Viết Từ Canada

MỸ RÚT LUI TRONG DANH DỰ,

VIỆT NAM LĂNH HẬU QUẢ 30 THÁNG 4

Mặc Giao

 

Mỗi năm, đến dịp kỷ niệm ngày 30 tháng Tư, cộng sản Việt Nam ở trong nước th́ ăn mừng chiến thắng, người Việt chạy cộng sản th́ đau buồn kỷ niệm Tháng Tư Đen và đổ lỗi cho mọi thứ người, từ người Mỹ, đến các lănh đạo và tướng tá VNCH, nhưng rất ít ai tự nhận phần lỗi của ḿnh. Có người nói tôi chỉ biết đánh giặc, rồi hết đạn, rồi cấp trên ra lệnh buông súng. Tôi chẳng có lỗi ǵ. Người khác tự biện minh tôi chỉ biết đi làm hoặc buôn bán nuôi con, các ông lớn làm sao tôi chịu vậy. Tôi không có trách nhiệm ǵ trong việc mất miền Nam. Việc không nhận phần trách nhiệm mất miền Nam chỉ đúng khi một quân nhân trước đó đă không t́m cách trốn lính, không t́m cách được đổi về đơn vị ít nguy hiểm, không có hành động làm mất ḷng dân trong khi thi hành quân vụ, hay một thường dân không chạy chọt lính ma lính kiểng cho con, một thương gia không trốn xâu lậu thuế, không đầu cơ tích trữ, không bán lậu thuốc Tây và thực phẩm cho Việt Cộng... Sự thật là vào thời đó, đa số dân miền Nam có thái độ khoán trắng việc chống cộng cho chính quyền và quân đội. Không ít người cổ vơ một nền ḥa b́nh vô điều kiện với lư luận cộng sản cũng là người Việt ḿnh, cứ ngưng đánh nhau rồi thế nào cũng ḥa giải được. Nói ra th́ không cùng. Cũng chẳng nên đổ lỗi cho nhau làm ǵ nữa. Tuy nhiên câu "Quốc gia hưng vong, thất phu hữu trách" vẫn luôn luôn đúng. Kẻ lớn có trách nhiệm lớn. Người nhỏ trách nhiệm nhỏ.

Sau 41 năm t́m hiểu sự việc qua các tài liệu được giải mật, qua các hồi kư, các cuốn sách nghiên cứu, người ta thấy rơ Hoa Kỳ đă đổi quyết tâm chống cộng sản tại miền Nam Việt Nam thành quyết tâm bỏ miền Nam, bất kể hậu quả ra sao. Quyết tâm bỏ miền Nam được cặp bài trùng Nixon-Kissinger từ từ thực hiện ngay khi Nixon đắc cử tổng thống năm 1968. Nixon đă vận động tranh cử bằng lời hứa rút quân khỏi Việt Nam. Khi đắc cử, ông bắt đầu thi hành kế hoạch rút quân dưới chiêu bài Việt Nam Hóa chiến tranh. Những thiếu xót, bê bối của chính quyền VNCH, thái độ thờ ơ của dân miền Nam và những hành động phá hoại cuộc chiến đấu chống cộng của vài bộ phận nhân dân đă tạo thêm lư cớ cho Mỹ rút lui.

Sự thất bại của Mỹ được giải thích theo lối Mỹ qua Robert Mc Namara, nguyên Bộ Trưởng Quốc Pḥng thời các tổng thống Kennedy và Johnson. Ông này khi tại chức đă từng đưa ư kiến thiết lập một hàng rào pḥng thủ tại vỹ tuyến 17. Ông cựu CEO của hăng xe Ford làm chiến tranh và chính trị giống như làm thương mại. Ông cứ tưởng chặn cộng sản ở đường ranh Nam Bắc là miền Nam sẽ yên ổn. Ông không biết tới cộng sản nằm vùng và xâm nhập qua ngả Miên và dường ṃn Hồ Chí Minh dọc biên giới Lào. Sau nhiều năm suy nghĩ, và có lẽ cũng để biện minh cho việc Mỹ không thể thắng, ông mới khám phá ra 6 điều sai lầm của chính sách Mỹ ở Việt Nam: không tham khảo các đồng minh Đông Nam Á qua tổ chức SEATO được thành lập từ 1954, không nhận định đúng sức mạnh của lực lượng vơ trang nhân dân khi đương đầu với những vơ khí tối tân, không nh́n ra những giới hạn của viện trợ kinh tế và quân sự trong việc xây dựng một quốc gia, không duy tŕ được những nguyên tắc dân chủ trong việc cai trị Nam Việt Nam, không thấu hiểu sự liên hệ phức tạp giữa việc áp dụng sức mạnh quân sự và việc thực hiện những mục tiêu chính trị, và trên tất cả, là sự thất bại trong thể thức lấy quyết định của Mỹ. Những nhà làm chính sách "đă không nêu những vấn đề căn bản, không nói tới những lựa chọn về chính sách và không nh́n nhận đă thất bại khi không làm như vậy" (xem Kissinger 1923-1968: The Idealist, Niall Ferguson, tr. 582, Penguin Press , New York 2015).

Những nhận định của Mc Namara có đôi điều đúng, nhưng nhiều điều nặng lư thuyết. Ông không để ư đến yếu tố con người, những nhà lănh đạo làm ra chính sách và thi hành chính sách.

Từ 1963, trong khi Tổng Thống John Kennedy có ư định rút bớt các cố vấn Mỹ ra khỏi Việt Nam th́ lại có những áp lực chính trị nội bộ Mỹ muốn đưa quân tham chiến tại Việt Nam. Tổng Thống Kennedy không bày tỏ lập trường về vấn đề này, nhưng Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm th́ cương quyết phản đối. Kết cục, cả TT Diệm và TT Kennedy đều bị sát hại trong thời gian gần nhau.

Phó Tổng Thống Lyndon Baines Johnson lên thay và bắt đầu leo thang chiến tranh bằng việc phong tỏa cảng Hải Pḥng, oanh tạc từng phần miền Bắc sau vụ tàu Maddox năm 1964, và đổ quân vào Việt Nam năm 1965. Ông Mc Namara làm việc thân cận với TT Kennedy và với cả Phó TT Johnson mà không hiểu ông Johnson. Theo tác giả Naill Ferguson, ông Johnson không phải là người tử tế, lại có tật nghiện rượu. Ngay khi TT Kennedy chọn ông làm Phó Tổng Thống vào năm 1960, ông đă ra lệnh cho nhân viên t́m hiểu xem có bao nhiêu tổng thống chết giữa nhiệm kỳ trong 100 năm qua. Câu trả lời là có 5 trong số 18 vị tổng thống từ trần khi đang gữ nhiệm vụ. Nghe vậy, TT Johnson nói với nhân viên Clare Booth Luce: "Clare, hăy nh́n này. Như vậy là cứ bốn tổng thống th́ có một người chết giữa nhiệm kỳ. Tôi đánh cá đấy bạn, và đó là dịp may duy nhất cho tôi" (sđd, tr. 595).

Chúng ta không phán xét về cá tính hay cách đối xử riêng tư của TT Johnson, nhưng chúng ta biết rơ ông là người sẵn sàng thay đổi lập trường v́ lợi ích riêng. Ông phục vụ dưới trào TT Kennedy nhưng lại ủng hộ phe diều hâu. Khi có toàn quyền, ông cho leo thang chiến tranh và đưa quân Mỹ Vào Việt Nam, không cần thỏa thuận trước với chính phủ Việt Nam. Ba năm sau, 1968, ông biến thành một nhân vật hiếu ḥa, mở cuộc đàm phán với cộng sản Bắc Việt, xuống thang các cuộc oanh tạc Bắc Việt, cố gắng đạt một thỏa ước ḥa b́nh để bảo đảm thắng lợi cho phe Dân Chủ, dù ông không ra tranh cử v́ thấy khó thắng. Hai phe Johnson và Nixon đều o bế TT Nguyễn Văn Thiệu vào lúc đó. Phe Johnson yêu cầu TT Thiệu đừng cản trở việc kư kết một thỏa ước ḥa b́nh. Nếu ḥa b́nh đạt được, phe Dân Chủ sẽ nắm chắc phần thắng. Trái lại, phe Nixon cố thuyết phục TT Thiệu kéo dài sự phản đối để một thỏa ước ḥa b́nh không thể được kư trước ngày bầu cử, dĩ nhiên với những hứa hẹn ủng hộ Việt Nam tối đa khi Nixon đắc cử. Những lời hứa của Nixon được thực hiện ra sao chúng ta đă thấy.

Nhiều người chúng ta nghĩ đảng Cộng Ḥa nói chung và Nixon nói riêng có khuynh hướng diều hâu, chống cộng tới cùng. Nên khi Nixon đắc cử, TT Thiệu và đa số dân miền Nam vui mừng và nuôi nhiều hy vọng. Ngay cố vấn an ninh của TT Nixon, Tiến sĩ Henry Kissinger cũng tỏ ra là một nhân vật chủ trương đánh cộng sản đến thắng lợi. Người ta nhắc tới bài viết của ông trong tạp chí Look từ 1966, trong đó ông viết rằng cuộc chiến tranh Việt Nam hiện nay là "một thử nghiệm sinh tử về sự trưởng thành của Mỹ". Dưới mắt ông, chỉ cần thực hiện việc Hoa Kỳ bước ra khỏi Nam Việt Nam cũng đă là phi lư tưởng, vô trách nhiệm - một sự phản bội những lư tưởng của Hoa Kỳ (sđd, tr. 672). Cựu Đại Sứ Henry Cabot Lodge, nhân vật chính trong việc triệt hạ chế dộ Đệ I VNCH, khi nói đến giải pháp chính phủ liên hiệp hay chính phủ đoàn kết dân tộc, cũng cho rằng giải pháp này giống như "thả con cáo vào chuồng gà" (sđd, tr.816). Nghe những lời tuyên bố, ai cũng tưởng Hoa Kỳ sẽ giúp Nam Việt Nam chiến đấu đến lúc không c̣n cộng sản ở dưới vỹ tuyến 17 nữa.

Sự thật không phải thế. Nói đi rồi vẫn có thể nói lại. Nay quyết định thế này, mai quyết định thế khác, v́ quyền lợi cá nhân, phe phái, hay cao hơn là quyền lợi quốc gia của mỗi bên. Quyết tâm của Mỹ giúp Việt Nam chống cộng khởi đầu từ thời TT Eisenhower, tiếp sang thời TT Kennedy. Đến TT Johnson th́ hăng hái lúc đầu nhưng từ từ chuyểng sang t́m ḥa b́nh dù phải trả giá mắc. Đến thời TT Nixon th́ lúc nào miệng cũng hứa bảo vệ Nam Việt Nam, nhưng thực tế là tiến hành kế hoạch rút khỏi Việt Nam, nỗ lực đạt bằng được một thỏa ước ḥa b́nh trong năm 1972, năm TT Nixon phải tái tranh cử. TT Nixon tái đắc cử nhưng lại vướng vào vụ Warergate nên chẳng bao lâu sau phải từ chức. Phó TT Gerald Ford được đôn lên thay th́ yếu x́u, bị Quốc Hội bắt nạt, không dám đưa ra một sáng kiến hay quyết định nào. Giữa lúc Nixon bận rộn và bối rối, Kissenger bao thầu hết việc ngoại giao, dù chức vụ của ông chỉ là Cố Vấn An Ninh cho Tổng Thống. Kissinger coi Bộ Trưởng Ngoại Giao Rogers như không có, chỉ gọi ông này đến kư Hiệp Định Paris sau khi Kissinger đă điều đ́nh xong.

Cuộc gặp gỡ Nixon - Mao Trạch Đông năm 1972 đă giúp Nixon yên tâm về mặt Trung Cộng, không sợ Trung Cộng tràn xuống các quốc gia Đông Nam Á v́ không có khả năng. Như vậy chiến lược Domino không c̣n giá trị. Nam Việt Nam cũng mất vai tṛ tiền đồn chống cộng. Mỹ có thể an tâm rút khỏi Việt Nam, đưa các tù binh Mỹ về. Chuyện Việt Nam sau đó ra sao, để người Việt Nam thảo luận với nhau. Thắng thua là việc nội bộ của họ, Hoa Kỳ không c̣n trách nhiệm. Thêm vào đó, giới trí thức và truyền thông thiên tả, giới sinh viên Mỹ đa số chống chiến tranh. Có bằng chứng t́nh báo Mỹ cho người xâm nhập các giới này, đặc biệt giới sinh viên, vừa để kiểm soát, vừa để khích động phong trào phản chiến, giúp chính phủ Mỹ có cớ phủi tay chuyện Việt Nam. Khi kư Hiệp Định Paris ngày 27-1-1973, quân chiến đấu Mỹ đă rút về hết, chỉ c̣n những cố vấn và những đơn vị yểm trợ. Đó là chiến lược "rút lui trong danh dự" của Mỹ.

Dĩ nhiên, việc điều đ́nh để đi đến một giải pháp ḥa b́nh không phải là việc dễ dàng. Mỗi thành phần trong cuộc vừa phải đối phó với địch vừa phải đ̣n phép với đồng minh. Kissinger đă khổ nhọc với Lê Đức Thọ lại phải chịu đựng và mất kiên nhẫn với TT Nguyễn Văn Thiệu. Đọc hồi kư của ông, ta thấy Kissinger lúc đầu nghĩ rằng ông Thiệu sẽ dễ dàng chấp thuận thỏa hiệp đă được Kissinger và Lê Đức Thọ kư tạm (parafer), trong đó có cả điều kiện TT Thiệu phải từ chức và Hội Đồng Ḥa Giải Ḥa Hợp Dân Tộc gồm ba thành phần (Quốc, Cộng và thành phần thứ ba) thay chính phủ VNCH cai trị miền Nam trong khi chờ tổng tuyển cử. TT Thiệu đă bác bỏ hoàn toàn và đưa ra 65 điều tu chỉnh, sửa đổi bản thỏa hiệp giữa Kissinger và Lê Đức Thọ. Điều này khiến Kissinger ngạc nhiên, bực bội và ê mặt v́ lỡ tuyên bố với báo chí thế giới là "Ḥa b́nh ở trong tầm tay". Kisinger phải đi điều đ́nh lại với Bắc Việt, rồi lại phải thuyết phục TT Thiệu. Việc này tái đi tái lại từ tháng 9, 1972 cho tới ngày kư Hiệp Định Paris ngày 27-1-1973.

Kissinger ghi lại cuộc gặp gỡ TT Thiệu tại dinh Độc Lập khi ông đưa TT Thiệu bản đề nghị kư tạm giữa ông và Lê Đức Thọ ngày 15-9-1972:

"Ông Thiệu tiếp chúng tôi một cách lịch sự và nghiêm chỉnh như thói quen. Đôi mắt ông sáng nhưng không để lộ những ư nghĩ thầm kín, có thể là sự nghi ngại một siêu cường muốn áp đặt một thỏa hiệp... Tôi cam kết với ông rằng Hoa Kỳ không thể đề cao những nỗ lực ở Việt Nam bằng cách để mất danh dự, và chúng tôi không bao giờ đồng ư với một số người Mỹ coi TT Thiệu là một chướng ngại cho ḥa b́nh. Tôi hy vọng rời Sài G̣n với sự thỏa thuận của Tổng Thống về lập trường và thái độ chung. Bắc Việt có thể để lỡ cơ hội thực hiện một cuộc ngừng bắn trước các cuộc bầu cử ở Mỹ. C̣n rất nhiều điểm phải điều đ́nh. Tuy nhiên, dù ư định của Hà Nội ra sao, điều quan trọng là Hoa Thịnh Đốn và Sài G̣n phải tỏ ra ḥa giải nếu không muốn mất sự ủng hộ của quần chúng". (À La Maison Blanche, Hồi kư Henry Kissinger, các tr. 1376, 1377, Fayard, Paris 1979, dịch từ White House Years).

Sau khi nói ngon ngọt như vậy, Kissinger đưa ngay cho TT Thiệu bản đề nghị hất chức ông và giải tán chính phủ của ông. Cuộc chiến tranh lạnh giữa ông Thiệu và Kissinger bắt đầu. Trước sự từ chối cương quyết của TT Thiệu, Kissinger phải điều đ́nh lại một cách rất khó khăn với Bắc Việt, kể cả việc phải đi tới tận Hà Nội. Mỗi khi Hà Nội thỏa thuận được một thay đổi nào, Kissinger lại báo cáo về Bạch Cung và soạn thư cho TT Nixon để Nixon kư tên khuyến cáo TT Thiệu nên chấp nhận. Thí dụ ngày 19-10-1972, Kissinger đến gặp TT Thiệu tại dinh Độc Lập. Phái đoàn phải chờ 15 phút rồi Hoàng Đức Nhă mới xuất hiện. Nhă nhận lá thư của TT Nixon gửi cho TT Thiệu do Kissinger chuyển bằng vẻ mặt lạnh lùng. Đoạn kết của lá thư viết:

"Cuối cùng, tôi xin nói rằng sau khi đă cùng nhau chấp nhận những nguy hiểm trong chiến tranh, chúng ta cũng phải cùng nhau chấp nhận những nguy hiểm trong ḥa b́nh. Ư định của chúng tôi là thành thực tôn trọng những điều kiện và thỏa hiệp một khi đă đồng thuận với Hà Nội, và tôi biết rằng đó cũng là thái độ của của chính phủ của ngài. Tôi trông đợi Hà Nội cũng sẽ có cùng một thái độ, và chúng tôi cũng nói cho họ và cho các đồng minh chính của họ hiểu như vậy. Tôi có thể bảo đảm với ngài là chúng tôi coi việc không giữ lời của họ là điều hết sức trầm trọng và sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng nhất".

Dưới thư đánh máy, TT Nixon c̣n viết thêm mấy hàng chữ bằng tay:

"Ts Kissinger, Tướng Haig và tôi đă thảo luận kỹ lưỡng về đề nghị này. Cá nhân tôi, tôi tin rằng đó là đề nghị tốt nhất mà chúng ta có được, và nó đáp ứng đ̣i hỏi tuyệt đối của tôi - phải hiểu là Chính phủ VN phải được tự do. Tôi tán thành không do dự những nhận định của Ts Kissinger". (Sách dẫn trên, tr. 1426).

Cộng sản đă nhượng bộ, không đ̣i TT Thiệu phải xuống và chính phủ VNCH được thay thế bằng Hội Đồng Ḥa Giải Ḥa Hợp. V́ thế TT Nixon mới thúc dục TT Thiệu chấp thuận thỏa ước. Tuy nhiên TT Thiệu vẫn chưa chịu v́ chưa đ̣i được Hà Nội rút hết quân Bắc Việt ra khỏi miền Nam. Đây là vấn đề khó khăn cho Mỹ v́ Mỹ biết Hà Nội cương quyết không chịu bàn điều này. Nếu TT Thiệu quyết đ̣i, cuộc điều đ́nh sẽ tan vỡ. V́ vậy TT Nixon phải gửi thư ngày 14-11-1972 trấn an TT Thiệu:

"Nhưng, điều quan trọng hơn những ǵ nói về điểm này trong thỏa ước là chúng tôi sẽ hành động ra sao nếu kẻ địch khởi động lại cuộc xâm lăng. Tôi xin bảo đảm tuyệt đối với ngài là nếu Hà Nội không thực hiện đúng như những điều được ghi trong thỏa ước, tôi sẽ phản ứng quyết liệt, không chậm trễ, bằng những cuộc trả đũa nặng nề". (Sách dẫn trên, tr,1471).

TT Nixon cũng cam kết như thế với ông Nguyễn Phú Đức, Phụ Tá Ngoại Giao của TT Thiệu, trong dịp tiếp ông Đức tại Ṭa Bạch Ốc. Lần này, TT Nixon c̣n dọa nếu Sài G̣n không chịu kư, Quốc Hội sẽ cắt hết viện trợ ngay. Nixon cũng nói riêng với Kissinger là nếu Thiệu vẫn cứng đầu, Mỹ phải buộc ḷng quay lưng lại với Thiệu.

Điều không ngờ là trong phiên họp kế tiếp, Hà Nội trở mặt bác bỏ toàn bộ những đề nghị của Mỹ và VNCH, kể cả những điều đă thảo luận và đồng ư. Nixon thấy không c̣n cách ǵ thuyết phục Hà Nội được nữa bèn quyết định oanh tạc Hà Nội liên tục và đặt ḿn lối vào cảng Hải Pḥng. Hà Nội chịu đựng cho đến ngày 7-12-1972 th́ chấp nhận họp lại giữa Kissinger và Lê Đức Thọ. Lần này Lê Đức Thọ chấp nhận ngay 9 trong số 12 điểm sửa đổi đă dược đồng ư từ phiên họp tháng 9. Dù vậy, v́ cuộc điều đ́nh chưa xong, các phi vụ oanh tạc vẫn tiếp diễn. Sau nhiều cuộc trao đổi giữa hai bên, TT Nixon công bố hội nghị sẽ mở lại ngày 3 tháng Giêng 1973 và sẽ ngưng oanh tạc sau 36 giờ tính từ khi nhận được xác định thỏa thuận của đối phương.

Tướng Haig được cử đến Sài G̣n (v́ cả TT Thiệu lẫn Kissinger đều không muốn gặp mặt nhau nữa) ngày 16-1-1973 trao một lá thư mới của TT Nixon cho TT Thiệu để tái cam kết và yêu cầu TT Thiệu đồng ư những điều đă thỏa thuận giữa Mỹ và Bắc Việt. Lời lẽ của TT Nixon lần này cứng rắn, cảnh cáo rằng nếu TT Thiệu không đi với ông th́ ông sẽ đi một ḿnh:

"... Do đó tôi đă quyết định dứt khoát kư tạm thỏa ước ngày 23-1-1973 và kư kết chính thức thỏa ước ngày 27-1-1973 ở Paris. Nếu cần, tôi sẽ làm điều ấy một ḿnh. Trong trường hợp này, tôi sẽ phải giải thích công khai là chính phủ của ngài cản trở việc tiến tới ḥa b́nh. Kết quả là việc đ́nh chỉ không thể tránh viện trợ kinh tế và quân sự của Hoa Kỳ - và một sự cải tổ chính quyền của ngài cũng không thể làm thay đổi được ǵ. Tuy nhiên tôi hy vọng rằng sau tất cả những ǵ mà hai nước chúng ta đă cùng chia sẻ và chịu đựng trong cuộc chiến này, chúng ta sẽ cùng nhau bảo vệ ḥa b́nh và gặt hái những thành quả". ( Sách dẫn trên, các tr. 1526, 1527).

TT Thiệu không c̣n lựa chọn nào khác, dù vẫn chưa hoàn toàn thỏa măn. Ông lặng lẽ ra lệnh cho Ngoại Trưởng Trần Văn Lắm trở lại Paris để kư Hiệp Định tái lập Ḥa B́nh ngày 27-1-1973.

Nh́n lại, Hiệp Định Paris là một thành công của Nixon và Kissinger trong kế hoạch rút khỏi Việt Nam "trong danh dự".

Mỹ đă nhượng bộ Bắc Việt quá nhiều, bất chấp quyền lợi của đồng minh Nam Việt Nam. Nhượng bộ lớn nhất là không buộc quân Bắc Việt phải rút về Bắc, trong khi toàn bộ quân Mỹ và quân của các đồng minh khác rút khỏi Nam Việt Nam. Điều này là một trong những lư do chính giúp cộng sản dễ dàng thôn tính miền Nam bằng quân sự.

Mỹ cũng phải nhượng bộ VNCH trong việc điều đ́nh lại những thỏa thuận bất lợi quá lộ liễu cho VNCH. Việc đương đầu với Mỹ của TT Thiệu cũng đạt được một số kết quả, giúp VNCH sống thêm 2 năm 3 tháng.

Chính TT Nixon đă hứa hẹn, cam kết bảo vệ VNCH nếu cộng sản vi phạm Hiệp Ước. Những lời hứa đă trở thành mây khói, ngay điều khoản "Một đổi một" về vơ khí cũng không được Mỹ thi hành, nhất là khi TT Nixon vướng vụ Watergate và phải từ chức.

Không chỉ riêng Nixon và Kissinger chủ trương bỏ rơi Nam Việt Nam v́ hết cần, cả Quốc Hội Mỹ cũng chủ trưởng như thế nên quyết định làm ngơ trước yêu cầu lấy lệ của TT Ford xin viện trợ 700 triệu Đô la, rồi viện trợ khẩn cấp 300 triệu Đô la cho VNCH.

Người viết bài này không chủ trương phê b́nh cá nhân hay một vài tập thể thời VNCH, nhưng tiếc một điều là TT Nguyễn Văn Thiệu đă quá tin vào người Mỹ, lúc nhận ra sự thật th́ đă quá muộn.

Số mệnh của một dân tộc cũng giống như số mệnh của một con người, khi gặp may th́ mọi sự hanh thông, khi gặp rủi th́ "giậu đổ b́m b́m leo". Bao nhiêu điều xui xẻo nằm ngoài khả năng kiểm soát đă dồn dập đổ xuống số phận của miền Nam Việt Nam từ khi chế độ Đệ Nhất Cộng Ḥa bị khai tử và Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm bị sát hại.

Một trong những cái xui đó là sự tráo trở của các lănh đạo Hoa Kỳ, là những biến cố xảy ra tại Mỹ nhưng có hậu quả trực tiếp đến Việt Nam.

Một trong những hậu quả đó là Hiệp Định Paris dẫn đến biến cố 30 tháng Tư.

Nếu Mỹ không quyết tâm bỏ rơi Nam Việt Nam th́ sẽ không có Hiệp Định Paris, hay sẽ có một hiệp định khác với nội dung khác.

Nếu Mỹ không quyết định rút chân khỏi Nam Việt Nam càng nhanh càng tốt th́ cộng sản đâu có cơ hội ăn mừng chiến thắng 30 tháng Tư, sau khi họ biết Mỹ cho họ cơ hội "mười ngh́n năm mới có một lần".

Đó là trách nhiệm của Mỹ. Chưa kể trách nhiệm của chúng ta… ◙