…những người Chúa thương

Phạm Minh-Tâm

 

Hàng năm cứ mỗi độ Giáng-sinh về…

Hàng năm, ngày lễ này đă được xă-hội hóa như một mùa hội vui chung nên bầu khí sinh-hoạt đó đây đều mang vẻ tưng-bừng, nhộn-nhịp. Đường phố và những nơi công-cộng được trang-trí bằng các biểu-tượng đặc-biệt, được chăng đèn kết hoa. Bước vào các khu thương-mại th́ rộn-ràng hơn với những bản nhạc đă trở thành quen thuộc. Có điều, tất cả những vẻ bề ngoài này chỉ là h́nh-thức, là nếp sống theo thuở theo thời chứ chưa phải là "đạo", là niềm tin vui thực sự cảm-nghiệm được về ư nghĩa của b́nh-an và hy-vọng.

Hàng năm, từng Ki-tô hữu được ôn lại, được cảm-nghiệm sâu-sắc hơn trong niềm tin của ḿnh về sự ra đời của Đấng Cứu-độ, đem tin vui cho nhân-loại bằng việc lịch Phụng-vụ Hội-thánh Công-giáo hằng năm đă dành riêng thời- điểm cả tháng trước ngày lễ làm thời gian hồi-tâm của Mùa Vọng để tín-hữu chuẩn-bị tâm-hồn mừng đón tin vui từ biến-cố Đức Ki-tô giáng trần.

Song vẫn hàng năm, người có đạo chúng ta càng chạy theo thói quen của thế-giới bên ngoài mà chai-ĺ thêm trong ư nghĩa đă nhận được của thông-điệp nhẹ-nhàng đơn-giản từ trời cao gửi đến trong đêm thánh nguyên-thuỷ ấy bằng lời hát thiên-thần Vinh-danh Thiên Chúa trên trời, b́nh-an dưới thế cho người Chúa thương (Lc 2, 14). Từ đấy, lời hát này trở thành "đạo học" biết bao hàm-súc để từng con người cảm-nghiệm cho ra chân-lư, để sống cho ra con người đă được Chúa thương. Để tâm-thành với một trong tám mối phúc thật (Mt 5, 7).

Năm nay, lại thêm một mùa Giáng-sinh đến với những người dân Việt-Nam đau khổ đang sống trên đất nuớc Việt-Nam tủi cực và nhục-nhằn.

Đau khổ là v́ từ trong quá-khứ, những con người chỉ v́ cuồng-vọng thống-trị đă không từ-nan bất-kỳ một sách-lược nào - kể cả bán nước và làm tay sai ngoại-bang - để giờ này người dân cho dù đă nh́n ra sự nguy-ngập của đất nước cũng chỉ biết trơ mắt nh́n đám lănh-đạo nhà nước cộng-sản vung tay cường-quyền áp-đảo dân ḿnh để rước voi về dầy mồ tiên tổ. Toàn dân đau khổ khi biết giang-sơn đất nước ḿnh không chỉ đă mất Hoàng-sa, Trường-sa, biển Đông vào tay Tầu mà ngay vùng Tây nguyên cũng mất hết rồi...

Nhục-nhằn v́ người Tầu có mặt khắp nơi và h́nh-thành những khu tự-trị mà người dân Việt-Nam không được quyền lên tiếng hay tỏ thái-độ phản-kháng; không phải v́ sợ mà v́ bị chính những kẻ đă từng lợi-dụng hai chữ "yêu nước" để bán nước, đàn-áp. Để quyết đưa cả nước vào con đường nô-lệ Tầu phương Bắc.

Tủi cực v́ tuyệt-đại đa-số bị hấng chịu đủ thứ oan-khiên mà không ai bênh đỡ, không được chở che.

Song le, những t́nh-huống này xẩy ra cho một đất nước đang lâm nạn cộng-sản là chuyện không lạ v́ bản-chất của người cộng-sản đối với người dân trong tay họ là như thế; là c̣n tệ-mạt hơn cả thực-dân khác máu tanh ḷng đối với dân bị-trị như lời Nguyễn Trăi xưa viết bài "B́nh Ngô đại-cáo" luận tội giặc nhà Minh:

Nhân họ Hồ chính sự phiền hà,

Để trong nước ḷng dân oán hận.

Quân cuồng Minh thừa cơ gây hoạ,

Bọn gian tà bán nước cầu vinh.

Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn,

Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ.

Dối trời lừa dân đủ muôn ngàn kế…

Điều đáng nói là giữa khi đại đa số người Việt-Nam hôm nay đang đối mặt với đói nghèo, áp bức…th́ vẫn c̣n những kẻ a-dua theo cường-đồ bạo-tặc; vẫn có những người đang đứng vào thề lănh-đạo tinh-thần cũng trơ ra như phỗng, cũng giương mắt vô-cảm nh́n đất nước bị xâm-lăng với tài nguyên đang cạn kiệt, ngôn-ngữ biến dạng v́ văn-hoá suy tàn…Nghĩa là tất cả vốn liếng tinh-thần, đạo-đức và sức sống của dân-tộc đang trên đà huỷ-diệt; đang bị đám người vong-bản làm tay sai cho Tầu cột chặt đất nước Việt-Nam đă từng có nhiều trang sử oai-hùng chống Tầu, chống ngoại-xâm vào t́nh-trạng nô-lệ.

Ai không biết chính-sách của nhà cầm quyền Hà-nội bây giờ là luôn nhắm vào các mặt nổi phù-phiếm bề ngoài của các tôn-giáo, v́ dễ tuyên-truyền cho các giáo-đồ thích lễ hội xa-xỉ, hầu tiện bề thao-túng và huỷ-hoại sức sống tâm-linh th́ Công-giáo chúng ta đă giúp họ thành-công nhất. Từ vài chục năm nay, họ cho thêm tự-do xây-dựng, kết-nạp tu-sinh, tổ-chức lễ hội...để chỉ cần những người lănh-đạo chúng ta ngậm miệng làm ngơ trước các vấn đề xă-hội của đất nước.

Cụ-thể là suốt thời gian từ sau vụ việc ngày 18 tháng 12 năm 2007, hàng ngàn giáo dân Hà-nội cầu nguyện trên khu đất Toà Khâm-sứ ở Hà-nội để đ̣i đất, cho đến các vụ tiếp theo ở Giáo-phận Vinh và các nơi khác, Hội-đồng Giám-mục Việt-Nam nói chung và từng cá-nhân mỗi giám-mục, đă phản-ứng ra sao th́ mọi người đă thấy; hoặc nếu có chăng th́ cũng chỉ là đôi lời chiếu lệ cho qua.

Tệ nhất là mới đây, việc ḍng Mến-Thánh-giá Thủ-thiêm là nơi mà từ năm 2005 đă bị đặt trong kế-hoạch phát-triển và xây-dựng một trung-tâm thương-mại mới của Sài-g̣n song đến nay chưa ngă ngũ th́ sáng ngày 22-10-2015, lực-lượng công-an cộng-sản mang theo xe cẩu đă kéo đến để muốn san bằng cơ-sở của nhà ḍng mà Toà Tổng-giám-mục Sài-g̣n không một lời lên tiếng. Tuyệt-đại đa-số các linh-mục, tu-sĩ và giáo-dân trong cùng Giáo-phận không ghé mắt nh́n đến; không mở miệng phản-kháng một lời.

Trong khi trước đó hơn một tháng, vào sáng ngày 18-09-2015, cả một lực-lượng hùng-hậu Dân Chúa Việt-Nam với khí-thế tưng-bừng, lũ-lượt kéo về vùng đất cao-su bạt ngàn thuộc xă Gia-tân 1, huyện Thống-nhất, tỉnh Đồng-nai để cùng nhau tổ-chức Thánh-lễ đặt viên đá đầu tiên xây-dựng một điạ-điểm hành-hương được đặt tên là Trung-tâm Đức Mẹ Núi Cúi. Phải chi khối công-dân giáo-dân này đứng lên góp sức đuổi Tầu, đ̣i lại Hoàng-sa, Trường-sa và các vùng đă mất hoặc lên tiếng bênh-vực những người yêu nước đang bị tù-đầy th́ đúng là ư-nghĩa Deus et Patria – Thiên Chúa và Tổ-quốc….là lúc này đây.

Mới nghe mấy chữ "Đức Mẹ Núi Cúi", nhiều người nhạy cảm lại cứ nghĩ nơi đây đă được Đức Mẹ hiện ra…như ở Lộ-đức, ở Fatima, ở La-vang. Sự thực Núi Cúi chỉ là tên điạ-phương quen gọi, nằm gần bên hồ chứa nước xả của khu thuỷ-điện Trị-an. Vào khoảng thập-niên 80, khi Liên-xô đặt công-tŕnh khai-thác thủy-điện vùng này th́ việc xây đập và chận nguồn nước sông Đồng-nai đă làm cho phần lớn diện-tích nương rẫy của người dân trong vùng ch́m dưới nước mênh-mông; đến độ đă có thời gian người ta có thề đi từ Định-quán vào thẳng Trị-an bằng thuyền.

Bây giờ, nh́n toàn cảnh nơi diễn ra buổi lễ với số đông tín-hữu có thể ví như "biển người" cùng đoàn xe chở các giám-mục, linh-mục và quan-chức nhà nước cộng-sản tà-tà thả người trước lễ đài, th́ cho dù bất-kỳ ai có khó tính đến đâu cũng thấy phải thán-phục và ghi nhận ngay đây là một công-tŕnh khẩn-hoang có bài-bản với các chiều kích hữu-dụng đúng nghĩa tiện cho từng cá-nhân ḿnh và lợi cho những người đang dùng ḿnh như con rối.

Nh́n cảnh người ta nô-nức cùng nhau lặn ng̣i ngoi nước đến đây cách hớn-hở và không ngại miệng dùng cả cách nói ngoa-ngữ và thậm-xưng để ca-tụng việc ḿnh làm như một ngày đáng ghi nhớ với Giáo phận Xuân Lộc… hàng ngàn con tim đă t́m về bên Mẹ Núi Cúi…Triệu trái tim, triệu tấm ḷng đang hướng về Núi Cúi thắm t́nh…….Và các câu "bản-lề" quan-trọng như Giáo phận cũng rất vinh dự đón tiếp phái đoàn các cấp lănh đạo Nhà Nước…… Nhất là cám ơn Chính Quyền các cấp đă hết ḷng tạo điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng Trung Tâm này…người viết cảm thấy một cái ǵ như nghèn-nghẹn nơi cổ khi nhẩm đọc câu kinh cầu chịu nạn Chúa Giêsu thương thành Giê-ru-sa-lem chảy nước mắt ra.

Phía nhà nước th́ đă đành, v́ đây là nguyện-vọng của họ đă thành hiện-thực. Thành vậy mà thành-phần cấp cao của họ phải có mặt trong "khí-thế" để kiểm-chứng và hân-hoan. Từ Ban Tôn-giáo Chính-phủ với đủ cả chính phó chủ-tịch, trưởng ban và phó ban, thứ-trưởng, vụ-trưởng; rồi các trưởng, phó Ủy-ban Trung-ương Mặt-trận Tồ-quốc; vụ trưởng, vụ phó Ban Dân Vận Trung Ương đến cả Cục An-ninh Xă-hội với trưởng, phó Tổng Cục Trưởng Tổng Cục An-ninh Bộ Công-an; phó trưởng pḥng 88 và đoàn lănh-đạo tỉnh Đồng-nai… Song phía các đấng bậc trong đạo nghĩ sao khi giữa lúc đất nước quá bi-thương v́ nghèo đói, v́ hoạ mất nước đă và đang đến mà lại tỏ bày cảm-tưởng rằng …thật đúng là một vinh dự lớn lao cho đoàn con Giáo phận Xuân Lộc được tiếp đón Quí Đức Giám mục Hội-đồng Giám-mục Việt-Nam và các cấp chính-quyền…Đúng là một sự ăn khớp rất đắc-ư trong cơ-chế không xin cũng cho và bắt buộc phải nhận…Cho để mà ru nhau trong thân-phận của những chiếc đinh vít không dám ra ngoài mắt-xích của chính-sách theo hệ-thống. Cái hệ-thống mà Jean Paul Sartre đă kịp thời nh́n ra nó là một "l’engrenage", một guồng máy nghiến nát hết hạnh-phúc trong sự thiện, sự lành của đời người.

Nh́n h́nh ảnh này, người viết nhớ đến 15 căn bệnh trầm-kha mà một năm trước đây Đức Thánh Cha Phan-xi-cô đă t́m ra, trong đó có bệnh chai cứng tâm-trí và tinh-thần của những người có tâm-hồn chai đá; bệnh Alzheimer’s là bệnh về năo tác-động đến trí nhớ người bị bệnh, làm quên đi "lịch sử cứu độ", lịch-sử cá-nhân mỗi người với Chúa và bệnh tâm-thần phân-liệt trong cuộc sống của những người sống hai mặt, hậu-quả của lối sống giả-h́nh và tầm-thường, dần-dần đưa đến trống rỗng tinh-thần mà các văn-bằng tiến-sĩ hoặc bất kỳ các loại bằng-cấp nào cũng khác không thể lấp đầy được.

Tại sao phải lũ-lượt kéo nhau - từ tập-thể giáo-dân bạt ngàn đến các chức-sắc áo thụng tay dài - đem tiền của và công sức của anh em đổ vào khu đất hoang này, khi mà Đức Ki-tô giáng-thế v́ chỉ muốn đất với trời được giao-hoà để con người sống b́nh-an mà tôn-vinh Thiên Chúa trong thần-khí và trong sự thật. Không lẽ những môn-đệ của Chúa chỉ biết đến Núi Cúi mà không nhớ câu chuyện Người đă nói bên bờ giếng : "Này chị, hăy tin tôi, đă đến giờ các người sẽ thờ phượng Chúa Cha, không phải trên núi này hay tại Giê-ru-sa-lem…(Ga 4, 21) …Nhưng giờ đă đến - và chính là lúc này đây - giờ những người thờ phượng đích thực sẽ thờ phượng Chúa Cha trong thần khí và sự thật v́ Chúa Cha t́m kiếm những ai thờ phượng Người như thế (Ga 4, 23). Hay cả đời cũng chưa hề được nhập tâm câu trong sách I-sai-a "Người được Ta thương đến là kẻ nghèo hèn, thống khổ và biết kính sợ lời Ta." (Is. 66, 2)

Cái kiểu này nếu nói theo thế gian th́ là "làm phúc nơi nao để cầu ao rách nát"; c̣n bằng vào lời tâm-linh trung-tín như Chúa dạy Phúc thay ai xót thương người v́ họ sẽ được Thiên Chúa xót thương… th́ đúng là vô phúc

C̣n nữa, trọn vẹn nội-dung Tin Mừng nhất-lăm, ai cũng thấy Đức Ki-tô lúc nào cũng chỉ nhắm vào cái giới kinh-sư và Pha-ri-sêu để khiển trách, để mắng-mỏ. Hăy nghe thánh Mát-thêu thuật lại những ǵ Chúa Giê-su nhận-xét về "các đấng bậc" thời của Người là "Các kinh sư và các người Pha-ri-sêu ngồi trên toà ông Mô-sê mà giảng dạy. Vậy tất cả những ǵ họ nói anh em hăy làm, hăy giữ, c̣n những việc họ làm th́ đừng có làm theo, v́ họ nói mà không làm. Họ bó những gánh nặng mà chất lên vai người ta, nhưng chính họ th́ lại không buồn động ngón tay vào. Họ làm mọi việc cốt để cho thiên hạ thấy. Quả vậy, họ đeo những hộp kinh thật lớn, mang những tua áo thật dài. Họ ưa ngồi cỗ nhất trong đám tiệc, chiếm hàng ghế đầu trong hội đường, ưa đuợc người ta chào hỏi ở những nơi công cộng và đuợc thiên hạ gọi là "ráp-bi". (Mt 23, 1-7).

C̣n với các đấng bậc thời nay th́ Trong Hiến-chế về Tín-lư Giáo-hội (Lumen Gentium) của Công-đồng Vatican II, chương III là chương lập lại và bổ-túc cho Hiến-chế "Pastor Aeternus" đặc-biệt về chức giám-mục, có quy-định "…Thực vậy, tất cả các giám mục có nhiệm vụ phát huy và bảo vệ sự hiệp nhất đức tin và kỷ luật chung của cả Giáo Hội, dạy cho tín hữu biết yêu mến toàn Nhiệm Thể Chúa Kitô, nhất là các chi thể nghèo khó, đau khổ và đang chịu bách hại v́ sự công chính…". Nếu thế, đem cảnh Núi Cúi kết-hợp với các cảnh đă xầy ra ở Toà Khâm-sứ, rồi Thái-hà cho đến ḍng Mến Thánh-giá Thủ-thiêm hiện giờ th́ có ǵ là hiệp-nhất, là nên một trong Đức Ki-tô?

Cũng một cái tên "Núí Cúi", "ngài" chủ đoàn chiên Mỹ-tho th́ thuyết-giảng rằng… Mẹ Núi Cúi nói đến việc Đức Maria đă cúi ḿnh trước Thánh ư Thiên Chúa và thưa lời xin vâng; để từ đó Ơn Cứu độ được ban cho loài người…song linh-mục Phan Văn Lợi lại góp ư rằng… tên đó cũng khá ngộ. Nó làm tôi nhớ lại câu chuyện trong Tin mừng: ma quỷ đưa Chúa lên một ngọn NÚI cao, chỉ cho Người thấy mọi sự vinh quang của thế gian, rồi bảo Người: ta sẽ cho ông mọi thứ ấy nếu ông CÚI đầu sấp ḿnh bái lạy ta"…Vậy để độc-giả thấy lời nào mà ư nghĩa đạt lư trọn t́nh hơn th́ xin cứ tuỳ-nghi sử-dụng.

Trong tâm-t́nh mửng lễ Giáng-sinh năm 2015 này, ước mong mỗi người công-dân Công-giáo chúng ta sẽ ôn lại trong hồi-ức về 40 Mùa Giáng-sinh qua trong từng khổ-nạn của đời ḿnh đă chịu với cuộc khổ-nạn chung của cả nước để làm một con tính giúp các đáng bậc tính sổ hành-tŕnh 40 năm vừa qua trên Quê-hương.

Ngoài việc cả dân-tộc mất trắng mọi sự vào tay Trung-cộng th́ cách riêng hăy nh́n vào những ǵ Giáo-hội quê nhà đă mất chung với lịch-sử.

Ở Hà-nội, nhà cầm quyền Hà-nội vừa xây-dựng xong siêu-thị Nguyễn Kim trên đất Ṭa Khâm-sứ, xây thêm pḥng làm việc cho bệnh-viện Saint Paul trong khu đất của Ḍng Kín Ca-mê-lô Hà-nội; phá hết nhà thờ này đến tu-viện nọ và xoá-sổ b́nh-địa giáo-xứ Đông-yên. Người viết nghĩ rằng sẽ chẳng có một giáo-dân nào, cho dù có dốt nát đến đâu cũng không thể nghĩ rằng đổi tất cả những mất-mát đó lấy một khu đất hoang khỉ ho c̣ gáy miền Long-khánh cộng thêm với một Đức Tổng-giám-mục Giu-se Ngô Quang Kiệt lui về Châu-sơn và Đức Giám-mục Mi-ca-e Oanh sẽ thôi chức vào ngày 3-12 ở tuổi 75 là lời lăi cả và thế-gian.

Và người viết cũng mời gọi anh chị em cùng niềm tin hăy "cá độ" một ăn một trăm với Tổng-giám-mục Sài-g̣n về lời ông khuyến-dụ bá-tính tin rằng "Đức Thánh Cha Phanxicô có thể đến Việt Nam vào năm 2017. Nếu Đức Thánh Cha qua sẽ mời Ngài đến vùng này, bởi đây là nơi có thể đón được nhiều người đến đón Đức Thánh Cha nhất " xem nếu quả thật Đức Thánh Cha sẽ đến và nếu không bị ma đưa lối quỷ dẫn đường th́ ngài sẽ lên Nuí Cúi hay sang nhà ḍng Mến Thánh-giá Thủ-thiêm.◙

Giáng-sinh 2015