Tin Mừng Giữa Ḍng Đời

Trần Việt Cường

LTS.- Mục "Tin Mừng Giữa Ḍng Đời" được mở ra trên Diễn Đàn Giáo Dân kể từ số 79 phát hành tháng 6 năm 2008. Những bài đăng trong mục này được ghi lại từ những lời chia sẻ tóm kết mang tính bộc phát của BS Trần Việt Cường sau những buổi hội nhóm hàng tuần của liên nhóm Gioan Tiền Hô thuộc PT Cursillo Giáo phận Orange. Những bài Tin Mừng chia sẻ trong phiên họp không theo Lịch Phụng Vụ và cũng không phải là những bài được lựa chọn, nhưng tuần tự nối tiếp cả bốn Phúc Âm Thư. V́ là nguyệt san, nên mỗi kỳ báo DĐGD chỉ có thể giới thiệu với độc giả một hoặc hai bài chia sẻ trong tháng mà thôi. Trong tương lai, nếu có điều kiện, loạt bài chia sẻ này sẽ được ấn hành thành sách.Theo lời minh định của tác giả mục này th́ đây chỉ là những cảm nghiệm cá nhân và không phải là những bài giải thích Phúc Âm theo tiêu chuẩn thần học.

Chúa Dạy Cách Cầu Nguyện - Kinh Lạy Cha

Mát-thêu 6: 5-15

Khi anh em cầu nguyện, đừng làm như những người giả h́nh; họ thích đứng cầu nguyện trong các hội đường hay tại góc phố cho mọi người nh́n thấy. Thầy bảo thật anh em, họ đă được phần thưởng rồi. C̣n anh em, khi cầu nguyện, hăy vào pḥng đóng cửa lại và cầu nguyện cùng cha của anh em, Đấng hiện diện nơi kín đáo.Và Cha của anh em, Đấng thấu suốt những ǵ kín đáo, sẽ thưởng công cho anh em.Khi cầu nguyện, anh em đừng dài ḍng như dân ngoại; họ nghĩ rằng: cứ nói nhiều là được nhận lời. Đừng bắt chước họ, v́ Cha anh em đă biết rơ anh em cần ǵ, trước khi anh em cầu xin.Vậy, anh em hăy cầu nguyện như thế này: "Lạy Cha chúng con ngự trên trời, xin cho danh thánh Cha vinh hiển, triều đại Cha ngự đến, ư Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời. Xin Cha cho chúng con hôm nay lương thực hằng ngày; xin tha tội cho chúng con như chúng con cũng tha cho những người có lỗi với chúng con; xin đừng để chúng con sa chước cám dỗ, nhưng cứu chúng con cho khỏi sự dữ. Thật vậy, nếu anh em tha lỗi cho người ta, th́ Cha anh em trên trời cũng sẽ tha thứ cho anh em. Nhưng nếu anh em không tha thứ cho người ta, th́ Cha anh em cũng sẽ không tha lỗi cho anh em." 

Thánh Mát-thêu đưa đoạn Tin Mừng khi Chúa dạy các môn đệ cầu nguyện vào trong bối cảnh của các bài giảng trong phần Hiến Chương Nước Trời, bắt đầu bằng Tám Mối Phúc Thật. Thánh Mát thêu đặc biệt lưu tâm tới khía cạnh nội tâm của cầu nguyện, cùng với việc bố thí và ăn chay. Khi tường thuật những lời Chúa Giêsu dạy về bố thí, thánh sử đă ghi lại câu nói nổi tiếng của Chúa: "Khi bố thí, đừng cho tay trái biết việc tay phải làm." Mt 6:3

Trong đoạn Tin Mừng hôm nay. Thánh Mát-thêu ghi lại cho ta Kinh Lạy Cha, là kinh quan trọng nhất, đứng đầu mọi lời kinh nguyện được dâng lên Thiên Chúa. Thánh Lu-ca cũng tường thuật về kinh Lạy Cha nhưng trong một bối cảnh khác: Đó là một lần kia sau khi Chúa vừa cầu nguyện xong th́ một trong số các môn đệ đă xin Chúa dạy cách cầu nguyện, cũng như thánh Gio-an Tẩy Giả đă dạy các mộn đệ của ông. Có lẽ tường thuật của thánh Lu-ca ghi lại có phần chính xác hơn về phương diện lịch sử (Luca 11:2-4).

Trở lại với lời Chúa dạy ta về cầu nguyện hôm nay, điều đầu tiên Chúa nhấn mạnh là tránh sự giả h́nh, tránh đi t́m những ǵ khác ngoài Thiên Chúa. Cầu nguyện chính là hơi thở của đời sống đức tin. Không có cầu nguyện, đời sống đức tin không thể triển nở. Cầu nguyện tự bản chất là một tác động t́nh yêu. Cầu nguyện là một cố gắng của con người t́m đến Thiên Chúa v́ muốn yêu mến Ngài. Cầu nguyện có thể chỉ đơn giản như một ánh nh́n tŕu mến hướng về Thiên Chúa như người nông dân xứ Ars. Khi thánh Gio-an Vianney, cha sở xứ Ars hỏi ông là cầu nguyện những ǵ mà mỗi ngày ông đều đến ở hàng giờ trước Thánh Thể, ông đă trả lời là: Con nh́n Chúa và Chúa nh́n con.

Có lẽ v́ vậy mà Chúa căn dặn là không cần phải dài ḍng như dân ngoại, v́ trước khi ta cầu xin th́ Cha trên trời đă biết rơ ta cần những ǵ. V́ Cha trên trời trong sự quan pḥng đầy thương yêu của Ngài đă thấu hiểu hết những nhu cầu của ta, nên cầu nguyện không nhất thiết phải là cầu xin như con người nói chung trong tâm trạng của dân ngoại có thể lầm tưởng. Dĩ nhiên là con nhười trong thân phận của một thụ tạo vẫn cần thiết phải cầu xin cùng Thiên Chúa là Đấng tạo thành và c̣n ǵn giữ trong từng giây phút. Nhưng trọng tâm của tâm t́nh cầu nguyện phải đặt nền trên sự yêu mến và tin cậy nơi Thiên Chúa chứ không phải là các nhu cầu của ta.

V́ cầu nguyện là một tác động của ḷng yêu mến Thiên Chúa nên là một liên hệ hết sức riêng tư và mật thiết. Chúa Giêsu nhấn mạnh khía cạnh này khi Ngài nói ta hăy vào pḥng và đóng cửa lại. Ta cần phải đóng lại cánh cửa của căn pḥng để t́m lại sự thinh lặng của nội tâm. Sự thinh lặng thật cần thiết để làm phong phú tâm hồn. Sự thinh lặng mà con người hôm nay đă đánh mất. Sự thinh lặng mà tâm hồn chúng ta đă đánh mất. Cuộc sống hôm nay quá nhiều tiếng động, tâm hồn của ta cũng quá nhiều giao động. Tiếng ồn ào của các phương tiện truyền thông đang len lỏi vào mọi góc cạnh của tâm hồn. Con người hôm nay như không c̣n lúc nào được an nghỉ. Chúa Giêsu hôm nay mời gọi ta đi vào trong thinh lặng của tâm hồn, đi vào căn pḥng chỉ có ḿnh ta và Chúa, đóng cửa lại. Để lại bên ngoài mọi tiếng ồn ào của đời sống. Để lại bên ngoài mọi nỗi lo âu. Để lại bên ngoài mọi giao động của đam mê. Để trong thinh lặng , chính Thiên Chúa sẽ nói với tâm hồn ta.

Con người hôm nay cần phải t́m cho riêng ḿnh một căn pḥng của nội tâm. Căn pḥng đó có thể là một căn pḥng thật có cánh cửa để khép lại, trả lại cho ta bầu không khí thinh lặng và b́nh an. Nhưng căn pḥng đó cũng có thể là một bầu trời đêm có ngàn sao lấp lánh, để trong vắng lặng của đêm trường, có một ḿnh ta thân thưa cùng Thiên Chúa. Hay là sự b́nh an của nội tâm khi đứng trước trùng dương lộng gió, lặng nh́n những đợt sóng biển khơi. Ta có thể t́m ra những giây phút thinh lặng của nội tâm trong mọi cảnh vực của cuộc đời. Sau đây là những lời tâm sự của Cha Charles de Foucauld khi được ở một ḿnh trước Thánh Thể: "Lạy Chúa, đêm đă bao trùm mặt đất, vạn vật yên lặng, chỉ c̣n thoảng nghe một tiếng hát xa xa. Ôi tiếng hát đó buồn tẻ biết bao, từ một biệt thự ăn chơi nào đó gió đă đưa lại... Đó thật là thiếng than của nhân loại không Thiên Chúa. Tiếng hát đó muốn ra điệu vui vẻ, nhưng nó vẫn năo nùng. Đó là tiếng kêu của lạc thú, càng cố gắng ra vẻ vui th́ lại càng đượm ướt nước mắt. Được ở bên Chúa nơi pḥng kín này, giữa Mẹ Chúa, Ma-đa-le-na và các môn đệ, nh́n ngắm Chúa, lắng nghe Chúa...Thật ấm cúng biết bao.

Mẹ Têrêsa Calcuta cũng rất chú tâm đến sự thinh lặng. Mẹ nói: Thiên Chúa yêu thích sự thinh lặng, Ngài cho các tinh tú vận hành trong thinh lặng. Thiên Chúa nói trong sự thinh lặng của trái tim. Và lắng nghe là bắt đầu của sự cầu nguyện. Nếu màn ảnh tâm hồn của ta lúc nào cũng đầy những h́nh ảnh và tiếng ồn ào của mọi thứ âm thanh th́ ta không thể nhận ra tiếng th́ thầm mời gọi của t́nh thương yêu của Thiên Chúa, lời mời gọi có lẽ chỉ lung linh như ánh sao trong đêm Sinh Nhật. Chỉ có những ai biết mong chờ trong tâm t́nh yêu mến mới đón nhận được lời mời gọi của t́nh yêu.

Trong bối cảnh mối tương quan t́nh yêu của cầu nguyện, khi con người yêu mến Thiên Chúa và tha thiết t́m đến Ngài, Chúa Giêsu đă dạy các môn đệ ngày xưa và chúng ta hôm nay lời kinh nguyện sâu xa và phong phú nhất: Kinh Lạy Cha. Lời kinh Lạy Cha là lời kinh phổ quát nhất trong cả thế giới Kitô Giáo. Lời kinh mỗi ngày được dâng lên Thiên Chúa nhiều nhất. Lời kinh rất mầu nhiệm mà con người sau hai ngàn năm vẫn chưa thể thấu triệt.

Câu đầu tiên trong Kinh Lạy Cha Chúa Giêsu dạy là một mạc khải lớn lao, mà con người trong những ước mơ táo bạo nhất cũng không bao giờ dám ngờ tới: con người được diễm phúc làm con Thiên Chúa. Con người được gọi Thiên Chúa là Cha. Mạc khải Thiên Chúa là cha của chúng ta, người cha nhân hậu luôn thương yêu ǵn giữ chở che, là mạc khải có sức mạnh làm tan biến những vấn đề trong cuộc sống. Nếu ta thật sự tin rằng chính Thiên Chúa toàn năng tạo dựng và bảo tồn vũ trụ, lại là người cha luôn yêu dấu ta th́ những vấn đề của ta trong cuộc sống không thể làm ta xao xuyế,n và không thể làm ta mất đi sự b́nh an và niềm vui trong cuộc sống.

"Lạy Cha chúng con ở trên trời". Lời nguyện này mang lại một viễn ảnh hoàn toàn mới lạ cho định mệnh con người. Từ nay định mệnh của con người được mang một chiều kích mới, chiều kích thần linh: v́ con người đă được gọi Thiên Chúa là cha. Định mệnh con người dù bắt rễ trong trần thế nhưng không bị hạn chế trong không gian và thời gian. Cho dù không gian đó có mênh mông như mười bốn tỉ quang niên với vô lượng số các ngân hà, và thời gian đó có kéo dài như vô tận. Định mệnh con người siêu vượt không thời gian, để lên đến tận nơi T́nh Yêu Thiên Chúa là Đấng "ở trên trời". Con người được kêu gọi để lănh phần gia nghiệp của người con Thiên Chúa, được dự phần vào hạnh phúc vĩnh cữu nơi Thiên Chúa là t́nh yêu miên viễn. Định mệnh đó không thể bị phai mờ v́ những khó khăn hay sóng gió của cuộc đời thường.

Nếu câu "Cha ở trên trời" như nét dọc của thập giá nâng định mệnh con người lên tới chiều kích vô biên nơi nội tâm Thiên Chúa th́ câu "Cha chúng con" lại như nét ngang của thập giá, mời gọi ta mở rộng ṿng tay ôm trọn cả nhân loại trong một tương quan huynh đệ vô cùng mật thiết, vượt quá mọi mơ ước của những chủ thuyết nhân bản vô thần. Tội lỗi và kiêu ngạo đă làm cho con người chối từ Thiên Chúa và không nhận nhau là anh em. Người con trưởng trong dụ ngôn "Con hoang đàng" đă không muốn nh́n nhận em ḿnh cũng là do ḷng kiêu ngạo, ghen tương. Anh ta gọi em là "thằng con của cha đó" chứ không gọi là "em của con". Nhưng Thiên Chúa muốn con người nhận nhau là anh em như người cha trong dụ ngôn: "em con đă chết mà nay sống lại…" Nếu ta có thể đọc và sống lời đầu của Kinh Lạy Cha, tâm hồn ta sẽ đại lượng hơn, sẽ dễ tha thứ cho nhau những xích mích, bất đồng và đến gần nhau trong t́nh thân ái. V́ ta sẽ nhận ra, tất cả chúng ta, cho dầu bao nhiêu khác biệt và bất đồng đều có một tụ điểm, một mẫu số chung lớn nhất, một mẫu số chung bao trùm cả nhân loại : chúng ta cùng là con của một Cha ở trên Trời.

Lời nguyện xin thứ nhất trong Kinh Lạy Cha là một lời nguyện khó hiểu, và có vẻ không đem lại lợi ích cụ thể nào cho cuộc sống: "Chúng con nguyện danh Cha cả sáng". Thiên Chúa muốn tôi vỗ tay hoan hô Ngài hay sao. Ngài đâu có cần ǵ điều đó? Có lẽ ta sẽ hiểu được phần nào khi suy niệm lời kinh này trong mạc khải Thiên Chúa là t́nh yêu. V́ Thiên Chúa là t́nh yêu nên đối với Ngài, chỉ có những ǵ mang dấu ấn t́nh yêu mới có giá trị vĩnh cửu. Khi tôi nh́n bầu trời xanh mênh mông toàn bích, hay muôn triệu tinh tú trong trời đêm vô biên, và dâng lời ca tụng Chúa, th́ lời ca tụng của tôi mang giá trị trước mặt Thiên Chúa v́ đó là một tác động của ḷng tôi yêu mến Thiên Chúa. Thiên Chúa như người cha đầy t́nh thương đă dựng nên con người và đặt con người trong một vũ trụ tuyệt vời. Vũ trụ với vô số lượng những tinh hà vận chuyển trong không gian rộng lớn tới rợn người, trải dài hằng bao nhiêu triệu triệu quang niên. Vũ trụ với đại dương muôn trùng sóng nước. Và c̣n muôn vàn những vẻ đẹp khôn lời của ngàn cây, núi đồi, đồng cỏ, ngàn hoa, chim trời, cá biển… . Thiên Chúa muốn nh́n thấy ta được hạnh phúc và dâng lên một lời ca tụng tri ơn. Nhưng quá nhiều khi, con người như một đứa bé cau có, khó chịu và luôn bực tức, càu nhàu v́ những vấn đề nhỏ nhặt trong cuộc sống. Cũng giống như đứa bé đ̣i ăn kẹo bánh mà cha mẹ không cho nên bực tức la khóc. Nó chẳng biết nhận ra bao nhiêu hồng ân do ḷng cha mẹ yêu thương nó đă ban cho, vây bọc nó tứ bề. Thiên Chúa muốn ta dâng lên Ngài lời ca tụng tri ơn v́ Ngài là t́nh yêu. Ngài muốn ta được hạnh phúc. V́ tâm t́nh tri ơn chính là ch́a khóa của hạnh phúc. Người vô ơn không bao giờ có hạnh phúc v́ họ đặt ḿnh làm trung tâm điểm cuộc sống. Không có tâm t́nh tạ ơn ta sẽ thấy cuộc sống toàn là vấn đề, bất công. Khi đó ta trở nên khó tính, khắt khe, không có b́nh an và niềm vui trong tâm hồn. T́nh trạng này có lẽ nhiều lần ta đă có kinh nghiệm trong đời. Tâm t́nh tạ ơn giúp ta đặt Thiên Chúa làm trung tâm điểm cuộc sống. Khi đó, ta sẽ thấy những vấn đề của ḿnh quá nhỏ bé trước bao nhiêu hồng ân lớn lao Thiên Chúa ban tràn đầy. Tâm hồn ta sẽ chan chứa niềm vui và sẽ biết đối xử nhân từ và khoan dung với người chung quanh.

Được ca tụng Thiên Chúa và yêu mến tạ ơn Ngài là một đặc ơn Chúa ban cho con người, là c̣n là định mệnh của con người. Quả thật cả vũ trụ mênh mông với tinh hà vô lượng vẫn tuyên xưng Thiên Chúa, núi đồi và sóng biển vẫn tung hô Ngài. Cỏ cây, cầm thú và chim muông ngày đêm không ngừng ngợi khen Chúa. Nhưng chúng chỉ biết tuyên xưng và ca tụng Ngài một cách mặc nhiên, bằng sự hiện diện của chúng. Chỉ duy nhất con người, với sự tự do và khả năng yêu mến, mới có thể minh nhiên yêu mến và tạ ơn Thiên Chúa. Con người thật nhỏ bé và yếu đuối không đáng kể ǵ trong vũ trụ vô biên. Đời sống của con người cũng chỉ ngắn ngủi và vô nghĩa như một bụi hồng bay trong cơn gió lốc của thời gian. Nhưng con người lại được Thiên Chúa ban hồng ân trở thành trái tim của vũ trụ để yêu mến Thiên Chúa, trở thành tiếng nói của vũ trụ để tung hô, tạ ơn Ngài. Quả thật Thiên Chúa yêu thương con người biết chừng nào.

Trong huy hoàng rực rỡ của ban mai, hay trong âm thầm sâu thẳm của đêm trường. Ở giữa ḷng vũ trụ và thay lời cho cả vũ trụ, xin bạn, cùng tôi dâng lời nguyện với tâm t́nh cảm mến tri ơn :

"Lạy Cha Chúng Con ở Trên Trời"
"Chúng Con Nguyện Danh Cha Cả Sáng"

Suy Niệm vê Kinh Lạy Cha sẽ
c̣n tiếp theo trong số báo tới