Viết Từ Canada

TPP, NHÂN QUYỀN & BIỂN ĐÔNG

Mặc Giao

Ngày 5-10-2015 tại Atlanta, Hoa Kỳ, ông Michael Froman, Đại diện Thương Mại Hoa Kỳ, trong cuộc họp báo cùng với đại diện của 11 quốc gia khác đă tuyên bố: "Chúng tôi đă kết thúc thành công cuộc đàm phán. Thông điệp gửi đến tất cả mọi quốc gia là chúng tôi vui mừng đă đạt được thỏa thuận... và mở rộng lợi ích của TPP".

TPP (Trans-Pacific Partnership) tức Hiệp Ước Đối Tác Liên Thái B́nh Dương bắt đầu được thảo luận từ năm 2008 giữa 12 quốc gia: Hoa Kỳ, Canada, Nhật, Úc, Brunei, Chili, Mexico, Malaysia, New Zealand, Peru, Singapore và Việt Nam. Cuộc điều đ́nh khó khăn kéo dài 7 năm. Lợi trước mắt là giảm quan thuế, mậu dịch và hàng hóa sẽ dễ dàng lưu chuyển giữa một khối các quốc gia chiếm 40% nền kinh tế thế giới với 30,000 tỷ Đô la hàng năm và 800 triệu người tiêu thụ. Cái khó là vấn đề nội bộ của mỗi nước. Những vấn đề dân Mỹ quan tâm là thời hạn độc quyền của những công ty phát minh dược phẩm mới, là nỗi sợ hàng rẻ sẽ tràn ngập thị trường, tạo t́nh trạng cạnh tranh không tương xứng, nhiều công việc sẽ mất v́ các hăng xưởng được dời tới các nước có công nhân rẻ. Canada cũng có vấn đề tương tự. Nghiệp đoàn sản xuất sữa chống đối v́ sợ sữa Mỹ và Úc sẽ tràn ngập thị trường Canada. Nghiệp đoàn sản xuất phụ tùng xe hơi cũng đ̣i phải có bảo đảm cho công việc của họ trước sự cạnh tranh của những nước khác. Thủ Tướng Stephen Harper và chính phủ Canada phải hứa sẽ tài trợ trong 10 năm 4.3 tỷ Đô la cho 12,000 nhà sản xuất sữa và 1 tỷ Đô la cho kỹ nghệ phụ tùng xe hơi. Nhờ thế những chống đối mới êm. Mỗi nước đều có những khó khăn riêng. Chỉ có Việt Nam là không có khó khăn ǵ, lư do là phận đàn em nhà nghèo lạch bạch chạy theo sau đám đàn anh nhà giầu, ôm khư khư định hướng xă hội chủ nghĩa, muốn làm ǵ dân cũng phải nghe. Nhưng Việt Nam có cái khó về chính trị: Mỹ bắt phải bỏ cái bị định hướng ôm trước bụng bằng cách thay đổi luật lệ và tôn trọng nhân quyền.

Những khó khăn hậu kư kết cũng chưa hết. Trong ṿng 90 này, mỗi chính phủ phải đưa hiệp ước đă kư sang quốc hội liên hệ để được cứu xét và biểu quyết. Theo thủ tục lập pháp thông thường, quốc hội sau khi thảo luận chỉ có quyền biểu quyết chấp thuận hay bác bỏ toàn bộ hiệp ước, không có quyền tu chính, thay đổi. Ở Mỹ, Nghị Sĩ Cộng Ḥa Orrin Hatch đă lên tiếng chống đối v́ cho rằng thỏa ước chưa hoàn toàn đầy đủ. Điều lạ là có nhiều người thuộc đảng Dân Chủ của TT Obama chống hiệp ước này, trong đó có Nghị Sĩ Bernie Sanders, Dân Biểu Louise Slaughter và cả ứng cử viên tổng thống Hillary Clinton. Hàng ngũ chống đối tại Quốc Hội Mỹ có vẻ chưa đông, nhưng điều rắc rối là Quốc Hội đ̣i chính phủ phải gửi những dự luật áp dụng hiệp ước để Quốc Hội thảo luận và biểu quyết. Không thay đổi được hiệp ước, Quốc Hội sẽ làm mưa làm gió trên những dự luật áp dụng.

Về phương diện kinh tế, Việt Nam sẽ được hưởng lợi ǵ khi gia nhập TPP? Lợi ích đầu tiên là hàng hóa Việt Nam sẽ được dễ dàng xuất cảng sang những nước hội viên của hiệp ước v́ vừa có ưu tiên, vừa không bị đánh thuế quan cao. Điều buồn là Việt Nam có ǵ để xuất cảng ngoài gạo, thủy sản, đồ gỗ, giầy dép, hàng may mặc? Đó là xuất cảng sức lao động rẻ. Một tàu gạo chưa chắc có trị giá bằng vài "container" chứa những sản phẩm kỹ thuật cao. Ngoài ra, nếu sản phẩm không đủ tiêu chuẩn đ̣i hỏi sẽ bị trả về hoặc sẽ mất mối lần sau.

Mặt khác, theo cựu Đại Biểu Quốc Hội Nguyễn Minh Thuyết, TPP có thể giúp Việt Nam "thoát Trung". Ông Thuyết nói: "Hiện nay nền kinh tế Việt Nam cũng phải phụ thuộc vào Trung Quốc khá nhiều. Cán cân thương mại giữa hai nước rất là lệch. Thứ hai nữa là phần lớn các công tŕnh ở Việt Nam, các công tŕnh quan trọng, là do nhà thầu Trung Quốc đảm nhận. Thế th́ nếu Việt Nam vào TPP th́ có khả năng là với nhiều đối tác khác có sự hợp tác chặt chẽ th́ sự lệ thuộc này nó sẽ dần dần giảm bớt. Thoát khỏi sự phụ thuộc vào kinh tế trước đi đă c̣n những việc khác theo tôi cũng phải qua một quá tŕnh với một quyết tâm th́ mới có thể đạt được".

Vào TPP để từ từ rời xa sự lệ thuộc Trung Quốc là điều ai cũng mong muốn, nhưng ông Đinh Xuân Thảo, Viện Trưởng Viện Nghiên Cứu Lập Pháp thuộc Ủy Ban Thường Vụ Quốc Hội lại có nhận xét là TPP cũng làm lợi cho Trung Quốc: "Cái này (TPP) sẽ dần dần mở ra quan hệ với nhiều nước, nó sẽ là cái tốt hơn cho ḿnh. Mặt khác, chính việc Việt Nam tham gia vào cái này, nó cũng là cơ hội tốt cho kể cả phía Trung Quốc trong việc làm ăn thông qua thị trường của Việt Nam. Cho nên là nó cũng mang lại nhiều mặt tích cực".

Trung Quốc không được mời và không kư hiệp ước, do đó không được hưởng quyền lợi của các nước hội viên TPP. Nay nếu Việt Nam cho Trung Quốc chơi gian, "làm ăn thông qua thị trường của Việt Nam" th́ Trung Quốc lại chơi ép Việt Nam để thủ lợi. Hàng Trung Quốc sẽ ghi sản xuất tại Việt Nam, cho xuất cảng từ Việt Nam sang các nước hội viên TPP, sẽ được hưởng thuế thấp và những điều kiện dễ dàng. Chưa chi đă tính chuyện ăn gian cho đàn anh, làm sao có thể chơi với thế giới văn minh và "thoát Trung" được?

Trên thực tế, kỹ nghệ giầy dép ở Việt Nam hiện tùy thuộc vào việc cung cấp da của Trung Quốc, kỹ nghệ dệt may cũng tùy thuộc 70% vào vải sợi của Trung Quốc. Hai mặt hàng này được xuất cảng từ Việt Nam đă đem lại lợi nhuận cho Trung Quốc lớn hơn cho Việt Nam. Như vậy không phải chỉ vào TPP là xong, là chờ kinh tế phát triển, là có cơ hội thoát lệ thuộc Trung Quốc. Muốn khai thác được lợi điểm nằm trong TPP phải học tập và cải tiến kỹ thuật để có những món hàng đắt giá đem bán, phải lo độc lập từ nguyên liệu hoặc mua nguyên liệu từ nhiều nguồn khác nhau, không chỉ mua của Trung Quốc để phải đóng vai trung gian xuất cảng giùm hàng hóa Trung Quốc. Muốn thực hiện được điều này, guồng máy cầm quyền phải hữu hiệu và trong sạch. Nếu vừa dốt lại vừa tham th́ có kư hàng chục hiệp định TPP cũng sẽ vẫn thế thôi.

Về phương diện nhân quyền, ngay từ đầu, Hoa Kỳ đă coi việc cải thiện nhân quyền như một điều kiện để Việt Nam được gia nhập TPP. Trong nhiều cuộc thảo luận, Hoa Kỳ đă đặt điều kiện một cách ráo riết. Nhiều nhân vật cao cấp Mỹ, từ ngoại trưởng, thứ trưởng đến các nghị sĩ, dân biểu đă đến Việt Nam, công khai khích lệ nhà cầm quyền Việt Nam có những hành động cụ thể trong việc tôn trọng nhân quyền, trả tự do cho các tù nhân lương tâm và không bắt bớ thêm nữa. Những điều khác mà Hoa Kỳ đ̣i hỏi là sửa đổi luật lệ cho thích hợp với luật thương mại quốc tế và cải thiện điều kiện sinh hoạt của công nhân, nói rơ ra là cho phép công nhân lập công đoàn tự do để bảo vệ quyền lợi của họ. Việt Nam đă điều đ́nh với Hoa Kỳ một cách kín đáo về những vấn đề này. Nay hiệp ước TPP đă được kư kết, có phải Hoa Kỳ đă được thỏa măn về những điều kiện họ đặt ra với Việt Nam? Chúng ta có thể trả lời chắc chắn là chưa.

Cộng sản Việt Nam cần vào TPP để phát triển kinh tế và t́m cách thoát dần sự lệ thuộc Trung Quốc, nhưng họ cũng biết rằng Mỹ muốn họ vào để họ khỏi vĩnh viễn nằm trong tay Trung Quốc, và để họ đứng trong lực lượng đối trọng với Trung Quốc trong vấn đề tranh chấp ở Biển Đông. V́ vậy, những điều kiện Mỹ đưa ra không có tính cách tối hậu thư: được th́ vào, không được th́ đứng ngoài. Hai bên đă điều đ́nh và có thể thỏa hiệp về một giải pháp dung ḥa. Hoa Kỳ vẫn đ̣i, nhưng không đ̣i Việt Nam phải thực hiện hết trong một thời gian nhất định. Việt Nam chỉ cần thi hành một số hành động tỏ thiện chí là Hoa Kỳ bật đèn xanh. Những vụ thả cấp kỳ Cù Huy Hà Vũ, Điếu Cầy Nguyễn Văn Hải và Tạ Phong Tần rồi cho leo máy bay đi Mỹ ngay là nằm trong kế hoạch này. Phía Hà Nội, họ ít bắt thêm người nhưng gia tăng xách nhiễu những nhà đấu tranh cho nhân quyền bằng tay công an hay côn đồ thuê bao để có cớ chạy tội.

Có hai điều cộng sản Việt Nam không thể né tránh , một là sửa đổi luật lệ thương mại và kinh tế tài chánh cho phù hợp với hoạt động chung của TPP, hai là cho phép thành lập công đoàn tự do. Việc sau được TT Obama nhắc đi nhắc lại v́ ông bị áp lực rất lớn của các công đoàn Mỹ về đ̣i hỏi này. Những người có kinh nghiệm với cộng sản đều biết cộng sản ra đủ thứ luật lệ, nhưng họ có thi hành hay không hoặc bẻ cong luật lệ lại là chuyện khác. Họ cũng có thể cho lập hội với tên gọi rất kêu, nhưng họ sẽ gài người điều khiển hay tạo khó khăn làm tê liệt hội để hội trở thành "hữu danh vô thực". Muốn buộc cộng sản phải thực thi phần nào những điều kiện Mỹ đưa ra, Mỹ phải theo dơi, thúc đẩy và sẵn sàng áp dụng những biện pháp chế tài. C̣n dân Việt Nam phải tương kế tựu kế gia tăng những đ̣i hỏi, tố cáo những vi phạm và tự làm những điều mà luật lệ cho phép hay những ǵ nhà nước cộng sản đă hứa với Mỹ và các nước khác như một điều kiện để gia nhập TPP.

Cuối cùng, TPP có liên hệ ǵ đến cuộc tranh chấp tại Biển Đông? Chuyện kinh tế không chỉ thuần túy kinh tế nhưng luôn luôn dính dáng tới chính trị. TPP được khởi sự điều đ́nh từ 2008, một năm trước khi TT Obama nhậm chức. Việc điều đ́nh chỉ trở nên ráo riết trong những năm gần đây khi Trung Quốc công khai bầy tỏ tham vọng bá chủ Biển Đông với việc công bố chủ quyền biển h́nh lưỡi ḅ, hiếp đáp Phi Luật Tân và Việt Nam, kéo dàn khoan dầu đến gần Hoàng Sa và nhất là mới đây đắp bồi những băi đá ngầm thành những đảo nhân tạo và xây sân bay, bến tàu trên đó. Để phản ứng, Mỹ đă tuyên bố chuyển trục về Á châu, tăng cường sự hiện diện quân sự trên Biển Đông, viện trợ quân sự cho Phi Luật Tân, giải tỏa một phần lệnh cấm bán vơ khí sát thương để cung cấp cho Việt Nam 6 tầu tuần hiện đại, khuyến khích Nhật Bản tu chính hiến pháp cho phép quân đội Nhật có thể chiến đấu ngoài lănh thổ. Mỹ không chủ trương gây chiến và giải quyết vấn đề Biển Đông bằng quân sự, nhưng Mỹ muốn dằn mặt Trung Quốc và cho Trung Quốc hiểu rằng tham vọng bá chủ Biển Đông của họ không dễ thực hiện.

Trong kế hoạch tạo thế lực đối trọng với Trung Quốc, Hoa Kỳ tăng cường thêm mặt trận kinh tế. Đó là thúc đẩy việc thành h́nh TPP. Những nước tham gia đều là đồng minh của Mỹ, trừ Việt Nam. Mỹ lôi kéo Việt Nam v́ biết Việt Nam đang bị Trung Quốc hiếp đáp và muốn có một chỗ nương tựa. Một khối kinh tế mở rộng trong vùng Đông Nam Á và Thái B́nh Dương không có Trung Quốc rơ ràng là một liên minh gạt Trung Quốc ra ngoài và sẵn sàng đương đầu về mọi mặt. Ngay sau khi TPP được kư kết, TT Obama đă tuyên bố: "Hiệp ước TPP sẽ củng cố quan hệ chiến lược với các đối tác của Hoa kỳ tại một khu vực sống c̣n cho thế kỷ 21... Chúng ta không thể để các nước như Trung Quốc viết ra luật lệ của nền kinh tế toàn cầu. Chúng ta cần phải viết ra các luật lệ đó" (trích theo Lư Lương Dân - Dân Làm Báo 16-10-2015).

Điều Mỹ muốn là Trung Quốc không thể thao túng nền kinh tế thế giới cũng như độc chiếm Biển Đông, không thể kiểm soát lưu thông trên biển, trên không, không thể cấm đến gần các đảo Trung Quốc chiếm và tự nhận chủ quyền, không cho Trung Quốc biến những đảo đó thành những căn cứ quân sự đe dọa sự giao thông tự do tại vùng biển này. Tóm lại, không cho phép Trung Quốc thay đổi t́nh trạng Biển Đông theo ư họ, làm bá chủ vùng này, gây khó khăn cho các quốc gia khác, nhất là cho Mỹ. Mỹ chỉ muốn thế thôi. Mỹ không muốn gây chiến tranh với Trung Quốc v́ Việt Nam, v́ Phi Luật Tân hay v́ mấy ḥn đảo nhỏ. Nhưng trong cuộc tranh chấp, phải tỏ sức mạnh quân sự, kinh tế, và cả sức mạnh đám đông với nhiều đồng minh đứng sau lưng.

Việt Nam phải hiểu như thế, phải hiểu vị trí của ḿnh đứng ở chỗ nào, phải hiểu thân phận ḿnh ra sao. Không thể nhượng bộ quá đáng. Cũng không thể vác mặt làm cao. Càng không thể chơi bài lừa, tưởng rằng ai cũng dại, chỉ có ḿnh khôn. Việt Nam phải biết nắm lấy cơ hội do TPP mang lại để cải tổ sản xuất, cải tổ cách làm kinh tế, nhất là cải tổ thể chế để mọi năng lực được giải phóng hầu đóng góp tích cực vào việc xây dựng một nước Việt Nam tiến bộ, theo kịp đà tiến của thế giới, cụ thể là cùng sống, cùng làm ăn, cùng thịnh đạt với các nước trong TPP.F

rong DĐGD số trước, 167, chúng tôi đă đăng bài tường thuật gửi từ Việt Nam về lễ đặt viên đá đầu tiên xây dựng Trung Tâm Đức Mẹ Núi Cúi ngày 18-9-2015. Chỉ cần xem h́nh, chưa cần đọc bài, chắc đă có độc giả cảm kích đến phát khóc khi thấy hàng trăm ngàn giáo dân đông như kiến tụ về và hàng chục giám mục, tổng giám mục và cả hồng y mũ cao áo dài, chống gậy đến dự lễ. Ngoài việc lé mắt về sự huy hoàng bề ngoài c̣n sự cảm phục ḷng sùng kính Đức Mẹ của anh chị em Công Giáo tại quê nhà.

Nhưng sau khi đọc hết bài tường thuật, nhiều thao thức lại dấy lên trong ḷng.

Núi Cúi ở đâu? Đức Mẹ có hiện ra, khi nào, có làm phép lạ để cứu giúp và dậy dỗ con cái không? Xin thưa ngay Núi Cúi ở xă Gia Tân 1, tỉnh Đồng Nai (Biên Ḥa), gần Dốc Mơ, bên trên Hố Nai, thuộc giáo phận Xuân Lộc. Nơi này không có núi non hùng vĩ, chỉ có một núi thấp cô đơn nằm giữa một khu rừng cao su bát ngát được đốn trụi để làm chỗ xây Trung Tâm Đức Mẹ. Đức Mẹ chẳng hề hiện ra ở đây, nên suy tôn và cầu khẩn Đức Mẹ giữa rừng cao su hay bất cứ nơi nào khác cũng vậy thôi, chưa chắc đă tôn nghiêm và sốt sắng bằng cầu nguyện trước bàn thờ Đức Mẹ trong các thánh đường. Như vậy là không có yếu tố "địa lợi".

Có nhu cầu phải xây Trung Tâm Đức Mẹ để thúc đẩy ḷng sùng kính Đức Mẹ không? Bất cứ việc ǵ làm tăng thêm ḷng sùng kính cũng tốt. Nhưng chắc một điều là giáo dân giáo phận Xuân Lộc không thiếu ḷng sùng kính Đức Mẹ để phải đánh động thêm ḷng họ. Người có phương tiện đóng góp vào việc xây cất sẽ rất vui vẻ. Nhưng những người "lực bất ṭng tâm" sẽ rất buồn. Những người không thấy có nhu cầu mà phải nh́n hoặc phải chấp nhận một việc làm không cần thiết, tốn kém vô ích, nặng phần tŕnh diễn, chắc chắn ḷng không vui, có khi c̣n phẫn nộ. Chúng ta đă thấy có nhiều giáo dân và ít nhất hai linh mục, một ở trong nước, Cha Phan Văn Lợi, một ở ngoài nước, Cha Ngô Tôn Huấn, công khai bầy tỏ sự bất đồng ư về việc xây cất không cần thiết này (xin xem các bài trong số báo này). Như vậy là không có "nhân ḥa".

Đức Cha Nguyễn Chu Trinh, Giám Mục Xuân Lộc, đă cao tuổi nên Đức Giáo Hoàng mới cử Đức Cha Đinh Đức Đạo làm Giám Mục Phó với quyền kế vị. Xây dựng Trung Tâm Núi Cúi có lẽ là tâm nguyện để đời của Đức Cha Trinh trước khi về hưu hay về với Chúa. Muốn có một khoảng đất mênh mông và xây dựng một công tŕnh to lớn như vậy chắc chắn phải có sự cho phép của nhà cầm quyền. Những người cộng sản không bao giờ tử tế và rộng ḷng giúp cho Giáo Hội phát triển và xây khu tượng đài c̣n lớn hơn những khu tượng đài thờ "Bác". Chắc chắn phải có sự trao đổi, thỏa hiệp. Đó là cộng tác giữa hai bên nhằm tán dương công đức nhà cầm quyền đă ban tự do tôn giáo. Hành động này cũng là để dập tắt hay ít ra là làm nguội thái độ thiếu cảm t́nh với cộng sản của gần một triệu công dân Công Giáo thuộc giáo phận Xuân Lộc (giáo phận đông nhất VN với 921,489 giáo dân, theo thống kê của Giáo Phận). Khối người này sống rất gần Sài G̣n. Nhà cầm quyền phải o bế cũng đúng thôi. Không giống như giáo phận Kontum ở xa, sâu. Có điều đáng tiếc là chủ chăn không biết dùng sức mạnh này để đ̣i hỏi tự do tôn giáo cho cả nước và tự do điều hành việc nội bộ của Giáo Hội, không c̣n phải xin-cho.

Việc mời đại cán Trần Tấn Hùng, Phó Trưởng Ban Tôn Giáo Chính Phủ, đến tham dự, tặng ṿng hoa to đùng và đọc diễn văn ngay sau diễn văn của Tổng Giám Mục Bùi Văn Đọc, Chủ Tịch Hội Đồng Giám Mục VN, đă nói lên nhiều điều. Trước đây, Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm đâu có được mời đến dự lễ đặt viên đá đầu tiên và khánh thành khu thánh địa La Vang do chính người anh của Tổng Thống, Đức TGM Ngô Đ́nh Thục, đứng ra xây cất. Giả dụ có mời, Tổng Thống Diệm cũng từ chối v́ không muốn lẫn lộn tôn giáo với chính trị. C̣n Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu, ông chỉ đến quỳ gối cầu nguyện giữa thánh đường La Vang đổ nát trong Mùa Hè đỏ lửa 1972, không đến đọc diễn văn khi c̣n đèn đóm cờ xí rợp trời. Những trái ngược, ẩn ư và mưu chước khiến nhiều giáo dân và cả chủ chăn thắc mắc, buồn ḷng, và tin rằng không hợp ư Trời. Như vậy là không có "thiên thời".

Không có thiên thời, địa lợi, nhân ḥa th́ việc xây dựng Trung Tâm Đức Mẹ Núi Cúi chỉ là một công tŕnh gượng ép, phô trương, thỏa hiệp của con người, rất ít phần vinh danh Chúa và Đức Mẹ.

Người ta thấy càng ngày Giáo Hội Việt Nam càng trở thành một giáo hội lễ hội với những công tŕnh xây cất xa xỉ, không cần thiết, với những đại lễ hào nhoáng để lại rất ít âm hưởng đạo đức trong tâm hồn giáo dân, với những màn diễn nguyện vào bất cứ dịp nào trong đó không ít nữ diễn viên ăn mặc ḷe loẹt áo đỏ quần hồng như những mụ lên đồng, uốn éo trước mắt các cha cố và những giáo dân giản dị, chất phác. Niềm vui bầy tỏ ḷng đạo đức không cần biểu diễn thời trang hay bắt chước những màn múa may thiếu tính nghệ thuật ở các thành phố lớn để lấy tiếng là tiến bộ.

Việc đón rước các giám mục tại các giáo xứ cũng càng ngày càng trở nên rườm rà, lỗi thời. Thiếu nhi và phụ nữ xếp thành hàng dài trên đường "Đấng Thánh" đi vào, tay cầm hoa vẫy chào, miệng hoan hô, ban kèn dồng cử nhạc. C̣n "Đấng Thánh" th́ được choàng ṿng hoa, mặt mũi nghiêm trang và măn nguyện, bệ vệ đi trên thảm đỏ, duyệt vẫy hai hàng giáo dân, c̣n oai phong hơn vua chúa, và chắc chắn là long trọng hơn cảnh Chúa Giêsu cưỡi lừa vào thành Jêrusalem.

Đón tiếp giám mục ở Việt Nam rất khác đón tiếp giám mục ở Canada. Cách đây 16, 17 năm, khi tôi đảm trách Hội Đồng Mục Vụ giáo xứ Thánh Vinh Sơn Liêm tại Calgary, chúng tôi đón Đức Giám Mục Frederick Henry đến ban phép thêm sức cho thiếu nhi. Chúng tôi cắt đặt vài anh em đứng chờ ở cửa chính nhà thờ để chào đón Ngài. Tôi dự tính khi Đức Cha bước vào nhà thờ th́ làm hiệu cho mọi người đứng lên chào Ngài. Chỉ giản dị vậy thôi. Chờ hoài không thấy Đức Cha đến, tôi chạy vào pḥng áo th́ thấy Đức Cha đang thay áo lễ ở đó. Ngài tự lái xe và vào bằng cửa hông. Chương tŕnh đón tiếp của chúng tôi bị xẹp. Chưa hết, chúng tôi đă nhờ các bà sửa soạn sẵn bữa ăn trưa cho Đức Cha sau lễ, đă sắp đặt ai được ngồi cùng bàn với Đức Cha ngoài Cha Xứ. Nhưng sau lễ, Ngài thay áo rồi sửa soạn đi luôn, chỉ xin ít thức ăn bỏ vô hộp "foam" để ăn trên xe dọc đường đi đến một xứ đạo khác. Có giám mục Việt Nam nào làm như thế không? Tôi chẳng dám phán đoán ai đạo đức hơn ai, nhưng hành động nào đánh động được ḷng tín hữu th́ ai cũng thấy.

Khi viết bài này ḷng tôi nặng trĩu. Tôi không muốn phê b́nh các vị chủ chăn của Giáo Hội quê nhà. Tôi biết Giáo Hội và các vị c̣n đang gặp nhiều khó khăn. Nhưng tôi ngạc nhiên tại sao giữa những khó khăn ấy các vị vẫn hớn hở tổ chức lễ hội, múa hát tưng bừng, ăn mừng đủ thứ, làm như đất nước đang trong cảnh thái b́nh thịnh trị. Tôi không chủ trương mặc áo vải thô, suốt ngày ăn chay đánh tội, nhưng tôi cầu mong Giáo Hội sống đúng hoàn cảnh của ḿnh và hoàn cảnh của những anh em khác trong cộng đồng dân tộc. Dân ta c̣n nghèo lắm, c̣n khổ lắm, không có ǵ để phô trương, trừ dụng ư của nhà cầm quyền và một thiểu số lắm tiền nhiều bạc. Giáo Hội phải sống giữa ḷng dân tộc, không phải chỉ sống với giai cấp cầm quyền. Đừng tạo sự phân b́, nguyền rủa của những anh chị em thuộc các tôn giáo khác. Tôi nghĩ tới số tiền bạc tỷ được dùng để xây dựng Trung Tâm Đức Mẹ Núi Cúi. Đó có phải là một sự cần thiết trong khi biết bao nhiêu anh chị em đồng đạo ở miền quê, miền núi đang thèm nhỏ răi một phần rất nhỏ của số tiền đó để lợp lại mái nhà thờ bị giột, sửa lại bức tường che gió sắp đổ, trang trí lại bàn thờ cũ kỹ để có chỗ thờ Chúa cho xứng đáng? Đức bác ái và tinh thần chia sẻ ở đâu? Nếu chỉ chuộng lối sống quan liêu, huênh hoang, thỏa hiệp v́ những lợi ích và vinh quang trước mắt, các mục tử (tôi không dám nói tất cả) sẽ dẫn Giáo hội đến đỉnh cao... Núi Cúi. Một đỉnh không cao, và khi đứng đó phải cúi đầu.