Viết Từ Canada:

LUẬT LỆ ĐỂ BẢO VỆ DÂN, KHÔNG PHẢI ĐỂ DÀNH PHẦN CHO NHÀ NƯỚC

Mặc Giao

Chủ Tịch Quốc Hội Nguyễn Sinh Hùng kư văn thư tham khảo ư kiến các tôn giáo về Dự thảo 4 Luật Tín ngưỡng, Tôn giáo ngày 10-4-2015 và yêu cầu trả lời trước ngày 5-5-2015. Trừ thời gian chuyển thư, thời gian c̣n lại để nghiên cứu, góp ư và trả lời về một dự luật quan trong như thế chỉ vỏn vẹn có 3 tuần. Ṭa Giám Mục Kontum nhận được bản dự luật ngày 22-4, tức chỉ có 13 ngày để trả lời. Tại sao phải ấn định thời hạn cấp bách như thế? V́ nhu cầu khẩn cấp do t́nh thế đ̣i hỏi hay v́ muốn các tôn giáo không có đủ thời giờ nghiên cứu kỹ lưỡng và đề nghị những sửa đổi hợp lư, hợp t́nh? Lư do thứ hai có cơ sở hơn. Ngay hành động đầu tiên của việc h́nh thành luật này đă gây cảm tưởng có điều ǵ trí trá, thiếu lương thiện trong đó.

Dù thời gian nhiên cứu và trả lời góp ư qúa ngắn, Hội Đồng Giám Mục VN, các giáo phận Bắc Ninh, Vinh, Kontum, Xuân Lộc… đă cấp thời nghiên cứu và phúc đáp đúng kỳ hạn. Tất cả các bản trả lời góp ư này đều phân tích những điểm thiếu sót, tụt hậu, xiết cổ các tôn giáo của dự luật, và đồng t́nh với Hội Đồng Giám Mục về những điểm

- Không đồng ư về Dự thảo Luật Tín ngưỡng, Tôn giáo do Chủ Tịch Quốc Hội chuyển,

- Đề nghị soạn một dự thảo khác,

- Yêu cầu dự thảo mới này phải được tham khảo với các tôn giáo trước khi được đưa ra Quốc Hội thảo luận và biểu quyết.

Hội Đồng Tôn Giáo gồm các giáo sĩ và tu sĩ thuộc các tôn giáo Phật Giáo, Công Giáo, Tin Lành, Cao Đài, Phật Giáo Ḥa Hảo, cũng ra một văn thư, ngày 10-5-2015, bác bỏ toàn bộ dự luật:

"Chúng tôi hoàn toàn bác bỏ toàn văn và mọi điều khoản luật TNTG mà nhà cầm quyền VN đă soạn thảo bất chấp ư kiến các tôn giáo, nhằm mục đích dùng bạo lực hành chánh tiêu diệt tôn giáo ngơ hầu củng cố quyền lực độc tài toàn trị của đảng cộng sản".

Như thế là các tổ chức liên quan đến tôn giáo đều bác bỏ dự luật. Họ có lư để không chấp nhận.

1 - Dự luật 4 vi phạm tinh thần luật pháp. Luật pháp được lập ra để làm ǵ? Chắc chắn không phải để gây rắc rối cho cuộc sống xă hội, càng không phải để kiểm soát, cưỡng chế người dân và dành toàn quyền cho nhà nước. Luật pháp được đặt ra để điều ḥa sự vận hành của xă hội, để bảo đảm công lư cho mọi người, bảo đảm những quyền tự do căn bản của con người, trong đó có quyền tự do tôn giáo. Như vậy mục đích trước hết của luật pháp là bảo vệ công dân trước sự lộng quyền của nhà nước, của những thế lực chèn ép, lợi dụng, hiếp đáp dân lành, của những phần tử không tôn trọng quyền lợi và nhân phẩm của người khác. Con người từ giai đoạn ăn lông ở lỗ, đối xử với nhau bằng luật rừng mạnh được yếu thua đă từ từ tiến tới một xă hội có tổ chức, có luật lệ, có thưởng phạt công minh, có những qui định bảo vệ quyền lợi của mỗi cá nhân để khi một cá nhân tự do hành xử quyền của ḿnh không làm tổn thương quyền của người khác. Như thế là một xă hội văn minh, nhờ có văn hóa. Chỉ con người mới có văn hóa. Cầm thú không có văn hóa. V́ văn hóa là sự tiến bộ của tinh thần để vượt t́nh trạng sống theo bản năng và đưa cuộc sống con người lên một b́nh diện cao hơn, cao nhất là đời sống tâm linh, tức niềm tin tôn giáo. "Nhân linh ư vạn vật".

Nếu hiểu luật lệ theo tinh thần đó th́ không cần có một sắc luật hay sắc lệnh nào về tôn giáo. tín ngưỡng. Tôn giáo đă là một quyền tự nhiên của con người nên không cần ai cho phép. Các giáo hội là sự tụ tập tự nguyện của các tín đồ để tự tổ chức cách giữ đạo và hành đạo, không liên quan ǵ tới chính quyền. Nếu cần một luật về tôn giáo th́ luật đó chỉ là để bảo vệ tôn giáo trước những toan tính trấn áp, lũng đoạn, lợi dụng của nhà cầm quyền hoặc sự bất tương kính, cạnh tranh bất chính hay hận thù giữa tôn giáo này với tôn giáo khác, như trường hợp những phần tử đạo Hồi giết người Công Giáo ỏ Trung Đông, châu Phi, Ấn Độ và Pakistan. Tóm lại, luật tôn giáo là để bảo vệ tôn giáo, không phải để làm khó tôn giáo. Với câu "Theo quy định của pháp luật" được lặp đi lặp lại trong dự luật, quyền tự do tôn giáo đă bị triệt tiêu.

2 - Dự luật 4 vi phạm các công ước quốc tế. Nhà nước cộng sản VN đă kư công nhận Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền và Công Ước Quốc Tế về các Quyền Dân Sự và Chính Trị của Liên Hiệp Quốc từ năm 1982. Kư công nhận mà không tuân giữ có nghiă là gian dối, phản bội. Dự Luật 4 vi phạm quyền tự do lương tâm, tự do tôn giáo được quy định nơi Điều 18 của Công Ước Quốc Tế về các Quyền Dân Sự và Chính Trị. Vài thí dụ:

- Điều 2, khoản 2, chỉ cho " tự do bày tỏ niềm tin và hành đạo tại gia đ́nh và các cơ sở thờ tự hợp pháp". Điều 52, khoàn 2 "cấm tiến hành các nghi thức tôn giáo tại các cơ sở giáo dục, dạy nghề do tổ chức tôn giáo trực thuộc thành lập, quản lư". Như vậy là ngoài gia đ́nh, nhà thờ, chùa, thánh thất, không nơi nào khác người có đạo được bầy tỏ niềm tin. Ăn cơm ở tiệm cũng không được làm dấu và tạ ơn. Các lớp học của tôn giáo cũng không được đọc kinh hay suy niệm trước hoặc sau buổi học. Như vậy là cấm đoán hành đạo.

- Điều 3, khoản 1, "Tín đồ là người tin theo một tôn giáo và được tổ chức tôn giáo thừa nhận". Vậy một người tu tại gia, không thuộc một chùa nào có phải là Phật tử không? Và những người nay đi nhà thờ này, mai đi nhà thờ khác, không thuộc một giáo xứ nào th́ không phải là giáo dân hay sao? Tín đồ phải thuộc một giáo hội do nhà nước thừa nhận có nghiă nhà nước có độc quyền ban phép cho cả giáo hội lẫn từng tín đồ. Ai đứng ngoài hê thống này, theo tinh thần dự luật, không được công nhận quyền hành đạo?

- Điều 3, khoản 10, một giáo hội là "tổ chức nhất định được nhà nước công nhận". Không được nhà nước công nhận th́ sao? Th́ các nơi thờ phượng bị đóng cửa, các lễ nghi tôn giáo bị cấm tổ chức, tu sĩ và tín đồ bị đàn áp, bắt bớ, điều đă xảy ra với Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, Giáo Hội Phật Giáo Ḥa Hảo chính truyền và nhiều Hội Thánh Tin Lành.

Quyền tự do lương tâm, tự do tín ngưỡng, tự do tôn giáo và tự do hành đạo theo Công Ước Quốc Tế đă bị Dự Luật 4 vi phạm công khai.

Điều 5, khoản 2 của Dự Luật có ghi: "Trong trường hợp Điều ước Quốc tế mà CHXHCNVN là thành viên có quy định khác với quy định của luật này th́ thực hiện theo quy định của Điều Ưóc Quốc tế". Các tôn giáo phải nắm lấy điều này để đ̣i thay đổi các điều khoản trái với Công Ước Quốc tế.. Tuy nhiên, cộng sản chỉ nói xoen xoét ngài miệng, thực tế th́ luôn luôn làm khác. Họ có bao giờ tôn trọng những hiệp ước họ đă kư hay những luật lệ do chính họ ban hành đâu?

3 - Dự Luật 4 vi phạm Hiến Pháp của Cộng Ḥa Xă Hội Chủ Nghiă VN. Hiến Pháp được khâu vá năm 2013 sau khi bày đặt hỏi ư kiến toàn dân rồi lại biểu quyết y như đảng soạn sẵn dù sao cũng có những lời công bố long trọng về các thứ quyền của công dân. Nhà nước phải tôn trọng và thực thi những quyền ấy. Quyền tư do tôn giáo là một. Cứ đọc phần đầu của Hiến Pháp này th́ thấy nó chẳng thua ai. Mọi thứ quyền đều được bày hàng đầy đủ. Dù nhắm mục đích ǵ th́ Hiến Pháp cũng là đạo luật tối cao của quốc gia. Mọi luật khác phải quy chiếu theo luật tối cao để bảo đảm tính cách hợp hiến. Ở những nước dân chủ thực sự, có Tối Cao Pháp Viện hay Viện Bảo Hiến để xét xử tính cách hợp hiến hay vi hiến của mỗi đạo luật. Chính phủ, các tổ chức dân sự, các dân cử và cả công dân đều có quyền yêu cầu Tối Cao Pháp Viện hay Viện Bảo Hiến thụ lư những khiếu nại về tính cách hợp hiến của một đạo luật. Nếu cơ quan này tuyên bố một số điều khoản hay toàn bộ dự luật vi hiến th́ những điều khoản hay luật đó bị hủy bỏ tức th́. Quốc trưởng hay quốc hội cũng không có quyền giữ lại. Chế độ hiện tại ở Việt Nam không có thủ tục pháp lư này, cũng không có Tối Cao Pháp Viện hay Viên Bảo Hiến, chỉ có đảng cộng sản đưa đề nghị đầu tiên và phán quyết cuối cùng. V́ thế họ được tự do vi phạm Hiến Pháp mà không có một thẩm quyền nào khác có thể ngăn cản.

4 - Dự Luật 4 tụt hậu so với Pháp Lệnh Tín Ngưỡng, Tôn Giáo năm 2004. Theo luật tiến hóa b́nh thường, những ǵ ra đời sau phải tiến bộ hơn những ǵ có trước. Về phương diện luật lệ, luật ra sau thường là để sửa chữa hay bổ túc những thiếu sót của luật trước. Dư Luật 4 đă làm chuyện ngược đời là tụt hậu về nội dung so với Pháp Lệnh Tín Ngưỡng, Tôn Giáo năm 2004. Pháp Lệnh này vốn đă là cuộn dây thừng cột trói tôn giáo, dự luật mới lại chủ trương thêm dây thừng để cột cho chắc hơn, kỹ hơn, khiến đối tượng hết đường nhúc nhích.

Trong Dự Luật 4, các quy định ở các chương III, IV và V đ̣i những thứ mà Pháp lệnh trước đây không đ̣i: đăng kư tổ chức tôn giáo, đăng kư sinh hoạt tôn giáo, đăng kư hoạt động tôn giáo. Đăng kư nhưng không cho tôn giáo tư cách pháp nhân để tạo măi, sở hữu. quản trị tài sản trong đó nhà đất, cơ sở là phần quan trọng nhất.

Về thủ tục hành chánh, Pháp lệnh chi đ̣i thi hành thủ tục hành chánh tại cấp huyện. Dự Luật 4 đ̣i các thủ tục phải lên tới cấp tỉnh và trung ương.

Dự luật can thiệp vào nội bộ các tôn giáo về mọi mặt, từ tổ chức đại hội, phong chức, bổ nhiệm đến tuyển người đi tu, bầu người lănh đạo …

Điều mới duy nhất ở chương XI, nếu gọi là "tiến bộ" th́ cũng miễn cưỡng, đó là cho phép dân và các tổ chức tôn giáo có quyền khiếu nại về các hành vi vi phạm Luật Tín Ngưỡng, Tôn Giáo, nhưng không quy định tội danh và h́nh phạt. Không quy định tội danh th́ biết thế nào là tội? Phạm lỗi rồi giải thích xuyên tạc, chối bay chối biến cũng xong. Không có chế tài th́ ai sợ? Cứ việc vi phạm rồi cũng huề cả làng. Điều mới và "tiến bộ" nhất của dự luật là như vậy. Đó là tṛ vẽ ra cho có để khỏi mang tiếng thiếu. Có nhưng không thể thi hành th́ ích lợi ǵ?.

Trong 11 năm trường kể từ khi Pháp Lệnh Tôn Giáo được ban hành năm 2004, thế giới đă có biết bao nhiêu biến chuyển theo chiều hướng đi lên. Nhiều chế độ độc tài đă sụp đổ. Nhiều nhà lănh đạo độc tài đă mất mạng. Những đ̣i hỏi tôn trọng nhân quyền và các quyền tự do căn bản của con người, trong đó có tự do tôn giáo, càng ngày càng mạnh, thậm chí người ta c̣n đo đếm việc tôn trọng các quyền này để phân hạng tŕnh độ văn minh của mỗi quốc gia. Tôn trọng nhân quyền cũng là một điều kiện để cải tiến liên hệ ngoại giao và doanh thương quốc tế. Dân chúng của các nước bị đàn áp nhân quyền ngày càng can đảm lên tiếng và đấu tranh cho quyền của họ. Những sự kiện này đang xảy ra cho chế độ cộng sản Việt Nam. Chế độ mắt mở hay nhắm mà không nh́n thấy t́nh trạng này? Tưởng rằng họ sẽ hiểu biết hơn, tiến bộ hơn, đâu dè họ càng lạc hậu, mê muội đưa ra một dự luật tràng giang đại hải 71 điều để cột chặt mọi tôn giáo, với ư định dành toàn quyền áp đặt và kiểm soát cho nhà nước. Đó là dùng luật để vơ mọi quyền và lợi vào tay nhà nước toàn trị, coi dân như đối tượng để bóc lột, hiếp đáp. Tôn giáo đâu cần tới thứ luật này. Dù luật có khắt khe hơn nữa th́ tôn giáo cũng không thể bị tiêu diệt. Trái lại, chính những kẻ tham lam, chuyên tṛ đàn áp và dối trá sẽ phải trả qủa về cái nhân họ gây ra.◙