Tôi là cha đẻ và vú nuôi của các Ấp Chiến Lược

Sửa lại một định kiến sai lầm

Phạm Hồng-Lam

Cuối năm 2013, nhân dịp tưởng niệm 50 năm cái chết của cha và bác ḿnh, hai người con của ông Ngô Đ́nh Nhu là Ngô Đ́nh Quỳnh và Ngô Đ́nh Lệ Quyên († 2012) đă cùng với bà Jacquelines Willemetz, một người bạn học với ông Nhu ở École nationale des chartes, cho xuất bản cuốn sách bằng tiếng Pháp nhan đề "La République du Vietnam et les Ngô-Đ́nh". Sách do nhà xuất bản L’Harmattan phát hành, dày 250 trang, gồm 2 phần chính.

Phần đầu sơ lược lịch sử việt nam và ḍng họ Ngô-Đ́nh, rồi từ đó ghi lại những diễn tiến quan trọng trong tiến tŕnh thành lập nền Đệ I Cộng Hoà, cụ thể từ ngày 16.06.1954 là lúc ông Diệm được vua Bảo Đại mời làm thủ tướng cho tới ngày 02.11.1963, ngày ông bị một số tướng lănh việt nam được chính quyền Mĩ thuê đảo chánh và giết hại.

Phần thứ hai là nội dung bản hồi kí của bà Ngô Đ́nh Nhu (Trần Thị Lệ Xuân), có lẽ đang viết dang dở th́ bà về yên nghỉ trong Chúa. V́ nội dung của hồi kí này nhiều chỗ mang nét "thoát tục", nên nó chưa được nhiều người quan tâm t́m hiểu. Nhưng trong đó cũng không thiếu những chỗ rất trần tục, chẳng hạn như chương bà kể về "Tịnh Quang Lâu", nghĩa là về khu gia trang của gia đ́nh mẹ con bà ở Í.

Cách đây khá lâu, qua hai buổi phỏng vấn trên một đài truyền h́nh ở California, nhà văn Trần Phong Vũ giới thiệu tổng quát về cuốn sách.

Trong phần đầu cuốn sách tôi thấy có ba tài liệu nguồn, quan trọng, đó là ba lá thư do bà Willemetz cung cấp, hiện các bản gốc đang được lưu giữ trong văn khố riêng của École nationale de chartes, vốn là một đại học ưu tú của Pháp, chuyên đào tạo những chuyên viên quản thủ thư khố và thư viện. Muốn thi đậu vào Trường này, ứng sinh phải có kiến thức rộng về lịch sử thế giới thời Trung Cổ và nhiều khả năng cổ ngữ. Đây là trường ông Nhu ṭng học, sau khi lấy cử nhân ở Sorbonne.

Trong thời gian giúp anh là Ngô Đ́nh Diệm trong việc lănh đạo đất nước, ông Nhu không ngừng thư từ liên lạc với nhóm bạn này. Họ làm công tác lốp-bi cho ông đàng sau chính trường pháp.

Lá thư đầu tiên viết ngày 20.04.1956 gởi cho người Bạn thân Benet, một "chartiste". Thư cho thấy t́nh h́nh chính trị muôn vàn khó khăn của miền Nam trong những ngày đầu lập chính thể nền Đệ I Cộng Hoà. Hết vụ dẹp Tướng Hinh, tham mưu trưởng quân đội, vốn theo lệnh Pháp và dựa vào Quốc Trưởng Bảo Đại (đang sống bên Pháp) chống lại Thủ Tướng Diệm (lúc đó có chức nhưng không có quyền và lực), đến các lực lượng tôn giáo chống đối (B́nh Xuyên, Hoà Hảo). Trong lúc Pháp muốn giữ Bảo Đại để tiếp tục kéo dài ảnh hưởng thực dân, th́ Hoa-ḱ chẳng biết phải giải cách nào bài toán chính trị mới mẻ tại Việt Nam. Lại nữa, chính quyền miền Nam lúc đó phải làm sao tranh thủ được sự hậu thuẫn của các quốc gia á châu và của chính người dân việt nam trước những đe doạ của cộng sản quốc tế và tuyên truyền của cộng sản miền Bắc.

Ngày 20 tháng tư

Benet thân mến,

Vô cùng cám ơn lá thư dài ngày mùng 8 của Bạn. Thật ngạc nhiên thích thú về sự thống nhất quan điểm giữa Bạn và ḿnh trên mọi khía cạnh của vấn đề mà chúng ta cùng quan tâm; ước ǵ điều này chạm được tới những thực tế chính trị hay tới những người có tham dự vào đó, kể cả những người anh em của ḿnh, ông Khiêm, hay các đồng hương của Bạn. Tưởng chừng như chúng ta vẫn chưa rời xa nhau từ 1949 và vẫn ngồi làm việc bên nhau trong chính văn pḥng do sự gợi í đầy thiện chí của Simone (tên của vợ Benet, người dịch).

Thật sung sướng biết bao, khi thấy có sự đồng tâm đồng khí giữa hai chúng ta, trong khi chúng ta cách xa nhau cả nhiều ngàn cây số. Đúng đấy, sau khi vượt qua cơn khủng hoảng vụ Hinh (Nguyễn Văn Hinh, người dịch), bọn ḿnh có được thuận lợi vô cùng để bắt tay vào việc giải quyết vụ các giáo phái. Nhưng khốn thay, bọn ḿnh bị kẹt giữa sự thiếu hiểu biết của người Pháp và sự thiếu kinh nghiệm của người Mĩ: có sự khác nhau trong việc đánh giá thời cơ mạnh tay và dứt điểm phá vỡ cái chướng ngại phong kiến, để giải thoát dân tộc việt nam đau khổ này và đem họ về phía bọn ḿnh.

Kể từ biến cố Tổng Thống, quan tâm lớn của Tổng Thống là bẻ găy hai chướng ngại, những xích sắt chia cách dân tộc việt nam với chính phủ…. (chữ không đọc được). Đó là quân đội quốc gia và "các giáo phái". Bọn ḿnh đă thắng được cái thứ nhất, cái thứ hai hi vọng cũng sẽ thắng, và như vậy các cuộc tuyển cử bọn ḿnh chắc chắn cũng sẽ thành công. Thêm vào đó "Thời gian quấy rối" không cho phép bọn ḿnh lang thang trên đường và thực thi tṛ chính trị thoả hiệp tốt đẹp của xưa kia. Như vậy, lúc này là thời điểm độc nhất và quyết định. Nếu bọn ḿnh không thành công trong việc thuyết phục các người trách nhiệm trong thế giới tự do, để họ giúp ḿnh vô hiệu hoá đám thực dân vẫn ủng hộ các lực lượng phong kiến chống lại chính quyền quốc gia, th́ bọn ḿnh chắc chắn sẽ tiêu vong. Là v́ nhân dân việt nam sẽ thất vọng hoàn toàn và bỏ bọn ḿnh. Và thế giới á châu, vốn bắt đầu có cảm t́nh với ḿnh nhờ những vận động trong mấy tháng qua, nay sẽ quay lưng lại với ḿnh, bỏ rơi ḿnh trơ trọi ở Á châu trước sự cám ơn của Việt Minh. Bởi v́ ta không được tái diễn cái kinh nghiệm của những năm 1945 – 1954. Nếu chỉ có sự yểm trợ của phía tây phương mà thôi, bọn ḿnh chắc chắn sẽ bị cộng sản ở Á châu đánh bại. Phải có được sự hỗ trợ của nhân dân việt nam và cảm t́nh của thế giới á châu, th́ việc yểm trợ của tây phương, tạo được qua nhân cách của Tổng Thống Ngô, mới có thể hữu ích, v́ nó có được nhăn hiệu á châu. Những nhân vật thông minh và nắm vững vấn đề ở đây, chẳng hạn như ông M. Roux (Bộ Ngoại Giao) và Risterucci (các nước liên kết) đều đồng í quan điểm này. Chúng ḿnh phải làm sao cho các huấn thị sẽ đi theo hướng này, những huấn thị (những chữ gạch dưới là do tác giả) (chữ không đọc được), đă sẵn sàng, c̣n khẩn cấp gởi ngay sang Sài G̣n. Tướng Ely là một người tốt, nhưng thật không may ông vốn bản tính âu lo và bi quan (cứ xem vụ Hinh = quân đội bị xẻ đôi, nội chiến … nếu như Tổng Thống chạm tới Hinh…). Ông tướng này là một thứ bác sĩ Mặc Kệ, nh́n mọi sự toàn màu đen, hoặc đúng hơn toàn màu đỏ. Bạn hăy nhớ lại chuyện mấy tay cộng sản muốn thành lập một quốc gia tự trị trên nước Pháp trong thời giải phóng và chính quyền pháp đă không ngần ngại ra tay đàn áp đẫm máu. Phải hi sinh một vài người để mang lại tốt đẹp cho tất cả.

Cho tới nay nước Pháp đă chưa có một chính sách ở Đông Dương. Hơn bao giờ hết đây là lúc Pháp phải có một chính sách.

Tạm biệt Bạn, cám ơn những lời khuyên và những khích lệ của Bạn. Ḿnh vẫn luôn như xưa, chỉ có mái tóc đă bắt đầu bạc, bạc v́ chính nghĩa.

Bức thư thứ hai gởi cho bà G. Willemetz, luật gia và nhà văn, cũng là một "chartiste". Thư này gởi qua đường ngoại giao, sở dĩ không qua bưu điện, có lẽ v́, như trong thư ông Nhu viết dưới đây, bưu điện dạo đó không được tín cẩn cho lắm. Thư không đề ngày, nhưng được gởi không lâu sau dịp Tết năm 1962.

Thư cho biết ba điểm:

1. T́nh h́nh chính trị và quân sự của Việt Nam đầu năm 1962 sáng sủa và chính quyền miền Nam đă có thể hưởng một cái Tết thoải mái.

2. Ông Nhu cho hay, chính ông là người sáng tạo ra quốc sách "Ấp chiến lược". Đây là điểm tôi cho là rất quan trọng, v́ nó bác bỏ một định kiến sai lầm xưa nay cho rằng, tư tưởng "Ấp chiến lược" xuất phát từ Sir Thompson, một cố vấn quân sự người Anh ở Mă-lai! Một khi ta đọc được những phân tích và ưu tư của ông Nhu trong "Chính Đề Việt Nam" về sự phát triển làng xă ở Việt Nam, đặc biệt ở phía nam miền Nam Việt Nam, th́ ta hẳn sẽ hiểu ra "Ấp chiến lược" là một hệ quả tuyệt vời ông đưa ra để giải quyết về lâu về dài những bất cập trong sự phát triển đó. Ấp chiến lược, theo đó, không chỉ mang tính cách quân sự chống cộng mà thôi, mà c̣n là một cuộc cách mạng xă hội và văn hoá và cộng đồng đồng tiến cho thôn dân.

3. Cùng với sự giúp đỡ âm thầm của những người bạn học trước đây của ông Nhu, chính quyền miền Nam đă bắt đầu có được những thành công trong việc làm ấm lại bang giao giữa Pháp và Việt Nam.

Chị thân mến,

Tôi đă gởi cho Chị một thiệp Giáng Sinh đẹp, và cũng gởi tới Chị và các bạn khác một thiệp chúc Tết, v́ các bạn đă có nhă í nhớ đến tôi. Có lẽ các nhân viên bưu điện của chúng tôi "ăn Tết kĩ quá", nên họ làm thất lạc cả hai thiệp.

Đây là lần đầu tiên từ nhiều năm nay chúng tôi đă có thể mừng Tết một cách thoải mái: nhờ những tiến bộ mà chúng tôi đă đạt được trên mọi địa hạt chống cộng.

Tôi đă trở thành cùng một lúc vừa là cha đẻ vừa là vú nuôi của các "Ấp Chiến Lược", một hệ thống mà tôi đă sáng tạo ra để giải đáp câu đố hiện nay do Trung-cộng đưa ra, tôi muốn nói tới vấn nạn dân chủ - kém phát triển. Với hệ thống này, chúng tôi nghĩ (sic) sẽ sớm chiến thắng được cuộc chiến bẩn thỉu này.

C̣n Chị th́ đừng phàn nàn ǵ nữa. Chị đă làm được những điều tuyệt vời bên đó. Chị đă làm một cuộc cách mạng mới, mà các hệ quả của nó sẽ vô cùng to lớn cho thế giới mai ngày. Sứ mạng quốc hội của chúng tôi tại Pháp xem ra đă góp phần làm vỡ tảng băng chia cách hai dân tộc chúng ta.

Tôi xin lỗi viết cho Chị bằng mực đỏ, chỉ là v́ tôi sẵn trong tay cây viết này. Nhưng đây lại là màu tốt lành. Ước ǵ nó là biểu tượng cho tương lai những quan hệ mới giữa hai dân tộc chúng ta.

Tạm biệt, chúc Chị luôn khoẻ mạnh.

Và bức thư thứ ba cũng gởi cho bà Willemetz ngày 2.9.1963, đúng hai tháng trước khi ông Nhu cùng với người anh là Tổng Thống Diệm bị giết. Thư cho thấy nội t́nh sôi động của miền Nam và nỗi hiểm nguy căng thẳng mà chính quyền lúc đó đang phải đối phó. Những khuấy động (sinh viên phản chiến, sư săi tự thiêu), như ông Nhu nói, là do Mĩ và cộng sản chủ mưu. Điều này nay đă được thực tế và lịch sử chứng minh. C̣n chuyện (có lẽ do CIA) chi 20 triệu đô cho những vụ xách động này – một điểm tuy nhỏ – xem ra tới nay vẫn chưa có được nguồn chứng minh cụ thể.

Gởi riêng

Bạn thân mến,

Tôi xin lỗi v́ đă làm Chị quá bận tâm. Tôi ghét những thứ báo chí chỉ thích tṛ giật gân và trục lợi thương mại, v́ chúng đă làm cho chị mất ngủ. Thật ra, chúng hoàn toàn chẳng là ǵ cả ngoài cái âm mưu của người mĩ và cộng sản chống lại miền Nam Việt Nam, bởi v́ Việt Nam đơn giản chỉ muốn là chính ḿnh, chứ chẳng muốn ǵ khác, chẳng muốn thành Mĩ mà cũng chẳng muốn thành cộng sản. V́ thế mới có vụ sư săi được chúng dựng lên để chống lại chúng tôi. Chúng tôi bị bó buộc phải giải quyết một lần cho xong, để bẻ găy cái ṿng ma thuật và khủng bố (những chữ gạch dưới là do chính tác giả), mà chúng đă cài đặt trong 5 trên tổng số 4000 ngôi chùa khắp nước. Trong các ngôi chùa này, chúng dùng mọi cách, kể cả khủng bố, để thôi miên một số nhà sư, nhằm đẩy họ lao ḿnh vào lửa, sau khi đă báo trước cho các nhà quây phim truyền h́nh mĩ biết, chính những nhà quây phim này đă chi tiền hậu hĩnh cho việc tổ chức cảnh độc nhất vô nhị (tự thiêu. Chú của người dịch) trong thế kỉ 20 này. Từ khi bị đặt trong t́nh trạng bị canh giữ, nghĩa là từ ngày 20 tháng 8 tới nay, chẳng c̣n vụ nhà sư tự tử nào nữa. Điều đó cho thấy, một khi đă được giải thoát khỏi tổ chức bí ẩn của Mĩ và Xô-viết (khủng bố, đầu độc đầu óc, v.v.), các nhà sư đă có thể trở lại một cuộc sống b́nh thường: vụ này đă chấm dứt. Tuy nhiên, phẫn uất v́ thất bại trong âm mưu đảo chánh nhằm đưa một thứ Bảo Đại mới lên cầm đầu đất nước, những kẻ âm mưu này đă cố gắng dùng sinh viên để tạo nên một vụ khác, như ở Đại-hàn và Thổ-nhĩ-ḱ trước đây: song chúng đă phải trả giá, bởi v́ chúng tôi đă dẹp mọi thứ ngay từ trong trứng nước; chúng tôi đă cho tất cả những người được gọi là sinh viên đó vào trại huấn luyện quân sự, và sau hai ngày, sau khi đầu óc được giải độc, họ được trở về nhà: họ bị lèo lái bởi tuyên truyền của Mĩ và Xô-viết và bị khủng bố bởi các băng đảng bí ẩn. Chúng tôi biết, "chúng" đă bỏ ra 20 triệu mĩ-kim cho những vụ đó: chúng sẽ không để cho chúng tôi yên, bởi v́ chúng phải trả lời cho các chủ của chúng về món chi phí khổng lồ kia. Có thể chúng đă bỏ túi một phần lớn số tiền này, và giờ đây chúng lo sợ cho chính tính mạng chúng.

Tôi kể cho Chị nghe tất những điều trên, không phải để đầu độc Chị, cũng không phải để trấn an Chị, song là v́ sự chân t́nh của tôi đối với Chị, một người bạn quá đỗi trung thành và mẫn cảm của tôi. Nếu đất nước bất hạnh của tôi không rơi vào nguy cơ trầm trọng như thế này, th́ tôi đă chẳng nói những điều khiến Chị phải lên cơn đau tim v́ tôi.

Điều đó cho thấy tôi đánh giá cao dường nào t́nh bạn thân thương của Chị; nó cũng cho thấy các suy nghĩ của Chị là một an ủi và một khích lệ quư giá dường nào đối với tôi, khi tôi đang từng giây từng phút phải đối diện với những gian nguy nặng nề. Tôi hoàn toàn không cười cợt ǵ về bản kinh nguyện mà Chị đă gởi cho tôi: tôi sẽ luôn luôn mang nó trên người, chẳng phải v́ mê tín, mà bởi v́ nó tượng trưng cho ư nghĩ của Chị luôn hiện diện bên tôi trong những lúc nguy biến, một kinh nghiệm mà chính Chị đă từng trải qua trong lúc tham gia kháng chiến.

Bạn của Chị.

ngô đ́nh

Augsburg, ngày 18.08.2015