Đừng ru nhau ngậm-ngùi

Phạm Minh-Tâm

Đầu tháng 8 vừa rồi, trên một số trang báo mạng đă loan tin về việc Giáo-hội Công-giáo Việt-Nam vừa "được phép" của nhà nước cộng-sản Việt-Nam cho thành-lập một Học Viện Công Giáo bằng quyết-định số 289 QĐ-TGCP do trưởng ban Tôn giáo kư ngày 03-8-2015.

Nguyên văn nội-dung của quyết-định như sau:

Điều 1. Chấp thuận cho Hội đồng Giám mục Việt Nam thành lập Học viện Công giáo Việt Nam.

Tên trường: Học viện Công giáo Việt Nam

Địa điểm: 72/12 Trần Quốc Toản, phường 8 quận 3 Thành phố Hồ Chí Minh

Điều 2: Học viện Công giáo Việt Nam được hoạt động theo quy định của pháp-luật Việt Nam và theo nội dung Đề án được cơ quan nhà nước có thẩm quyển chấp thuận

Điều 3: quyết định này có hiệu lực từ ngày kư. Hội đồng Giám mục Việt Nam chịu trách nhiệm thi hành quyết định này

Tất cả chỉ có bấy nhiêu sự thôi.

Có điều khi điểm qua một số các trang mạng th́ cách đặt tiêu-đề cho tin này có khác, mà chắc chắn là có cách nh́n và suy nghĩ khác nhau. Nói cách khác, xem ra trong đó cũng có tiếng bấc tiếng ch́…

Các trang mạng của Hội-đồng Giám-mục Việt-Nam, của Tổng-giáo-phận Hà-nội, của Ḍng Tên và Vietcatholic th́ trịnh-trọng với lễ Lễ công bố và trao quyết định thành lập Học viện Công giáo ... Riêng Ḍng Tên c̣n đánh giá đây là một biến-cố trọng-đại.

Trang mạng Công Giáo Việt Nam lại có chút rườm-rà Lễ công bố quyết định của chính phủ chấp thuận thành lập Học viện Công giáo Việt nam

Trang mạng của giáo-phận Bùi-chu th́ Học viện Công giáo Việt nam được công nhận.

Trang mạng mang tên Người Việt lại ghi Việt Nam cho phép thành lập Học viện Công giáo…

Thời Báo Việt Nam cho phép giáo hội Công giáo thành lập Học viện

Trang báo điện tử của Đảng cộng sản Việt Nam cũng lề-mề Lễ công bố và trao quyết định thành lập Học viện Công giáo đầu tiên tại Việt Nam ...Cái quan-trọng ở đây theo đảng tính là chữ "đầu tiên"

Trang của Ban Tôn giáo chính phủ th́ ngắn gọn Lễ công bố Quyết định thành lập Học viện Công giáo Việt Nam .

C̣n trang baomoi.com th́ Trao Quyết định thành lập Học viện Công giáo Việt Nam…

Tuy cách đặt tiêu-đề khác nhau v́ có thể do cách nh́n sự-kiện theo cảm-quan riêng, song nội-dung các bản tin đều chỉ là tường-thuật theo một số điểm chung của cả hai phía nhà nước cộng-sản và Giáo-hội kiểu thay nhau kẻ chan người húp. Nhà nước th́ kể công ơn đă "ban phép"; c̣n Giáo-hội Công-giáo Việt-Nam th́ nhất mực cảm-kích, như lời phát-biểu của Tổng-giám-mục Sài-g̣n, rằng: "Các vị Giáo hoàng trước và Đức Giáo hoàng đương kim đều dạy chúng tôi phải đối thoại thẳng thắn và chân thành với chính quyền. Điều đó, chúng tôi đă cố gắng thể hiện từ nhiều năm nay. Chúng tôi cũng thấy chính quyền rất thiện chí và cởi mở đón nhận tinh thần đối thoại của chúng tôi. Kết quả thực tế lớn là việc đẩy mạnh thành lập Học viện Công giáo Việt Nam. Tôi thấy kết quả này đạt được rất nhanh, từ lúc Đức cha Giuse Đinh Đức Đạo làm Chủ tịch Uỷ ban Giáo dục trực thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam, ngài đă cùng với tôi đẩy nhanh tiến độ này."

Việc thành lập Học viện này mang một ư nghĩa quan trọng đối với Giáo hội Việt Nam; bởi lẽ kể từ khi Giáo Hoàng Học viện Piô X Đà Lạt kết thúc vai tṛ lịch sử của nó, tại Việt Nam chưa hề có một học viện hay chủng viện nào đào tạo nâng cao tŕnh độ Thạc sĩ (cử nhân theo từ ngữ của Giáo hội) và tiến sĩ thần học. Nay với Học viện này, Giáo hội tại Việt Nam có thể đào tạo và cấp bằng tại chỗ mà không cần phải cử người ra nước ngoài du học, ít nhiều ảnh hưởng đến sinh hoạt, cũng như tốn kém về kinh phí cho các giáo phận và chính bản thân những người được cử đi học. 

Theo trang mạng của giáo-phận Bùi-chu (gpbuichu.org) ngày 07-8-2015 cho biết là bằng vào nguồn tin công-bố trên trang mạng của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam th́ cái học-viện này là mô h́nh học viện Công giáo đầu tiên có đủ thẩm quyền cấp văn bằng thạc sĩ và tiến sĩ mang đẳng cấp quốc tế được chính thức công nhận tại Việt Nam.

Tổng-giám-mục Bùi Văn Đọc hiện nay cũng là có gốc "đẳng cấp quốc tế" đó thôi. Lúc bị đức cha Simon Hoà Hiền gọi về ngang để giúp giáo-phận Đà-lạt th́ "thầy Đọc" cũng đang ở học-viện Rô-ma mà. Rồi làm cha giáo chủng-viện Minh Hoà, giờ này lại đứng đầu một Tổng-giáo-phận kiêm vị-thế chủ-tịch Hội-đồng Giám-mục Việt-Nam th́ đâu cần phải biểu-lộ quá nhiều cảm-xúc, quá nhiều trịnh-trọng khi đứng cùng  phó chủ-tịch Ủy-ban Trung-ương Mặt-trận Tổ-quốc nâng cái quyết-định "vàng son", lại c̣n lớn tiếng cao-rao công khó bấy lâu nay cần mẫn đối thoại thẳng thắn và chân thành với chính quyền th́ có nhảm lắm không.

Nh́n bức h́nh, người viết cứ thấy bâng-khuâng rồi bỗng dưng giật ḿnh nhớ đến mấy câu thơ của cụ Nguyễn Du nói về Từ Hải.

Bó thân về với triều-đ́nh

Hàng-thần lơ-láo, phận ḿnh ra sao.

Áo xiêm ràng buộc lấy nhau

Vào luồn ra cúi, công hầu mà chi

Xét lại, từ sau thời-kỳ bị cấm-cách cho đến trước năm 1975, sở-dĩ Giáo-hội Công-giáo Việt-Nam không nghĩ đến việc thành-lập một học-viện kiểu chung chung này v́ không có nhu-cầu chứ không phải v́ không có điều-kiện hay hoàn-cảnh để phải đợi tới bây giờ. Các ḍng tu, các giáo-phận đều có học-viện đào-tạo riêng. C̣n nếu cần th́ các ḍng, các giáo-phận gửi người đi mà không gặp một khó-khăn phía chính-phủ về mặt thủ-tục giấy tờ xuất-cảnh. Tất cả đều được thụ-giáo tại các học-viện quốc-tế đúng nghĩa quốc-tế v́ có những bậc thầy với sở-học uyên-bác, và đức-độ cao-thâm. Có vậy người được nhận lănh học-vị mới đáng hănh-diện, mới có thực-tài để phục-vụ Giáo-hội và Quê-hương.

Vậy th́ đâu phải cứ rùm-beng tuyên-bố là học-viện này có đủ thẩm quyền cấp văn bằng thạc-sĩ và tiến-sĩ mang đẳng-cấp quốc-tế được chính-thức công-nhận tại Việt-Nam th́ nó là như vậy? Căn-cứ vào đâu để có cái gọi là "thẩm-quyền" và lấy ǵ xác-nhận quyền đó từ đâu ra để gọi là đủ? Lại cũng không thấy xác-định rơ là thạc-sĩ, tiến-sĩ thần-học hay ǵ khác trong cái nhiệm vụ đào tạo tŕnh độ trí thức cấp cao cho linh mục, tu sĩ và giáo dân về Thần học và các ngành liên quan đến đời sống và sinh hoạt của Giáo hội. Nhất là tất cả lại nằm trong khuôn-khổ của (Điều 2) quy-định là Học viện Công giáo Việt Nam được hoạt động theo quy định của pháp-luật Việt Nam và theo nội dung Đề án được cơ quan nhà nước có thẩm quyển chấp thuận. Như vậy, các học-vị đă đề ra như trên, nếu có, sẽ không hơn không kém là các tờ chứng-chỉ học-tŕnh, đủ nghĩa của tên gọi là giấy chứng-nhận đă xong chương-tŕnh học do nhà nước ấn-định mà thôi, chứ phần học-lực cũng chưa chắc; lại càng không phải là chứng-chỉ hạnh-kiểm về thần-học Ki-tô giáo với đạo-đức tâm-linh.

Vậy phải chăng đă là hai năm rơ mười rồi. Thân-phận của cái Học-viện này cũng giống như thân-phận của cô Thúy-Kiều

Bắt phong trần phải phong trần

Cho thanh cao mới được phần thanh cao

Mà thanh-cao thế nào được khi nhiệm-vụ được giao rơ-ràng là sẽ đào-tạo một lớp tu-sĩ nam-nữ mới theo định-hướng xă-hội chủ-nghĩa. Vậy th́ có ǵ là thành-quả theo cách nh́n tâm-linh mà hậu-quả lại giống như cụ Phan Bội Châu xưa kia khi nh́n cảnh nước mất nhà tan mà người ta vẫn cứ ham danh háo vị, nên đă thốt lời ai-oán rằng "Bảng vàng bia đá c̣n lấy làm vinh ư? Nghĩ lại hai mươi thế-kỷ đời nay, Đông Á một vùng ở đây vẫn c̣n man rợ.

C̣n đẳng cấp quốc tế là đẳng cấp ra sao? Và chính-thức công nhận th́ đảng và nhà nước công nhận hay những "giáo-phụ" giảng về cánh chung luận của chủ-nghĩa cộng sản và ba ngày Thứ Năm, Thứ Sáu, Thứ Bảy Tuần-thánh là tam-nhật Phục-sinh…chẳng hạn, công-nhận?

Lại nữa, nhu-cầu tất-yếu hiện nay của Giáo-hội là được đến với khối anh em đồng-bào khốn-khổ, nghèo-nàn đang từng ngày sống bị đói cả các mặt tâm-linh, tinh-thần và vật-chất.

Tâm-linh và tinh-thần là xă-hội hoàn-toàn thiêú vắng các giá-trị đạo-đức, nhân-bản. Các quyền con người bị chà đạp. Tự-do tôn-giáo không có. Các cơ-sở Công-giáo đang phục-vụ nhu-cầu tâm-linh cho số đông tín-hữu như Ḍng Mến Thánh-giá Thủ-thiêm chẳng hạn th́ lại bị giải-toả để xây đô-thị mới; trường Măng Non của các chị Nữ-tử Bác-ái Vinh-sơn th́ bị chiếm để hết làm vũ-trường th́ lại phá đi xây cơ-sở mới cho một Công-ty…Người bệnh thiếu thuốc men, thiếu bệnh-viện điều-trị trong khi hai lănh-vực giáo-dục và y-tế mà ở đâu và thời nào Giáo-hội Công-giáo cũng có nhiều khả-năng chuyên-môn để phục-vụ th́ sao các đấng bậc lại không xin và "đẩy mạnh" hay tại nhà nước không cho. Bây giờ nhà nước cho mở học-viện trong những điều-kiện ràng buộc tất yếu của luật-pháp cộng-sản th́ có khác ǵ nhà nước mượn danh Học-viện Công-giáo để đào-tạo lớp cán-bộ tôn-giáo.

Một điều cần phải nói thêm là, khi cộng-đồng tín-hữu nh́n các đấng bậc tỏ ra hoan-hỉ và phấn-khởi cũng như hănh-diện về thành-quả đối-thoại đă "được cho" cái học-viện này tức là các vị đă sỉ-nhục chính ḿnh. Quư vị đă chẳng từng du-học đó sao; đă chẳng có những học-vị sáng giá từ các nước văn-minh phương tây đó thôi. Thế mà đă bao năm qua, quư-vị thi-hành sứ-vụ chăn dắt và bảo-vệ đoàn chiên như thế nào? Những ngọn nến tâm-linh rực lên tại Toà Khâm-sứ là từ đâu? Cây Thánh-giá biểu-tượng của niềm tin vào Đức Ki-tô đă từ đó phục-sinh bị bỏ mặc cho nhà nước đập nát ở Đồng Chiêm, quư vị không màng đến. Bao nhiêu giáo-xứ, giáo-điểm ở địa-phận Vinh và các nơi khác bị đàn-áp dă-man, thô-bạo; tệ nhất là giáo-xứ Đông-yên bị xoá sổ …quư vị có thấy áy-náy đâu? Các học-vị thần-học Công-giáo c̣n nguyên nét chính-truyền mà các vị c̣n cuốn tṛn trong bụng ‒cái bụng ngũ-kinh tảo-địa‒, c̣n chẳng ra sao, c̣n không áp-dụng chút nào cho tín-hữu nhờ th́ cái học-viện mà quư vị đang "hồ-hởi" này liệu có thực sự đáng với những lời tán-thưởng quư vị bày-tỏ không. Hay chỉ là lời ru nhau ngậm-ngùi mà thôi? Ÿ