Tin Mừng Giữa Ḍng Đời

Đau Khổ và Phục Sinh Qua Ánh Sáng Lời Chúa

Trần Việt Cường

 

Gioan 12:20-28

"Trong số những người lên Giêrusalem thờ phượng , có cả người Hi Lạp. Nhũng người này đến gặp Philip, người Bêtsaiđa, xứ Galilê, mà xin ông rằng: "Thưa ông, chúng tôi muốn được gặp ông Giêsu".  Philip đi nói với Anrê. Rồi Anrê và Philip đi thưa với Đức Giêsu. 

Đức Giêsu đáp lại rằng: "Đă đến giờ Con Người được tôn vinh! Quả thật, quả thật, Ta bảo các ông nếu hạt lúa gieo xuống đất không chết đi, th́ nó trơ trọi một ḿnh, nhưng nếu nó chết đi, nó mới sinh nhiều hạt khác.

Ai yêu sự sống ḿnh th́ sẽ mất, ai ghét sự sống ḿnh nơi thế gian này, th́ sẽ giữ lại được cho sự sống đời đời! Ai phục vụ Ta, th́ hăy theo Ta, và Ta ở đâu, kẻ phục vụ Ta cũng sẽ ở đó. Ai phục vụ Ta, th́ Cha Ta sẽ quư trọng người ấy.

Bây giờ hồn Ta xao xuyến! Ta biết nói ǵ đây? Lạy Cha, xin cứu con khỏi giờ này? Nhưng chính v́ giờ này mà con đă đến. Lạy Cha, xin hăy tôn vinh Danh Cha!"

 

Lời Chúa hôm nay chiếu rọi một ánh sáng rực rỡ vào trong ngục tù đau khổ của chúng ta, và của cả nhân loại. Đau khổ và thử thách h́nh như đă gắn liền với định mệnh của thân phận làm người. Có lúc nào trong cuộc sống của ta mà không có một điều ǵ làm ta trái ư hay ưu tư? Con người tự bản chất đă luôn hướng về một hạnh phúc vẹn toàn, một t́nh yêu tuyệt đối! Nhưng hạnh phúc vẹn toàn đó sẽ không bao giờ được thể hiện trong cuộc sống. Đó phải chăng là nét bi thảm chính của thân phận làm người?

Mầu nhiệm của đau khổ, con người không có câu giải đáp. Chúa Giêsu, là Con Người và Con Thiên Chúa; chính Ngài là Thiên Chúa thật, Ngài là Emmanuel, Thiên Chúa Ở Cùng Chúng Ta; chỉ có một ḿnh Ngài mới có thể giải đáp vấn đề mầu nhiệm đau khổ của đời người. Nhưng câu giải đáp của ngài lại vô cùng bí nhiệm: Ngài đă trả lời cho câu hỏi ngàn đời của nhân loại về ư nghĩa của mầu nhiệm đau khổ bằng chính cuộc tử h́nh của Ngài trên thập giá : Ngài đă giải đáp câu hỏi này bằng cách xuống tận cùng vực sâu của mọi mỗi thống khổ và ô nhục của phận người! Vực sâu của khổ h́nh thập giá cũng đồng thời chính là đỉnh cao của vinh quang của T́nh Yêu. Mầu nhiệm về ư nghĩa của đau khổ đă được Chúa Giêsu mạc khải qua những lời tâm t́nh của chúa Giêsu, được ghi lại trong Tin Mừng Gioan hôm nay.

Những tâm t́nh này được tỏ lộ trong những ngày giờ cuối cùng của Chúa Giêsu. Trước viễn ảnh đă gần kề của cuộc tử h́nh ghê rợn mà Ngài sắp gánh chịu. Đối diện với sự phản bội của Giuđa, là bạn thân và là môn đệ của Ngài; đối diện với tận cùng tâm địa độc ác và bạo tàn của cả loài người trong cuộc tử nạn, Chúa Giêsu đă nói một câu làm đảo lộn tận gốc rễ cái nh́n của ta về vấn đề đau khổ: "Đă đến giờ Con Người được tôn vinh"!

Ôi! Sự tôn vinh mà Con Thiên Chúa sắp lănh nhận khác xa biết bao những ước vọng và mong đợi của tâm hồn ta. Sự tôn vinh của Ngài là sự vượt thắng của tinh thần trên thể xác, của hy sinh trên hưởng thụ, của xả thân trên chiếm đoạt, của hy vọng trên tuyệt vọng, của sự sống trên sự chết, của Thiên Đàng trên địa ngục, của T́nh Yêu trên mọi nỗi oán thù. Chính những nhục h́nh và đau khổ ngút ngàn mà Chúa Giêsu phải gánh chịu thay cho toàn thể nhân loại đă trở thành vinh quang và chiến thắng của t́nh yêu. Chính nhờ cuộc thương khó và tử nạn của Chúa Giêsu trên thập giá, mọi nỗi thống khố của con người mọi nơi và mọi thời đă được mang dấu ấn của niềm hy vọng vô biên, và được mang giá trị cứu độ.

Qua sự chết và phục sinh của Chúa Giêsu, những đau khổ của nhân loại từ nay không c̣n là một sự vô nghĩa và vô lư, không c̣n là sự thất bại và tuyệt vọng của nhân sinh. Đau khổ từ nay được mang một sức mạnh biến đổi và thánh hóa.

Chúa Giêsu đă giải nghĩa rơ ràng hơn tiến tŕnh về ư nghĩa và giá trị của đau khổ qua h́nh ảnh hạt lúa phải chết trong ḷng đất để trổ sinh hoa trái. Ở đây, vai tṛ của đau khổ đă quá rơ ràng. Chính tiến tŕnh chết đi, hủy diệt của hạt lúa là điều kiện tất yếu để nẩy sinh sự sống, để hạt lúa có thể sinh nhiều hoa trái. Hạt lúa nào từ chối khổ đau, không muốn bị hủy diệt cũng là hạt lúa trơ trọi một ḿnh, cô đơn và vô ích. Hạt lúa phải bằng ḷng bị tan vỡ mới có thể hoàn tất sứ mệnh và ư nghĩa của sự hiện hữu của nó. Cũng vậy, đau khổ trong cuộc đời giúp cho ta vượt ra khỏi chính ḿnh, phá vỡ bức tường ích kỷ và tự măn luôn vây bọc tâm hồn, trái tim, và cuộc sống của ta. Cũng giống như chiếc vỏ khô cứng của lạt lúa bao bọc và giam hăm mầm nhân của sự sống.

Con người thường muốn xây một bức tường, một thành lũy để bảo vệ chính ḿnh. Thành lũy đó được xây bằng mộng ước bọc vàng. Thành lũy đó là ảo mộng của tiền bạc, tiện nghi, uy quyền, lạc thú. Thành lũy khô cứng của giận hờn và ích kỷ. Nhiều khi ta ước mong có được số phận của người giầu có trong dụ ngôn của Tin Mừng: Ông đă có quá nhiều của cải đến nỗi không c̣n kho lẫm nào có thể chứa hết! Ông ta vui mừng nghĩ rằng từ nay ḿnh đă an toàn, dư thừa của cải, tha hồ ăn chơi vui hưởng cuộc đời. Ngày hôm nay ta phải ước mong có bao nhiêu triệu đô la, hay hơn nữa bao nhiêu tỷ đô la để có được số phận như ông nhà giàu đó? Nhưng than ôi! Tất cả chỉ là ảo mộng. Ông nhà giàu trong dụ ngôn đă phải nghe lời phán quyết thật đáng làm ta phải run sợ: "Ngay đêm nay, Ta sẽ đ̣i lại linh hồn ngươi". Có ǵ bảo đảm để lời phán quyết đó không xảy ra cho ta trong đêm nay?

Cho dù ta có xây được thành lũy kiên cố đó, nghĩa là có đầy đủ hết mọi sự mà cuộc đời có thể hứa hẹn, th́ bức tường thành xây bọc đó sẽ làm ngưng đọng sự sống trong ta, cũng như vỏ của hạt lúa đă khô cứng không chịu để cho ḿnh bị tan vỡ. Khi đó ta sẽ t́m hết cách để hưởng thụ tối đa, để đi t́m hạnh phúc chỉ cho riêng ḿnh. Khi đó ta sẽ cố hết sức để tránh mọi khổ đau, để tự vệ. Ta sẽ cố giữ lại những ǵ ḿnh đang có và chỉ c̣n biết phục vụ cho chính ḿnh; và đ̣i hỏi mọi người cũng phải phục vụ cho ḿnh. Lúc đó trái tim ta đă thành khô cứng, gịng t́nh trong ta đă cạn khô, và ta không c̣n có khả năng để yêu thương và phục vụ tha nhân. Khô cạn t́nh yêu cũng là khô cạn mạch sống. Ta c̣n sống mà như đă chết. Đánh mất t́nh yêu cũng là đánh mất linh hồn ḿnh: " Ngay đêm nay, Ta sẽ đ̣i lại linh hồn ngươi." Ta đă tự hủy diệt mạng sống ḿnh trong khi t́m cách bảo vệ chính ḿnh!

Đau khổ có khả năng phá vỡ bức tường bao bọc, giúp ta có thể vượt ra khỏi chính ḿnh để trổ sinh hoa trái, những hoa trái phong phú của t́nh yêu thương. Đau khổ giúp ta nhận ra sự mong manh của kiếp người, giúp ta cảm thông được nỗi thống khổ của tha nhân. Nếu ta biết chấp nhận khổ đau, thua thiệt để yêu thương , phục vụ và giao ḥa; th́ khi đó nguồn mạch t́nh yêu trong ta sẽ tuôn chảynhư ḍng suối mang sự sống. Sống trong t́nh yêu cũng là sống phong phú đích thực ư nghĩa của đời người. Phải chăng đó là phần nào ư nghĩa lời nói bí nhiệm của Chúa Giêsu: Ai yêu mạng sống ḿnh th́ sẽ mất, ai ghét sự sống ḿnh th́ lại t́m lại được trong cuộc sống muôn đời? Bản chất của cuộc sống muôn đời phải chăng là sống kết hợp với Thiên Chúa, Đấng là T́nh Yêu.

Trong Tin Mừng Gioan 17:3, Chúa Giêsu nói: Sự sống đời đời là nhận biết Thiên Chúa. V́ Thiên Chúa là T́nh Yêu nên bản chất của sự sống đích thực của ta, định mệnh đời đời của ta là t́nh yêu. Chúa Giêsu nói về cùng đích của đời ta, lư tưởng cuối cùng của ta là phải nên giống như Thiên Chúa: Các con phải nên thánh như Cha chúng con ở trên trời là Đấng Thánh. Mà nên thánh đồng nghĩa với yêu thương. Tông Huấn Người Tín Hữu Giáo Dân định nghĩa: Thánh thiện là sự trọn lành của đức Ái.

Thế nhưng t́nh yêu là ǵ? T́nh yêu có lẽ là chủ đề được nói tới nhiều nhất trong cả nền văn học sử nhân loại, thế nhưng cho đến ngày hôm nay, nếu hỏi t́nh yêu là ǵ th́ có lẽ ta cũng chỉ có một ư niệm rất mơ hồ! Con mgười thật sự không hiểu được t́nh yêu. Chúa Giêsu là Thiên Chúa Nhập Thể thành người đă đến để dạy cho con người biết yêu thương. Ngài đă diễn tả bản chất của yêu thương qua Hy Lễ T́nh Yêu trên thập giá: một từ bỏ và hiến dâng trọn vẹn. Hy Lễ Thập Giá là đỉnh cao tuyệt vời của t́nh yêu: Không t́nh yêu nào cao cả hơn mối t́nh của người dâng hiến mạng sống v́ người yêu.

Mầu nhiệm cuộc tử nạn và phục sinh của Chúa Giêsu dạy ta về bản chất của t́nh yêu và đồng thời chiếu dọi một ánh sáng rực rỡ cho câu hỏi ngàn đời của nhân loại: ư nghĩa của sự đau khổ trong đời người. Chính Chúa Giêsu, Đấng Phục Sinh đă giải thích cho hai môn đệ trên đường đi Em-mau về sự cần thiết của đau khổ: Đấng Kitô phải vượt qua đau khổ để tiến tới vinh quang của Ngài. Vinh quang của Chúa cũng là vinh quang của t́nh yêu. Đau khổ trong cuộc đời giữ vai tṛ thiết yếu trong tiến tŕnh biến đổi con người thành giống như Thiên Chúa, Đấng là mẫu mực của t́nh yêu và là chính T́nh Yêu. Không có đau khổ, hy sinh và từ bỏ chính ḿnh cũng không có t́nh yêu đích thực. Chúa Giêsu đă nói rơ hơn về tiến tŕnh này cho những ai muốn làm môn đệ Ngài. Làm môn đệ Chúa cũng có nghĩa là trở nên giống như Ngài: Ai muốn theo Ta, phải từ bỏ ḿnh đi, vác thập giá mỗi ngày và theo Ta.

Thiên Chúa tạo dựng nên con người không phải như một ngôi nhà đă xây xong hoàn tất nhưng như là một hạt giống, một mầm nhân cần phải được triển nở. Cả vũ trụ này cũng vậy, cũng c̣n đang được tạo dựng chứ chưa hoàn tất. Thánh Thư Phao-lô đă mạc khải chân lư này: Cả vũ trụ đang rên xiết chờ được sinh ra. Chân lư này giúp ta hiểu được phần nào những đau khổ và tai ương trên thế giới: Một thế giới chưa được hoàn tất và đang trải qua những giai đoạn thử lửa. Như những món đồ gốm cần phải kinh qua nhiều giai đoạn uốn nắn và nung nấu mới có thể thành h́nh.

Cả cuộc sống của ta là một tiến tŕnh sáng tạo không ngừng của Thiên Chúa: Để mỗi ngày ta trở nên giống t́nh yêu hơn. Chính v́ ta đang được sáng tạo và biến đổi, nên đau khổ là một yếu tố cần thiết trong cuộc sống. Tính ù ĺ, thiên về thể chất muốn kéo ta xuống theo đà của trọng lực, đi t́m những ǵ dễ dàng nhất và không muốn cố gắng. Theo đà này, ta càng ngày càng trở thành ích kỷ và sa đọa, không c̣n khả năng để yêu thương, v́ yêu thương đ̣i hỏi phải vượt ra khỏi chính ḿnh để vươn lên.

Đau khổ và trái ư trong cuộc sống có tác dụng chận đứng đà tuột dốc, lôi ta ra khỏi t́nh trạng thoải mái giả tạo, biếng lười và ích kỷ. Khi chấp nhận những đau khổ và trái ư trong cuộc sống, nhất là trong tâm t́nh vâng phục, v́ ḷng yêu mến Thiên Chúa và tha nhân, tâm hồn ta trở nên cao thượng hơn. Khi đó trái tim ta sẽ có thể mở rộng tới bao la, để ta có thể cảm thông những nỗi đau khổ của người khác và trao ban một bàn tay nâng đỡ. Khi chấp nhận đau khổ với tâm t́nh phó thác và vâng phục, ta đang dâng lên Thiên Chúa một một lễ vật t́nh yêu, phần nào rập theo khuôn mẫu của Hiến Tế trên đồi Gôn-go-tha. Đây là lời mời gọi mà Chúa Giêsu muốn gửi đến cho từng người trong chúng ta: " Ai phục vụ Thầy th́ hăy theo Thầy; và Thầy ở đâu th́ kẻ phục vụ Thầy cũng sẽ ở đó."

Với lời mời gọi này, chúa Giêsu muốn ta cùng đồng hành với Ngài trong cuộc hành tŕnh đi đến t́nh yêu. Tiến tŕnh rất mầu nhiệm vượt qua đau khổ để đi tới vinh quang. Qua cuộc tử nạn của Chúa Giêsu, đau khổ không c̣n chỉ là một h́nh phạt của tội lỗi: nặng nề, tuyệt vọng và vô nghĩa. Từ nay đau mọi đau khổ trong đời, của từng người trong chúng ta cũng như của toàn thể nhân loại sẽ chan chứa niềm hy vọng vô biên v́ đă được mang dấu ấn cứu độ qua hy tế của Chúa Giêsu trên thập giá. Càng chấp nhận đau khổ trong yêu thương và vâng phục, ta càng trở nên giống Chúa Giêsu. Trái tim ta sẽ được biến đổi nên giống như trái tim của Ngài: đầy ḷng nhân từ, trắc ẩn và biết cảm thông, chia sẻ với tha nhân. Tâm hồn ta sẽ có b́nh an hơn. Đau khổ thay v́ nhận ch́m ta trong cơn tuyệt vọng lại dâng ta lên cao và đưa ta về một chân trời đầy hy vọng.

Dù vậy những đau thương trong cuộc đời vẫn c̣n đó, và tâm hồn ta vẫn run sợ trước viễn tượng bị khổ đau. Điều kiện để bước theo Chúa Giêsu vẫn c̣n nguyên vẹn: Phải từ bỏ chính ḿnh và vác thập giá ḿnh mỗi ngày mới có thể bước đi theo Ngài. Theo Chúa mỗi ngày không phải lúc nào cũng dễ dàng như những khi tâm hồn ta tràn đầy sốt mến và được an ủi, nhưng có lúc phải đối diện với những thử thách vô cùng cam go, những khi tâm hồn ta đầy sầu muộn. Chính chúa Giêsu trong buổi chiều trước cuộc khổ nạn cũng đă tâm sự với các bạn hữu của ngài: Tâm hồn Ta buồn sầu đến chết đi được!

Chúa Giêsu vẫn cô đơn và phải một ḿnh dối diện với viễn ảnh của tử h́nh thập giá. Chúa đă nhiều lần tâm sự với các môn đệ và nói với các ông về cuộc khổ nạn mà Ngài sẽ phải gánh chịu, nhưng các ông vẫn chẳng quan tâm, coi đó như một cách nói bóng gió nào đó. Tâm hồn các ông vẫn c̣n mơ ước chức vị cao sang khi Thầy ḿnh tái lập lại một triều đại huy hoàng như triều đại của Vua Đa-vít!

Nỗi cô đơn và sự lo buồn của Chúa trước cơn tử nạn, trong Tin Mừng hôm nay, Chúa đă nói lên bằng những lời nói thật năo nùng đến xé ruột: "Bây giờ tâm hồn Thầy xao xuyến! Thầy biết nói gi đây?" Con người đă không hiểu và không thông cảm được với Ngài nên Chúa Giêsu đă cầu cứu với Cha của Ngài: " Lạy Cha, xin cứu con khỏi giờ này!" Tâm t́nh rất nhân loại của Chúa Giêsu, nỗi sợ hăi của Ngài trước viễn ảnh của đau khổ và sự chết tỏ lộ cho ta biết t́nh thương yêu vô bờ Ngài dành cho con người. Những lời nói này của Chúa Giêsu c̣n là một bảo chứng là Thiên Chúa không hề bỏ mặc con người v́ chính Ngài (Thiên Chúa Nhập Thể) cũng đă phải trải qua. Những lời nói đó c̣n tỏ lộ một cuộc tranh đấu thật hết sức cam go trong nội tâm của Chúa. Cuộc tranh đấu sẽ lên đến tột đỉnh trong với những giọt mồ hôi máu tuôn rơi trong Vườn Cây Dầu. Chúa Giêsu lo buồn và sợ hăi biết bao trước viễn ảnh một ḿnh Ngài phải gánh hết tội lỗi của nhân loại từ lúc tạo dựng đất trời cho tới ngày tận thế. Đấng hoàn toàn thánh thiện vô tội phải trở thành Người Tử Tội và phải gánh chịu những h́nh phạt vô cùng ghê rợn của tội lỗi. Nhưng cuối cùng t́nh yêu đă toàn thắng với tâm t́nh vâng phục đầy yêu thương của Chúa Giêsu khi Ngài thưa với Chúa Cha: "Chính v́ giờ này mà Con đă đến".

Chúa Giêsu là Thiên Chúa Thành Người, là Emmanuel ở giữa chúng ta, là mẫu mực của con người phong phú và trọn vẹn. Chúa Giêsu là con người lư tưởng, là mẫu mực để ta noi theo. Thế nhưng Chúa đă không đến trong vinh quang như một vị vua của trần thế, giàu sang phú quư để được mọi nhười cung phụng. Ngài đến không phải để được người cung phụng nhưng để phục vụ mọi người. Giây phút quan trọng và đầy ư nghĩa nhất trong cuộc đời Ngài không phải là trên núi Tabor vinh quang nhưng trên đồi sọ.

Ư nghĩa và giá trị cuộc đời ta không hệ tại những chiếm hữu vật chất theo như nấc thang giá trị của trần thế. Cũng không hệ tại những thắng thế trên tha nhân, những khoái lạc và hưởng thụ mà trần gian này có thể hứa hẹn. Ư nghĩa cao cả và sung măn nhất của cuộc đời ta chỉ có thể được thể hiện khi ta bước theo chân Chúa Giêsu, đi vào Giêrusalem của cuộc đời. Theo chân Ngài đi vào cuộc đời để mong phục vụ mọi người chứ không muốn mọi người phải phục vụ ḿnh. Và đỉnh cao của đời ta cũng là đỉnh cao của t́nh yêu. Khi ta biết chấp nhận, thua thiệt, thử thách và khổ đau để yêu thương: Yêu mếnThiên Chúa và yêu thương tha nhân.

Lúc đó ta ta đang thể hiện mục đích cuộc đời ḿnh một cách trọn ven nhất và đang làm vinh danh Thiên Chúa. Lúc đó, trong tâm t́nh vâng phục, ta có thể thân thưa với Thiên Chúa theo gương Chúa Giêsu: Chính v́ giờ này mà con đă đến. Lạy Cha, xin hăy tôn vinh Cha.