HỌC VIỆN CÔNG GIÁO VIỆT NAM,

một viễn ảnh nhiều hứa hẹn?

Lê Thiên

17/8/2015

Tin từ trang web của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam (WHĐ) ngày 07/8/2015 cho hay, vào lúc 4 giờ chiều ngày 06/08/2015, tại Trụ sở Văn pḥng Hội đồng Giám mục Việt Nam (HĐGMVN), số 72/12 Trần Quốc Toản, Phường 8, Quận 3, TP.HCM, đă diễn ra lễ công bố và trao Quyết định thành lập Học viện Công Giáo Việt Nam.

Nội dung bản Quyết định.

Quyết định do Ban Tôn Giáo Chính phủ ban hành ngày 23/5/2015 gồm 3 điều:

Điều 1. Chấp thuận cho HĐGMVN thành lập Học Viện Công Giáo Việt Nam.

Tên trường: Học Viện Công Giáo Việt Nam.

Địa điểm: 72/12 Trần Quốc Toản, Phường 8, Quận 3, TP/HCM.

Điều 2. HVCGVN được hoạt động theo qui định của pháp luật VN và theo nội dung đề án được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày kư. Hội Đồng Giám mục Việt Nam chịu trách nhiệm thi hành.

Chúng ta lưu ư: Quyết định căn cứ vào hai văn kiện về Tín ngưỡng Tôn giáo:

Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo ngày 18/6/2004 (Điều 24).

Nghị định số 92/2012/NĐ-CP ngày 08/11/2012 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành một số điều của Pháp lệnh Tín ngưỡng, tôn giáo (Điều 14).

Đáng chú ư nữa: "Hội Đồng Giám mục Việt Nam chịu trách nhiệm thi hành."(Đ. 3).

Thành phần dự lễ trao Quyết định.

Bản tin của HĐGMVN ghi nhận, dự lễ trao Quyết định,

+ Về phía Giáo Hội Công Giáo Việt Nam: Đức Tổng Giám mục Phaolô Bùi Văn Đọc, Chủ tịch HĐGMVN; Đức Giám Mục Phêrô Nguyễn Văn Khảm, Phó Tổng Thư kư HĐGMVN; Đức Giám Mục Giuse Đinh Đức Đạo, Chủ tịch Ủy ban Giáo dục Công Giáo trực thuộc HĐGMVN cùng 4 vị linh mục hữu trách (Hồ Văn Xuân, Tổng đại diện TGP/ TP.HCM; Nguyễn Anh Tuấn, Chánh văn pḥng HĐGMVN; Nguyễn Văn Sinh, Quản lư Trụ sở Văn pḥng HĐGMVN; Nguyễn Cao Dũng, Thư kư UBGDCG trực thuộc HĐGMVN.

+ Về phía đại diện Nhà nước có: Lê Bá Tŕnh, Phó Chủ tịch UBTU/MTTQVN; Nguyễn Văn Thanh, Trưởng ban Tôn giáo UBTU/MTTQVN; Đặng Trung Thành, Vụ trưởng Vụ Công Giáo thuộc Ban Tôn giáo Chính phủ; Đặng Văn Thanh, Chuyên viên Công Giáo thuộc Ban Tôn giáo Chính phủ, cùng các đại diện của Ban công tác phía Nam Ủy ban Trung Ương MTTQVN và Ban Tôn giáo TP/HCM (tức Sài G̣n).

Phát biểu của phía
Mặt trận TQ.

Lê Bá Tŕnh thay mặt UBTU/MTTQVN chúc mừng và chia sẻ niềm vui với HĐGMVN. Ông nêu rơ: "Kể từ khi ư tưởng và nguyện vọng thành lập Học viện Công Giáo Việt Nam được h́nh thành, các cơ quan của Nhà nước và UBTU/MTTQVN luôn sẵn sàng hỗ trợ, tạo nhiều điều kiện cùng với các vị trong HĐGMVN xây dựng một đề án nhằm đạt được nguyện vọng của Giáo Hội trong việc đào tạo các chức sắc và tín đồ trong đạo Công Giáo tại Việt Nam có đủ tŕnh độ nâng cao về Giáo lư."

Lê Bá Tŕnh chỉ tập chú vào "việc đào tạo các chức sắc và tín đồ trong đạo Công Giáo tại Việt Nam có đủ tŕnh độ nâng cao về Giáo lư" chứ không hề đả động tới các bộ môn khác, v́ nội dung bản Quyết định đă chỉ ra hai văn kiện mà HĐGMVN phải tuân thủ, đó là hai văn kiện về Tín ngưỡng, Tôn giáo với nhiều ràng buộc và cấm cản ngang ngược vốn đă bị công luận và chính HĐGMVN mạnh mẽ phản bác.

Qua thứ ngôn ngữ lập lờ của Cộng sản Việt Nam, chúng tôi hiểu rằng Học Viện Công

Giáo Việt Nam chỉ có trách nhiệm đào tạo các chức sắc và tín đồ trong đạo Công Giáo tại Việt Nam có đủ tŕnh độ nâng cao về Giáo lư. Ra khỏi khuôn khổ đó có vi phạm không vào Pháp lệnh và Nghị định tham chiếu trên? Và có phải đó là điều mà "Hội Đồng Giám mục Việt Nam chịu trách nhiệm thi hành"?

Học Viện Công Giáo hay
Đại Học Công Giáo?

Thông tin về một Đại học Công Giáo trong tương lai tại Việt Nam không phải là điều mới mẻ. Nó đă được tờ Vatican Insider loan đi ngày 14/7/2014, nghĩa là cách đây hơn một năm.

Theo bài viết đề ngày 20/7/2014 "Một đại học Công giáo ở Việt Nam" của Gia Minh, Biên tập viên RFA, "vấn đề h́nh thành một đại học Công giáo đầu tiên tại Việt Nam đă được tờ Vatican Insider cho rằng đó là một bước ngoặt trong lịch sử Giáo hội Công giáo Việt Nam, là dấu hiệu của sự trở lại được nóng ḷng mong đợi của tự do giáo dục… một quyền mà nhà nước cộng sản Việt Nam đă khước từ đối với người dân suốt 60 năm qua."

Chúng tôi cũng đă thận trọng bàn về mẩu tin này trên Nguyệt san Hiệp Nhất số 263 Tháng 11, 2014 qua bài viết "Đại Học Công Giáo, một ước mơ sắp được đáp ứng?"

Tờ Vatican Insider lạc quan cho rằng "việc thành lập đại học mới đánh dấu một bước ngoặt lịch sử đối với Giáo Hội Công Giáo Việt Nam tại đất nước cộng sản này, và là một bước tiến tới quyền tự do giáo dục trọn vẹn." Cùng với Vatican Insider, ĐTGM Bùi Văn Đọc cũng hân hoan chia sẻ: "Chúng tôi tin chắc nó [Đại Học CG] sẽ đánh dấu một bước tiến triển quan trọng v́ ích chung của đất nước, một dấu hy vọng to lớn cho một tương lai tươi sáng hơn đối với Việt Nam."

Tuy nhiên, nhà báo Gia Minh của RFA trong bài viết "Một đại học Công giáo ở Việt Nam" trên, lại trưng dẫn phản ứng "băn khoăn, thao thức và rất lo lắng" chen lẫn với niềm vui và hy vọng của một giảng viên đại học người Công giáo ở Sài G̣n. Bên cạnh đó, cũng theo Gia Minh, một giảng viên đại học khác cho rằng "mọi người hiểu lầm đây là một đại học công giáo mà Nhà nước cho mở, thực ra không phải như vậy." Theo vị giảng viên này, Nhà nước có thể chỉ cho "thành lập một học viện thần học tại Sài G̣n, điều đó có nghĩa chỉ dạy về thần học mà thôi. Do đó, ư tưởng thành lập một đại học Công giáo là không đúng."

Lời nhận định trên cách đây hơn một năm, giờ xem ra hoàn toàn phù hợp với lời tuyên bố của Lê Bá Tŕnh, Phó Chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (UBTU/MTTQVN): "Các cơ quan của Nhà nước và Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam luôn sẵn sàng hỗ trợ, tạo nhiều điều kiện cùng với các vị trong Hội đồng Giám mục Việt Nam xây dựng một đề án nhằm đạt được nguyện vọng của Giáo Hội trong việc đào tạo các chức sắc và tín đồ trong đạo Công Giáo tại Việt Nam có đủ tŕnh độ nâng cao về Giáo lư."

Nâng cao về Giáo lư đào tạo (hay dạy) về thần học đấy! Sứ mạng của Học Viện Công Giáo Việt Nam là ở chỗ đó và HĐGMVN phải "chịu trách nhiệm" về khoản này.

Vai tṛ của Đức Giám mục Đinh Đức Đạo.

Qua bản tin của WHD, trong buổi "lễ" trao Quyết định, không thấy phía Mặt Trận Tổ quốc VN phát biểu ǵ ngoài lời kể công "Các cơ quan của Nhà nước và Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam luôn sẵn sàng hỗ trợ, tạo nhiều điều kiện…" C̣n phía thẩm quyền Công Giáo mà ĐTGM Bùi Văn Đọc là đại diện th́ vừa lặp lại thành tích "đối thoại" mà ngài đă từng nêu trước đây, vừa tán tụng "chính quyền rất thiện chí và cởi mở đón nhận tinh thần đối thoại của chúng tôi." Đồng thời ngài cũng giới thiệu vai tṛ của ĐC Đinh Đức Đạo:"Tôi thấy kết quả này đạt được rất nhanh, từ lúc Đức Cha Giuse Đinh Đức Đạo làm Chủ tịch Uỷ ban Giáo dục trực thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam, ngài đă cùng với tôi đẩy nhanh tiến độ này."

Quả vậy! Trong bản tin ngày 14/6/2015, kư giả Paolo Affatao của Vatican Insider đă giới thiệu ĐC Đinh Đức Đạo như "là trụ cột của một công tác đang được Giáo hội Công giáo Việt Nam triển khai: xây dựng một viện thần học, mở ra Học viện Công giáo cấp đại học đầu tiên ở nước này."

Theo Tin Mừng Cho Người Nghèo (GNsP), tờ Vatican Insider c̣n ghi nhận: "Đây sẽ là điểm chuyển đổi lịch sử quan trọng của đất nước. Trong quá khứ, chính quyền Cộng sản đă đóng cửa tất cả cơ sở giáo dục do Giáo hội Công giáo điều hành, và cấm Giáo hội mở trường học. Lệnh cấm này vẫn c̣n đang cưỡng bức mạnh mẽ. Tuy nhiên, với bầu khí đă hoàn toàn thay đổi (?) - với kiểu đề xuất ‘một công dân tốt và một người Công giáo tốt’ – lệnh cấm này có thể trở thành một chuyện quá khứ (?). Cánh cửa cơ hội nhỏ nhoi này đă mở ra có thể là khởi đầu cho một kỷ nguyên mới."

Phải chẳng nhờ bầu khí đă hoàn toàn thay đổi, mà hoạt động cửa hậu của cái tổ chức Công giáo quốc doanh mệnh danh UBĐKCGVN không c̣n tác dụng nữa, có thể nó là hoàn toàn tê liệt trong thời gian gần đây. Đảng và nhà nước CSVN các cấp và thẩm quyền cao cấp của GHCGVN giờ đây đang "đối thoại" trực tiếp với nhau, chẳng cần "trợ cụ" nào khác! Người giáo dân b́nh thường trong nước không ai không hiểu được nhờ đâu có bước rẽ ngoạn mục này nếu chưa đọc bản Góp Ư "Xin hăy nh́n vào thực tế…" của Lm Nguyễn Ngọc Sơn gửi đến Đại Hội Dân Chúa trong nước ngày 21-26/11/2010. Lm Nguyễn Ngọc Sơn vốn là Giám đốc Caritas VN kiêm Chủ tịch UB Xă hội&Caritas trực thuộc HĐGMVN lúc bấy giờ đă không ngần ngại tiết lộ vai tṛ gần như tuyệt đối (nhưng khá kín đáo) của đảng và nhà nước CSVN trong việc chọn giám mục tại Việt Nam. Xin xem Tuyển tập Công Giáo Việt Nam 2005-2015 vừa xuất bản vào cuối Tháng 7/2015, trích đoạn bài viết của Lê Thiên: "Đọc lại một số văn kiện…" trang 404-405).

Trở lại với ĐC Đinh Đức Đạo, cũng vẫn kư giả Paolo Affatao của Vatican Insider nhận xét: "Suốt 12 tháng qua, với tư cách ủy quyền của giám mục, đức cha Giuse Đinh Đức Đạo đă kiên tŕ xây dựng mạng lưới quan hệ, đệ tŕnh dự án này lên thánh bộ Giáo dục Công giáo của Vatican, và giữ liên lạc với nhà cầm quyền dân sự Việt Nam. Mục tiêu là xây dựng một phân khoa theo những quy chế của cả Ṭa Thánh lẫn Nhà nước."

Vatican Insider c̣n cho biết Đức Cha Đinh Đức Đạo tin tưởng "sự chấp thuận của chính phủ có nghĩa là có nhiều cơ hội thành công, và đây là hoa trái của ‘bầu khí đối thoại xây dựng trong những năm qua’ được thể hiện qua các quan hệ giữa Việt Nam và Vatican."

Khó tránh khỏi hoài nghi.

Người Công Giáo Việt Nam tùng phục Chủ chăn, nghe theo lời dạy của Chủ chăn, và tất nhiên cùng lạc quan với Chủ chăn về con đường đi tới, đi lên của đạo ḿnh trên đất nước ḿnh.

Tuy nhiên, lắm lúc niềm lạc quan lại không đơn giản và dễ dăi khi các biến cố và sự việc không chỉ xuất phát từ nội bộ của tôn giáo mà phát sinh từ một thế lực quyền uy bên ngoài "thiên biến vạn hóa" gây bao điên đảo cho các tầng lớp dân chúng cũng như cho GHCGVN khiến quần chúng không thể nào quên câu nói "Đừng nghe… mà hăy nh́n kỹ…"

Cụ thể, theo tin từ truyền thông CSVN ngày 12/5/2013, nghĩa là cách đây hơn hai năm, CSVN đă ngang nhiên xâm nhập vào Đại chủng viện Thánh Quư Cần Thơ, nhân danh Hội đồng giáo dục quốc pḥng và an ninh thành phố Cần Thơ, cán bộ tuyên giáo CSVN mở ra 4 ngày học tập chuyên đề về chủ nghĩa, chủ trương, đường lối và chính sách của đảng CSVN cho các Chủng sinh ở đó với danh nghĩa "pḥng chống âm mưu, thủ đoạn thực hiện chiến lược ‘Diễn biến ḥa b́nh’, bạo loạn, lật đổ của các thế lực thù địch!"

Ôi! "Diễn biến ḥa b́nh""thế lực thù địch" đang mai phục trong Chủng viện! Để gây "bạo loạn và lật đổ"? Cảnh giác bằng cách xâm nhập thô bạo và trắng trợn đến thế sao?

Qua sự việc trên đây, e rằng Học viện Công Giáo VN tương lai khó thoát khỏi tầm nhắm và sự đột nhập của nhà cầm quyền CSVN! Tuy vậy, người Công giáo Việt Nam cũng như tín đồ các tôn giáo khác tại Việt Nam có lẽ vẫn c̣n lạc quan tin tưởng trong tương lai, tôn giáo ḿnh có thể tham gia trực tiếp và chủ động vào sự nghiệp giáo dục ở mọi cấp tại Việt Nam, từ Sơ cấp tới Đại học lẫn Chương tŕnh Hậu đại học.

Niềm hy vọng đó không phải là không có cơ sở.

Đại học Mỹ
trên miền đất xhcn.

Theo báo chí trong nước, nhân chuyến đi Mỹ của Tổng bí thư CSVN Nguyễn Phú Trọng, vào ngày 10/7/2015 tại thành phố New York, Ông Lê Thanh Hải, Bí thư Thành uỷ CS Sài G̣n đă trao giấy chứng nhận đầu tư của Ban Quản lư Khu Công nghệ cao TP HCM cho dự án Đại học Fulbgight của Mỹ tại Việt Nam. Tham dự lễ trao chứng nhận, Nguyễn Phú Trọng nói: "… phát triển Đại học Fulbgight tại Việt Namv́ con người, v́ sự nghiệp giáo dục đào tạo. Nếu làm tốt dự án này cũng là chúng ta góp phần tăng cường khẳng định mối quan hệ tốt đẹp giữa Việt Nam và Mỹ".

Một khi Đại học Mỹ vào Việt Nam và hoạt động, cụ thể là Đại học Fulbright tại Việt Nam (FUV), chẳng rơ đảng CSVN và nhà nước xă hội chủ nghĩa Việt Nam có kiểm soát nổi cái FUV này hay không, có khống chế được nó không, lái được nó đi theo cái đuôi xă hội chủ nghĩa không? Hay trên quan điểm tự do giáo dục, nó sẽ tự do quảng bá tri thức tư bản, tức tự do "tuyên truyền chủ nghĩa tư bản bóc lột" qua mặt nhà nước xă hội chủ nghĩa ngay trên lănh địa của chủ nghĩa xă hội?

Mặt khác, tài chánh của FUV được cho biết là "huy động từ 3 nguồn", trong đó "nguồn tài trợ thứ nhất ổn định hằng năm là của chính phủ Mỹ," nguồn vốn do chính đế quốc tư bản bỏ ra hằng năm để đầu tư đấy! CSVN thường cảnh giác: Bọn tư bản Mỹ bỏ ra một, bóc lột mười! Nguồn vốn thứ hai lại cũng của Mỹ gồm "tiền thiện nguyện, tài trợ của các tổ chức, cá nhân tại nước Mỹ"biết đâu cũng nhằm mục tiêu bỏ một, lột mười?! Chỉ nguồn tài trợ thứ ba (tức 1/3 nguồn vốn) mới là của doanh nghiệp, cá nhân tại Việt Nam. Đảng và nhà nước CSVN bỏ ra ǵ, không thấy nói? Ai hiểu sao hiểu! Trong khi cái chứng nhận mà ông Lê Thanh Hải trao cho Mỹ ở New York dưới sự chứng kiến của Nguyễn Phú Trọng chỉ là chứng nhận quyền đầu tư 15 ha đất cho dự án Đại học Fulbright! Khác hẳn với cái Quyết định "cho phép" HĐGMVN mở Học viện CG tại Sài G̣n và buộc "HĐGMVN chịu trách nhiệm thi hành!"

Địa điểm dành cho Học viện CG tương lai mà bản Quyết định của Nhà nước đă nêu ra là số 72/12 Trần Quốc Toản, Phường 8, Quận 3, TP/HCM ấy chính là địa chỉ Ṭa TGM Sài G̣n! Chúng ta có thể h́nh dung ngay mảnh đất dành Học viện Công Giáo tương lai! Đâu có sao! Đất hẹp, th́ cao ốc nhiều tầng, càng lộ cái diện mạo hoành tráng của Học viện!

Phân biệt đối xứ với tôn giáo. V́ sao?

Tại Việt Nam hiện nay, vài đại học tư nhân đă được mở cửa hoạt động. (Không ít đại học tư đang tai tiếng chuyện tiền bạc lùm xùm; cổ đông, cổ phần xào xáo). Đại học nước ngoài, điển h́nh là Đại học Fulbright của Mỹ sắp đi vào hoạt động với chương tŕnh giảng dạy độc lập, quyền quản trị riêng, sinh hoạt tổ chức riêng, điều hành riêng, khóa tŕnh riêng… Th́ tại sao tôn giáo (mà người của tôn giáo vốn là những công dân tốt của đất nước) lại cứ phải vướng mắc vào những rào cản bất công, vô lư, trong đó có cả rào cản về đất đai mà ĐTGM Bùi Văn Đọc cho là không đáng quan tâm so với bao điều hệ trọng khác. Vâng! Đất đai là chuyện nhỏ! Nhưng lẽ phải và sự công bằng về đất đai không hề nhỏ! Bất công xă hội nổi lên từ đó khi mà đất đai của người yếu thế bị cường quyền cướp đoạt! Bất ổn xă hội, bạo loạn xă hội phát sinh là v́ vậy!

Nh́n vào thực tể giáo dục tại VN hiện nay, người ta tự hỏi: Nhà cầm quyền CSVN lấy lư do ǵ để mà kèn cựa măi với tôn giáo trong lănh vực giáo dục? Trong khi ai cũng biết nền giáo dục tôn giáo mới đích thực là nền giáo dục hướng thượng, v́ nhân sinh, không v́ tiền, không v́ tư lợi … luôn luôn lấy lư tưởng phụng sự tha nhân làm nền tảng để đẩy mạnh và nâng cao trọng trách đào tạo nhân tài cho các thế hệ tương lai của Tổ quốc? Ít ra, ở khía cạnh này, nhà cầm quyền CSVN hăy tỏ ra công bằng một chút với tôn giáo và cho tôn giáo cái quyền b́nh đẳng với mọi cá nhân hay tổ chức xă hội khác trong trách nhiệm phát triển giáo dục!

Chúng tôi nhấn mạnh: "Nền giáo dục tôn giáo" bao gồm cả Phật Giáo, Cao Đài, PG Ḥa Hảo và Tin Lành, chứ không riêng ǵ Công Giáo.

Kết.

Nhân chuyến Mỹ du mới đây, trả lời phỏng vấn của đài SBTN Boston được phát đi trên làn sóng ngày 17/8/2015, ĐGM Nguyễn Chí Linh của Gp Thanh Hóa nêu rơ, dưới chế độ toàn trị tại Việt Nam, phía tôn giáo trong có Công Giáo vẫn c̣n bị phân biệt đối xử, không được dấn thân tích cực vào các lănh vực giáo dục, y tế… Đặc biệt khu vực hành chánh công quyền cũng là nơi cấm cửa đối với người Công giáo, ngoại trừ một thiểu số… chấp nhận điều kiện này nọ, như vào đảng.chẳng hạn.

Tuy nhiên, sông nước có khúc, vận nước có lúc, chúng tôi xác tín một ngày không xa, vận nước sẽ đổi thay! Quyền tham gia đồng đều vào mọi lănh vực hành chánh, chính trị, kinh tế, xă hội, văn hóa, giáo dục, y tế đối với mọi thành phần quốc dân Việt Nam sớm muộn ǵ cũng sẽ phải thay đổi. Việc nước là việc của dân, thuộc về toàn dân, trong đó có dân thuộc các tôn giáo. Tôn giáo sẽ lấy lại nghĩa vụ thiêng liêng cao quư của ḿnh là tham gia tích cực và chủ động vào công cuộc xây dựng đất nước ở mọi mặt thuộc mọi cấp tại mọi địa phương trong nước mà không cần phải van xin, cầu cạnh để được ban ơn hoặc đóng kịch đi đêm đối thoại, thỏa hiệp ǵ với ai hết. ◙