Viết Từ Canada

CÁI BẮT TAY ĐẨY LÙI DÂN CHỦ

Mặc Giao

Bàn cờ chính trị luôn phức tạp hơn những ǵ người ta mong ước và dự tính trong đầu. Đường đi không thẳng tắp. Những điều gọi là thắng lợi thường chỉ là những thỏa hiệp. Thắng thua không mấy khi rơ rệt Nhiều khi trong thắng có thua, trong thua có thắng. Không ít người Việt chúng ta mong muốn cộng sản Việt Nam ngả theo Mỹ để chống Trung Quốc. Muốn ngả theo Mỹ th́ phải chấp nhận những điều kiện Mỹ đưa ra. Đó là tôn trọng nhân quyền, mở rộng tự do. Những điều kiện này mở đường cho việc thực thi tiến tŕnh dân chủ hóa Việt Nam. Lối giải quyết xem ra giản dị và dễ dàng. Thực tế không dễ chút nào. Nhất là không dễ cho đảng cộng sản Việt Nam. Việc Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí Thư đảng cộng sản, viếng Mỹ từ 6 tới 10-7-2015, được tổng thống Mỹ tiếp kiến và hứa hẹn càng làm cho những người tranh đấu cho tự do dân chủ thêm nghi ngờ về việc hợp tác Mỹ-Việt. Nghi ngờ Mỹ không đ̣i tới cùng những điều kiện Mỹ đưa ra, chỉ cần cộng sản Việt Nam hứa và làm vài việc tỏ thiện chí cho có lệ là Mỹ tạm bằng ḷng rồi. Việc Tổng Thống Obama tiếp Nguyễn Phú Trọng có mục đích xoa dịu đảng cộng sản VN, đồng thời xác định lại những điều kiện của Mỹ với Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng. Trọng đă bị ch́m qúa lâu, bị nghi là tay sai của Tầu cộng, nay mới được nổi lại trên thời sự chính trường, và được dịp chứng minh với phe chống đương sự ở trong nước là đương sự không theo Tầu 100%, cũng biết đi dây như ai, và cũng được Mỹ "trọng thị". Bên nào cũng cho ḿnh là hành xử khôn ngoan, đạt thắng lợi. C̣n nhân dân Việt Nam th́ thua hay thắng trong ván cờ chính trị này?

Phía Mỹ, họ không có ảo tưởng kéo ngay cộng sản VN ra khỏi Trung Quốc để Việt Nam sát cánh chặt chẽ với Mỹ trong mặt trận chống tham vọng bá quyền của Trung Quốc ở Biển Đông. Họ biết Việt Nam lệ thuộc qúa nhiều vào Trung Quốc, không thể dứt ra ngay mà không bị Trung Quốc trả đũa bằng cả chính trị, kinh tế lẫn quân sự. Tuy nhiên Mỹ hiểu cộng sản VN qúa sợ và qúa chán Trung Quốc. Nếu chưa thể dứt t́nh lúc này th́ cũng phải t́m cách xa dần, giảm bớt lệ thuộc, giảm bớt áp lực. Muốn làm vậy, cộng sản VN cần có một thế lực khác để dựa lưng. Trong t́nh trạng hiện tại, không có một thế lực nào khác ng̣ai Mỹ.

Bởi vậy, Mỹ đă đưa tay ra cho cộng sản VN nắm. Chính Nguyễn Phú Trọng đă xác nhận trong bài nói chuyện tại Trung Tâm Nghiên Cứu Chiến Lược Quốc Tế ngày 9-7-2015 là Hoa Kỳ và Việt Nam có quan hệ hợp tác trên rất nhiều lănh vực. Hiện nay Hoa Kỳ là đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam (thương mại song phương đă lên tới 39 tỷ Đô-la năm 2014, và với 16,500 sinh viên VN du học tại Mỹ). Mỹ và Việt Nam c̣n hợp tác về quốc pḥng và an ninh. Bản ghi nhớ về hợp tác quốc pḥng được kư chung năm 2011 và Thỏa Ước Quan Hệ Quốc Pḥng được kư tại Hà Nội vào tháng 6 / 2015. Ng̣ai ra, Mỹ c̣n đưa ra hai mồi khác để nhử: gia nhập TPP và giải tỏa lệnh cấm vận vơ khí sát thương.

Một khi Mỹ đưa mồi thơm ra nhử, tội ǵ cá Việt cộng không cắn câu, nhất là lúc đang cần mồi để sống và chống ngọai xâm. Như vậy là Mỹ đă lôi kéo được Việt Nam, một quốc gia đang trực tiếp đối đầu với Trung Quốc về chủ quyền biển, đảo. Một trong những việc quan trọng nhất Mỹ cần làm trong chiến lược ngăn chặn bá quyền của Trung Quốc tại Biển Đông là kết hợp các quốc gia trong vùng thành một liên minh chống lại tham vọng của Trung Quốc. Hoa Kỳ đang thành công trong kế họach này. Nhật Bản, Nam Hàn vẫn là đồng minh thân thiết. Ấn Độ cũng đổi từ nghi kỵ, lạnh nhạt sang thông cảm, cộng tác. Úc tuy có nhiều liên hệ thương mại và tài chánh với Trung Quốc cũng phải nghĩ tới việc mua thêm tầu ngầm và máy bay trinh sát để pḥng thân. Các quốc gia khác trong khối ASEAN, trừ Căm Bốt chạy theo Trung Quốc kiếm ăn, tuyệt đại đa số đều không có cảm t́nh với Trung Quốc và không muốn Trung Quốc trở thành bá chủ mặt biển trong vùng, v́ nước nào cũng có quyền lợi biển để bảo vệ (trừ Lào nằm giữa đất liền). Trung Quốc đă bị cô lập, không có đồng minh trong mặt trận chiếm Biển Đông. Trung Quốc không c̣n dám hung hăng như trước, ng̣ai việc đánh lẻ ăn hiếp Việt Nam và Phi Luật Tân. Như vậy là Mỹ đang thắng thế, dù chưa thắng lợi ḥan ṭan.

Về phía cộng sản VN, họ cũng đang khoe khoang thắng lợi. Họ đang từ từ ngả theo Mỹ mà không sợ Trung Quốc trả thù ngay. Họ biết năn nỉ, vuốt ve Mỹ về vấn đề nhân quyền để Mỹ xí xóa chín bỏ làm mười mà giúp họ cả về kinh tế lẫn quân sự. Nếu họ thỏa măn hết các điều kiện của Mỹ th́ chẳng bao lâu đảng cộng sản sẽ tiêu tan. Thắng lợi lớn nhất mà Nguyễn Phú Trọng đạt được trong cuộc Mỹ du vừa qua là được Mỹ hứa tôn trọng thể chế chính trị của Việt Nam hiện tại. Nhờ thế, Trọng mới dám tuyên bố tại Mỹ:

"Quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ phát triển tích cực trong 20 năm qua trên cơ sở tôn trọng những nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế, đó là tôn trọng độc lập, chủ quyền, ṭan vẹn lănh thổ, thể chế chính trị của nhau và hợp tác cùng có lợi... Đây cũng chính là một nhân tố quan trọng cho việc xây dựng ḷng tin chính trị giữa hai nước".

Tính tóan của cộng sản Việt Nam là không dứt t́nh với Trung Quốc nhưng bám vào Mỹ để Trung Quốc bớt ăn hiếp. Có chỗ dựa mới dám thỉnh thỏang lên tiếng đ̣i chủ quyền, tố cáo và căi lư với Anh Ba, dù chưa dám chơi ngon như Phi Luật Tân, v́ Phi đă được Mỹ ôm chặt. Ngả theo Mỹ để được Mỹ bán vơ khí tối tân. Hiện Mỹ đă giải tỏa một phần lệnh cấm vận vơ khí sát thương và đă bán cho Việt Nam 6 tàu cao tốc tuần duyên. Nhưng Việt Nam c̣n muốn mua thêm nhiều chiến cụ hữu hiệu và tối tân hơn, như máy bay giám sát P-3 Orion, máy bay không người lái, tàu tuần tra cao tốc trang bị vơ khí hiện đại. Những chiến cụ này giúp Việt Nam có khả năng tự vệ cao. Mặt khác, một khi Việt Nam đă xử dụng chiến cụ Mỹ, nếu Việt Nam bị tấn công, Mỹ sẽ phải cung cấp liên tục, và nhất là khó có thể đứng ng̣ai ṿng chiến với thái độ dửng dưng của một anh lái súng chỉ biết thủ lợi.

Đó là lối "thóat Trung" để sống c̣n. Dù vậy, cộng sản VN vẫn c̣n đau đầu với việc thỏa măn những điều kiện do Mỹ đ̣i hỏi. Mỹ đ̣i tôn trọng nhân quyền, mở rộng tự do dân chủ, sửa đổi luật lệ, tôn trọng luật chơi quốc tế, cụ thể là phải trả tự do ngay cho các tù nhân lương tâm, tôn trọng tự do tôn giáo, tự do ngôn luận, tự do hội họp. Thêm một thứ tự do nữa rất khó cho cộng sản thực hiện, đó là tự do thành lập và sinh họat nghiệp đ̣an của những người lao động. Tự do nghiệp đ̣an không phải là chuyện chơi đối với Mỹ. Nghiệp đ̣an lớn nhất và nhiều ảnh hưởng nhất của Mỹ, AFL-CIO, đă chính thức đ̣i hỏi hành pháp phải ghi điều kiện này vào cuộc thảo luận với Việt Nam về việc gia nhập TPP. Tổng Thống Obama không dám quên nhắc tới điều này trong lời tuyên bố sau khi gặp Nguyễn Phú Trọng:

"Tiềm năng to lớn của một thỏa thuận thương mại (TPP) tiêu chuẩn cao, nâng cao các tiêu chuẩn lao động, các tiêu chuẩn về môi trường, có khả năng phát sinh nhiều hành động có ư nghĩa và sự thịnh vượng cho cả Việt Nam và nhân dân Mỹ".

Ng̣ai ra, trong Tuyên Bố Việt-Mỹ về Viễn Tượng Chung (VN-US Declaration of Joint Vision), Mỹ đă cố t́nh gài vào đó việc bảo vệ quyền của con người và cải tổ luật pháp, tôn trọng các cam kết quốc tế:

- "Hai nước hứa hẹn tiếp tục ủng hộ việc thúc đẩy và bảo vệ quyền con người và ủng hộ việc duy tŕ đối thọai tích cực, thẳng thắn và xây dựng về quyền con người nhằm tăng cường hiểu biết lẫn nhau và thu hẹp cách biệt.

. . . . . . . . . . . . . . . . . .

- "Hoa Kỳ hoan nghênh nỗ lực của Việt Nam hài ḥa hóa lập pháp với Hiến Pháp 2013 và các cam kết quốc tế mà Việt Nam thực hiện nhằm phát triển ṭan diện đất nước, kể cả trong việc thúc đẩy và bảo vệ quyền con người và các quyền tự do cơ bản..."

Phải nói Mỹ đă đ̣i hỏi ráo riết, ghi rơ ràng trên văn bản. Cộng sản VN không thể bác bỏ. Nhưng nếu thực hiện hết là mở cửa cho làn sóng tự do dân chủ trào dâng, quét sạch chế độ cộng sản trong một thời gian rất ngắn. V́ vậy cộng sản VN phải năn nỉ Mỹ cho họ thời gian để thực hiện từ từ, nhẹ tay với những đ̣i hỏi cấp kỳ như tự do ngôn luận, tự do lập hội. Có vẻ Mỹ đă siêu ḷng. Ván bài chính trị luôn luôn là tố mười để được năm, ba..

Có thể nói sự thành công trong chuyến Mỹ du của Nguyễn Phú Trọng là được Mỹ cam kết tôn trọng thể chế hiện tại ở Việt Nam và hạ thấp những đ̣i hỏi về nhân quyền, cũng như cho Việt Nam thêm thời gian để thực hiện những đ̣i hỏi đó. V́ vậy Nguyễn Phú Trọng và cộng sản VN cũng có quyền rêu rao là họ đă đạt thắng lợi.

Về phía nhân dân Việt Nam, niềm hy vọng Hà Nội đi với Mỹ sẽ cải thiện chế độ độc tài, mở đường cho một chế độ tự do dân chủ, đă bị dội một gáo nước lạnh với chuyến công du Mỹ của Nguyễn Phú Trọng. Người ta nghĩ với hướng đi thân Mỹ và cởi mở chế độ do phe Nguyễn Tấn Dũng bày tỏ, với sự co cụm của phe Nguyễn Phú Trọng bảo thủ và quyết bám Trung Quốc, t́nh h́nh Việt Nam sẽ sáng sủa hơn, đặc biệt từ năm tới, sau đại hội lần thứ 12 của đảng CS/VN, sau khi phe cởi mở dẹp được phe bảo thủ. Con tắc kè Nguyễn Phú Trọng không dễ đổi từ mầu đỏ sang mầu xanh sau khi đi Mỹ, nhưng đại diện đảng cộng sản đă được Mỹ nh́n nhận và đảng vẫn c̣n thế lực đóng một vai tṛ nào đó trong việc cản trở tiến tŕnh dân chủ hóa đất nước.

Việc dẹp một phe để đem lại thắng lợi cho một phe khác không bảo đảm có tự do dân chủ, nhưng có tác dụng làm suy yếu đảng và tạo sự dễ dàng cho một thay đổi. Nếu may th́ thay đổi tích cực để thực hiện tự do dân chủ. Nếu không may th́ thay đổi tiêu cực, đưa chế độ từ độc tài tập thể sang độc tài cá nhân. Những cái chết của Nguyễn Bá Thanh, Nguyễn Qúy Ngọ, và mới đây là việc lọai bỏ (dù sống hay chết) tướng Phùng Quang Thanh khỏi chức vụ Bộ Trưởng Quốc Pḥng, thay thế trước thời hạn tướng tư lệnh thủ đô và tướng chính ủy bộ tư lệnh Hà Nội, đă chứng tỏ Nguyễn Tấn Dũng đang thực hiện một cách lớp lang việc lọai bỏ đối phương và từ từ thâu tóm quyền hành trong tay. Vấn đề là Nguyễn Phú Trọng và phe nhóm có thay đổi lập trường để theo phe Dũng, hay tạo uy tín riêng trong vụ đi Mỹ để t́m cách đương cự lại với phe Dũng? Những lời tuyên bố ngọt ngào của Trọng ở Mỹ có khả tín hay chỉ là cách che đậy lập trường thật của Trọng?

Ng̣ai việc tranh chấp gay go trong nội bộ đảng và một tương lai bất định, người ta c̣n thấy Mỹ đă nhẹ tay, nếu không nói là nhượng bộ, đối với cộng sản. Trong khi Hà Nội chưa đáp ứng cụ thể một điều kiện nào, Mỹ đă kư kết hợp tác quốc pḥng ṭan diện, giải tỏa một phần lệnh phong tỏa bán vơ khí sát thương và sắp cho Việt Nam vào TPP. Quốc Hội Mỹ đă cho Tổng Thống quyền định đọat trong việc điều đ́nh TPP, không phải thông qua Quốc Hội.

Để giải thích lập trường và hành động của Mỹ, Đại Sứ Mỹ tại Việt Nam, ông Ted Osius, được giao sứ mạng trấn an dư luận, đặc biệt dư luận của ba triệu người Mỹ gốc Việt. Ông đă về Mỹ trên cùng chuyến bay với Nguyễn Phú Trọng. Ông cũng là nhân vật cao cấp nhất của chính quyền Mỹ "đón tiếp" Tổng Bí Thư đảng cộng sản VN đến đất Mỹ, tại phi trường Andrews, gần thủ đô Washington DC ngày 6-7-2015. Sau cuộc viếng thăm của Nguyễn Phú Trọng, Đại Sứ Ted Osius đi từ Đông sang Tây để gặp gỡ các cộng đồng Mỹ gốc Việt. Ông nói đi nói lại là Mỹ không nhượng bộ Việt Nam về nhân quyền đâu. Ông khuyên phải kiên nhẫn, phải cho nhà cầm quyền Việt Nam thời gian để thay đổi. Dù sao Việt Nam cũng đă có nhiều tiến bộ. Hăy nh́n t́nh h́nh bây giờ và t́nh h́nh cách đây 10 năm trước, 20 năm trước. Dĩ nhiên ông phải nói theo chính sách của nhà nước Mỹ. Chẳng cần Mỹ khuyến khích hoặc ra điều kiện, cộng sản VN cũng phải thay đổi để sống c̣n. Lịch sử không đứng yên một chỗ. Ông Osius không chứng minh được những ǵ cộng sản VN đă làm để đáp ứng những đ̣i hỏi của Mỹ. Ông cũng nhấn mạnh lập trường của Mỹ là không can thiệp vào việc lật đổ một chế độ ngọai quốc. Điều này chắc TT Obama đă nói với Nguyễn Phú Trọng rồi, nên Trọng mới hí hửng và long trọng nhắc lại như đă trích dẫn ở phần trên. Mỹ không nên nhắc tới nguyên tắc này. Nhắc tới là làm chuyện "cù không cười". Ai đă nhúng tay lật chế độ Ngô Đ́nh Diệm, Lư Thừa Văn, Nogeria, Sadam Hussein, Kadafi...?

Đại Sứ Ted Osius tin rằng cộng sản VN phải đáp ứng những đ̣i hỏi về nhân quyền của Mỹ v́ hai lư do vững chắc sau:

1/ Cộng sản VN hết sức mong muốn được gia nhập TPP, vừa để phát triển kinh tế, vừa giải tỏa áp lực kinh tế của Trung Quốc.

2/ Cộng sản VN rất cần có quan hệ quân sự với Hoa Kỳ, chẳng những để có thể mua vơ khí tối tân của Mỹ, mà c̣n là một bảo đảm cho an ninh của Việt Nam trước những đe dọa quân sự của Trung Quốc.

(Nội dung cuộc nói chuyện tại Đại Học Cộng Đồng Coastline ngày 12-7-2015)

Chúng ta cũng ráng tin như vậy để giữ hy vọng.

Dù sao, t́nh h́nh đất nước đang bước vào giai đọan có những biến chuyển lớn. Đó là cơ may hay vận rủi, chúng ta chưa dám dự đóan. Chỉ biết chắc một điều là cả Mỹ lẫn cộng sản VN chỉ hành động v́ quyền lợi của họ, không phải v́ quyền lợi của dân tộc Việt Nam, không phải v́ thương dân Việt Nam. Nếu chúng ta cứ đứng ng̣ai cuộc để mặc cho những người khác quyết định số phận của ḿnh th́ một cái bắt tay giữa hai ông Obama và Nguyễn Phú Trọng có thể đẩy lùi tiến tŕnh xây dựng dân chủ tại Việt Nam về phía sau. Nếu dân Việt Nam biết vùng lên đ̣i quyền sống, dân ḿnh sẽ có chỗ ngồi trên bàn cờ để đưa ra những nước đi riêng, để có tiếng nói không bị ai nhân danh hay lấn áp. Lúc đó những phù thủy chính trị cũng phải bó tay và những kẻ có tội sẽ phải trả lời trước những nạn nhân của họ.. ◙