Trang Kinh Tế:

TPP Đ̣i Nghiệp Đoàn Độc Lập, Hà Nội bầy mưu gian tŕ hoăn.

Trần Nguyên Thao

Bên cạnh các "pha" đấu đá, đại thanh trừng trong chính trường Việt Nam để giành ghế cao nhân đai hội 12 sắp khai mạc; Cộng đảng cũng đồng thời đang bày mưu gian, quỷ kế, để dựng lên rào cản mới nhằm ngăn chận nghiệp đoàn công nhân độc lập chậm ra đời hợp pháp, theo đ̣i hỏi của TPP; hầu giúp cho các nhóm lợi ích trong cộng đảng đủ thời giờ, chuẩn bị băi đáp, t́m nơi trú ấn an toàn cho khối tài sản khổng lồ mà hàng chục đời sau ăn cũng không hết. Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái B́nh Dương, gọi tắt là TPP (Trans-Pacific Partnership) đă kết thúc thành công hôm thứ Hai, mùng 05 tháng 10 năm 2015, sau 8 năm đàm phán gay go giữa 12 nước trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, Hiệp đinh này sẽ chỉ có hiệu lực sau khi Quốc Hội của các quốc gia hội viên chấp thuận (1). Về phía Hoa Kỳ, nước dẫn đầu TPP, c̣n nhiều bất đồng từ Lập Pháp, nghiệp đoàn và các tổ chức dân sự sẽ lên tiếng chống đối trước khi Quốc Hội Mỹ cứu xét TPP, dự đoán vào đầu năm 2016.

Phớt lờ phản ứng đầu tiên khá yếu ớt, qua Tân Hoa xă của Bắc Kinh "hiệp định TPP thiếu minh bạch"; Hành pháp Mỹ & Nhật có vẻ tin chắc rằng, chống đối trong nội bộ tuy sẽ có, nhưng rốt cuộc Bắc Kinh sẽ phải chịu đựng "ngón đ̣n vây hăm kinh tế" của TPP, như một "cú đá vào bộ hạ" Trung Nam Hải, rất đau, nhưng không thể kêu ca ǵ!

T́nh huống này buộc Bắc Kinh, dù kinh tế, tài chánh đang bị sa lầy, đồng thời với vấn nạn nội tại nghiêm trọng, cũng vẫn phải xoay xở mọi cách mở cho được "ṿng vây" để c̣n tŕnh làng Ngân Hàng Đầu Tư Hạ Tầng Châu Á, Asian Infrastructure Investment Bank (AIIB). Nếu đi vào hoạt động trong tháng 12 tới đây, như dự tính, AIIB sẽ có số vốn 50 tỷ Đôla. Giấc mơ của Trung Nam Hải là sẽ kết nối với dự án Ngân hàng khối BRICS (Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung cộng và Nam Phi), với "con đường tơ lụa mới" được triển khai sang Trung Á và "con đường tơ lụa hàng hải thế kỷ XXI" trong tầm ảnh hưởng của Bắc Kinh. Nhưng nhu cầu hạ tầng cơ sở của Á Châu phải kể đến hàng ngàn tỷ Đôla, th́ số vốn 50 tỷ Đôla ban đầu của AIIB chỉ là muối bỏ biển, chưa thể làm đối trọng với Ngân Hàng Thế Giới, như mơ ước của Bắc Kinh.

Lên tiếng hoan nghênh hiệp định TPP, Tổng Thống Mỹ, ông Obama nhấn mạnh đến tính chất đối trọng với Bắc Kinh : "Khi mà trên 95% khách hàng tiềm năng sống ở bên ngoài biên giới, chúng ta không thể để cho những nước như Trung cộng áp đặt những quy định cho kinh tế thế giới. TPP tăng cường mối quan hệ chiến lược với các đối tác và đồng minh của Hoa Kỳ tại một khu vực mang tính sống c̣n trong thế kỷ 21".

Về mặt ngoại giao, đối với Hoa Kỳ TPP là kết quả chiến lược xoay trục, qua việc siết chặt quan hệ thương mại với các quốc gia châu Á-Thái B́nh Dương, nhằm đối phó trước ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung cộng. Đây là một thành công của chính phủ Barack Obama. Tổng thống Mỹ đă nhấn mạnh: "TPP gồm các cam kết mạnh mẽ nhất về lao động và môi trường chưa bao giờ đạt được trong một hiệp định tự do mậu dịch, và những cam kết này là bắt buộc thực hiện, khác với những hiệp ước trước đây".

Thủ tướng Nhật Shinzo Abe lại c̣n "lên lớp" Bắc Kinh mạnh mẽ hơn khi khẳng định, Nhật Bản địch thủ chính của Trung cộng ở châu Á sẽ "xúc tiến tăng trưởng khu vực, thịnh vượng và ổn định thông qua việc đào sâu quan hệ với các nước cùng chia sẻ những giá trị như tự do dân chủ, nhân quyền và Nhà nước pháp quyền".

Cùng ngày TPP được kư kết (5/10), Pḥng thương Mại Mỹ (AmCham) tại Hà Nội ra tuyên bố nói: "TPP sẽ đưa lĩnh vực tư nhân tiếp cận nhiều hơn tới các thị trường chủ chốt, thúc đẩy cạnh tranh, thu hút thêm đầu tư nước ngoài, và giúp thiết lập hạ tầng cung ứng then chốt, qua đó tạo ra những cơ hội to lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam, đem lại công ăn việc làm và thu nhập tốt hơn cho người lao động Việt Nam."

Lời tuyên bố của AmCham chỉ đúng một phần. Trên thực tế, từ cuộc đổi mới kinh tế năm 1986 đến nay, Việt cộng theo gian kế, chỉ bảo kê cho các tập đoàn, tổng công ty, công ty và các doanh nghiệp "sân sau" thuộc đảng. Suốt 4 năm nay, khối doanh nghiệp tư nằm ngoài băng đảng làm ăn của Việt cộng bị chèn ép, phải đi đến giải thể, phá sản hàng trăm ngàn công ty.

Chứng minh cho điểm này, chuyên gia tài chánh Bùi Kiến Thành nói: "Rơ ràng Việt Nam chưa đủ khả năng xâm nhập thị trường nước ngoài trong lúc có nguy cơ thị trường nội địa bị hàng hóa nước ngoài giá rẻ lấn lướt. Doanh nghiệp Việt Nam chưa đủ năng lực cạnh tranh cả trên thị trường xuất khẩu và nội địa."

Về phương diện chính trị, cho đến nay, Hanoi chưa dám bày tỏ thái độ vui mừng, măc dù niềm khát vọng trông chờ vào TPP suốt 8 năm, nay mới thành sự thật; chỉ v́ Mỹ và Nhật luân phiên "lên lớp" Bắc Kinh khá nặng. Trong t́nh cảnh này, nếu Hanoi dám hân hoan "hát cùng nốt nhạc" với Mỹ & Nhật, th́ coi chừng, Hanoi sẽ phải nhận lấy "cơn thịnh nộ" của họ Tập vào mùa Đông này, khi ông ghé để đặt thêm ách đô hộ và sắp xếp chỗ ngồi cho đám Việt cộng thân phương Bắc tại tiền đại hội cộng đảng 12 sắp khai mạc.

Về chuyên môn, cùng ngày hiệp đinh TPP được kư kết, Bộ trưởng Bộ Công Thương Việt cộng, Vũ Huy Hoàng cũng xác nhận với Thông Tấn Xă Việt cộng "tŕnh độ phát triển của Việt Nam c̣n một khoảng cách so với một số nước TPP và một số cam kết trong hiệp định này khá mới mẻ đối với chúng ta, như trong các lĩnh vực lao động, môi trường, sở hữu trí tuệ, mua sắm chính phủ, doanh nghiệp nhà nước, v.v…." Ông Vũ huy Hoàng, cũng dẫn lời tính toán của các chuyên gia kinh tế độc lập, nói rằng "TPP sẽ giúp GDP của Việt Nam tăng thêm 23,5 tỷ USD vào năm 2020 và 33,5 tỷ USD vào năm 2025. Xuất khẩu sẽ tăng thêm được 68 tỷ USD vào năm 2025."

Đón đầu TPP, từ 6 tháng trước, nhiều dự án công nghiệp dệt may quy mô lớn được Hanoi phê duyệt, giúp lĩnh vực sản xuất có thể đóng góp 4,18 tỷ Đôla (tương đương 76%) nguồn vốn đầu tư nước ngoài mới vào Việt Nam. TPP ràng buộc các loại hàng vải, may mặc, giầy da xuất cảng phải có nguồn gốc nguyên liệu từ các nước hội viên của hiệp định. Do đó, rất nhiều nhà đầu tư từ Trung cộng, Đài Loan và Hồng Kông đón đầu cơ hội này. Các báo cáo mới đây của Ngân hàng Standard Chartered cho thấy có một sự dịch chuyển vốn đầu tư bỏ phía Bắc sang Việt Nam để khai thác công nhân rẻ.

TPP có một chương riêng về bảo vệ cộng nhân qua nghiệp đoàn độc lập, các nước hội viên buộc phải thi hành. Cam kết với TPP, Việt-cộng không thể giở tṛ câu giờ như đă cam kết với WTO. Vi vậy, Hanoi đang bày ra một chiêu khác, là tạo thêm rào cản mới để ngăn chận công đoàn lao động độc lập chậm bước ra đời một cách hợp pháp, hầu giúp cho các nhóm lợi ích cộng đảng đủ thời giờ chuẩn bị băi đáp tẩu tán tài sản tham nhũng có thể ăn xài như vua đến hàng chục đời!

Mưu kế đó bó buộc lực lượng thành lập công đoàn chỉ được tổ chức ở cấp cơ sở, không được thành lập cơ chế trung ương. Các ứng viên vào Ban Điều Hành Nghiệp Đoàn Cơ Sở phải theo các điều kiện khắt khe : (1) phải trên 25 tuổi; (2) làm trong ngành nghề tối thiểu 3 năm; (3) không có tiền án hoặc tù tội; (4) phải có đủ tài sản để khỏi sống nhờ công nhân; và (5). phải có 10% số công nhân đồng thuận gia nhập công đoàn độc lập.

Tổ chức ‘Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam" (TLĐLĐVN) hiện nay là cơ sở ngoại vi của đảng Việt cộng, v́ tất cả ban lănh đạo của TLĐLĐVN và "Mặt Trận Tổ Quốc" (cơ sở chỉ đạo cho TLĐLĐVN) đều do đảng viên cộng sản cầm đầu, chỉ huy. Họ chỉ liên kết với giới chủ nhân để bóc lột công nhân, thay v́ bảo vệ công nhân như các nghiệp đoàn lao động độc lập trên thế giới. 11 nước thành viên khác của hiệp định TPP không có dạng thức tổ chức như kiểu "TLĐLĐVN", một thứ "Government-Organized Non Government Organization" (GONGO), tổ chức phi-chính-phủ do chính phủ dàn dựng, kiểm soát.

Dù đang thực hiện âm mưu như trên, Hanoi cũng cảm thấy chưa yên ḷng, họ c̣n muốn dàn dựng một loạt các tổ chức xă hội dân sự trá h́nh trong các ngành nghề, rập khuân kiểu ‘Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam". Chính các "tổ chức phi-chính-phủ do chính phủ tổ chức" đă tạo ra các nhóm lợi ích nhỏ trong cộng đảng. Một mặt, giới lănh đạo cộng đảng ra sức chiêu dụ thêm các đảng viên mới. Người bất tài theo đảng để kiếm được tiền qua các đặc quyền, đặc lợi bằng các ngă thiên vị, kỳ thị và tham nhũng, trấn áp dân chúng trong các lần cưỡng chế đất đai . . . Mặt khác, bản chất của các "nhóm lợi ích nhỏ" này là loài chùm gửi, sống bám nhờ đảng, họ không có khả năng tạo được nội lực cho đất nước để cạnh tranh với nước ngoài. Đầu năo của "nhóm lợi ích nhỏ" là nhân viên của nhà nước, được đảng trả lương trực tiếp.

Theo lời ông Nguyễn Đức Kiên, Phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Quốc hội th́, năm 1998, khi gia nhập WTO (World Trade Organization, Tổ chức Mậu dịch Thế giới), Việt cộng cũng kư 13 công ước, trong đó có 2 công ước rất quan trọng chưa bao giờ được thi hành : công ước 87 và 107 kư với ILO (International Labor Organization, Tổ chức Lao động Quốc tế) về quyền tự do lập hội của giới công nhân (công đoàn lao động độc lập), và quyền kư kết thỏa ước với giới chủ nhân, cũng như quyền kêu gọi đ́nh công hợp pháp. Đến ngày 01 tháng Giêng năm 2018, nếu Việt cộng không thực hiện được hết các công ước theo tiêu chuẩn quốc tế th́ thương ước với WTO hoàn toàn vô hiệu lực.

Trong khoảng 3 triệu 600 ngàn đảng viên Việt-cộng và gia đ́nh chiếm đến 20% của trên 90 triệu dân; đám này sống bám, ăn theo vào tiền thuế của dân. Đây là một gánh nặng xă hội (social burden), cũng là gánh quá tải cho ngân sách quốc gia (national budget) năm nào cũng bội chi. Công luận có lư do rất chính đáng quan tâm tới các động thái "xoay xở" gần đây của Hanoi : vay thêm 30.000 tỷ đồng của Ngân Hàng Nhà Nước, tiếp đó vay thêm 1 tỷ đôla của ngân hàng Vietcombank, lập thủ tục bán 3 tỷ Đôla trái phiếu, thoái vốn (rút vốn) nhà nước khỏi 10 doanh nghiệp lớn. Chưa ai biết Hanoi sẽ dùng các khoản tiền vừa huy động vào việc ǵ. Không có nước nào trong 11 thành viên c̣n lại của hiệp định TPP có lối tổ chức cồng kềnh, quái đản và phải chi các khoản tiền khổng lồ cho những đảng viên giả dạng thường dân, côn đồ trấn áp dân chúng theo lệnh công an.

Chưa tính con số ẩn ḿnh, giấu giếm tài sản, hàng ngũ đảng viên Việt cộng thuộc giai cấp giàu tột cùng trong xă hội (economically richest quintile), nh́n dưới đồ thị Lorenz (2), được chính thức biết đến, đối với những người bỏ vào nhà băng ít nhất trên 30 triệu Đôla, là 210 người; xít soát với con số ủy viên trung ương đảng. Tài sản của nhóm này, tính đến năm 2014 đă lên trên 20 tỷ Đôla. Thành phần tư-bản-đỏ này, sau khi được trung ương gài vào các vị thế quan trọng để "làm tiền", họ quy quyện với nhau để biến thành những "nhóm lợi ích lớn", một dạng thức "sứ quân" mà Việt cộng muốn ngầm phát triển thêm để các nhóm này tha hồ khống chế dân lành; từ đó, các nhóm này phải bảo vệ, và làm gia tăng quyền lực cho đảng. (3)

Hy vọng tinh thần tranh đấu của các tổ chức Xă Hội Dân Sự, thuộc phía dân, sẽ kiên tŕ, khôn ngoan hơn trong t́nh thế mới; cùng với sự tiến bộ của tin học, và yểm trợ đắc lực của ngưới Việt hải ngoại, buộc Việt cộng - một cơ chế "vua lừa đảo" không thể làm tṛ ma giáo như hiện nay với thương ước WTO. Đó là con đường đấu tranh ôn ḥa làm cho TPP hiệu quả, đem lại quyền lợi cho phần đông dân chúng Việt Nam.

TNT, Oct 18-15

(1) Hiệp Định Đối Tác Kinh Tế Xuyên Thái B́nh Dương - Trans-Pacific Strategic Economic Partnership Agreement - TPP- là hiệp đinh thương mại tự do với mục đích hội nhập các nền kinh tế thuộc khu vực châu Á-Thái B́nh Dương. Khu vực này chiếm đến 40% tài sản của Thế Giới. Gồm các nước : Úc, Brunei, Chile, Malaysia, Mexico, New Zealand, Canada, Peru, Singapore, Vietnam, Mỹ và Nhật Bản Hàn Quốc, Colombia, Costa Rica, Indonesia, Đài Loan, Thái Lan, và nhiều nước khác đang có ư định tham gia vào TPP.

(2) Đường cong Lorenz thường được sử dụng như biểu đồ nghiên cứu phân phối lợi tức giầu nghèo trong xă hội theo tỷ lệ phần trăm dân số. Đường cong Lorenz do ông Max.O.Lorenz phát minh từ năm 1905, và được dùng trong các cuộc nghiên cứu phân bổ lơi tức trên thế giới.

Một phần thông tin và số liệu của bài này, trích dẫn tài liệu của nhà nghiên cứu Trương như Thường, giáo sư Trương bổn Tài.

(3) Wealth-X và ngân hàng Thụy Sĩ (UBS) công bố những người siêu giàu trên thế giới năm 2014. Trong đó, Việt Nam góp mặt 210 đại diện với tổng tài sản trị giá 20 tỷ USD. Tiêu chí của Wealth-X và UBS là thống kê những người có tài sản trên 30 triệu USD.w