ĐTC kêu gọi

Loại trừ vũ khi hạt nhân, tạo dựng hoà b́nh và sống chung huynh đệ

Linh Tiến Khải

 

ĐTC Phanxicô kêu gọi toàn thế giới cầu nguyện và dấn thân cho ḥa b́nh, phổ biến trên thế giới một nền luân lư  của t́nh huynh đệ và một bầu khí chung sống thanh thản giữa các dân tộc.

ĐTC đă đưa ra lời kêu gọi trên đây trong buổi đọc Kinh Truyền Tin với hàng chục ngàn tín hữu và du khách hành hương năm châu trưa Chúa Nhật hôm qua. Ngài nói:

Cách đây 70 năm ngày mùng 6 và mùng 9 tháng 8 năm 1945 đă xảy ra các vụ bỏ bom nguyên tử kinh khủng trên hai thành phố Hiroshima và Nagasaki. Sau bao nhiêu năm biến cố thê thảm này vẫn c̣n dấy lên sự kinh hoàng và nhờm gớm. Nó đă trở thành biểu tượng của quyền lực tàn phá vô độ của con người, khi con người sử dụng các tiến bộ khoa học và kỹ thuật một cách sai lạc, và nó là một lời cảnh cáo trường kỳ cho nhân loại, để nhân loại luôn luôn  khước từ và bài trừ các vũ khí nguyên tử và mọi vũ khí tàn phá hàng loạt. Dịp kỷ niệm buồn thương này mời gọi chúng ta cầu nguyện và dấn thân cho ḥa b́nh, để phổ biến trên thế giới một nền luân lư của t́nh huynh đệ và một bầu khí của sự sống chung thanh thản giữa các dân tộc. Ước chi từ mọi miền đều dấy lên một tiếng nói duy nhất: "Không" với chiến tranh và bạo lực và "có" với đối thoại, "có" với ḥa b́nh.

Với chiến tranh người ta luôn luôn mất mát. Cách duy nhất để chiến thắng một cuộc chiến là đừng gây chiến tranh.

ĐTC cũng đă bầy tỏ lo âu trước các tin đến từ El Salvador nơi trong thời gian qua dân chúng đă phải chịu nhiều khó khăn v́ đói kém, khủng hoảng kinh tế và các xung khắc xă hội và bạo lực gia tăng, Ngài khích lệ người dân El Salvador kiên tŕ hiệp nhất trong hy vọng và khuyên nhủ mọi người cầu nguyện để công lư và ḥa b́nh nở hoa trên quê hương của chân phước Oscar Romero.

Trước đó trong bài huấn dụ ĐTC đă quảng diễn ư nghĩa Phúc Âm Chúa Nhật ngài nói: Trong Chúa Nhật này tiếp tục bài đọc chương 6 Phúc Âm thánh Gioan, trong đó Chúa Giêsu, sau khi đă làm phép lạ cả thể hóa bánh ra nhiều, giải thích cho dân chúng ư nghĩa của "dấu chỉ" ấy.

Như Ngài đă làm trước đó với người đàn bà xứ Samaria, khởi hành tử kinh nghiệm khát và từ dấu chỉ của nước, ở đây Chúa Giêsu bắt đầu từ kinh nghiệm đói và dấu chỉ của bánh, để vén mở cho thấy Chính Ngài và mời gọi tin nơi Ngài.

Dân chúng t́m Chúa và lắng nghe Ngài, bởi v́ họ hứng khởi v́ phép lạ. Họ muốn tôn Ngài làm vua. Nhưng khi Chúa Giêsu khẳng định rằng bánh thật mà Thiên Chúa ban cho là chính Ngài, nhiều người coi đó là gương mù gương xấu và bắt đầu lẩm bẩm với nhau: "Cha mẹ ông chúng ta lại không biết hay sao? Vậy làm sao ông ấy lại có thể nói: "Tôi là bánh từ trời xuống được?" (Ga 6,42). Khi đó Chúa Giêsu trả lời: "Không ai có thể đến với tôi, nếu Chúa Cha là Đấng đă sai tôi, không lôi kéo người ấy", và Ngài thêm: "Ai tin th́ có sự sống đời đời" (vv. 44..47). ĐTC nói thêm trong bài huấn dụ:

Lời này của Chúa khiến cho chúng ta kinh ngạc, và làm cho chúng ta suy nghĩ. "Không ai có thể đến với tôi, nếu Chúa Cha là Đấng đă sai tôi, không lôi kéo người ấy".  Nó khiến cho chúng ta suy nghĩ. Lời này dẫn đưa chúng ta vào trong cái năng dộng của đức tin, là một tương quan: tương quan giữa bản vị con người – chúng ta tất cả - và Con Người của Chúa Giêsu, nơi Ngài Thiên Chúa Cha có một vai tṛ định đoạt, và dĩ nhiên cả Chúa Thánh Thần nữa, đuợc hiểu ngầm. Gặp gỡ Chúa Giêsu để tin nơi Ngài không đủ; đọc Thánh Kinh, đọc Tin Mừng không đủ, điều này quan trọng nhưng không đủ; cả việc chứng kiến một phép lạ, như phép lạ hóa bánh ra nhiều cũng không đủ… Có biết bao nhiêu người đă tiếp xúc chặt chẽ với Chúa Giêsu và đă không tin nơi Ngài, trái lại, họ đă khinh rẻ  và lên án Chúa. Và tôi tự hỏi: tại sao vậy? Họ không được Thiên Chúa Cha lôi kéo hay sao? Không: điều này xảy ra, bởi v́ trái tim của họ đă khép kín với hoạt động của Thần Khí của Thiên Chúa. Và nếu bạn có con tim khép kín, th́ niềm tin không vào được. Thiên Chúa Cha luôn luôn lôi kéo chúng ta về với Chúa Giêsu: chính chúng ta mở hay đóng kín con tim ḿnh. Trái lại, đức tin giống như một hạt giống gieo sâu trong con tim, nẩy nở, khi chúng ta để cho Thiên Chúa Cha lôi kéo  đến với Chúa Giêsu và đi tới với Ngài với tâm hồn rộng mở, với con tim rộng mở, không thành kiến: Khi đó chúng ta nhận ra nơi gương mặt của Ngài Gương Mặt của Thiên Chúa và trong các lời nói của Ngài Lời của Thiên Chúa, bởi v́ Chúa Thánh Thần đă làm cho chúng ta bước vào trong tương quan t́nh yêu và sự sống hiện hữu giữa Chúa Giêsu và Thiên Chúa Cha. Và ở đó chúng ta nhận được ơn, món quà của đức tin.

Khi đó với thái độ này của đức tin, chúng ta cũng có thể hiểu ư nghĩa "Bánh sự sống" mà Chúa Giêsu ban cho chúng ta, và Ngài diễn tả như thế này: "Tôi là bánh hằng sống, từ trời xuống. Ai ăn bánh này sẽ sống đời đời và bánh tôi sẽ ban tặng chính là thịt tôi để cho thế gian được sống" (Ga 6,51). ĐTC giải thích thêm như sau:

Nơi Chúa Giêsu, trong "thịt" cùa Ngài – nghĩa là trong bản tính nhân loại cụ thể của Ngài – hiện diện tất cả t́nh yêu của Thiên Chúa, là Chúa Thánh Thần. Ai để cho ḿnh bị lôi cuốn bởi t́nh yêu này, th́ đi đến với Chúa Giêsu với dức tin và nhận đuợc từ Ngài sự sống, sự sống đời đời.

Đấng đă sống kinh nghiệm này một cách gương mẫu là Đức Maria, Trinh Nữ thành Nagiarét là người đầu tiên đă tin nơi Thiên Chúa, bằng cách tiếp nhận thịt xác của Chúa Giêsu. Chúng ta hăy học nơi Người, là Mẹ chúng ta, niềm vui và ḷng biết ơn đối với ơn đức tin. Một món qùa không phải lả "của riêng", nhưng là một món quà cần chia sẻ: nó là món qùa "cho sự sống của thế giới"!

Tiếp đến ĐTC đă đọc kinh Truyền Tin và ban phép lành ṭa thánh cho tất cả mọi người.

Sau Kinh Truyền Tin ĐTC đă chào nhiều nhóm khác nhau, đặc biệt là nhóm các người đi mô tô vùng San Zeno Brescia, dấn thân cho các trẻ em đang được điều trị tại Nhà Thương Nhi Đồng Chúa Giêsu ở Roma. Ngài đă chúc mọi người một ngày Chúa Nhật tươi vui an lành và xin họ đừng quên cầu nguyện cho ngài. w

TOÀ THÁNH MỜI GỌI CỘNG ĐỒNG QUỐC TẾ GÓP PHẦN GIẢI QUYẾT CÁC VẤN ĐỀ VÙNG TRUNG ĐÔNG

NEW YORK: Toà Thánh yêu cầu cộng đồng quốc tế giúp giải quyết t́nh h́nh khủng hoảng tại vùng Trung Đông, nhất là đem lại ḥa b́nh cho Siria và Thánh Địa.

ĐTGM Bernardito Auza, Quan sát viên thường trực của Ṭa Thánh cạnh các tổ chức của Liên Hiệp Quốc tại New York, đă đưa ra lời kêu gọi trên đây trong bài phát biểu khai mạc phiên họp của Hội đồng an ninh bàn về t́nh h́nh Trung Đông bao gồm cả vấn đề của người Palestin ngày 23 tháng 7 vừa qua. ĐC nói Ṭa Thánh luôn theo dơi t́nh h́nh vùng Trung Đông và lo âu trước các cuộc xung đột tiếp tục gia tăng. Nhưng xem ra cộng đồng quốc tế đă quen với các xung đột này và chưa tích cực hoạt động để có một giải pháp thích đáng. T́nh h́nh tại Siria đặc biệt nghiêm trọng v́ cuộc khủng hoảng nhân đạo liên quan tới phân nửa tổng số 12 triệu dân nước này. T́nh h́nh thê thảm này của Siria cần mau chóng có giải pháp chính trị ,và đ̣i hỏi phải bỏ ra một bên các lợi lộc riêng tư để chú ư tới lọi ích của dân nước Siria.

Bên Irak t́nh h́nh cũng trầm trọng v́ các cuộc khủng bố của Nhà nước Hồi giáo. Nó là thách đố cho toàn vùng Trung Đông, và đ̣i hỏi sự hiệp lực của toàn cộng đồng quốc tế trong việc ngăn cản tệ nạn này đang lan tràn sang nhiều nước khác. Vị đại diện Toà Thánh cũng thỉnh cầu thế giới liên đới tiếp tay với hai nưóc Libăng và Giordania trong việc lo lắng cho hàng triệu người di cư tỵ nạn Siri chạy trốn chiến tranh. Toà Thánh cũng hy vọng Libăng mau chóng có thổng thống, v́ đă hơn một năm rồi mà nước này vẫn chưa chọn được quốc trưởng.

ĐTGM Auza cũng nêu bật các khổ đau, khó khăn và bất công, mà kitô hữu và các nhóm thiểu số toàn vùng Trung Đông đang phải gánh chịu. Sự kiện số tín hữu kitô giảm sút là một mất mát rất lớn cho vùng Trung Đông. Ngay từ đầu họ đă đóng góp vào việc xây dựng các xă hội hài hoà và hoạt đông cho công ích của đất nước, thăng tiến hoà b́nh, ḥa giải và phát triển. Ngày 26 tháng 6 vùa qua Ṭa Thánh và chính quyền Palestin đă kư kết thỏa hiệp dựa trên thỏa hiệp căn bản năm 2000. Ṭa Thánh hy vọng nó góp phần khích lệ việc thành lập hai quốc gia và chấm dứt cuộc xung đột kéo đă dài từ bao thập niên qua  giữa người Israel và người Palestin, gây ra biết bao nhiêu chết chóc và khổ đau cho cả hai bên. Như ĐTC Phanxicô đă nói trong chuyến viếng thăm Thánh Địa năm ngoái: Đă đến lúc mọi người phải t́m ra can đảm để quảng đại và có óc sáng tạo trong việc phục vụ công ích, can đảm xây dựng hoà b́nh dựa trên việc mọi người thừa nhận quyền hiện hữu và an ninh của hai quốc gia được trật tự quốc tế thừa nhận (SD 24-7-2015)