Thư Ṭa Soạn - 173

Ngày Quốc Hận 30 tháng Tư lại đến. Đă 41 năm chúng ta kỷ niệm ngày này như một biến cố đau buồn: mất miền Nam và cả dân tộc từ Nam tới Bắc bị đặt dưới guồng máy cai trị hà khắc của cộng sản. Chúng ta gọi ngày này là ngày quốc hận v́ toàn dân bị tước đoạt mọi thứ quyền. Ngoài việc mất quyền làm người tự do, c̣n mất luôn quyền cử người đại diện để quản trị đất nước, đem lại hạnh phúc cho dân, bảo vệ văn hóa và lănh thổ của tổ tiên để lại. Đất nước và dân tộc đă rơi vào tay một nhóm người tham lam, ti tiện, độc ác. Như thế không gọi là quốc hận th́ gọi là ǵ?

Dĩ nhiên những người thuộc "bên thắng cuộc" gọi ngày này là ngày chiến thắng. Chiến thắng của riêng họ. Không phải chiến thắng của toàn dân Việt Nam. Ngay một số người đă chán ghét và từ bỏ đảng cộng sản, họ vẫn chưa dứt khoát tư tưởng để có một nhận định rơ ràng về nguyên nhân và hậu qủa của ngày Quốc Hận 30 tháng Tư. Họ vẫn nghĩ rằng t́nh trạng đất nước tệ hại như hiện nay là do những lănh đạo đă làm sai đường lối của đảng và những lời dậy của "Bác". Họ vẫn c̣n tưởng nhớ tới những h́nh ảnh hào hùng của cuộc kháng chiến chống Pháp, vượt Trường Sơn chống Mỹ để "giải phóng" miền Nam. Họ vẫn chưa nhận ra đó chỉ là một cuộc đánh lừa cả dân tộc và dư luận thế giới nhắm mục đích đặt toàn thể đất nước và dân tộc Việt Nam dưới ách thống trị độc quyền cùa đảng cộng sản, dưới ảnh hưởng nặng nề của cộng sản quốc tế. Hồ Chí Minh thực hiện cuộc cải cách ruộng đất đẫm máu theo chỉ thị của Stalin và Mao Trạch Đông. Đảng cộng sản Việt Nam để cho Trung Cộng chiếm đảo và tung hoành ở Biển Đông v́ nặng nợ với đàn anh và muốn bám đàn anh để khỏi mất đảng.

Đừng mong đảng cộng sản Việt Nam tự thay đổi v́ biết phân biệt thiện ác, đúng sai. Họ chỉ thay đổi khi họ thấy họ yếu gần chết hay trước sức mạnh của quần chúng. Đó là kinh nghiệm ở Liên Xô, ở các nước cộng sản Đông Âu và Châu Mỹ La Tinh. V́ vậy, dù con đường đấu tranh cho tự do, cho quê hương, cho hạnh phúc của đồng bào c̣n nhiều gian truân, chúng ta không thể bỏ cuộc, không thể để lương tâm ngủ quên.

Kỷ niệm ngày Quốc Hận 30 tháng Tư, chúng ta cùng nhau đốt nén hương ḷng để tưởng nhớ những chiến sĩ đă hy sinh cho tự do và sự vẹn toàn lănh thổ, những quân cán chánh đă chết tức tưởi tại các trại tù cải tạo, những đồng bào đă bỏ thây dưới ḷng biển hay trên mặt đất trong cuộc hành tŕnh t́m tự do. Cầu xin cho những hy sinh đó không trở thành vô ích.

Chúng ta cũng c̣n trong Mùa Phục Sinh, tưởng nhớ Chúa chịu cực h́nh, chịu chết và sống lại vinh quang. Chúa đă đi đường đó, con cái Chúa không thể đi đường khác. Không có vinh quang nào mà không có gian khổ. Tấm gương của Mẹ Têrêsa cho thấy Mẹ đă bỏ con đường dễ dăi để chọn con đường chông gai, bỏ đời sống êm ả cầu nguyện trong nhà tu để đi ra ngoài đường lượm những em bé bị bỏ rơi, đưa những người cô đơn đang hấp hối về săn sóc dưới một mái nhà để họ được an ủi, hưởng sự ấm áp t́nh người, và chết với phẩm giá con người. Đôi tay nhỏ bé của một phụ nữ đă làm được những việc kỳ diệu, không mũ áo cân đai, không kèn không trống, nhưng đă đánh động hàng triệu con tim, đă lập Ḍng Thừa Sai Bác Ái (Missionnaires de la Charité), phát triển hàng trăm cơ sở trên khắp thế giới, với 4,500 nữ tu đêm ngày phục vụ những người nghèo, những người khốn khổ bị quên lăng, bị bỏ rơi. Mẹ nh́n thấy Chúa Giêsu qua những con người khốn khổ đó. Sự hy sinh và tấm ḷng bao dung của Mẹ Têrêsa đă dược Thiên Chúa nh́n nhận qua Giáo Hội. Đức Giáo Hoàng Phanxicô đă quyết định nâng Mẹ Têrêsa lên hàng hiển thánh, và lễ phong thánh sẽ được cử hành vào ngày 4-9-2016.

Xin Mẹ Têrêsa cầu bầu cho nhân loại biết từ bỏ hận thù, t́m lại t́nh thương yêu. Xin cho dân tộc Việt Nam, đă đi một đường Thánh Giá qúa dài, được phục sinh trong t́nh yêu, trong an b́nh và trong Ḷng Chúa Thương Xót.◙