Câu Chuyện Từ Nước Đức

Đàng Sau Những Ôm Hôn "Lịch Sử"

Phạm Hồng Lam

 

Ngày 12 tháng 2 năm 2016 tại thủ đô Havana nước Cuba giáo tông Phan-sinh đă gặp Kirill, thượng phụ thủ đô Moskau, trong hai tiếng đồng hồ tại pḥng đợi danh dự nơi sân bay. Một cuộc gặp gỡ được các phương tiện truyền thông mô tả là "lịch sử", là "quà tặng của Thiên Chúa". Trên số báo tháng trước và các hệ thống truyền thông việt ngữ độc giả đă đọc được nhiều bài thời sự về biến cố theo cái nh́n của nhà đạo. Bài này không nói chuyện thời sự, nhưng muốn t́m hiểu đôi điều xa hơn ở hậu trường.

Cuộc chia tay chính thức giữa Đông và Tây (1)

Đó là ngày 16.07.1054.

"Trong lúc các giáo sĩ đang chuẩn bi dâng lễ như thường lệ", hồng i Humbert Silva Candida, sau khi đặt bản án tuyệt thông Kerullarius lên bàn thờ, bước ra khỏi nguyện đường Hagia Sophia ở Konstantinôp (nay là Istanbul của Thổ-nhĩ-ḱ), cúi xuống "phủi bụi dính chân", rồi dơng dạc lớn tiếng: "Chúa hăy nh́n đó mà phán xét chúng con!" Từ ngày ấy, Giáo Hội Chính Thống, cũng gọi là Giáo Hội hi-lạp, chia tay hẳn với Giáo Hội Roma hay Giáo Hội la-tinh. Michael Kerullarius lúc đó là thượng phụ kinh đô Konstantinôp, c̣n Humbert là thư kí và là sứ thần của giáo tông Lê-ô IX.

Biến cố đó kết thúc một quá tŕnh mâu thuẫn kéo dài hơn hơn 500 năm.

Gốc rễ chính trị của mâu thuẫn bắt nguồn từ ngày hoàng đế Diokletian chia Đế Quốc Roma ra thành hai vùng hành chánh vào năm 286, thành Đế Quốc Roma Phía Tây (với kinh đô Roma) và Đế Quốc Roma Phía Đông (kinh đô Konstantinôp: thành phố mang tên Konstantin). Rồi năm 324 đại đế Konstantin lại bỏ Roma chuyển cư sang Konstantinôp, khiến kinh thành này dần trở nên đối thủ của Roma. Một bước nữa về hướng phân rẽ là khi hai vùng hành chánh trở thành hai quốc gia riêng, sau cái chết của hoàng đế Theodosius vào năm 395. Thêm bước nữa là việc đội mũ hoàng đế Đế Quốc Roma Phía Tây cho vua Karl (Ka-rô-lô, Charles) năm 800. Dưới nhăn quan của dân đông phương th́ nguyên nhân phân rẽ là do giáo tông tạo ra trước đó, khi giáo triều liên minh với Pippin và được ông này tặng đất lập lên một Quốc Gia Giáo Hội (756-1870; mà nay chỉ c̣n phần đất Vatican).

Đó là cội rễ chính trị.

C̣n trên b́nh diện tôn giáo, công đồng Ni-xê, công đồng chung đầu tiên của Giáo Hội năm 325, cũng là một nguyên do của mâu thuẫn. Thật ra Ni-xê họp để giải quyết khác biệt tín lí giữa linh mục Arius, cai quản một giáo xứ trong thành Alexandria và được thời đó coi như một vị thánh sống, và giám mục Alexandria là Athanasius. Lập luận của Arius về đức Giê-su: "Đức Giê-su chỉ là một thụ tạo của Thiên Chúa, một thụ tạo gần gũi Thiên Chúa hơn bất cứ một ai khác. Ngài giống Thiên Chúa nhưng không phải là Thiên Chúa." Quan điểm này lúc đó được nhiều người theo. C̣n lập luận của Athanasius: "Đức Ki-tô đến để cứu rỗi con người, để con người được trở nên ‚như Thiên Chúa‘. Vậy nếu không phải là Thiên Chúa, th́ Người làm sao giúp con người được trở thành như Thiên Chúa? Không ai cho cái ḿnh không có. Tội là lỗi phạm đến Chúa. V́ thế chỉ có Chúa, chứ không phải con người, mới tha được tội." Ni-xê cuối cùng đă chấp nhận quan điểm của Athanasius, ra án tuyệt thông và lưu đày phe Arius.

Giáo Hội hoàn vũ tạm hoàn hồn, v́ tránh được đổ vỡ do mâu thuẫn tín lí này. Nhưng Ni-xê cũng đề cập một cách gián tiếp đến địa vị ưu thế của giám mục kinh đô Roma. (Ưu thế này về sau cũng được gián tiếp công nhận một lần nữa qua công đồng Konstantinôp năm 381, khi CĐ xếp giám mục Konstantinôp đứng hàng thứ hai sau giám mục Roma. Thật ra Konstantinôp chỉ đóng vai tṛ quan trọng sau khi hoàng đế Konstantin dời cư sang đó). Và đấy (vấn đề ưu quyền) là đầu mối quan trọng cho các mâu thuẫn đưa tới phân rẽ về sau. Về tín lí, giữa các Giáo Hội đông và tây phương chẳng có ǵ khác nhau, ngoài chuyện bất đồng về cội nguồn của Chúa Thánh Linh. Bên phương tây tuyên tín: Chúa Thánh Linh từ Thiên Chúa Cha và Thiên Chúa Con mà ra; bên phương đông không chấp nhận vế "và Thiên Chúa Con" (filiusque). Thành ra mâu thuẫn chính từ trước tới nay vẫn là chuyện vai tṛ của Roma.

Roma muốn trải uy quyền ḿnh ra trên khắp đông tây; nhưng Konstantinôp th́ lại t́m mọi cách để chống lại. Mâu thuẫn lên cao điểm khi học giả Photius, một giáo dân thường, được hoàng đế tại Konstantinôp chỉ định làm thượng phụ của kinh đô vào năm 858. Giáo tông Ni-cô-lê-ô I ở Roma buộc ông từ chức v́ có nhiều lôi thôi trong việc đề cử; do đó Photius đă tuyên bố „truất phế" Giáo Tông. Về sau, Photius bị giáo tông Lê-ô VI truất quyền vĩnh viễn, nhưng lập luận của Photius chối bỏ ưu quyền của Roma khá tiêu biểu:

Phê-rô đă là giám mục của Antiochia trước khi ngài trở thành giám mục Roma . "Hơn nữa, nếu Roma dựa vào vị tử đạo Phê-rô để đ̣i vị trí ưu quyền, th́ vị trí đó hẳn phải thuộc về Giê-ru-sa-lem. Hơn nữa, nếu các ghế giám mục tuỳ thuộc vào tư cách của những người ngồi trên đó, th́ phải chăng Giê-ru-sa-lem đă là nơi mang lại bao nhiêu chiến thắng vinh quang? Hơn nữa, nếu Roma dựa vào Phê-rô để dành quyền ưu tiên, th́ Bi-zan-tin phải được ưu tiên hơn v́ An-rê (anh của Phê-rô) đă làm giám mục ở đây. V́ An-rê đă làm giám mục Bi-zan-tin nhiều năm trước khi em ông là Phê-rô lên ghế giám mục Roma.."

Trở lại biến cố ngày 16.07.1054.

Khi giáo tông Lê-ô IX đang đi tham quan miền nam nước Í, nơi man dân gốc german định cư, th́ nhận được thư của thượng phụ Kerullarius. Thượng Phụ đổ tội một cách vô lí cho Giáo Tông rằng, ông đă cho phép Giáo Hội la-tinh dùng bánh không men trong phụng vụ và cho hát "Alleluia" trong mùa chay. Chuyện chẳng đâu vào đâu, nhưng Kerullarius đă có những lời lẽ thoá mạ và kết án. Thật ra, mục đích của ông là muốn gây chuyện, v́ ông sợ ḿnh bị qua mặt, khi Giáo Tông muốn dàn xếp trực tiếp với hoàng đế ở Konstantinôp về chuyện man dân định cư ở Í.

Giáo Tông uỷ cho thư kí là hồng i Humbert trả lời và đích thân mang thư sang t́m cách hoà giải với Kerullarius. Nhưng v́ Humbert thiếu khôn khéo đă làm vỡ cuộc đàm phán. Ông tự coi như kẻ bề trên và vấp phải lỗi lớn khi bảo rằng, chỉ cần sự ưng thuận của hoàng đế chứ chẳng cần ǵ thượng phụ. Nhưng người chủ động ở phương đông lúc đó là Thượng Phụ, chứ không phải hoàng đế. Và v́ đă nghĩ đến chuyện chia tay với Roma, Kerullarius chẳng muốn tiếp tục đàm phán, t́m cách gây gỗ và tuyệt thông Humbert. Đối lại Humbert cũng hết kiên nhẫn và tuyệt thông Kerullarius. Một Kerullarius cao vọng gặp một Humbert cao ngạo!

Kerullarius cho đốt bản vạ của Giáo Tông giữa công trường để công khai bày tỏ quyết định đoạn tuyệt với Roma. Thật ra, ông chỉ cho đốt phó bản, giữ lại bản chính.

Những bắt tay và ôm hôn "lịch sử"

Hầu hết các báo chí vừa qua đều viết, cuộc gặp gỡ giữa giáo tông Phan-sinh và thượng phụ Kirill là cuộc tái ngộ đầu tiên kề từ năm 1054 giữa hai Giáo Hội Đông và Tây Phương. Theo giáo sư Winkler, một chuyên gia người áo về các Giáo Hội ở đông phương, điều này không đúng. V́ hai lẽ. Thứ nhất: Cuộc gặp gỡ đầu tiên đă diễn ra cách đây gần 50 năm rồi, giữa giáo tông Phao-lô VI và thượng phụ Konstantinôp là Athenagoras I, vị đại diện danh dự tối cao của các Giáo Hội chính thống phương đông, ngày 25.05.1964 tại Giê-ru-sa-lem. Cuộc gặp này mới đúng là biến cố lịch sử của hai Giáo Hội Đông và Tây, v́ hai bên dịp đó đă tháo vạ tuyệt thông cho nhau (do Humbert và Kerullarius ra năm 1054). Kể từ ngày đó, đă có những liên lạc đều đặn và thân thiết giữa các thượng phụ Konstantinôp và các giáo tông Roma. Năm 2007 hai bên đă lập một Uỷ Ban Quốc Tế Về Đối Thoại Thần Học Giữa GH Công Giáo Và GH Chính Thống để cùng nhau giải quyết những mâu thuẫn tồn đọng. Giáo Hội chính thống của Nga lúc đầu v́ lục đục nội bộ với các GH chính thống khác không tham gia Uỷ Ban, về sau đă tham gia nhưng cứ t́m cách cản bước Uỷ Ban, đặc biệt trong nỗ lực giải quyết vấn đề ưu quyền. Thứ hai: Toà thượng phụ (Patriachat) Moskau mới được thành lập để trở thành một Giáo Hội chính thức trong hạ bán thế kỉ thứ 16. Trước đó, Giáo Hội nga trực thuộc toà tổng giám mục (Metropolit) Kiew nước U-krai-na, và toà tổng giám mục Kiew lại trực thuộc toà thượng phụ Konstantinôp. Và trong lần họp công đồng Ferrara-Florenz (1438/39) giáo tông Roma cũng đă gặp gỡ tổng giám mục Moskau.

Trước đây Konstantinôp t́m cách tách Roma với hi vọng sẽ lănh đạo các Giáo Hội ở phương đông. Nhưng hi vọng đó đă không thành. Một phần v́ Konstantinôp đă sớm bị Islam nuốt trửng, biến thành gần như con số không về mặt nhân sự và chính trị. Hiện nay thượng phụ Bartholomeos ở Konstantinôp, vẫn là vị chủ tịch danh dự của thế giới Chính Thống, chỉ có trên dưới 2000 giáo dân. Một phần khác v́ lối tổ chức và sinh hoạt đặc thù của bên Chính Thống: mỗi quốc gia là một Giáo Hội độc lập. Thế giới Chính Thống hiện sinh hoạt trong 14 quốc gia riêng rẽ với từ 300 đến 400 triệu tín hữu. Không thể biết được con số tín hữu chính xác, v́ Chính Thống Giáo không có thống kê. Phụng vụ của Chính Thống Giáo gần với Do-thái Giáo: tế tự là việc của giáo sĩ trực tiếp với Thiên Chúa, không cần sự tham dự của tín đồ, nên hầu hết nhà thờ của họ, từ các đại thánh đường chính toà cho tới nhà nguyện giáo xứ, đều bé tí và không có chỗ ngồi hay quỳ cho giáo dân. Mỗi thánh lễ kéo dài trên dưới ba tiếng đồng hồ, trong đó các vị tế lễ giao tiếp với Thiên Chúa qua hương nến, tượng ảnh và các bài đọc, giáo dân ai tới th́ chỉ việc đứng mà "xem". Có lẽ v́ thế mà họ không có nhu cầu biết rơ số giáo dân. Lối tổ chức giáo hội quốc gia cũng đưa đến một hậu quả khác: thần quyền và thế quyền liên thuộc vào nhau, trong đó thần quyền phải phục vụ thế quyền.

Người ta đề cao cuộc gặp gỡ vừa rồi giữa Phan-sinh và Kirill, là v́ cuộc gặp gỡ này quá khó khăn và đă phải chờ đợi từ rất lâu; và cũng là v́ Kirill có sức mạnh chính trị của nước Nga và có số tín hữu đông đảo nhất (khoảng 150 triệu) so với các Giáo Hội chính thống khác; nhưng về vị trí danh dự, Kirill chỉ là vị đứng hàng thứ năm trong hệ thống lănh đạo của thế giới Chính Thống.

Năm 2010, giáo tông Biển-đức XVI hi vọng trong tương lai gần ngài sẽ gặp được vị tân thượng phụ Moskau; Kirill lúc đó vừa được bầu (đầu năm 2009) lên ghế thượng phụ và đứng đầu Giáo Hội nga. Trước đó, với tư cách là "bộ trưởng ngoại giao" của Giáo Hội nga, ông đă có nhiều cuộc gặp gỡ với các chức sắc ở Roma, đă trở nên thân giao với bộ trưởng Ratzinger. Nhưng khi ngồi vào ghế thượng phụ, sự việc trở nên khó khăn. Một phần là do tổng thống Putin chưa bật đèn xanh; phần nữa là do lực cản mạnh của phái bảo thủ trong nội bộ giáo hội (phái này không muốn liên hệ với Ki-tô giáo phương tây, v́ sợ lây nhiễm các thói hư tật xấu như hôn nhân đồng tính, trợ tử, phá thai và mô h́nh Dân Chủ của tây phương); và thêm một yếu tố nữa là sự chống đối của Giáo Hội công giáo hi-lạp tại U-krai-na, sau khi nước này bị Nga chiếm đóng một phần đất và thúc đẩy chiến tranh li khai tại phía đông. Kirill ủng hộ chính sách xâm lăng của Putin tại U-krai-na và gọi cuộc chiến của Nga tại Si-ri là một cuộc "thánh chiến" chống lại quân khủng bố.

Nay thế lực bảo thủ có lẽ đă yếu (Kirill đă cách chức vị tổng linh mục phát ngôn viên của Giáo Hội chính thống nga, ông này thuộc phe bảo thủ). C̣n Putin th́ rất cần nụ hôn của hai vị, để tô vẽ cho ḿnh và làm yếu đi mặt trận của Âu châu chống lại chính sách bành trướng của Nga tại U-krai-na.

Báo chí nga và quốc tế nói, thượng phụ Kirill làm việc cho cơ quan an ninh; đi những chiếc xe mắc tiền; ngoài căn nhà sang trọng ở Moskau ông c̣n có một biệt thự riêng ở Thuỵ-sĩ, có một máy bay riêng và bốn tỉ đô-la riêng trong nhiều trương mục khác nhau. Chưa biết thực hư ra sao. Chỉ biết Giáo Hội chính thống nga ngày nay giàu. Các tài sản bị cộng sản tịch thu trước đây nay được Putin trả lại. Thêm vào đó là những món tiền tặng không nhỏ và đều đặn của các đại công ti bán quốc doanh như Gazprom, Lukoil. Nên nhớ, các Giáo Hội chính thống không có truyền thống hoạt động cứu trợ như Caritas của các Giáo Hội ki-tô giáo tại Âu và Mĩ châu, nên dư đầy tích luỹ.

Ngay sau cuộc gặp gỡ hai bên đă phổ biến một bản tuyên bố chung với nội dung, cũng theo giáo sư Winkler, rất giá trị cả về thần học lẫn thực tế. Nhưng bản tuyên bố đă gây thất vọng cho dân u-krai-na. Tổng giám mục thủ đô Kiew, Swjatoslaw Schewtschuk, vị đứng đầu Giáo Hội công giáo hi-lạp (công giáo theo nghi lễ chính thống) tại U-krai-na, đă phát biểu ngay sau cuộc gặp gỡ: Đó là "một sự yểm trợ gián tiếp của Toà Thánh cho cuộc xâm lược của Nga đối với U-krai-na." Lời lẽ gay gắt này khiến giáo tông Phan-sinh hơi chột dạ trong cuộc họp báo trên máy bay: "Tôi biết Swjatoslaw là một người tốt. Ở Buenos Aires chúng tôi đă làm việc chung với nhau bốn năm. Tôi kính trọng ông." Ngài thêm, chúng tôi hiểu nhau; nhưng mỗi sự việc cũng nên hiểu trong khung cảnh tổng thể của nó.

Sau đó, trong một cuộc họp báo tại Roma, Swjatoslaw tiếp: Cuộc chiến [ở U-krai-na] là một thảm kịch cho 45 triệu người dân. "Hàng ngày có nhiều người chết, bị thương; đó là cuộc tấn công của quân đội nga với các vũ khí nặng. Đây quả thật không phải là một cuộc nội chiến, mà là một cuộc xâm lăng của quân nước ngoài, vậy mà bản tuyên bố chẳng đá động ǵ tới." Ông đưa ra những nhận định tích cực về tiến tŕnh đại kết giữa Công Giáo và Chính Thống, song đồng thời cũng nhấn mạnh: Việc đối thoại giữa các Ki-tô hữu cần phải thoát ra ngoài mọi toan tính chính trị: „Ki-tô hữu chỉ có thể nghe nhau, tha thứ và kiến tạo hoà b́nh, đưa ra một sự kết hợp trọn vẹn rơ ràng, chỉ khi họ đứng ngoài chính trị địa lí, không bị khống chế bởi một một quyền lực thế trần, thoát ra được khỏi sự điên rồ của những kẻ có quyền lực trong thế giới này."

"Giá trị thực tế" của bản tuyên bố chung mà Winkler nói tới trên đây là việc Giáo Hội chính thống nga chấp nhận thực tế hiện hữu của các Giáo Hội công giáo tại đây. Xưa nay Giáo Hội nga vẫn chống lại việc truyền giáo và mở các toà giám mục công giáo tại Nga, (hiện c̣n vài toà giám mục công giáo tại đây trống ngôi), và họ vẫn không công nhận các Giáo Hội liên kết với Roma trên đất nước này. Giờ đây, hai phía tán đồng việc chống lại mọi h́nh thức chiêu dụ tín hữu (Proselytismus) và Công Giáo từ nay có thể tổ chức sinh hoạt mục vụ cho tín hữu ḿnh trên đất Nga.

Thời c̣n giáo tông Biển-đức, bộ trưởng Bộ Tín Lí là giám mục Müller cho hay, trên con đường đại kết, Giáo Hội công giáo và các Giáo Hội chính thống đă đồng í với nhau được 93% (?). 3% c̣n lại phải chăng là vấn đề ưu quyền của Roma? Trong nỗ lực đi t́m lời giải, người ta đă đề nghị công thức: Giám mục Roma là „Người đứng đầu trong mọi người ngang hàng". Nhưng Công Giáo không chấp nhận công thức đó. Vả lại, nếu chỉ có thế th́ đă giải quyết xong mọi chuyện rồi, v́ các Giáo Hội tin lành và anh giáo cũng đề nghị giám mục Roma là phát ngôn viên cho toàn thể thế giới ki-tô giáo. Nhưng điểm gay góc nhất vẫn là: Giám mục Roma có nhiệm vụ ǵ cá biệt không?

Không biết những cái bắt tay và những nụ hôn vừa rồi giữa hai vị giáo chủ có giúp giải quyết thêm ǵ được chuyện 3% c̣n lại không. ◙

Augsburg, 15.03.2016

Tài liệu tham khảo

(1) Mục này viết theo Josef Holzer, Lịch Sử Giáo Hội Công Giáo Qua 100 Tŕnh thuật, CHLB Đức 2001; đặc biệt các chương 4, 23, 24. Bản dịch: Đinh Phan Cư, Phạm Hồng-Lam

- Biển-đức XVI, Ánh Sáng Thế Gian, nhà xuất bản tôn giáo, 2011, bản dịch Phạm Hồng-Lam

- Hans Jürgen Schlamp, Treffen von Franziskus und Kirill: Ein Männerkuss, der Putin gefällt.

http://www.spiegel.de/panorama/leute/papst-franziskus-was-wladimir-putin-mit-dem-patriarchen-kuss-zu-tun-hat-a-1077232.html

- Ökumene-Experte Winkler zur Erklärung von Havanna: „Starkes Papier, hohe Relevanz". www.christlicher-Orient.at/News.html

- Wolfgang Thielmann, Er liebt Macht und Pracht (Ông vốn thích quyền uy và nguy nga tráng lệ). Die Zeit, ngày 11.2.2016; có thể đọc bản dịch trên http://phongtraogiaodan.org/2016/02/24/ong-von-thich-quyen-uy -va-giau-sang.

- https://de.zenit.org/articles/mit-den-orthodoxen-unterwegs-sein