Viết Từ Canada

HOA DÂN CHỦ NỞ GIỮA MÙA ĐÔNG

Mặc Giao

Hoa Dân Chủ đă nở ở Đông Âu. Cách mạng Hoa Nhài đă nở ở châu Phi. Ở châu Á, các chế độ "dân chủ cứng rắn" (démocracie musclée) của Đại Hàn, Đài Loan, Singapore, Indonesia đă trở thành dân chủ thực sự từ lâu và đă biến những nước này trở thành những con rồng kinh tế. Hàng ngũ các chế độ độc tài càng ngày càng co lại và chỉ c̣n các chế độ cộng sản Trung Quốc, Việt Nam, Bắc Hàn, Lào. Mùa Đông năm nay, 2015, hàng ngũ độc tài mất đi một thành viên duy nhất không cộng sản, đó là Myanmar (Miến Điện). Hoa dân chủ đă nở ở châu Á giữa mùa Đông.

Cuộc bầu cử tự do đầu tiên sau 25 năm diễn ra ngày 18-11-2015, trước mắt các quan sát viên quốc tế, đă đưa 51 triệu dân Miến Điện bước vào thời đại dân chủ mà dân của nhiều nước chung quanh c̣n đang thèm khát. Liên Đoàn Quốc Gia Dân Chủ (National League for Democracy - NLD) do bà Aung San Suu Kyi lănh đạo đă chiếm được đa số áp đảo với 348 ghế tại Hạ Viện trong khi chỉ cần 221 ghế là có đa số tuyệt đối, mặc dù quân đội được dành 25% số ghế không cần bầu. Đảng Quân Nhân với tên Đảng Liên Hiệp Đoàn Kết và Phát Triển (Union Solidarity and Development Party - USDP) đă thất bại lớn. Đảng NLD cũng chiếm luôn đa số tại Thượng Viện.

Người ta lo sợ những người cầm đầu chế độ quân phiệt sẽ không giữ lời hứa tôn trọng ư dân. Nhưng mối lo này đă nhanh chóng tan biến khi Tổng Thống đương nhiệm Thein Sein, một cựu tướng lănh, đă chính thức lên tiếng chúc mừng bà Aung San Suu Kyi được nhân dân tín nhiệm. Tướng Tổng Tư Lệnh Quân Đội Min Aung Hlaing cũng tuyên bố quân đội sẽ chuyển giao quyền hành cho đảng thắng cử. Ông nói: "Chế độ hiện tại đă hứa chuyển giao quyền hành một cách ḥa b́nh. Quân đội sẽ làm hết sức trong việc cộng tác với tân chính phủ để thực hiện sự ḥa giải quốc gia". Chỉ c̣n Thống Tướng Than Shwe, người đă cầm đầu chính quyền quân phiệt trong 20 năm, và hiện vẫn c̣n nắm Hội Đồng An Ninh Quốc Pḥng, là chưa lên tiếng. Viên tướng này có thể làm đảo chánh để xóa kết quả cuộc bầu cử như giới quân nhân đă làm năm 1990. Tuy nhiên, việc này khó có thể tái diễn v́ những lănh đạo đương nhiệm, tổng thống và tổng tư lệnh quân đội, đă bầy tỏ quyết định chuyển giao quyền hành một cách rơ ràng. Nhất là dân Miến Điện đă bầy tỏ lập trường một cách quyết liệt.

Theo Hiến Pháp Miến Điện, chức vụ tổng thống sẽ được lưỡng viện quốc hội bầu vào tháng 2-2016 và nhiệm kỳ bắt đầu ngày 30-3-2016. Cứ theo sự tính toán hợp lư, bà Aung San Suu Kyi sẽ dễ dàng đắc cử tổng thống nếu bà tranh cử. Tuy nhiên, mấy ông nhà binh khi viết lại hiến pháp năm cách đây 4 năm chắc muốn loại một đối thủ nguy hiểm là chính bà, nên đă thêm một điều kiện cấm tranh cử tổng thống cho những ai có con với một người ngoại quốc. Đó chính là trường hợp của bà Aung San Suu Kyi. Bà có chồng người Anh (đă mất) và hai người con đă lớn, sống ở Anh quốc. Dù bà không được làm tổng thống, chắc chắn bà sẽ cầm đầu chính phủ với chức thủ tướng và với sự hậu thuẫn của đa số tuyệt đối dân biểu và nghị sĩ quốc hội. V́ thế bà đă dám nói trước là bà sẽ có quyền lớn hơn cả tổng thống.

Bà Aung San Suu Kyi 70 tuổi là con gái của người anh hùng lập quốc Aung San. Ông đă bị ám sát ngay khi Miến Điện dành được độc lập từ tay người Anh. Bà là người có học thức, có dáng mệnh phụ, và nhất là có quyết tâm theo gương người cha quá cố: đấu tranh cho hạnh phúc của toàn dân Miến Điện. Cuộc đấu tranh nào cũng gian truân. Không gian truân không biết mặt anh hùng. Bà bắt đầu đấu tranh từ lúc quân đội cướp chính quyền và thiết lập một chế độ độc tài quân phiệt vào năm 1962. Chế độ này cũng không khác ǵ chế độ cộng sản. Cũng cướp hết mọi quyền tự do của người dân, cũng phe đảng, thủ tiêu và bỏ tù những người chống đối, cũng đàn áp đẫm máu các cuộc biểu t́nh, cũng tham nhũng, hối lộ, vơ vét tài sản của đất nước và nhân dân... Chỉ khác là không có chủ thuyết cộng sản làm chủ đạo. Trong cuộc bầu cử quốc hội năm 1990 để che mắt thiên hạ, chính quyền quân phiệt đă sơ hở để cho đảng LND của bà Aung San Suu Kyi chiếm đa số ghế. Ăn gian cũng không thắng nổi ư dân. Đáng lẽ phải để cho đảng trưởng đảng LND lập chính phủ, đám quân phiệt đă hủy bỏ kết quả cuộc bầu cử và quản thúc tại gia bà Aung San Suu Kyi trong suốt 20 năm. Tuy bị quản thúc, bà vẫn liên lạc, hướng dẫn đảng LND và quần chúng tranh đấu ở bên ngoài, vẫn t́m cách vận động dư luận quốc tế và đă được tặng giải Nobel Ḥa B́nh.

Năm 2011, trước những biến chuyển của t́nh h́nh quốc nội và quốc tế, nhất là khi thấy nanh vuốt của Trung Quốc đe dọa trực tiếp, tập đoàn quân phiệt đă nghĩ lại và quyết định cắt đứt mọi liên hệ kinh tế với Trung Quốc, nhất là là ngưng việc xây đập Myitsone do Trung Quốc thiết kế và tài trợ. Họ quyết định ngả sang Tây phương, đặc biệt Hoa Kỳ. Họ đă nh́n thấy đâu là quyền lợi đất nước. V́ thế họ đă sửa hiến pháp, cho phép các đảng phái hoạt động, ấn định bầu cử quốc hội mới vào cuối năm 12015 và bầu cử tổng thống vào đầu năm 2016. Một chính quyền chuyển tiếp được thành lập với cựu tướng Thein Sein giữ chức tổng thống. Dĩ nhiên bà Aung San Suu Kyi được trả tự do và được hoạt động chính trị trong ṿng hợp pháp. Kết quả cuộc bầu cử cho thấy bà và đảng LND của bà trở thành giải pháp thay thế duy nhất trong công cuộc dân chủ hóa đất nước và đem lại thịnh vượng kinh tế cho toàn dân.

Một câu hỏi mà nhiều người đặt ra là t́nh h́nh Việt Nam có thể diễn biến giống như Miến Điện được không? Nghĩa là Việt Nam có thể thay đổi thể chế chính trị từ độc tài độc đảng sang dân chủ đa đảng trong ḥa b́nh được không? Nhiều người đă trả lời câu hỏi này, đă đưa nhiều lư giải khác nhau. Tôi không tham gia cuộc tranh luận. Tôi chỉ xin nêu một số khác biệt giữa Miến Điện và Việt Nam để quư độc giả tự rút ra kết luận:

1/ Tập đoàn quân phiệt Miến Điện dù cũng độc tài, tham quyền cố vị không kém cộng sản Việt Nam, nhưng họ không có chủ thuyết cộng sản để cúc cung làm theo, không có những bài học của Mác Lê, những kinh nghiệm và chỉ thị sắt máu của Lênin, Stalin, Mao Trạch Đông do Hồ Chí Minh và các đồng chí của ông đưa về áp dụng ở Việt Nam. Ngày nay, dù những người cộng sản VN không c̣n tin vào chủ thuyết Mác Lê, chỉ c̣n dùng chủ thuyết này như một b́nh phong, nhưng vẫn áp dụng những kỹ thuật gian trá, đàn áp để nắm quyền mà họ đă được các thế hệ cha anh huấn luyện. Tập đoàn quân phiệt Miến Điện không có chủ thuyết, không được truyền thói ăn gian nói dối đến trở thành bản tính và không nhiều kinh nghiệm trong việc đàn áp để giữ quyền hành bằng mọi giá như cộng sản VN. V́ vậy họ dễ tự thay đổi và c̣n biết giữ những lời đă hứa.

2/ Quân đội Miến Điện dù sao cũng có ḷng yêu nước, biết nghĩ đến quyền lợi của đất nước khi đất nước lâm nguy, đặc biệt khi thấy Trung Quốc thực hiện kế hoạch xâm lấn nền kinh tế Miến Điện và đưa người sang khai thác tài nguyên. Thái độ và hành động này trái ngược hoàn toàn với tập đoàn cầm quyền VN.

3/ Dân tộc Miến Điện rất hiền ḥa, đa số theo đạo Phật, nhưng khi cần phải tranh đấu cho tự do, dân chủ và nhân quyền, họ đă can đảm dứng lên tranh đấu. Hàng triệu người, kể cả các sư săi, đă tham gia nhiều cuộc biểu t́nh bất bạo động tại các thành phố lớn Mandalay, Rangoon. Họ thản nhiên chịu đánh đập, bắt bớ, nhiều người bị tàn sát. Họ kiên tŕ đ̣i thay đổi chế độ và đ̣i các quyền đương nhiên của công dân phải được tôn trọng. Tập đoàn cai trị dù gian ác cũng phải biết và phải sợ ư dân. Dân Việt Nam đă chịu ách độc tài đảng trị lâu hơn dân Miến Điện, từng phần từ 1945, bán phần từ 1954, rồi toàn phần từ 1975, đă dám đứng lên tranh đấu như dân Miến Điện chưa? Hay chỉ mới chống đối cục bộ để tranh đấu cho quyền lợi của cá nhân hay của một nhóm? Những cuộc phản đối Trung Quốc chỉ lèo tèo và chưa dám đấu tranh thẳng với những thủ phạm bán đất bán biển cho Trung Quốc.

4/ Dân Miến Điện có một lănh tụ kiên cường, can đảm, khôn khéo, được toàn dân ủng hộ. Đó là bà Aung San Suu Kyi. Bà đă lănh đạo đảng đối lập LND chiếm được đa số ghế tại quốc hội năm 1990. Dù phe quân phiệt chơi gian, hủy bỏ kết quả bầu cử, bà vẫn có chính danh đối với nhân dân quốc nội và với các chính phủ và tổ chức quốc tế. V́ thế bà đă được giải Nobel Ḥa B́nh, được hầu hết các quốc gia trên thế giới ủng hộ. Dân Miến Điện tin tưởng và yêu quư bà. Họ đă tŕu mến gọi bà là "Mẹ Suu". Việt Nam có nhân vật nào được như thế không? Chúng ta không có một nhân vật có tầm vóc sánh ngang bà Aung San Suu Kyi để có thể quy tụ toàn thể lực lương đấu tranh cho tự do dân chủ về một mối.

Tóm lại, Miến Điện có nhiều lợi điểm hơn Việt Nam trong tiến tŕnh dân chủ hóa. Tuy nhiên, chúng ta không nên quá bi quan. Việt Nam cũng có một số ưu điểm khác nếu biết khai thác nghiêm chỉnh và khôn khéo:

- Dân Việt Nam có truyền thống chống ngoại xâm. Họ không cho phép ai đụng đến lănh thổ của họ. Việc Trung Quốc hung hăng chiếm đảo, biển của Việt Nam đă làm dậy lên tinh thần yêu nước. Ngoài ḷng hăng hái chống ngoại xâm, tinh thần yêu nước c̣n xoay vào chống những người cầm quyền hèn với giặc, không quyết tâm bảo vệ lănh thổ, lănh hải. Đó là lư do rất mạnh, thêm vào với những lư do khác để làm bùng nổ một cuộc chống đối toàn diện khi thời cơ đến.

- Nhờ vị trí thuận lợi về địa dư chính trị (geopolitic), Việt Nam được nhiều cường quốc nḥm ngó và o bế. Hiện có triêu chứng nhà cầm quyền VN muốn từ từ "thoát Trung" và ngả về phía Mỹ để có thể giữ được những ǵ c̣n lại ở Biển Đông và phát triển kinh tế (đặc biệt với Hiệp ước TPP). Việt Nam muốn ngả về đâu cũng có người muốn ôm.

- Cuối cùng, Việt Nam có 3 triệu người sinh sống ở hải ngoại, đa số tại những nước tiến bộ và giầu có nhất thế giới. Đây là một lực lượng rất mạnh với nguồn tài lực và nhân lực đáng kể để vận động ngoại giao, vận động dư luận, hỗ trợ các cá nhân và đoàn thể chống đối tại Việt Nam hầu làm suy yếu chế độ, rồi đi dến chỗ lật đổ chế độ. Dĩ nhiên, muốn xử dụng hữu hiệu nguồn nhân lực và tài lực này, người Việt ở hải ngoại phải biết qui tụ, đoàn kết, phối hợp khéo léo trong một chiến lược hợp lư.

Dù sao, biến cố tại Miến Điện cũng là một nguồn hy vọng cho những dân tộc đang sống dưới chế độ độc tài. Những điều không ngờ nhất đă xảy ra tại Miến Điện khiến nước này thực hiện được cuộc chuyển hóa từ độc tài đến dân chủ mà không gây xáo trộn hay đổ máu. Một cuộc thay đổi đến từ những người cầm quyền thức thời sẽ bảo được tính mạng và tài sản của chính họ. Nếu đẩy dân đến chỗ tức nước vỡ bờ th́ mọi sự sẽ tan hoang và những người cầm quyền ngoan cố sẽ phải trả giá rất đắt trước sự phẫn nộ của quần chúng.

Hoa dân chủ đă nở giữ mùa Đông ở nước láng giềng của Việt Nam. Bao giờ hoa đó sẽ nở trên đất nước chúng ta? Hăy hy vọng và nỗ lực.

*

ua các phương tiện truyền thông, chúng ta đă thấy thảm cảnh dân Paris bị tàn sát tối Thứ Sáu 13-11-2015. Vào buổi tối cuối tuần, tại khu có rạp hát Bataclan, có nhiều tiệm ăn ngon, giá cả phải chăng, nhiều tiệm cà phê là chốn hẹn ḥ nằm trong quận 11 và quận 10, những người trẻ nườm nượp kéo đến vui chơi, giải trí sau một tuần lễ vất vả làm việc và học hành. V́ thế, trong số 130 nạn nhân tử thương và 352 người bị thương trong đó có 99 người bị nặng, đa số đều là những người trẻ, những người c̣n đầy năng lực, đẹp đẽ, yêu đời, bị tàn sát không tiếc thương bởi những sát thủ cũng trẻ nhưng cuồng tín, lạnh lùng giết đồng loại, miệng hô "Allah Akbar". Tổ chức Quốc Gia Hồi Giáo ISIS đă chính thức nhận "thành tích" khủng bố đẫm máu này.

Trong số 6 tên sát nhân đă bị giết hay tự sát, có tên Omar Ismail Mostefai, 29 tuổi, quốc tịch Pháp, lớn lên ở Paris. Tên này cùng với 3 tên khác đă bắn chết gần 100 người trẻ giữa cuộc tŕnh diễn của ban nhạc Eagles of Death Metal trong rạp Bataclan. Toàn thể danh tánh các sát thủ chưa được công bố, nhưng chắc chắn hầu hết những tên này đều được nuôi dưỡng và lớn lên ở Pháp. Cứ điểm điều khiển cuộc tàn sát đặt tại một appartement ở Saint Denis, ngoại ô Paris, nơi đó sáng 18-11, cảnh sát đă bắn hạ tên đầu năo Abdelhamid Abaaoud, quốc tịch Bỉ gốc Maroc, kẻ đă chỉ huy nhiều cuộc khủng bố, và nữ khủng bố Hasna Ait Boulahcen, quốc tịch Pháp gốc Ả Rập, 26 tuổi. Cơ quan an ninh đă kết luận rằng chỉ thị giết người được đưa ra từ cấp lănh đạo ISIS ở Syria, kế hoạch hành động được ấn định từ Bỉ, hậu cần và tiếp liệu từ Pháp. Nói chung là dùng chính những người được Pháp cưu mang để giết người Pháp.

V́ sao Pháp đă mở rộng ṿng tay đón nhận, nuôi dưỡng những người này để đến bây giờ họ tuyên chiến với Pháp, tàn sát người Pháp? Dĩ nhiên những phần tử vô ơn, phản bội và quá khích không phải là đa số, nhưng có không ít những đứa trẻ được sinh ra ở Pháp, được hưởng mọi tiện ích như trẻ em Pháp và đi học cùng trường với trẻ em Pháp, nhưng khi lớn lên lại nuôi mối hận thù với Pháp.

Tôi không dài ḍng lư thuyết, nhưng chỉ xin kể ra đây những ǵ tôi đă thấy và những suy nghĩ từ đó. Trong thời gian 12 năm sống ở Pháp, và sau đó trở lại Pháp nhiều lần, tôi thấy nước Pháp có quá nhiều dân gốc Bắc Phi (Maroc, Tunisie, Algerie, Sénégal) và các nước Châu Phi phía Nam Sahara (Congo, Mali, Côte d’ Ivoire, Cộng Ḥa Trung Phi...). Chỉ riêng người gốc Ả rập theo đạo Hồi đă chiếm 10 phần trăm dân số Pháp, tức khoảng 6 triệu người. Họ có mặt khắp nơi: nhân viên phi trường, cảnh sát, công chức, lao công, tiểu thương, đặc biệt những tiệm bán rau trái góc phố. Họ không có mặt nhiều trong hàng ngũ chuyên viên cao cấp. Tuy tiếp xúc với người Pháp hàng ngày, họ không có cách ăn nói và cư xử lịch sự như đa số người Pháp. Có nhiều người c̣n có thái độ và lời lẽ phách lối, có lẽ do mặc cảm tự ti. Đa số sinh sống trong những chung cư cao tầng ở ngoại ô với giá thuê thấp hay được chính phủ tài trợ. Nhiều thanh niên con cái họ không có việc làm tụ tập thành những băng đảng trộm cắp, tổ chức măi dâm, buôn bán ma túy, biến nhiều khu nhà cao tầng thành những "căn cứ địa" mà ngay cảnh sát cũng không dám bén mảng vào ban đêm. Đám trẻ này đă gây ra những cuộc phá phách, đốt xe hơi, tấn công cảnh sát v́ cho rằng cảnh sát "kỳ thị" họ. Đây là môi trường thuận tiện cho những kẻ có kế hoạch tuyên truyền khích động và chiêu mộ người cho các tổ chức khủng bố. Chính Tổng Thống Francois Holland, trong thông điệp đọc trước lưỡng viện quốc hội Pháp ngày 16-11-2015, đă xác nhận lộ tŕnh của những người trẻ sống bên lề này: du thủ du thực - buôn bán ma túy - bị tuyên truyền - đi theo khủng bố.

Cha ông họ là những người châu Phi được Pháp đón vào làm việc lao động từ thập niên 1960 của thế kỷ trước, là những binh lính trong quân đội Pháp được đưa về mẫu quốc sau khi Pháp trả độc lập cho các nước châu Phi, là những người được bảo lănh theo diện đoàn tụ gia đ́nh. Thế hệ đầu dễ hội nhập với xă hội Pháp hơn v́ họ cần sự giúp đỡ của Pháp và sung sướng được đến Pháp sinh sống. Họ phải cố gắng để được chấp nhận.

Đến các thế hệ con cháu họ th́ khác. Các thế hệ sau được lớn lên hoặc sinh ra tại Pháp. Họ cảm thấy họ có quyền như người Pháp, đôi khi c̣n đ̣i hưởng nhiều quyền hơn người Pháp chính gốc, như kéo nhau ra giữa công lộ trải thảm cầu nguyện hướng về La Mecque, mặc cho xe cộ ùn tắc, phụ nữ mặc áo che kín từ đầu đến chân dù luật cấm, đ̣i cantine dọn bữa ăn trưa cho học sinh phải bỏ món thịt heo và phải dùng các loại thịt "halal" (con vật được cắt tiết trước khi được xẻ thịt nấu nướng)... Nhiều người có ba bốn vợ, đẻ hàng chục con để hưởng phụ cấp trẻ em, thuê nhà giá rẻ hay miễn phí, lănh thẻ gia đ́nh đông con để được giảm tới 75% tiền tàu, tiền xe, hưởng trợ cấp nghỉ hè và trợ cấp đầu niên học của các con. Trẻ em trong sổ gia đ́nh chỉ mang tên một bà mẹ. Những bà khác đều là cô, d́ sống chung cùng nhà. Bà nào không chịu ở chung th́ ôm con đi chỗ khác, khai riêng và vẫn được hưởng đầy đủ các thứ trợ cấp. Ông chủ gia đ́nh cứ việc phè phưỡn cơm no ḅ cưỡi, cứ việc tạo con nít cho chính phủ nuôi, cho các bà mẹ dậy dỗ hay không dậy dỗ tùy ư. Trong hoàn cảnh đó làm sao những đứa con có thể trở nên khá được? Tôi không vơ đũa cả nắm, nhưng thấy tận mắt rất nhiều cảnh này, cũng như không thiếu những người gốc châu Phi cư xử lịch sự và thành công như người gốc Pháp.

Nước Pháp dù có quá khứ thực dân vẫn là một quốc gia hàng đầu tôn trọng quyền con người, trong đó có các quyền tự do tôn giáo, tự do đi lại và cư trú, tự do xin tỵ nạn chính trị nếu bị đàn áp ở quê hương gốc. V́ thế nước Pháp không thể làm ngơ trước việc vi phạm các quyền này, không thể làm ngơ khi các nước cựu thuộc địa bị khủng bố đe dọa, không muốn làm mất danh tiếng của một nước Pháp đàn anh, quán quân về nhân quyền, nên đă tham gia nhiều cuộc chiến chống khủng bố ở Trung Đông và châu Phi và đă chuốc lấy nhiều kẻ thù. Dân Pháp cũng có tính bông đùa, thích chọc ghẹo và ăn nói văng mạng. Tự do ngôn luận được tôn trọng tuyệt đối. V́ thế mới có vụ Charlie Hebdo. 19 nhà báo bị tàn sát không có ác ư, họ chỉ bỡn cợt, chọc ghẹo những thái qúa của đạo Hồi và giáo chủ của đạo này, cũng giống như họ dỡn với cả h́nh ảnh Chúa Giêsu và đem tổng thống, thủ tướng của họ ra làm tṛ diễu cợt. Ai tức th́ chửi lại, quá lắm mới đưa ra ṭa, không có đánh nhau, đừng nói tội giết nhau. Dân Pháp vốn vậy. Làm sao bắt họ từ bỏ lối sống và thói quen để làm vừa ḷng những người khác đến sống nhờ trên đất nước của họ? Dù vậy, Pháp vẫn nhân đạo và rộng lượng trợ cấp cho những người có lợi tức thấp sống trên nước Pháp, bất kể là người gốc Pháp hay di dân, ngay cả những lúc kinh tế Pháp gặp khó khăn. Các trẻ em con cái di dân được đi học và hưởng các thứ quyền lợi giống như trẻ em Pháp. Tại sao khi lớn lên lại có sự khác biệt?

Lư do trước hết là giáo dục gia đ́nh. Người Pháp có tinh thần cởi mở khi dậy con cái, nhưng khá nghiêm khắc trong việc kiểm soát việc học và cách giao tế, đối xử với người khác. V́ vậy tỷ lệ trẻ em Pháp bỏ học rất thấp. Những trẻ em gốc Phi châu Ả Rập th́ trái lại. Trong gia đ́nh, các em không được giáo dục theo cách thức thích hợp với hoàn cảnh, nơi chốn và thời đại. Một số lớn không nhận được sự giáo dục từ gia đ́nh. Có chăng lại là giáo dục về Hồi giáo, về kinh Coran, về luật Charia. V́ thế có rất nhiều em bỏ học, số lên đại học cũng ít, số học thành tài càng ít hơn. Hậu quả là những người trẻ từ các gia đ́nh Hồi giáo có số thất nghiệp cao hơn số thất nghiệp trung b́nh toàn quốc. Lư do v́ họ thiếu chuyên môn và tŕnh độ. Đáng lẽ họ phải tự biết ḿnh. Ngược lại, họ đổ lỗi cho người khác kỳ thị họ.

Lư do thứ hai là truyền thống văn hóa. Chính việc quyết tâm giữ truyền thống của ḿnh trên xứ người, đặc biệt là coi thường nữ giới, giữ khư khư cách ăn uống, y phục, để râu tóc, không chịu ḥa đồng với người bản xứ đă tạo nên hố ngăn cách và dẫn tới xung đột. Thêm vào đó là lư do tôn giáo. Đa số theo đạo Hồi, một tôn giáo bất khoan dung với những người thuộc các tôn giáo khác. Họ coi những người không theo đạo Hồi là nghịch đạo, phản đạo (infidel) nên không có cảm t́nh và đối xử không có ḷng thương. Paris có hàng chục đền thờ Hồi giáo, có những giáo sĩ (imams) công khai giảng những điều khích động, đả kích chính phủ, xă hội Pháp và người Pháp bất công với người đạo Hồi, hô hào đấu tranh và bênh vực bọn khủng bố. Một số giáo sĩ đă bị trục xuất. Một số khác vẫn c̣n ở lại âm thầm truyền nọc độc.

Chính v́ lối sống không ḥa hợp với người bản địa, tự đặt ḿnh đứng bên lề (marginal), lúc nào cũng nuôi hận thù và cho rằng bị người khác kỳ thị, nên rất khó hội nhập, ḥa đồng. Trong hoàn cảnh ấy, khi được tuyên truyền, dụ dỗ bỏ cuộc sống nhàm chán hiện tại để gia nhập hàng ngũ đấu tranh cho một tương lai sáng lạn với sự vinh quang của Hồi giáo, nhiều người trẻ đă bỏ tất cả để đi theo. Người ta ước tính hiện có khoảng 600 người trẻ có quốc tịch Pháp đang chiến đấu trong hàng ngũ ISIS tại Syrie và Iraq. Thỉnh thoảng có những kẻ được phái về với vai tṛ "tử đạo tự sát" để giết hại chính người Pháp, tuyên chiến với quốc gia đă cưu mang họ. Nước Pháp đă "nuôi ong tay áo", đă "làm ơn nên oán" với thành phần di dân này. Nếu không giải quyết từ căn bản, vấn đề vẫn c̣n nguyên đó, dù có tăng thêm 6,000 nhân viên an ninh cũng chỉ làm giảm bớt những vụ khủng bố, nhưng mầm mống khủng bố vẫn không bị tiêu diệt.

Tôi không nêu những sự kiện trên để bôi xấu và kỳ thị những người Hồi giáo gốc châu Phi sống ở Pháp. Đó chỉ là sự thật của một thiểu số. Nhưng một thiểu số của một số người 6 triệu th́ với mười phần trăm đă có 600,000, và một phần trăm đă là 60,000. Để chiều chuộng và đối phó với thiểu số này, chính phủ Pháp rất mệt, và tôi thấy nhiều người Pháp phải tỏ vẻ nhẫn nhục, chịu đựng. Từ đó sự xa cách v́ thiếu thông cảm ngày càng gia tăng.

Đây cũng là bài học cho những cộng đồng người Việt có mặt tại nhiều quốc gia. Việc đầu tiên là phải lo hội nhập với xă hội ḿnh đang sống, phải sống giống mọi người th́ mới được chấp nhận và mới có thể cạnh tranh công bằng. Muốn bảo vệ truyền thống, văn hóa th́ hăy làm trong gia đ́nh và trong cộng đồng của ḿnh, đừng bắt người khác, nhất là người bản địa làm theo ư ḿnh. Phải tôn trọng pháp luật, kể cả những hành động chính trị. Dù có vận động chính trị để sớm đem lại tự do dân chủ cho quê hương Việt Nam cũng đừng gây ra những vụ như "Terror in Little Saigon". May mắn thay, ngoại trừ một số ít trường hợp quá khích hay gian dối, đa số người Việt chúng ta đă hội nhập thành công. Khi nói về vấn đề di dân nhân những vụ khủng bố, nhiều báo Pháp như Le Point, Le Figaro đă nh́n nhận rằng những thuyền nhân tỵ nạn Việt Nam là thành phần di dân hội nhập thành công nhất. Chúng ta nhất định không đứng bên lề của xă hội chúng ta đang sống, và không "ăn cháo đá bát".◙