Trung Ương Cộng đảng, nay là Phó Thủ Tướng, hôm 3 tháng 4, kêu gọi xóa bỏ tệ nạn 63 Tỉnh có 63 nền kinh tế cục bộ.

[7] Chỉ thị 15-CT/TW do Bộ Chính trị ban hành ngày 7/7/2007, quy định: "Các cơ quan bảo vệ pháp luật khi phát hiện có dấu hiệu đảng viên vi phạm đều phải báo cáo bằng văn bản với tổ chức đảng, cấp ủy đảng quản lư trực tiếp đảng viên đó, khi được tổ chức đảng, cấp ủy đảng xem xét đồng ư cho điều tra, khởi tố, bắt... th́ cơ quan bảo vệ pháp luật mới được tiến hành các biện pháp tố tụng." Tiết lộ của Thiếu Tướng Công An Phan anh Minh, hôm mùng 8 tháng 3 năm 2016, tại saigon.