"Có một lễ tạ ơn như thế"

Lê Thiên

17/6/201

 

Tại Việt Nam "có một lễ tạ ơn như thế".

Người ta đọc thấy bài viết nhan đề "Có một lễ tạ ơn như thế" của Micae Bùi Thành Châu trên trang web Ḍng Chúa Cứu Thế Việt Nam ngày 03/6/2015 với lời mở đầu:

"Cuộc đời mỗi người, có những mốc dừng lại để mừng, để tạ ơn v́ biến cố đó trong đời.

Sống đời hôn nhân, để đánh dấu giai đoạn chung sống 10, 25, 50 năm … nhiều gia đ́nh, con cháu đă tổ chức những lễ tạ ơn mừng kỷ niệm cho cha mẹ ḿnh thật hoành tráng. Đời tu, đời tận hiến cũng thế. Không dễ mà có được những dấu mốc kỷ niệm 25, 50 năm mừng … nên khi có th́ thật đáng để mừng."

Nh́n về những dấu mốc kỷ niệm, tác giả tỏ ư dè dặt: "Thế nhưng, mừng kỷ niệm, mừng dấu ấn đó như thế nào lại là chuyện khác." Rồi ông thốt lên "Thật giật ḿnh khi vừa mới đến dự thánh lễ tạ ơn 25 năm linh mục của hai cha Giuse Nguyễn Ngọc Bích và Giuse Phan Đức Hiệp – Ḍng Chúa Cứu Thế hôm nay."

Chuyện ǵ ghê gớm lắm khiến Micae Bùi Thành Châu đă phải "thật giật ḿnh" khi "vừa mới đến dự thánh lễ tạ ơn 25 năm linh mục" của hai linh mục Ḍng Chúa Cứu Thế (Cha Giuse Nguyễn Ngọc Bích, tân Giám tỉnh DCCT Việt Nam và Cha Giuse Phan Đức Hiệp)?

Tác giả Bùi Thành Châu "thật giật ḿnh" là v́ ông "tưởng nghĩ sau lễ sẽ có "lạc" như bao nhiêu dịp mừng khác nhưng tôi hoàn toàn bất ngờ. Bất ngờ v́ lẽ sau lễ chỉ là ly nước trà với những mẫu chuyện t́nh thân chứ hoàn toàn không tiệc tùng, bia bọt như bao nơi mừng khác."

Nhưng sau những "giật ḿnh""bất ngờ", tác giả lại bảo rằng chuyện "sau lễ chỉ là ly nước trà với những mẫu chuyện t́nh thân chứ hoàn toàn không tiệc tùng, bia bọt như bao nơi mừng khác" là chuyện "cũng dễ hiểu bởi trong thánh lễ tạ ơn, cộng đoàn dân Chúa, có cả tôi được nghe kể về cuộc đời của những linh mục vào thời thập niên 90 đó."

Đâu có ǵ để mà giật ḿnh hay bất ngờ, phải không? Có "lễ" mà không có "lạc" đối với lễ tạ ơn 25 năm linh mục của Cha tân Giám tỉnh DCCTVN Nguyễn Ngọc Bích và Cha Phan Đức Hiệp cùng Ḍng là chuyện dễ hiểu. Dễ hiểu, phải chăng v́ hai Cha đă trải qua bao khó khăn để đạt tới chức linh mục hồi thập niên năm 1990? Bây giờ các ngài muốn gợi nhắc cái thời khó khăn ấy và tổ chức một lễ tạ ơn mang sắc màu nghèo khó để đánh dấu một thời khốn khó?

Thật vậy, theo tác giả bài báo, trước khi được thụ phong, các Thầy Chủng sinh, "mỗi người một nơi, mỗi người một việc t́m kế sinh nhai chứ không c̣n được ở dưới mái trường đào tạo êm ấm như trước nữa. Thầy th́ đi làm thuê, thầy th́ đi dạy học để kiếm sống … trong đó, thầy Giuse Nguyễn Ngọc Bích lại "ôm" chiếc xích lô đầy kỷ niệm trong 5 năm trời ṛng ră."

Từ cái nh́n trên, tác giả suy rằng, "có lẽ chính cái nghèo, cái khó khăn của thời đó đă đi vào tận xương tủy của các cha nên các cha khó quên cũng như sẽ diễn tả cung cách nghèo đói trong đời sống tu tŕ của ḿnh. Chính v́ thế, hai cha Giuse ngày hôm nay cùng nhau đi đến quyết định là không tổ chức "lạc" sau thánh lễ như bao thánh lễ tạ ơn khác."

Nhân bàn tới cái "lễ" không "lạc" trong lễ Tạ ơn 25 Lm của hai Cha DCCT Việt Nam, đặc biệt là Cha tân Giám tỉnh Nguyễn Ngọc Bích, Micae Bùi Thành Châu nhắc tới một vài hiện tượng lễ tạ ơn của một số linh mục khác. Ông viết: "Được biết, cũng gần đây, một số thánh lễ tạ ơn dấu ấn của đời linh mục được tổ chức không phải một hai nơi mà là đến năm nơi với số lượng bàn tiệc nghe xong … chóng mặt. Cha đă đánh dấu kỷ niệm đời linh mục của ḿnh bằng nhiều bàn tiệc, nhiều nơi thật hoành tráng."

Theo ông Châu, "Cha mở tiệc mừng nhiều bàn và nhiều nơi theo tôi tưởng nghĩ cũng chẳng sai bởi lẽ đó là quyền của cha. Thế nhưng, xét trong cung cách của nhà tu, đứng ở góc cạnh của đời tu tŕ ta nên chăng nh́n lại cung cách tổ chức đó."

Từ suy xét trên, ông Châu đưa ra lời khuyên chung cho các đấng làm thầy: "Hẳn nhiên, theo tôi nghĩ chẳng ai trách là sau "lễ" mà không có "lạc". Có chăng là trách là tại sao sau lễ mà "lạc" lại nhiều quá! ‘Lạc’ nhiều kèm theo những hệ quả của nó là giáo dân phải đóng góp hay lại nhờ cậy vào sự giúp đỡ nào đó của những đại gia.

Lời khuyên được tác giả tiếp tục kéo dài cho đến cuối bài: "Vẫn mong có những thánh lễ tạ ơn nhẹ nhàng và giản đơn như thế để nói lên tiếng nói, nói lên cung cách sống nghèo của Giáo Hội giữa cuộc đời mà người ta vẫn chạy theo phú quư giàu sang."

Có lẽ không ít người đồng ư với tác giả "mong có những thánh lễ tạ ơn nhẹ nhàng và giản đơn như thế." Nhưng có bao nhiêu người đọc đồng t́nh với ông Châu rằng, những thánh lễ như thế có thể "nói lên tiếng nói, nói lên cung cách sống nghèo của Giáo Hội giữa cuộc đời mà người ta vẫn chạy theo phú quư giàu sang"?

Chính cách sống, thái độ hành xử và cái tâm của con người, nhất là người mục tử có thể hiện hay không "cung cách sống nghèo của Giáo Hội", có tinh thần ḥa ḿnh vào kiếp nghèo của người nghèo và vào nỗi đau của người cùng khổ hay không, nhất là những kẻ cùng khổ v́ thương tật do chiến tranh để lại nơi thân thể tàn tạ của họ. Ấy mới lời cốt lơi của tinh thần v́ người nghèo và người cùng khổ.

"Ly nước trà với những mẫu chuyện t́nh thân" sau Thánh lễ Tạ ơn có lẽ chưa hẳn là chứng từ "nói lên tiếng nói, nói lên cung cách sống nghèo của Giáo Hội" nếu những nhân vật chính ở đây chưa thể hiện cụ thể tinh thần mà Đức Thánh Cha Phanxicô gọi là tinh thần của một Giáo Hội nghèo, v́ người nghèo, với người nghèo, cho người nghèo, ḥa ḿnh vào người nghèo, đồng lao cộng khổ với kẻ khốn cùng và người bị ruồng rẫy, vô thừa nhận!

Làm được cái công việc tổ chức một "lễ" tạ ơn không "lạc" mà chỉ có "ly nước trà và những mẫu chuyện t́nh thân" với nhau có lẽ chưa nói lên được ǵ cả trừ khi những người trong cuộc có hành động thiết thực và cụ thể đem những kẻ khốn cùng về với ḿnh thay v́ xua đuổi họ với trăm ngàn "lư do chính đáng" mà thực chất chỉ là những "cái cớ" để biện minh, biện hộ!

Tại Hoa Kỳ "có một lễ tạ ơn như thế".

Nhan đề của bài báo trên trang web DCCT Việt Nam "Có một lễ tạ ơn như thế" nhắc tôi nhớ tới một lễ tạ ơn như thế với một khung cảnh khác hết sức đặc thù tại một nhà thờ ở Mỹ mới chỉ diễn ra cách đây vài hôm mà tôi là một trong hàng chục giáo dân nhân chứng.

Đó là lễ tạ ơn ngày 14/6/2015 tại ngôi Thánh đường nhỏ của Giáo xứ Đức Mẹ Czestochowa, tọa lạc trên Hamilton Boulevard, South Plainfield, New Jersey, Hoa Kỳ.

Hôm ấy, ngày 14/6/2015 nhằm Chúa nhật. Các Thánh lễ cộng đồng của Giáo xứ kể cả lễ Mỹ cũng như lễ Việt đều đă kết thúc sau Thánh lễ 1giờ30 chiều. Nhà thờ không c̣n Thánh Lễ nào nữa trong ngày. Thế nhưng vào lúc 4 giờ chiều hôm đó tại ngôi Thánh đường trên đă diễn ra một thánh lễ ngoại thường mà cả cộng đoàn dân Chúa người Mỹ lẫn người Việt, chẳng mấy ai hay biết. Đó là Thánh lễ Tạ Ơn do 14 linh mục người Việt đồng tế trước một cử tọa rất nhỏ gồm trên dưới 20 nam nữ tu sĩ với khoảng 30 giáo dân (vài bô lăo và các ca viên của Ca đoàn Cộng đoàn Giáo xứ sở tại).

Một Thánh Lễ Tạ Ơn mà các Thầy Cả dâng lễ lẫn cử tọa dự lễ chỉ khoảng 60-70 người! Phải chi toàn thể Cộng đoàn CGVN sở tại cùng thân hữu hôm đó có mặt th́ đông vui nhộn nhịp biết ngần nào. Ít ra cũng khoảng 500 giáo dân trong Cộng đoàn tham dự; lễ lạc ắt hẳn sẽ linh đ́nh và "hoành tráng" biết mấy! Nhưng đây rơ ràng là một Lễ "tạ ơn" xuất phát từ đáy sâu của ḷng thành, chứ không từ cái ŕnh rang bên ngoài.

Đó là Lễ Tạ Ơn Hồng Ân Linh mục và Khấn Ḍng của một "tập thể" linh mục và tu sĩ từ nhiều nẻo đường Miền Đông Bắc Hoa Kỳ (New Jersey, New York, Pennsylvania, Virginia, Massachusett…) cùng tập họp lại với nhau. Có vị kỷ niệm 52 năm linh mục với 82 tuổi đời, như Cha già Nguyễn Trường Cửu (NY). Có vị chỉ mới thụ phong cách đây ba tháng, như linh mục Nguyễn Phương, Ḍng Cát Minh. Các vị khác, kể cả linh mục lẫn tu sĩ nam nữ, vị th́ 30 năm, vị 20 năm, vị khác 15 năm, 10 năm, 5 năm. Một nữ tu được giới thiệu đang mừng kỷ niệm 25 năm khấn trọn.

Đây là một sáng kiến "lạ" do Lm Phêrô Trần Việt Hùng, Quản nhiệm (Administrator) của Giáo xứ Our Lady of Czestochowa, South Plainfield kiêm Quản nhiệm CĐCGVN sở tại khởi xướng và tự nguyện đứng ra tổ chức, được các linh mục và tu sĩ hưởng ứng nồng nhiệt.

Việc các linh mục, tu sĩ ở Mỹ cùng tập họp với nhau tại một địa điểm vào ngày Chúa Nhật không hề là chuyện đơn giản. Vậy mà Cha Phêrô Việt Hùng đă làm được. Các linh mục và tu sĩ đă sắp xếp được thời biểu của ḿnh hầu cùng đến với nhau trong bầu khí đầy t́nh thân thương. Một bước thử nghiệm ngoạn mục hứa hẹn những kỳ vọng sáng ngời trong tương lai.

Chủ tế Thánh lễ tạ ơn là Lm Trần Văn Đảm (Chánh xứ nhà thờ Mỹ ở New York, kỷ niệm 20 năm linh mục). Điều khiển Ca đoàn là Linh mục nhạc sĩ Nguyễn Hùng Cường. Các bài hát cho Thánh lễ đều do Cha Hùng Cường tuyển chọn hay biên soạn theo chủ đề tạ ơn và dâng hiến.

Ngoài một lọ hoa và bức ảnh "Tiệc Ly" dưới chân bàn thờ, không có biểu ngữ, băng-rôn, không có tặng hoa, dâng hoa, múa hoa, không có diễn văn, chúc từ ca ngợi công đức, kể lể chặng đường gian truân trước khi tiến vào vinh quang!

Lm Đặng Vũ Khiêm, chánh xứ một giáo xứ Mỹ ở Pennsylvania, cũng kỷ niệm 20 năm linh mục, phụ trách giảng lễ.

Bài giảng của Cha Khiêm không có tầm vóc một bài giảng, mà chỉ là những "mẩu truyện vụn vặt" kể cho vui về "cái cảnh lên voi xuống chó" đầy kịch tính của đời linh mục Việt Nam trên xứ sở Mỹ. Bao lần bị vật ngă. Bao lần được Chúa d́u đỡ lên. Rồi lại ngă và được kéo chỗi dậy. Bài giảng của Cha Khiêm mang lại cho cử tọa những tràng cười gịn giă vui nhộn, nhưng không v́ vậy mà nó mất đi chất thâm thúy của những câu chuyện dở khóc dở cười đối với những khoảnh khắc đời linh mục thiếu vắng bóng Chúa.

H́nh tượng cây Thánh Giá ngất ngưởng nơi cao chót vót của tháp nhà thờ được Cha Khiêm diễn tả vừa hài hước vừa thâm sâu qua h́nh ảnh một Nhân vật ngang nhiên "ngạo nghễ" giang tay thách thức mọi thế lực thù địch dưới cơi trần. Chính Thánh Giá ấy, cái thập tự khổ h́nh lại là ngôi sao dẫn đường cho người linh mục thoát ra khỏi cái tăm tối của cái "tôi" đầy tội lỗi và bao tật xấu của chính ḿnh. Bị đánh đ̣n, bị đội mũ gai, bị đóng đinh trong tư thế giang tay, Đấng bị treo lơ lửng kia vẫn là ngọn hải đăng, là đuốc soi đường cho mọi người. Ngài quả là nhà lănh đạo tuyệt vời cho những ai hiến dâng đời ḿnh cho cuộc sống tu tŕ hay cho lư tưởng phụng sự Giáo Hội, phục vụ nhân sinh!

Lời kết của bài giảng cũng chơn chất mà không kém ư nhị khiến người nghe cảm thấy bị thu hút để nhớ đời. Cha Khiêm tự thú: "Làm linh mục th́ chịu nhiều mũi tên, nhiều viên đạn bắn vào, bắn sẻ có, bắn liên thanh có, bắn liên miên, bắn tới tấp, bắn ngang, bắn dọc, bắn từ đằng sau, từ đằng trước, nghĩa là từ mọi phía và hầu như mọi ngày, khiến tôi đă phải thốt lên với những kẻ nhắm bắn tôi: Bạn hăy cứ bắn, bắn nữa đi, bắn chỗ nào trên người tôi cũng được, trừ trái tim tôi ra, v́ trong tim tôi có bạn! Phải chăng như vậy mà tôi được cứu để c̣n nói, c̣n cười với cử tọa hôm nay?"

C̣n Cha chủ tế Trần Văn Đảm vào lúc cuối lễ đă chia sẻ mấy lời, nh́n nhận tính chất "tư tế" đặc thù của thành phần không nhận chức thánh: "Không phải chỉ linh mục, giám mục, mà cả giáo dân cũng thuộc hàng tư tế của Chúa, thi hành sứ vụ tư tế của ḿnh theo cách thức riêng do Chúa phân định từ gia đ́nh tới sở làm phù hợp với hoàn cảnh và môi trường riêng của thời đại."

Lễ xong, mọi người cùng chụp vài tấm h́nh chung kỷ niệm. Trời đă xế chiều, có lẽ ai nấy đă đói mà đường về của mỗi người th́ hăy c̣n dài, nên tất cả đều được mời vào hội trường, không phải để thưởng thức một bữa ăn thịnh soạn, cao lương mỹ vị, món ngon vật lạ cho xứng tầm với lễ tạ ơn! Chỉ có mỗi một món ăn duy nhất ở mỗi bàn ăn! Dĩa cá tôm sống với tàu hủ, rau cải và ít bún bên cạnh ḷ ga nhỏ đang nổi lửa, mỗi người tự phục vụ. Tất cả cùng chan ḥa trong t́nh thân!

Cũng như trong nhà thờ, ở hội trường không hề có băng rô, biểu ngữ, bông hoa hay diễn văn, diễn từ, ca ngợi công đức! Phong b́, quà tặng cũng không. Chỉ có trao nhau lời tâm sự và vui ca thỏa thích trong khi ăn rồi lần lượt chào biệt nhau, thơ thới ra về!

Tôi đă từng dự những thánh lễ tạ ơn "tập thể" của những cặp vợ chồng kỷ niệm hôn phối 5 năm, 10 năm, 15 năm, 20 năm, 30 năm, 40 năm, 50 năm... Nhưng thú thật, đây là lần đầu tiên được diễm phúc tham dự một Thánh lễ Tạ ơn "tập thể" các linh mục và tu sĩ "ăn mừng" hồng ân 5 năm, 10 năm, 15 năm, 20 năm… 50 năm đời tận hiến, lần đầu tiên được thấy "Có một lễ tạ ơn như thế" và được hân hạnh dự phần vào "một lễ tạ ơn như thế".

Xin cám ơn Cha Phêrô Trần Việt Hùng về sáng kiến đặc biệt trên. Cám ơn các linh mục và tu sĩ nêu gương sáng về t́nh liên đới trong Hội Thánh. Thấm thía thay lời nhắn nhủ của Thầy Chí Thánh Giêsu mà các vị linh mục và tu sĩ trên đă thực hiện: "Ut sint unum – Xin cho họ nên một!"

New Jersey, 17/6/2015