ĐỨC THÁNH CHA PHANXICÔ,

TÔNG DU RAO GIẢNG TIN MỪNG

Lm Joseph Cao Phương Kỷ

 

Hội Thánh Công Giáo do Chúa Cứu Thế sáng lập và trao quyền điều hành cho Thánh Phêrô là Tông Đồ Trưởng và 11 Vị Tông Đồ, để tiếp tục công cuộc Rao Giảng Tin Mừng và đem Ơn Cứu Chuộc cho toàn thể Nhân Loại. Theo ḍng Lịch sử, từ hơn hai ngàn năm, cơ cấu phẩm trật của Hội Thánh cũng thay đổi về danh xưng cho phù hợp với chức phận và nhiệm vụ như: Vị Tông Đồ Trưởng được gọi là Đức Thánh Cha, hay Đức Giáo Tông , Đức Giáo Hoàng..; những Đấng kế vị các Thánh Tông Đồ là hàng Giám Mục. Ngoài ra, c̣n các vị Linh Mục, các vị Phó tế và các giáo dân...Đây là cơ cấu tổ chức bề ngoài về hành chánh, nhưng trong bản chất thiêng liêng, huyền nhiệm như Thánh Phao Lô Tông Đồ đă diễn giảng, th́ chính Chúa Giêsu là ĐẦU của Hội Thánh, và mọi người đều là Chi Thể của "Thân Thể Mầu Nhiệm Chúa" (Mystical Body of Christ)

Trong bài bàn luận dưới đây, thử suy nghĩ về:

A/ Danh xưng của vị Đại Diện Chúa nơi trần gian. Ngài đă có nhiều Danh xưng, nhưng chỉ chú trọng t́m hiểu ba danh xưng thông dụng là: ĐỨC THÁNH CHA, ĐỨC GIÁO HOÀNG, hay ĐỨC GIÁO TÔNG .

B/ Đường hướng TRUYỀN GIÁO của Đức Thánh Cha trong thế giới ngày nay như thế nào cho tương xứng với danh hiệu "PHANXICÔ" của Ngài?

A. ĐỨC THÁNH CHA, ĐỨC GIÁO HOÀNG hay ĐỨC GIÁO TÔNG?

Theo Lịch sử Hội Thánh Công Giáo, qua các thời đại, đă có nhiều danh hiệu để chỉ chức vị đấng làm Đại Diện Chúa Cứu Thế nơi trần gian (Chú Thích 1)

Mỗi danh xưng, đều biểu hiện ư nghĩa một cách tương xứng với chức phận, đường hướng mục vụ, tu đức, chẳng hạn như: danh hiệu "Đầy tớ của mọi đầy tớ" (Servus Servorum) để chỉ tinh thần phục vụ, khiêm tốn của vị Đại Diện Chúa.

Đức Hồng Y Jorge Mario Bergoglio nhận Danh Hiệu là PHANXICÔ, để noi gương Thánh Phanxicô Khó khăn thành Assisi. Ngay khi được bầu lên làm Giáo Hoàng, Ngài đă tự ḿnh trả tiền pḥng ngủ, rồi xách vali đi taxi ra về. Ngài từ chối ngự tại lâu đài giành cho các vị tiền nhiệm. Chúng ta sẽ c̣n chứng kiến mọi hành vi cử chỉ của Ngài trong chức phận Đại Diện Chúa nơi trần gian, đều giản dị, b́nh dân, khiêm tốn theo gương Thầy Chí Thánh suốt cuộc đời ngược xuôi, bôn ba khắp xứ Judea để rao giảng Tin Mừng Cứu Độ.

Trong số 165 báo DĐGD, Lm. Huỳnh văn Trụ đă đặt vấn nạn, nên gọi Vị Đại Diện Chúa là Đức Giáo Tông hay Đức Giáo Hoàng? Sau đây chỉ xin giải thích thêm cho đầy đủ ư nghĩa về hai danh từ trên để giúp chúng ta dùng một cách có ư thức theo ư nghĩa của Giáo lư, và tô điểm cho nền văn chương trong Đạo được xác thực, "Danh Chính", "Ngôn Thuận" (Chú thích 2)

Trên hết, Danh hiệu phổ thông nhất cho đến ngày nay để chỉ Đấng kế vị Thánh Phêrô làm Đại Diện Chúa nơi trần gian được gọi một cách rất tôn kính nhưng b́nh dân, thân thương như t́nh cha-con, là tiếng xưng hô: PAPA, POPE, ĐỨC THÁNH CHA

POPE (do hy lạp: Pappas; Ư: Papa; Pháp, Anh: Pope; Việt: Đức Thánh Cha). Khi dân chúng đang chờ đợi một vị Cha Chung được công bố, nh́n thấy khói trắng bay, mọi người đều la lớn tiếng: "ViVa PAPA": Chúng ta có Cha (Bố): "Habemus PAPA"!

Các vị Tổng Thống, Quốc Trưởng, Công giáo hay không, đều thưa với Ngài là: Holy Father! Saint Père! Dĩ nhiên, ở đây, chữ "Thánh", chỉ có nghĩa là một đời sống thánh tiện, gương mẫu đạo đức, không có nghĩa chuyên môn về "tuyên thánh"(canonization); từ"CHA", cũng theo ư nghĩa thiêng liêng, tinh thần như những từ ngữ thường dùng: "Linh Mục"(người mục tử chăn dắt về tinh thần, thiêng liêng).Người công giáo Trung Hoa gọi các Linh Mục là "Thần Phụ"(Cha phần thiêng liêng, phần hồn)

Nói tóm lại, Đấng Đại Diện Chúa nơi trần gian, vị Lănh tụ tối cao, gọi là "PaPa", "Phụ Thân", "Cha", v́ được coi như thay quyền Thiên Chúa là "Thiên Phụ", tại thế.

Trong các tự điển, ngữ vựng Việt Nam và Trung Hoa đă sáng chế ra từ ngữ: Giáo Tông, Giáo Hoàng để diễn ư Danh xưng Pope. Thử phân tích nguyên tự của các chữ đó xem có thích hợp với ư nghĩa là PAPA" Thần Phụ" không ?(Chú thích 3)

GIÁO HOÀNG. Từ"hoàng", trong các từ điển chữ Nho (Hán), đều có nghĩa là "vua", hoàng đế, nên Giáo Hoàng nghĩa là "Vua bên Đạo". Trong Lịch sử Hội Thánh, không có vị "papa" nào coi ḿnh như một vị hoàng đế. Người nghịch Đạo có thể lấy cớ để chế nhạo danh từ "Giáo Hoàng" là đế vương thời đế quốc, phong kiến.

Theo gương Thánh Phanxicô Khó Khăn, Đức Thánh Cha đang dự tính tiến hành cải cách mọi cơ quan, mọi chức vị trong Hội Thánh từ trung ương đến các giáo phận địa phưong, được một tinh thần sống b́nh dị, khiếm tốn, hy sinh để phục vụ nhân loại.

GIÁO TÔNG. Từ "tông", có nghĩa là tổ tông, ḍng họ, tổ tiên, ("con nhà tông không giống lông cũng giống cánh"); từ "giáo", nghĩa là Đạo giáo, tín ngưỡng do tổ tông, tổ tiên truyền lại. Từ ngữ "Giáo Tông" để chỉ ông tổ (người đứng đầu) của một Đạo giáo.

Đức Thánh Cha là Ông Tổ (Người Lănh Đạo) của Đạo Giáo (Công Giáo).Thiết nghĩ danh xưng này ư nghĩa tương tự như từ Papa, Tổ phụ, Thần Phụ của Đạo Công Giáo. Ngoài ra, theo Lịch sử Hội Thánh Công Giáo Việt Nam, Danh hiệu này cũng đă dùng trong một thời gian tại các Giáo Phận miền NamViệt nam. Không biết v́ lư do nào đă bỏ không dùng nữa? (Chú Thích 4)

Đây chỉ là ư kiến thô thiển tŕnh bày những tinh tuư trong ngôn ngữ Việt để tô điểm cho nền văn chương Công Giáo Việt Nam thêm phong phú có thể diễn tả một cách chính xác, trung thực những bản văn Kinh Thánh, Phụng Vụ, Giáo Lư của Hội Thánh Công Giáo. Thiết tưởng đây cũng là một cách thế Truyền Giáo cho người đồng hương nhận thức được những Chân Lư cao siêu trong Đạo, và đề cao những giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc.

Vả lại, hiện nay, Hội Thánh đang sống trong hoàn cảnh xă hội khó khăn, thiếu tự do, không sung túc về tài chánh để tốn hao tiêu sài xây cất những cơ sở đồ sộ; do đó, nên dồn nhân lực và tài lực vào những công tác huấn luyện giáo lư, dịch thuật, nhất là TRUYỀN THÔNG, để xây dựng "Thân Ḿnh Mầu Nhiệm Chúa", th́ tốt hơn, bền vững hơn, v́ không ai phá đổ được.

Ngoài ra, cần một cơ quan có thẩm quyền gồm những vị chuyên môn thông thạo về Giáo lư cũng như về Ngôn ngữ Việt, để trước tác hay phiên dịch những tác phẩm truyền bá ĐỨC TIN của Hội Thánh cho người đồng hương.

B. ĐƯỜNG HƯỚNG TRUYỀN GIÁO của ĐỨC THÁNH CHA PHANXICÔ

Thánh Đường (Church), dầu đồ sộ, nguy nga, không phải là "Hội Thánh"; Hội Thánh cũng không phải chỉ là các phẩm trật thứ bậc như: trên có Đức Giáo Hoàng, rồi các Giám Mục, Linh Mục và giáo dân. Nhưng theo Kinh Thánh và Thánh PhaoLô Tông Đồ, "Hội Thánh" là chính là "Thân Ḿnh Mầu Nhiệm của Chúa KyTô": Chúa là "ĐẦU và mọi Người đă chiụ Phép Bí Tích Rửa Tội, nghĩa là đă tin Chúa, đều là những Chi Thể của Chúa, tuỳ theo Ơn Chúa mời gọi, chỉ định: người làm Tông đồ, người là Tiên tri... Thánh Nữ Thêrêsa Hài đồng ước ao được làm "Trái Tim" để Yêu Thương các Linh Hồn, cầu nguyện cho công cuộc Truyền Giáo.

Câu "Ngoài Hội Thánh, không có Cứu Rỗi" (Outside The Church there is no Salvation; Hors de l’Eglise, point de Salut; Extra Ecclesiam nulla Salus), có nghĩa ǵ?

Câu này do nhà thần học Origen (185-254) và Thánh Cyprian (210-258 ) dùng, nhưng cần phải giải thích ư nghĩa của câu nầy một cách chính đáng, theo lập trường của Hội Thánh, nhất là sau Công Đồng Vatican II.

Trước hết, giải thích một cách tích cực, có nghĩa là: Ân Sủng Cứu Độ của Chúa Cứu Thế ban cho tất cả mọi người, người đang ở trong Hội Thánh, đă chịu Phép Thánh Tẩy, cũng như những người c̣n "ở ngoài", quen gọi là "Dân Ngoại", nghĩa là cho toàn thể Nhân loại, v́ Chúa Cứu Thế là "Trung Gian duy nhất" là Đường, là Đạo dẫn đưa Nhân loại đến Bến bờ Cứu Độ.Do đó, người ở trong hay ở ngoài, cũng đều phải hướng về một Chúa Cứu Thế mà thôi. Dĩ nhiên, ai đang ở trong Hội Thánh, th́ được hưởng nhiều phương thế để trở nên thánh thiện như: nhờ các Bí Tích, nhờ lời Giảng dạy của Hội Thánh, nên không sợ sai đường lạc lối, lại được hưởng nhờ lời cầu nguyện, gương sáng.

Ai đă nhận biết Hội thánh Công Giáo do Chúa sáng lập là cần thiết để được Ơn cứu độ, nhưng từ chối không gia nhập, hay là đă gia nhập, rồi bỏ đạo, th́ không được cứu rỗi.

Câu nói trên không áp dụng cho những ai, không tại lỗi của họ, (guiltless) nên họ đă không nhận biết Chúa Cứu Thế và Hội Thánh của Chúa. V́ họ không bao giờ được nghe giảng về Phúc Âm của Chúa, hoặc v́ hoàn cảnh xă hội áp bức, tập quán thành kiến khắt khe, đóng kín, cấm cản, họ không gia nhập Đạo Công Giáo, không chịu Phép Thánh Tẩy, nhưng sống theo LƯƠNG TÂM, làm lành, lánh dữ, "thương người như thể thương thân", quen gọi là "Lương Dân". Nhà thần học nổi danh Karl Rahner gọi họ là: "Kytô giáo nặc danh" (anonymous Christianity)

Đại Công Đồng Vatican II, các Giáo Phụ đă nhận định về những người "vô thần", hay "đa thần", không tại lỗi của họ (atheists, polytheists, guiltless) có thể được hưởng Ơn Cứu Độ (C.T. 5)

Vấn đề TRUYỀN GIÁO, RAO GIẢNG TIN MỪNG, c̣n cần thiết nữa không?

Mặc dầu Chúa Ban Ơn Cứu Độ cho mọi người, mọi dân nước, mọi thời đại, nhưng Chúa cũng đă sai các môn đệ đi rao giảng Tin Mừng để mọi người đáp lại T́nh Thương của Chúa, đặc biệt cho "những người không phải tại lỗi của họ", v́ không có ai đánh động Lương Tâm, để họ tỉnh ngộ mà nhận Chúa là CHA của toàn thể Nhân Loại. Ai đuợc cừu rỗi và bằng cách nào, đó là một mầu nhiệm chỉ có Chúa mới biết. Nhưng việc rao giảng Tin Mừng luôn cần thiết, để đem Đức Tin cho cho mọi nguời thiện tâm.

Vấn đề cần bàn luận ở đây là làm thế nào để rao giảng Tin Mừng cho thế giới ngày nay, bằng phương thức nào thích hợp với hoàn cảnh xă hội, văn minh, văn hóa của các dân nước?

Qua cuộc Tông Du của Đức Thánh Cha PHANXICÔ, chúng ta sẽ rút ra được những bài học rất cụ thể, linh động và đường hướng chỉ đạo cho việc Truyền Giáo hiện nay.

Theo du luận truyền thông Công giáo cũng như ngoài Công giáo, Ngài được ngưỡng mộ, chiếm được cảm t́nh của quần chúng, v́ nhân cách khiếm tồn, vui vẻ, hoà đồng với mọi tầng lớp dân chúng, đặc biệt với người nghèo, bị bỏi rơi, bên ngoài xă hội.Ngài đă sống và thực hiện đúng tinh thần" đại công tính (catholicity), để rao giảng TIN MỪNG cho toàn thể Nhân Loại

- Tuy tuổi đă cao, nhưng Ngài vẫn c̣n nhiệt thành RA ĐI khắp mọi nơi, không giam ḿnh trong tháp ngà. Do đó, công cuộc Mục Vụ Tông Du, dầu chỉ trong một thời gian ngắn, nhưng rất đa dạng, từ những hoạt động của một vị Quốc Khách đến buổi gặp gỡ riêng tư để chia sẻ, an ủi một phụ nữ, v́ can đảm, theo Luơng Tâm, không chịu kư nhận cho cặp "hôn nhân đồng tính". Ngài đến thăm an ủi các tù nhân, thăm quán cơm b́nh dân, nhận thư thỉnh cầu của em bé di cư...

- Ngài không chú trọng đến những cuộc đón rước linh đ́nh, cờ quạt, lọng che, áo mũ rềng rang, lính hầu... Nhưng đem Đạo lư của Chúa Cứu Thế để thuyết phục hai quốc gia cựu thù từ hơn nửa thế kỉ, Hoa kỳ và Cuba được ḥa giải, tái lập giao thương, du lịch. Ngài cũng đến thăm lănh tụ Fidel Castro già nua, bệnh tật, tỏ ḷng sám hối về những tội ác của chế độ đàn áp Tôn giáo và Nhân Quyền.

- Đức Thánh Cha Phanxicô được Tổng Thống Barack Obama đón tiếp như một vị Quốc Khách, long trọng nhưng thân t́nh, tại Ṭa Bạch Ốc. Tổng thống ca ngợi Ngài là vị Chủ Chăn của hơn 70 triệu Giáo hữu Hoa kỳ và hơn một tỷ tín hữu trên toàn thế giới, nhưng Ngài rất nhân từ và khiêm tốn. Ngài rất quan tâm và bàn luận với Tổng thống về những vấn đề thời sự của Nước Mỹ cũng như thế giới như: di dân, khủng bố, phá thai, đặc biệt là bang giao với Cuba và và vấn đề ô nhiễm, do tàn phá môi sinh, môi trường. Ngài được Tổng thống mời ra trước tiền đường để long trọng Chúc Phước Lành cho toàn quốc và mọi người niềm nở nghinh đón Ngài.

- Trong một cuộc phỏng vấn chớp nhoáng, phóng viên xin thính giả diễn tả vắn gọn bằng ba chữ về tư cách của Đức Thánh Cha, th́ được trả lời là: Khiêm tốn, Thành thực, và Hài hước (Humble, Honest, Humorous). V́ thế, trong thời gian Thăm viếng Mục vụ, Ngài được mọi tấng lớp dân chúng niềm nở đón tiếp; từ Toà Nhà Lập Pháp đến Quán cơm b́nh sân, Nhà Tù, đâu đâu cũng được hoan nghinh.

- Xưa nay, người công giáo mang nặng một thành kiến tai hại là: người có Đạo không làm chính trị, giáo sĩ không làm chính trị..Nhưng chính trị hiểu theo nghĩa là tham gia việc ích quốc, lợi dân, thực hiện công bằng xă hội, tôn trọng tự do tông giáo, tự do ngôn luận, tôn trọng Nhân quyền.., theo nguyên tắc chỉ đạo của Đức Thánh Cha Bênêdictô 16:

"Người Công Giáo Tốt, cũng là Ngưới Công Dân Tốt", th́ mọi người công giáo: giáo sĩ cũng như giáo dân cần phải dấn thân tham gia, theo luật lệ của Hội Thánh.

Thế giới nhận thấy Hội Thánh Công giáo tại Hoa kỳ đă trường thành trong ư thức tham gia chính quyền và các cơ quan hành pháp cũng như lập pháp. Bởi vậy, nhờ các vị Chủ tịch Quốc Hội(Phó Tổng Thống, Ông Phát Ngôn viên(Speaker of the House) và hằng trăm nghị sĩ Lưỡng Viện, là giáo dân Công Giáo, nên Đức Thánh Cha Phanxicô đă được đón tiếp một cách trọng thể tại Lưỡng Viện.

Thật là một cơ hội hiếm hoi để Ngài "đối thoại"(dialogue) với các chính trị gia chuyên nghiệp về những ưu tư của Hội Thánh như: Phá thai, án tử h́nh, phân phối lợi tức..Ngài cũng ca ngợi các công dân Hoa kỳ đă tham gia vào những hoạt động văn hóa , xă hội và dân quyền như: Mục sư Martin Luther King, Dorothy Day và Tu sĩ Thomas Merton.

- Ngài c̣n được dịp rao giảng , tại Liên Hiệp Quốc, nơi tập trung quyền lực của các nước trên thế giới. Nhờ thời cơ thuận tiện, Ngài kêu gọi Lương tri thế giới ư thức và tôn trọng những Quyền tối thương của con người như đă được công nhận trong Hiến Chương Liên Hiệp Quốc, là những Quyền bất khả xâm phạm, do Đấng Tạo Hóa đă ban cho mỗi người khi sinh ra. Đặc biệt Ngài nhấn mạnh Quyền Tự Do Tông Giáo, Tự Do Thờ Phượng Đấng Chủ Tể vạn sự vạn vật. Tôn trọng chiều kích Siêu Việt của con người. Không được hạ giá Tông Giáo xuống hàng một yếu tố Văn hóa tầm thường. Các Tông Giáo cần "đối thoại", tôn trọng lẫn nhau, không có ḱ thị. Ngoài ra, Vấn đề Di Dân cũng là ưu tư hàng đầu của các Nước trong Liên Hiệp Quốc.

Mấy lời Tạm kết. Công cuộc Tông Du, Mục Vụ, Truyền Giáo của Đức Thánh Cha, trong hai tuần lễ, bao gồm nhiều cuộc hội họp khác mang tính chất thuần tuư Tông Giáo, hay Bác ái ,Xă hội. Ở đây chỉ nêu ra những hoạt động dấn thân để đem "Ánh Sáng và Tin Mừng" vào những khu vực Chính trị, như Di Dân, Nhân Quyền, Tự Do Tông Giáo. Ngài đă làm gương và dẫn đường cho các các cấp bậc trong Hội Thánh noi theo. Mọi người chúng ta, khi đă được Ơn Chúa Thánh Thần soi sáng để nhận biết Thiên Chúa Chân Thật, cũng phải có nghĩa vụ can đảm, nhiệt thành dấn thân, LOAN TRUYỀN TIN MỪNG cho người khác nữa.◙

CHÚ THÍCH:

(1) Coi: Catholic Source Book: Church p.229-230

(2) Nho Giáo. Trần Trọng Kim, p.164-165

(3) Coi: DĐGD Số 165, trang 104-106 Từ Vựng, Học Chữ Hán-Việt, Đương Thi, trang 60, B

(4) 1/ Theo cú pháp trong Hoa ngữ (cũng giống như trong Anh Ngữ, Đức ngữ, từ"chỉ định" (qualifying, modifying) đặt trước từ bị chỉ định (qualified, modified), tức là tĩnh từ ("adjective ) đặt trước danh từ (noun). Trái lại, trong tiếng Việt và tiếng Pháp, th́ tĩnh từ đặt sau danh từ: White House= Bạch Ốc; Maison Blanche=Nhà Trắng

Ở đây, từ "Giáo Tông": Giáo là Đạo Giáo, Tông là "ông tổ" (người đứng đầu); theo cú pháp Hoa văn, nghĩa là: Ông Tổ của Đạo Giáo (Công Giáo)

2/ Tại sao từ "tôn giáo" (religion) phải viết là "Tông Giáo", mới đúng chính tả, và đúng nghĩa?- Thưa, v́ kiêng tên húy của vua Thiệu trị là Miên- tông, nên tất cả các từ viết là "tông" phải đổi ra là "tôn" ví dụ: tông giáo, đổi ra tôn giáo. Từ "Tông Giáo" có nghĩa là: Đạo Giáo của Tổ Tông truyền lại .

(5) Catechism of the Catholic Church p.224, n.847

-Dictionary of Theology, Karl Rahner. p.165; Anonymous Christianity, p. 15

-Thiên chúa Giáo và Tam Giáo, Đường Thi, p. 127-130