Thư Ṭa Soạn - 165

Nhà cầm quyền Hà Nội đă vận động từ nhiều tháng trước cho cuộc viếng thăm của Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng đến Hoa kỳ. Khi Hoa Kỳ chưa trả lời và ấn định ngày viếng thăm, Nguyễn Phú Trọng đă phải đi Trung Quốc theo "lời mời" của Chủ Tịch Tập Cận B́nh ngày 7/4/2015 và kư với Bắc Kinh 7 hiệp ước và một thông cáo chung, ṭan nói chuyện nguyên tắc áp dụng cho ḥan cảnh trời yên biển lặng, giữa lúc Trung Quốc đang biến những cồn cát, những băi đá ngầm họ chiếm của Việt Nam ở Trường Sa thành những ḥn đảo mở rộng, vững chắc với những trại lính, bến tàu và sân bay.

Chuyến đi Bắc Kinh này càng làm cho cộng sản Việt Nam phải hối thúc Mỹ mau tiếp Nguyễn Phú Trọng. Họ sợ đảng bị mang tiếng với dân là ḥan ṭan thần phục Trung Quốc (dù thực tế không sai sự thật là mấy), là không tán thành việc nương tựa vào Mỹ để "thóat Trung", nhất là sau khi Nguyễn Tấn Dũng và một số đàn em cao cấp, Phó Chủ Tịch Quốc Hội Nguyễn Thị Kim Ngân, Bộ Trưởng Nội Vụ Trần Đại Quang, đă lần lượt Mỹ du để gặp gỡ những nhân vật cao cấp Mỹ.

Cuối cùng th́ Mỹ cũng đồng ư tiếp Trọng từ 6 tới 10-7-2015. Điểm quan trọng nhất là Trọng được TT Obama tiếp tại Nhà Trắng ngày 7-7-2015. Chính phủ Hoa Kỳ đă đón tiếp Nguyễn Phú Trọng một cách giản dị, không có lễ nghi dành cho quốc trưởng hay thủ tướng, v́ Nguyễn Phú Trọng chỉ là tổng bí thư của một đảng, dù chức vụ này có quyền hành cao hơn quốc trưởng trong hệ thống quyền hành của chế độ cộng sản. Các nhà lănh đạo Âu Mỹ biết rơ điều này, nhưng họ không chịu uốn ḿnh từ bỏ nguyên tắc ngọai giao để chiều ḷng cộng sản. Người ta c̣n nhớ gần hai chục năm trước, khi Tổng Thống Pháp Francois Mitterrand thăm Việt Nam, nhà cầm quyền cộng sản năn nỉ ông đến thăm lăng Hồ Chí Minh và trụ sở đảng cộng sản ở Hà Nội. Ông cương quyết từ chối. Cuối cùng, Tổng Bí Thư thời đó phải đích thân tới thăm ông tại nơi cư trú.

Trong cuộc Mỹ du lần này, Nguyễn Phú Trọng nói ǵ với TT Mỹ và được TT Mỹ hứa hẹn những ǵ? Không ai biết rơ bí mật hậu trường, nhưng căn cứ vào lời tuyên bố Việt Mỹ về viễn tượng chung (US-VN Declaration of Joint Vision) phổ biến ngày 9-7-2015 và lời tuyên bố của Nguyễn Phú Trọng trong buổi nói chuyện tại Trung Tâm Nghiên Cứu Chiến Lược Quốc Tế cùng ngày th́ chắc chắn Trọng đă được nghe TT Obama giảng và đ̣i hỏi về nhân quyền, mở rộng dân chủ, một điều kiện để Mỹ chấp thuận cho Việt Nam gia nhập TPP và được mua thêm một số vơ khí và chiến cụ tối tân. Về phía Trọng, chắc chắn Trọng đă phải hứa sẽ tôn trọng điều kiện Mỹ đưa ra, nhưng xin Mỹ nhẹ tay, đừng vội đ̣i ngay đủ thứ cùng lúc, cho thời gian để từ từ thực hiện, và nhất là tôn trọng thể chế của Việt Nam hiện tại. Chắc TT Mỹ đă xiêu ḷng nên Trọng mới dám công khai tuyên bố: "Hai nước tôn trọng độc lập, chủ quyền, ṭan vẹn lănh thổ, thể chế chính trị của nhau".

Như vậy, chuyến Mỹ du này được kể như thành công đối với Trọng. Trọng đă tẩy được bớt mùi mầu thân Tầu, đă vận động được Mỹ tôn trọng thể chế hiện tại, có nghĩa là không kéo xập chế độ cộng sản. Việc tôn trọng nhân quyền và mở rộng tự do dân chủ là chuyện tương lai. Chuyện tương lai hăy để cho tương lai giải quyết. C̣n quyền lợi của dân tộc Việt Nam th́ sao? Ai có thân th́ lo. Ḿnh không lo tự cứu ḿnh trước, có ai thương ḿnh để lo giùm ḿnh đâu?

Bước qua lănh vực tôn giáo, biến cố quan trọng nhất trong tháng vừa qua là cuộc viếng thăm 7 ngày của Đức Giáo Ḥang Phanxicô tại 3 nước Nam Mỹ Ecuador, Bolivia và Parauay từ 5-12/7/2015. Đây là 3 nước nhỏ và nghèo nhất Nam Mỹ, rất gần quê hương Argentina của Ngài. Nhưng Ngài đi thăm những anh em láng giềng nghèo trước. Quê hương sẽ thăm sau.

Thêm một lần nữa, người ta thấy Đức Giáo Ḥang Phanxico là một người nói thẳng, nói thật, không vị nể. Ở Bovilia, Ngài tấn công nền kinh tế trục lợi mà Ngài gọi là nền kinh tế "giết người" và "lọai bỏ con người". Ngài kết án "tham vọng không kềm chế của tiền bạc, tiền chỉ huy và thần tượng hóa kinh tế". Ngài kêu gọi dân chúng: "Các bạn là những người bị khai thác, bị khai trừ. Các bạn đừng tự coi thường ḿnh. Các bạn là những người gieo giống cho sự thay đổi".

Tại Paraguay, Đức Giáo Ḥang đă dạy 200,000 người trẻ về ư nghĩa của Tự Do:

"Tự do là phúc lành mà tất cả chúng ta giờ đây cùng cầu xin. V́ Tự do là một món qùa của Thiên Chúa, nhưng cần biết đón nhận tự do ấy, cần có một con tim được giải thóat khỏi bao nhiêu ràng buộc, như sự bóc lột, thiếu các phương tiện sinh sống, nghiện ngập ma túy, sầu muộn. Tất cả những điều ấy tước đọat Tự do của chúng ta. Tự do có một con tim không bị ràng buộc, có thể nói và làm điều ḿnh nghĩ và cảm nhận".

Xin mời qúy độc giả đọc chi tiết về cuộc tông du của Đức Giáo Ḥang do GS Nguyễn Đức Tuyên viết được đăng trong số báo này. F