Trang Kinh Tế

Vào được TPP, Cộng đảng may thêm túi.

Trần Nguyên Thao

Cuối tháng 6, chính quyền Mỹ hoàn tất tiến tŕnh đưa dự luật TPA (Trade Promotion Authority) thành luật. Từ lúc đó, Hành Pháp Mỹ có quyền đàm phán các hiêp định thương mại quốc tế, Lập Pháp không can dự vào giai đọan đàm phán, nhưng có quyền chấp thuận hay bác bỏ các hiệp định do Hành Pháp đưa qua. Hiệp Định Xuyên Thái B́nh Dương (Transt Pacific Partnership) cũng nằm trong dàn xếp này của chính quyền Mỹ.

Tiến tŕnh "leo giốc" khó khăn để qua ải Lập Pháp Mỹ khá gay go nay không c̣n, VC và 10 nước c̣n lại đang đi dần vào các cuộc đàm phán tiến đến kết thúc TPP được mô tả là vào tương lai rất gần.

Đối với Việt Nam khi TPP có hiệu lực th́ mức xuất khẩu trong lĩnh vực dịch vụ có thể tăng 28%, là con số khích lệ cho kinh tế Việt Nam để phát triển nhanh. Nhưng, Phần nhiều các đại xí nghiệp quan trọng bị Cộng đảng nắm hết. V́ vậy, quyền lợi rồi sẽ chạy vào túi cộng đảng. Lănh vực doanh nghiệp tu nhân rất yếu kém, hiện đang sử dụng phần lớn máy móc cũ kỹ, không thể cạnh tranh với các nước khác.

Định Đối Tác Kinh Tế Xuyên Thái B́nh Dương - Trans-Pacific Strategic Economic Partnership Agreement - TPP- là một thỏa thuận thương mại tự do với mục đích hội nhập các nền kinh tế thuộc khu vực châu Á-Thái B́nh Dương. Khu vực này chiếm đến 40% tài sản của Thế Giới. Thỏa thuận ban đầu được các nước Brunei, Chile, New Zealand và Singapore kư vào ngày 03 tháng 06, 2005 và có hiệu lực ngày 28 tháng 05, 2006. Hiện tại, thêm 5 nước đang đàm phán để gia nhập, đó là các nước Australia, Malaysia, Peru, Hoa Kỳ, và Vietnam. Mục tiêu ban đầu của Hiệp định là giảm 90% các loại thuế xuất nhập khẩu giữa các nước thành viên trước ngày 01 tháng 01, 2006 và cắt giảm bằng không tới năm 2015. Đây là một thỏa thuận toàn diện bao quát tất cả các khía cạnh chính của một hiệp định thương mại tự do, bao gồm trao đổi hàng hóa, các quy định về xuất xứ, can thiệp, rào cản kỹ thuật, trao đổi dịch vụ, sở hữu trí tuệ, các chính sách của chính quyền. Mục tiêu tối thượng của TPP là xóa bỏ các loại thuế và rào cản cho hàng hóa, dịch vụ xuất nhập khẩu giữa các nước thành viên. V́ lư do này TPP là một hiệp định mang tính quyết định, sẽ làm thay đổi cuộc chơi trong nền thương mại Việt Nam và Quốc tế.

Hàn Quốc, Colombia, Costa Rica, Indonesia, Đài Loan, Thái Lan, và nhiều nước khác đang có ư định tham gia vào TPP.

Chuyến đến Mỹ của người đầu đảng VC, ông Nguyễn phú Trọng đă được chần chừ cho măi đến sau ngày mọi thương lượng giữa chính quyền Mỹ êm xuôi như tŕnh bầy sơ lược ở đầu bài này.

Ông Nguyễn phú Trọng, được mô tả như một tay giáo điều của chủ nghĩa Mác-Lê, nhưng trong chuyến "cầu cạnh" với "kẻ cựu thù" mong kiếm thêm cho túi tiền của bầy đàn kên kên đang chờ sẵn, đă nói năng khác hẳn, ngược lại với những ǵ ông nói trước đó chỉ có 7 ngày. Phái đoàn do ông Trọng dẫn đầu, đa số thành viên lại là tay chân của ông Nguyễn tấn Dũng, Thủ Tướng, người cầm đầu nhóm chính phủ, từng có nhiều xung khắc, tranh chấp lợi quyền với nhóm bên đảng của ông Trọng. Hai phía đă gây ra cho đối phương nhiều cái chết mờ ám và nhiều người c̣n đang trong tù. Phần thiệt hại cho đến lúc này đang nghiêng về phe ông Trọng. Có phải v́ ở vào t́nh thế yếu hơn, nên ông Trọng phải cam phận diễn vai mọi chuyện công khai như "con bài hai mặt" của Hanoi (*)

Quốc Pḥng là lănh vực khá quan trọng của chuyến đi, th́ Bộ Trưởng Quốc Pḥng, Tướng Phùng quang Thanh, người được coi là "có bề dầy thần phục Bắc Kinh", lại đột nhiên vắng mặt đầy nghi vấn; Tướng Phụ tá, Nguyễn chí Vịnh chọn thay thế chỉ nói tổng quát, hai bên Mỹ Việt "nhất trí tăng cường hợp tác trong lĩnh vực quân y, xúc tiến nghiên cứu t́m hiểu cơ chế hợp tác trong lĩnh vực công nghiệp quốc pḥng..."

Việt Nam cho Mỹ mở trường Đại học Fulbright Việt Nam, và Ngân hàng Citibank của Mỹ được mở ngân hàng 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam.

Ngoài ra, là một số kư kết với "biên bản ghi nhớ" giữa Mỹ và VC về một số các ngành như điện lực, dầu khí, quản lư doanh nghiệp, hàng không . . . mà trị giá cao nhất chỉ ở mức 56 triệu Đôla. Ông Nguyễn phú Trọng được coi là nhân vật "làm v́" chứng kiến bầy đàn của ông Nguyễn tấn Dũng chủ động các sinh hoạt thương thảo và kư kết trao đổi về giáo dục, kinh tế và tài chánh.

Vào dịp diễn ra chuyến đi Hoa kỳ của ông Nguyễn phú Trọng, một loạt các biến cố xẩy ra liên hệ trực tiếp đến kinh tế, chính trị Việt Nam: Bắc Kinh đem dàn khoan HD 981 trở lại vùng biển Việt Nam. Đồng thời gia tăng dùng tầu lớn hơn đánh ch́m, chèn ép, tước đoạt ngư sản của nhiều tầu đánh cá Việt Nam. Các động thái này của Bắc Kinh nhằm nhắc Hanoi về sự hiện diện sức mạnh kinh tế và quân sự của họ vẫn gần kề. Bắc Kinh cho công bố thành lập Ngân hàng Đầu Tư Hạ Tầng Châu Á (Asian Infrastructure Investment Bank - AIIB) sẽ hoạt động vào đầu tháng 12 năm nay, nhằm đối đầu với các Ngân Hàng Thế Giới, và Ngân Hàng Phát Triển Á Châu, dưới ảnh hưởng tiền tệ của Mỹ. Tập đoàn dầu khí Ấn Độ tiếp tục khai thác dầu thô lô 128 ở Biển Đông, ngoài khơi miền Trung Việt Nam. Lô này thuộc vùng có tranh chấp chủ quyền với Trung cộng và được coi là có tiềm năng thấp. Bắc Kinh liên tục gây sức ép đ̣i Ấn Độ chấm dứt mọi công tác thăm ḍ ở vùng biển mà Trung cộng đ̣i hỏi chủ quyền đối với hơn 80 % diện tích.

Cuối cùng, nhưng gần như rất quan trọng, bất chấp Bắc Kinh tung ra nhiều biện pháp cứu nguy, và các giải pháp mang tính chính trị đẩy chỉ số tăng trưởng đến 7% của nền kinh tế thứ nh́ thế giới, nhưng thị trường chứng khoán Thượng Hải (Shangai) và Thẩm Quyến (Shenzhen) vẫn tiếp tục lao dốc từ hôm 12 tháng 6. Có lúc chứng khoán của Trung cộng tại hai nơi này mất đến xấp xỉ 30%, tương đượng 3 ngàn 500 tỷ Đôla. Nay có vẻ như đang hồi phục rất chậm và không có ǵ vững chắc.

Sự mất mát quá lớn lao này đă đổ trên đầu của hàng trăm triệu gia đ́nh dân Tàu, mấy năm nay đă đổ xô như điên cuồng vào việc chơi chứng khoán để làm giàu nhanh chóng, nay mất hết cơ nghiệp và tài sản v́ sự sụp đổ này! Thị trường chứng khoán Shangai có 112 triệu trương mục, thị trường chứng khoán tại Shenzhen có 142 triệu trương mục. Chỉ trong mùa xuân năm 2015 mỗi thị trường đă có thêm 20 triệu trương mục mới, do dân Tàu nhảy vào chơi chứng khoán! Trường hợp này thiệt hại c̣n lớn lao hơn thời sụp đổ của Wall Street thập niên 30’s dẫn đến tai họa Great Depression tại Hoa Kỳ và toàn cầu các năm sau đó.

Biến cố này được nhiều người cho rằng, chỉ có Mỹ là hưởng lợi qua việc đồng Đôla có thêm sức mạnh. Và như vậy, có phải Mỹ đă thực sự "ra quân" làm cho thị trường chứng khoán Tầu cộng suy yếu cùng lúc chiến lược chuyển trục của Mỹ sang vùng Thái B́nh Dương đang thành h́nh qua TPP. Suy diễn này đúng đến mức nào, chưa có mấu chốt để xác nhận. Nhưng rơ ràng đây là một cú đau Tầu cộng không thể đề pḥng. Việc này khiến cho Bắc Kinh phải đối đầu với một xă hội bất măn, nhiễu loạn, đưa đến phong trào chống đối chính trị ngày một dâng cao.

Mặt khác, về phương diện tâm lư, Trung cộng c̣n bị đại đa số người Việt Nam được hỏi ư kiến trả lời không ưa đến 79%. Nhưng khi hỏi đến Hoa kỳ th́ có đến 89% người Việt Nam trả lời khảo sát đă ủng hộ hiệp định TPP và 71% hoan nghênh sự hiện diện thêm của Hoa Kỳ về quân sự tại châu Á. Cuộc khảo sát này do Pew Research Center thực hiện hồi tháng trước.

Cùng lúc dùng Cam-bốt gây hấn với Việt Nam tại biên giới Tây Nam, Bắc Kinh hối hả gởi Phó Thủ Tướng, ông Trương cao Lệ, đến Hanoi ngay sau khi ông Trọng từ Mỹ về, cũng nói để thảo luận thêm "tăng hợp tác thiết thực trong kinh tế, thương mại và đầu tư". Hiệp đinh TPP cấm các thành viên mua bán nguyên liệu chế xuất tại một nước ng̣ai khối. Trung Cộng không có chân trong TPP. Hanoi đă cho Bắc Kinh đặt nhiều cơ xưởng tại Việt Nam để mong có thể qua mặt các nước trong TPP về điều khoản này, nhưng chắc chắn "không dễ ăn" như vậy!.

Chuyến "quy mă" của ông Trọng quả là làm cho Cộng đảng cảm thấy có được đôi chút "danh gía, mát mặt" nhưng cũng có "ô nhục" đi kèm. Thành công th́ chưa thấy "to tát" như báo chí cộng đảng tô vẽ, cứ y như "Việt Nam sắp bước vào một rừng hoa – một thiên thai chưa có trên trần gian, sắp định h́nh!" Có bài báo c̣n tin tưởng tới mức: "chuyến thăm Mỹ của tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng báo hiệu một sự thay đổi lớn" (!?) hoặc "trước quan hệ Mỹ-Việt-Trung dịch chuyển âm thầm mà sâu sắc"(?!) Những luận điệu "mỵ dân" tương tự như thế này từng thấy Hanoi đem ra "xào lại", mỗi khi dân chúng nổi giận v́ thái độ "hèn với giăc, ác với dân" của Hanoi.

Lời van xin với Hoa Kỳ "linh hoạt hơn" do giới cao cấp nhất Hanoi đưa ra trước đây để xin được vào TPP, và công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường, nay cũng được bóng gió lập lại. Nhưng trong bản Tuyên Bố Tầm Nh́n Chung, công bố hôm 7 tháng 7 về chuyến đi này không thấy hứa hẹn ǵ chính thức:

"Hoa Kỳ khen ngợi tiến bộ về cải cách kinh tế của Việt Nam và khẳng định tiếp tục ủng hộ và can dự có tính xây dựng với Việt Nam, và Hoa Kỳ lưu ư mối quan tâm của Việt Nam đối với việc đạt được sự công nhận về nền kinh tế thị trường." Người ta chỉ có "lưu ư" thôi. Như vậy là quá rơ, chẳng cần "mang kiếng" cũng tỏ như ban ngày!

Đại sứ Mỹ tại Hà Nội Ted Osius nói với báo chí tại miền Nam California hôm 12/07/2015 rằng TPP bao gồm những tiêu chuẩn căn bản, quan trọng và cao nhất về nhân quyền mà Việt Nam, cũng như các nước hội viên phải tuân theo. Tất nhiên, sẽ bao gồm cả các quyền tự do phát biểu và tự do tôn giáo mà hiện nay Việt Nam vẫn dùng các văn bản dưới luật như Pháp lệnh, Nghị định, Quyết định hay Thông tư để hạn chế các quyền này trái với Hiến pháp.

Chừng nào và bằng cách nào để có biện pháp chế tài nếu Hanoi vẫn rở quẻ trấn áp dân chúng như hiện nay th́ chưa thấy nói đến. Để đạt dần được kết quả đó, chắc chắn c̣n cần sự phối hợp, yểm trợ trong ngoài cho các cuộc đấu tranh liên tục và kiên tŕ hơn nữa.

Tấm h́nh rừng cờ Vàng của hàng ngàn người bỏ làm việc, mua vé máy bay, đến trước Nhà Trắng để tố cáo chế độ tàn ngược, gian dối do ông Trọng đại diện. Và một khác là ngăn cản thành công phiên họp nhằm "kết nghĩa chị em" giữa thủ phủ Sacramento, California và HCM (Saigon) do cộng đang chủ trương. Đó là "hai món quà khó quên" của Cộng đồng Tỵ Nam Cộng Sản tại Mỹ, tặng cho Ông Trọng và Cộng đảng nhằm phản đối chế độ ăn cướp và gian ác nhất lịch sử của Dân Tộc Việt Nam.

Cộng đảng từng thất bại nhiều lần trong các cuộc vận động kết nghĩa chị em giữa các thành phố của Mỹ và Việt Nam. Gần đây nhất là thanh phố Nha Trang không thể kết nghĩa với Irvine; kế đó là Cần Thơ với Reverside; cùng với nhiều phen Hanoi âm mưu chưng cờ VC bất cứ nơi đâu, đều bị Giới Trẻ trong cộng đồng tỵ nạn Cộng sản "hạ đo ván" thê thảm! ◙

TNT July 17, 2015

(*) Trong lúc ông Trọng đang cố thể hiện con người "khác hẳn" bản chất Mac-Lê cố hữu, th́ xe ủi đất của Cộng đảng, trong vụ cướp đất, cán trọng thương nông dân bảo vệ đất Lê thị Châm ngày 10 tháng 7, đúng vào lúc Ông Trọng sắp kết thúc chuyến công du Mỹ.

Ông Trọng vạch mặt Đế quốc Mỹ và tay sai 2 lần, cũng như đọc thần chú Mác Lê tới 5 lần trong có 2 câu phát biểu lền nhau ở buổi lễ vinh danh "thần tượng Thành Đô" Cựu Tổng Bí Thư Cộng đảng Nguyễn Văn Linh tại Hưng Yên, đúng 7 ngày trước khi bay qua Mỹ. Ông Nguyễn phú Trong xác định "Lập trường của chúng tôi là không thay đổi, tương lai của chúng tôi đă được vạch ra từ thời Nguyễn văn Linh với mật nghị Thành Đô... kư kết ǵ cũng không thể vượt qua khuôn khổ những ǵ chúng tôi đă thỏa thuận với người đồng chí Trung Hoa vĩ đại của chúng tôi được v́ chúng tôi với họ là... một!" (Trich bài của nhạc sĩ Tô Hải, trên Dân Làm Báo).