NHÂN DANH AI? NHÂN DANH CÁI G̀ ?

Đỗ Mạnh Tri

 

Cuộc khủng bố dă man tại Paris chiều ngày thứ sáu, 13.11 vừa qua, đơn giản và khủng khiếp trong cách thực hiện, nhưng rất phức tạp, dây mơ rễ má và c̣n đang tiếp diễn chẳng những tại Pháp, mà trên toàn cơi Âu châu, Cận Đông và nhiều nơi khác trên thế giới.

Sau đây, có mấy ghi nhận ngắn.

Nhân danh Thiên Chúa?!

Sau cuộc tàn sát, Daech hănh diện ra «Thông báo về cuộc tấn công Paris, đầy hồng ân, chống lại Pháp quốc Thập tự chinh»

Nhân danh Allah, Đấng nhân từ, Đấng rất nhân từ.

Allah Rất cao cả đă phán:và chúng từng đinh ninh rằng những thành lũy của chúng sẽ che chắn chúng để chống lại Allah. Nhưng Allah đă tới theo lối chúng không ngờ. Và người đă gieo sự kinh hoàng vào tâm khảm chúng. Chúng đă phá hủy gia cư của chúng bằng chính bàn tay của chúng, không kém bàn tay của những người tin. Hăy rút kinh nghiệm, hỡi những kẻ biết nh́n xa. Coran, ch. 59, câu 2.

Coran là sách thánh của Hồi giáo cũng như Kinh Thánh là sách thánh của Ki-tô giáo.

Nhân Thiên Chúa rất nhân từ và đầy ḷng thương xót để đi chém giết là sỉ nhục Thiên Chúa. Đó là một cách chối Thiên Chúa. Daech nhân danh Thiên Chúa nhưng kỳ thực dùng Thiên Chúa co một ư đố khác. Cái họ thực sự nhân danh là quyền lực chính trị để thực hiện những mục tiêu ác độc của họ.

Cũng v́ thế mà họ trích dẫn một câu phù hợp với ư đồ của họ. Thiên Chúa hay Allah trong câu trích dẫn chẳng nhân từ ǵ, ngược lại! Đây là một thứ Thiên Chúa dữ dằn, thích gây hoảng sợ, hoang mang cho con người.

Kinh Thánh của Ki-Tô giáo cũng có những chỗ đặt vấn đề, nếu không đặt vào ngữ cảnh, hoàn cảnh lịch sử, xă hội, văn hóa v.v..

Amalgame

Mấy năm qua, đặc biệt từ vụ Charlie Hebdo, đầu năm nay, bên Pháp dùng rất nhiều từ «amalgame». Số là người Pháp theo đạo Hồi đông lắm. Chừng 6 triệu. Họ có gốc a rập, phi châu và cả á châu. Một số người gốc Bắc Phi có hai quốc tịch. Tuyệt đại đa số sống b́nh thường. Một số rất nhỏ theo Daech. Để giữ sự ḥa hợp, chính quyền và chức sắc tôn giáo thường nhắc nhở dân chúng tránh lẫn lộn (pas d’amalgame) mấy tên khủng bố với cộng đồng hồi giáo. Mấy tên khủng bố chỉ những tên đă lộ diện, bị giết hoặc bị bắt và chừng hơn một ngàn đang bên Siry cộng với mưới mấy ngàn có hồ sơ S (sécurité), bị canh chừng tại Pháp.

Nếu có kêu gọi đừng lẫn lộn, th́ đương nhiên là v́ đă và c̣n có lẫn lộn. Mà sự lẫn lộn này không phải không có cơ sở. Bọn khủng bố và bọn đông hơn ít nhiều quá khích, tuy có những ư tưởng và hành động không phù hợp hoặc ngượi lại với tuyệt đại đa số tín đồ hồi giáo, lại có liên hệ thâm sâu với nếp sống của cộng đồng hồi giáo.

Sau vụ Charlie Hebdo, cuộc biểu t́nh lớn tại công trường Cộng Ḥa với mấy chục Thủ Tướng chính phủ ngoại quốc và mấy triệu dân, nh́n kỹ, không thấy người a rập và người đen. V́ mục đích của cuộc biểu t́nh là đề cao và khẳng định tự do tư tưởng, tự do ngôn luận. Nhưng dân hồi giáo chỉ nghị tới Tiên tri Mohamet bị tờ báo châm biếm.

Nói trắng ra, đa số tín đồ hồi giáo, ngay bên Pháp, theo và sống một cái Đạo c̣n mang nặng tính trung cổ, với những tập tục thời Trung cổ. Không thức thời.

Cứ xem một số nước Hồi giáo như Iran, Arabie Séoudite, Yemen, Quatar.. Coi số phận người phụ nữ ở đó ra sao. Xét cho cùng, tập tục chẳng mấy khác nhau.

Bọn quá khích, bọn khủng bố có những hành động ngược lại Hồi giáo, nhưng phát xuất từ Kinh Coran và một nếp sống hồi giáo lỗi thời.

Nhờ T́nh Trạng Khẩn Cấp (Etat d’Urgence) vừa được thiết lập tại Pháp, cảnh sát đang khám xét nhiều cơ sở hồi giáo, nhất là những cơ sở riêng tư, kín đáo và chắc chắn sẽ có những nơi bị đóng cửa, những imams bị trục xuất.

(Một vài trí thức chậm hiểu bào chữa bằng cách đề cao khía cạnh xă hội, kinh tế. Rằng đám trẻ khả nghi kia sinh sống tại những vùng nghèo khổ đầy thất nghiệp v.v.. Bên Pháp này gọi là trí thức bobo. Dân tiểu tư sản nhưng bênh vực dân nghèo bằng nước bọt. Con vua lại được làm vua, con anh xă chùa cứ quét lá đa. Có thế. Đa số dân hồi giáo sống trong những vùng nghèo, con cái thất học, nhiều đứa trộm cướp hoặc buôn bán nha phiến. Nhưng nghèo không tước hết quyền lợi và trách nhiệm. Bên Pháp, nghèo có nhiều quyền lợi, đến nỗi, v́ thiếu tiền, chính phủ phải săn lùng những người giả nghèo, giả thất nghiệp, để ăn trợ cấp và hưởng bảo hiểm xă hội.)

 

Bataclan và Sân vận động Stade de France

21 giờ 20: cạnh Stade de France, 3 tên khủng bố tự nổ, 1 người đi qua đó bị chết lây. Đây là một thất bại. Mấy tên này đă không vào được bên trong sân vận động dự cuộc đấu bóng giữa Đức và Pháp với gần 80 ngàn khán giả. Nhưng chúng vẫn tự nổ. Đây là điểm mới gây kinh hăi. Thay v́ khủng bố rồi trốn chạy như trước, bây giờ, những người Daech gửi đi để chết.

21 giờ 25 Tiệm ăn Le Petit Cambodge và Bitrot Le Ca Rillon. 19 người chết.

21 giờ 32 Tiệm uống Café Bonne Bière và tiệm ăn Casa Nostra. 5 người chết.

21 giờ 36 Tiệm ăn uống La Belle Equipe. 19 người chết

21 giờ 40 Rạp hát Bataclan. 89 người chết.

Cuộc khủng bố diễn ra cùng một lúc. Stade de France thuộc ngoại ô bắc Paris. C̣n những điểm sau đều cận kề và nằm cùng một vùng nằm gần Opera Bastille. Dân cư vùng này tứ chiếng, trắng đen vàng nhôm nhôm; thợ thuyền, kiến trúc sư, nghệ nhân, bác sĩ, văn sĩ… Ho coi nơi họ ở như một ngôi làng.

Chiều ngày thứ sáu, lại đẹp trời, dân chúng đi ăn nhậu. Các tiệm lại thường có rạp lan ra trên vỉa hè. Bon khủng bố dùng Kalachnikov bắn từ trong xe hoặc từ ngoài. Ngoài số người chết c̣n mấy trăm người bị thương. Hiện nay số ngưới chết đă lên tới 130. V́ chúng làm rất chớp nhoáng nên khi cảnh sát tới th́ đă quá muộn.

Chỉ có Bataclan kéo dài.

Thông cáo của Daech: «Tám anh em, lưng thắt đai nổ, tay cầm kalachnikov, nhắm vào những điểm đă được chọn lựa kỹ lưởng trong ḷng thủ đô Pháp: Stade de France trong lúc diễn ra cuộc đấu giữa hai nước thập tự chinh Pháp và Đức với sự tham dự của tên ngu đần của nước Pháp, François Hollande; rạp Bataclan nơi mà hàng trăm tên thờ ngẫu thần tụ họp trong một lễ hội trụy lạc; và một số điểm khác thuộc quận 10, 11 và 18».

Bataclan là một rạp hát lớn 1500 ghế. Chiều 13.11, rạp đông nghẹt khán giả xem nhóm Rock Eagel. Phần đông là thanh niên thanh nữ.

Đối với Daech đó là mê tín dị đoan, đồi trụy. Cũng như đồi trụy, ăn uống, bạn bè gặp nhau quanh lon bia, tách cà phê, gia đ́nh vui vẻ cuối tuần đi ăn tiệm, nghe hát…

Daech quy kết trụy lạc và thù ghét lối sống thông thoáng, tự do, yêu đời.

Hơn thế nữa, họ muốn khai trừ bằng bạo lực tất cả những ǵ không phải là họ: nền văn minh văn hóa thế giới.

Sau bao nhiêu cuộc khủng bố, mà gần nhất là chuyến bay của Airbus Nga từ Charm-el-Cheikh với 224 nạn nhân, cuộc khủng bố tại Paris, do tính cách rất tượng trưng của nó, có cái lợi, là đánh thức dư luận quốc tế và làm tỉnh thức lương tâm nhân loại. Hy vọng rồi không chỉ thoáng qua và sẽ đưa tới những quyết định và hành động cụ thể, lâu dài trên b́nh diện quốc tế.

Thương yêu, Tha thứ, Nguyện cầu.

Daech gọi Đức Pháp là hai nước thập tự chinh, tổng thống Hollande la người giơ cao cờ Thập Tự Chinh đi cứu Đất Thánh, cứu Jerusalem khỏi tay Hồi giáo. Daech trở lại thời Trung Cổ. Nhưng ngược đời, cũng nhắc lại cái gốc rễ, có người nói, cái căn tính của Âu châu. Liberté, Egalité, Fraternité (Tự do, B́nh đẳng, Bác ái) là ǵ nếu không phải là Tin Mừng thế tục hóa và bị cắt xén để thành cái gọi là «Nos Valeurs», những Giá trị của chúng ta, của nền văn minh văn hóa Tây phương? Một thứ văn minh văn hóa tôi cho là bị cắt xén.

V́ tự do, b́nh đẳng, bác ái là tự do giữa những người bằng nhau về bổn phận cũng như quyền lợi. Bác ái, huynh đệ, anh em thương nhau, tử tế với nhau như trong một gia đ́nh. Nhưng c̣n bố đâu? Mẹ đâu?

Trong khẩu hiệu Liberté, Égalité, Fraternité, theo tôi, cái bị cắt xén một cách vô t́nh hay hữu ư là Paternité. Cha. Cha hay Mẹ cũng thế. Gốc nguồn.

Chính cái đó khiến con người thời đại dễ hiểu Tự do như quyền làm bất cứ cái ǵ. Như chỉ có ḿnh thôi, chỉ có người thôi. Và quên rằng hay không biết, hay biết nhưng không hiểu rằng:

Có cái ǵ khác bên trên con người.

Có cái ǵ khác bên trong con người.

Và theo tôi, chính cái đó đă thể hiện cách rơ nét nhất, cách bao trùm nhất khi toàn thế giới phản ứng trước cuôc khủng bố quái gở tại Paris. Có phẫn nộ, có chửi bới, nhưng tuyệt đại đa số là yêu thương. Trong vụ Charlie Hebdo, khẩu hiệu nổi bật là Je suis Charlie. Lúc này cũng thấy có Je suis Paris. Nhưng nhiều nhất là trái tim dưới đủ mọi dạng thái. Và khẩu hiệu là Pray for Paris.

Cầu nguyện cho Paris. Cầu với AI?

Vào những năm 50 thế kỷ trươc khẩu hiệu Peace end Love của thế hệ hip-pi chống lại khí giới nguyên tử được biểu tương bằng ṿng tṛn với 3 kẻ vạch. Một bạn trẻ Pháp, Jean Jullien lấy lại nhưng thay ba kẻ gạch bằng Tháp Eifel, biểu tượng của Paris. Và, độc đáo thay, ngọn tháp chồi cao hơn ṿng tṛn chút đỉnh nhưng quá đủ để định hướng. Rồi muốn biết AI là AI, trả lời đứng giữa hai chân tháp.

Lạy Cha chúng con ở trên trời!

Paris 21.11.2015