GP Vinh góp ư

Dự thảo 4 Luật Tín ngưỡng, Tôn giáo

Ngày 03.5 vừa qua, Giáo phận Vinh đă gửi Bản góp ư tới Ban Tôn Giáo – Bộ Nội Vụ. Bản góp ư do Đức cha Phêrô Nguyễn Văn Viên, Giám mục Phụ tá Giáo phận Vinh kư.

Ngay những ḍng đầu tiên, trang số 1, Bản góp ư nhận định: "Chúng tôi rất ngạc nhiên khi thấy những quy định của Dự thảo 4 trở lại quy chế ‘Xin – Cho’ và có những điểm vừa tụt hậu so với Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo 2004 vừa đi ngược với luật quốc tế về tôn giáo cũng như Hiến pháp nước Cộng Ḥa Xă Hội Chủ Nghĩa Việt Nam … Luật Tôn giáo, Tín ngưỡng phải được xây dựng trên nguyên tắc của Điều 18, Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền (UDHR) và Điều 18, Công Ước Quốc Tế Về Các Quyền Dân Sự Và Chính Trị (ICCPR) của Liên Hiệp Quốc mà Việt Nam đă kư kết và tham gia. Căn cứ trên những điều này, chúng tôi góp ư về Dự thảo 4 Luật Tín ngưỡng, Tôn giáo như sau."

T̉A GIÁM MỤC GIÁO PHẬN VINH                                     CỘNG H̉A XĂ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Nghi Diên, Nghi Lộc, Nghệ An, Việt Nam                                             Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc

Tel: +84.383.861.171 +84.948.051.966                                             ------------------------------------------

Fax: +84.383.861.215

Email: vptgmvinh@gmail.com

Số: …………/ TGM.CV                                                                                           

V/v góp ư Dự thảo 4 Luật tín ngưỡng, tôn giáo

 

Xă Đoài, ngày 03 tháng 5 năm 2015

Kính gửi: Ban Tôn giáo Chính phủ - Bộ Nội vụ

Chúng tôi đă nhận được Công văn số 40/TGCP-PCTT về việc góp ư Dự thảo 4 Luật tín ngưỡng, tôn giáo của Ban Tôn giáo Chính phủ (sau đây gọi tắt là "Dự thảo 4").

Chúng tôi thấy công cuộc luật hóa các quan hệ xă hội về tôn giáo thay v́ chỉ là một pháp lệnh như từ trước tới nay đă là một tiến triển. Tuy nhiên, chúng tôi rất ngạc nhiên khi thấy những quy định của Dự thảo 4 trở lại quy chế "Xin – Cho" và có những điểm rơ rệt vừa tụt hậu so với Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo 2004 vừa đi ngược với luật quốc tế về tôn giáo cũng như Hiến pháp nước Cộng Ḥa Xă Hội Chủ Nghĩa Việt Nam.

Việc góp ư cho Dự thảo 4 là một điều rất quan trọng, nhưng Công văn số 40/TGCP-PCTT dành thời gian cho chúng tôi nghiên cứu, góp ư là quá ít và thời gian này lại có nhiều ngày nghỉ nên những điều chúng tôi góp ư sau đây vẫn chưa được xem là trọn vẹn.

Luật tôn giáo, tín ngưỡng phải được xây dựng trên nguyên tắc của Điều 18, Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền (UDHR) và Điều 18, Công Ước Quốc Tế về Các Quyền Dân Sự và Chính Trị (ICCPR) của Liên Hiệp Quốc mà Việt Nam đă kư kết tham gia. Căn cứ trên những điều này, chúng tôi góp ư về Dự thảo 4 như sau:

1. Một số quy định chung

a. Điều 2, Khoản 2:

Điều 2, Khoản 2 của Dự thảo 4 quy định: "Người có tín ngưỡng, tín đồ tôn giáo có quyền tự do bày tỏ niềm tin; hành đạo tại gia đ́nh và cơ sở thờ tự hợp pháp; tham gia các h́nh thức sinh hoạt, phục vụ lễ hội, lễ nghi tín ngưỡng, tôn giáo và học tập giáo lư tôn giáo."

Cần lưu ư rằng, Khoản 1, Điều 18, ICCPR quy định: "quyền tự do biểu thị tôn giáo hay tín ngưỡng qua sự thờ phụng, hành đạo, nghi lễ hay giảng dạy, hoặc riêng tư hoặc với người khác, tại nơi công cộng hay tại nhà riêng." Trong khi đó, Đ2, K2 này quy định "hành đạo tại gia đ́nh và cơ sở thờ tự hợp pháp" là đă giới hạn quyền biểu thị tôn giáo của tín đồ và không phù hợp với quy định của Điều 18, ICCPR.

V́ thế, chúng tôi đề nghị sửa Khoản 2 Điều 2 như sau:

"Điều 2.

2. Người có tín ngưỡng, tín đồ tôn giáo có quyền tự do biểu thị tôn giáo hay tín ngưỡng qua sự thờ phụng, hành đạo, nghi lễ hay giảng dạy, hoặc riêng tư hoặc với người khác, tại nơi công cộng hay tại nhà riêng."

b. Điều 3, Khoản 10:

Khoản 10, Điều 3 quy định như sau: "Tổ chức tôn giáo là tập hợp những người cùng tin theo một hệ thống giáo lư, giáo luật, lễ nghi và tổ chức theo một cơ cấu nhất định được Nhà nước công nhận."

Chúng tôi nhận thấy, kết hợp với Khoản 1, Điều 3: "Tín đồ là người tin theo một tổ chức tôn giáo và được tổ chức tôn giáo thừa nhận", hai quy định này sẽ tạo nên hai tầng điều kiện để công nhận một người là tín đồ. Tổ chức tôn giáo phải được Nhà nước công nhận và tín đồ phải được tôn giáo thừa nhận. Như vậy, một người có là tín đồ hay không phải thông qua sự công nhận gián tiếp của Nhà nước. V́ thế, cụm từ "được Nhà nước công nhận" được đặt ở khoản này, một cách tinh tế, đă khống chế quyền tự do tôn giáo của người dân, vi phạm các công ước quốc tế về tôn giáo.

Vậy đề nghị sửa Khoảng 10, Điều 3 lại như sau:

"Điều 3.

10. Tổ chức tôn giáo là tập hợp những người cùng tin theo một hệ thống giáo lư, giáo luật, lễ nghi và tổ chức theo một cơ cấu nhất định."

c. Khoản 3, Điều 4:

Khoản 3, Điều 4 của Dự thảo 4 quy định: "Người đang bị giam, giữ được đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng, tôn giáo của cá nhân theo quy định pháp luật nội quy nơi giam, giữ."

Chúng tôi cho rằng, quyền tôn giáo của người bị giam giữ phải luôn được bảo đảm thực hiện đúng các điều khoản của công ước quốc tế và pháp luật. Việc đưa vào cụm từ "và nội quy nơi giam, giữ" như một mệnh đề song song và có hiệu quả ngang bằng với pháp luật là điều vô lư. Yêu cầu bỏ mệnh đề này. Đề nghị sửa Khoản 3, Điều 4 như sau:

"Điều 4.

3. Người đang bị giam, giữ được đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng, tôn giáo của họ."

d. Điều 6:

Đây là một điều luật mang những quy định quan trọng để các điều khác quy chiếu nhằm áp dụng chế tài. Tuy nhiên, chúng tôi nhận thấy ở đây có những điều chưa phù hợp:

- Khoản 3 Điều 6: "Xúc phạm niềm tin tín ngưỡng, niềm tin của tín đồ các tổ chức tôn giáo đă được Nhà nước công nhận."

Cụm từ "được Nhà nước công nhận" ở đây đă đặt nhiều người có tín ngưỡng, tôn giáo ra ngoài ṿng bảo vệ của pháp luật và đồng thời nó giới hạn quyền tôn giáo của công dân. Xin nhắc lại điều đă đề cặp ở trên, tôn giáo là quyền tự thân của con người và bất khả xâm phạm. V́ thế, nội hàm của nó không chứa đựng yếu tố công nhận của bất kỳ một cá nhân hay tổ chức nào, kể cả Nhà nước. Bất kỳ hành vi xúc phạm niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo nào cũng đă là vi phạm nhân quyền. Vậy, đề nghị sửa Khoản 3 Điều 6 như sau:

"3. Xúc phạm niềm tin tín ngưỡng, niềm tin tôn giáo của tín đồ."

- Điểm c, Khoản 5, Điều 6: "Xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xă hội, đạo đức xă hội, sức khỏe của cộng đồng."

Việc giới hạn quyền biểu thị tôn giáo cũa ICCPR không bao hàm hành vi được coi là "xâm phạm an ninh quốc gia." Khoản 3, Điều 18, ICCPR quy định: "Quyền tự do biểu thị tôn giáo hay tín ngưỡng chỉ có thể bị giới hạn theo luật, v́ nhu cầu bảo vệ an toàn công cộng trật tự công cộng, sức khỏe công cộng, đạo lư hay những quyền tự do căn bản của người khác."

Như thế, việc tài chế hành vi "xâm phạm an ninh quốc gia" không thuộc sự điều chỉnh của Luật tín ngưỡng, tôn giáo. Mặt khác, khái niệm "xâm phạm an ninh quốc gia" trong khoản này là rất mơ hồ và dễ bị lạm dụng, những h́nh phạt liên quan của nó trong Bộ luật H́nh sự rất nặng nề, nên nó phải được Luật H́nh sự chi phối, không nên đưa vào Luật tôn giáo, tín ngưỡng.

Vậy, đề nghị sửa Điểm c, Khoản 5, Điều 6 cho phù hợp với quy định của ICCPR như sau:

"c. Xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng, sức khỏe công cộng, đạo lư hay những quyền tự do căn bản của người khác."

- Điểm đ, Khoản 5, Điều 6: "Xúc phạm đến h́nh ảnh danh nhân, anh hung dân tộc"

Chúng tôi cho rằng đây là một điểm rất mơ hồ về tiêu chỉ đánh giá. Cần phân biệt rơ "xúc phạm" với "phê b́nh", "nhận xét", v́ khi áp dụng có thể cớ sự lợi dụng điểm này để ngăn chặn quyền tự do ngôn luận của công dân. Quy định này liên quan đến đạo đức nhiều hơn là một quan hệ xă hội thuộc lĩnh vực tôn giáo v́ vậy không cần thiết đưa một điều dễ gây nhầm lẫn vào luật. Mặt khác, điều này cũng đă chứa đựng trong Điểm c, Khoản 5, Điều 6 mà chúng tôi đă đề nghị sửa ở trên. Vậy, đề nghị bỏ điểm này.

- Khoản 6, Điều 6: "Chủ tŕ lễ nghi tôn giáo, truyền đạo, giảng đạo, quản lư tổ chức tôn giáo và chủ tŕ lễ hội tín ngưỡng khi đang chấp hành án phạt tù hoặc đang bị quản chế theo quy định của pháp luật."

Chúng tôi cho rằng, người bị phạt tù hoặc quản chế bị tước một phần quyền công dân (quyền tự do đi lại) chứ không bị tước quyền tự do biểu thị tôn giáo. Khoản 3, Điều 18, ICCPR mà chúng tôi đă trích dẫn ở trên cũng không cho phép áp dụng điều này.

Mặt khác, người đang chấp hành án phạt tù hoặc quản chế chịu sự chi phối của Luật H́nh sự, nếu áp dụng điều này th́ phải được xem như là một h́nh phạt bổ sung của Luật H́nh sự, phải được ghi rơ trong bản án khi xét xử và phải có những căn cứ phù hợp với các công ước quốc tế mà Việt Nam đă tham gia.

Như vậy điều này đă vi phạm Khoản 3, Điều 18, ICCPR, Hiến Pháp và những quy định của Bộ Luật H́nh sự. Vậy, đề nghị bỏ Khoản 6, Điều 6 này.

2. Các quy định ở Chương III, IV và V (về "Đăng kư sinh hoạt tôn giáo", "Đăng kư hoạt động tôn giáo", "Tổ chức tôn giáo" và "Hoạt động tôn giáo")

Chúng tôi cho rằng, cần phân biệt rơ giữa quyền tôn giáo và quyền của tổ chức tôn giáo. Những quy định ở chương này đă có sự đồng hóa giữa hai khái niệm khác biệt này.

Quyền tôn giáo thuộc quyền tự thân của con người, quyền đó bao gồm quyền thực hành tôn giáo (như việc thờ phụng, hành đạo, tuân thủ nghi lễ, giáo luật) và quyền truyền giảng tôn giáo. Như vậy, không phải khi được Nhà nước công nhận là một tổ chức tôn giáo th́ mới được thực hiện những quyền trên mà ngay khi một người theo tôn giáo th́ đương nhiên họ có quyền thực hiện những điều đó.

Việc đăng kư sinh hoạt tôn giáo, đăng kư hoạt động tôn giáo hay thiết lập một tổ chức tôn giáo chỉ xảy đến khi nhóm những người cùng tôn giáo thấy có nhu cầu th́ họ tự nguyện thực hiện điều này để thăng tiến quyền tôn giáo của họ. Việc đăng kư sinh hoạt tôn giáo, đăng kư hoạt động tôn giáo, thành lập tổ chức tôn giáo phải được xem như là một lời mời gọi chứ không phải là một h́nh thức bắt buộc khi muốn thực hành quyền tôn giáo.

Mặt khác, cần có các quy định rơ về tư cách pháp nhân của các tổ chức tôn giáo và sự b́nh đẳng của nó đối với các tổ chức xă hội khác.

Cụm từ "được Nhà nước công nhận" được sử dụng rất nhiều lần trong các chương này như là một điều kiện cần để công nhận quyền tôn giáo của công dân, điều này không phù hợp.

Vậy, chúng tôi đề nghị sửa đổi các quy định ở các chương này để làm rơ các điều trên.

3. Thủ tục hành chính

Dự thảo 4 đưa ra quá nhiều thủ tục hành chính mà các tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc phải tiến hành tại các cơ quan hành chính cấp cao như cấp tỉnh hoặc trung ương (trong khi Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo hiện hành chỉ quy định việc tiến hành thủ tục hành chính này tại cấp huyện). Điều này gây nhiều khó khăn cho sinh hoạt, hoạt động tôn giáo của tín đồ, tổ chức tôn giáo. (x. K1, Đ11; K1, Đ12; Đ14…). Chúng tôi cho rằng, đây là một bước thụt lùi về cải cách hành chính. V́ thế, cần sửa đổi các điều luật liên quan đến thủ tục hành chính sao cho tinh giảm, gọn nhẹ, nhanh chóng hơn để bảo đảm quyền tôn giáo của người dân.

4. Về việc phong chức, phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử, suy cử và thuyên chuyển nơi hoạt động tôn giáo của chức sắc, chức việc, nhà tu hành:

Chúng tôi cho rằng, đây là các hoạt động mang tính cá biệt tôn giáo, v́ thế tùy nhu cầu và khi hội đủ điều kiện cần thiết theo nội quy, giáo luật th́ tổ chức tôn giáo tiến hành phong chức, phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử, suy cử và thuyên chuyển nơi hoạt động tôn giáo của chức sắc, chức việc, nhà tu hành. Những quy định ở Mục 2, Chương V của Dự thảo 4 chco thấy sự can thiệp quá đáng của cơ quan hành chính vào công việc thuộc thẩm quyền nội bộ của tôn giáo. V́ vậy, chúng tôi đề nghị bỏ các điều khoản cần sự chấp thuận của cơ quan hành chính Nhà nước và thay vào đó, tổ chức tôn giáo khi tiến hành phong chức, phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử, suy cử và thuyên chuyển nơi hoạt động tôn giáo của chức sắc, chức việc, nhà tu hành th́ chỉ cần thông báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

5. Người đi tu tại cơ sở tôn giáo

Cơ quan hành chính nhà nước đă quản lư công dân qua hộ tịch, hộ khẩu, tạm trú, tạm vắng. Người đi tu chấp hành các quy định này là đă đúng theo quy định của pháp luật. Đối với cơ sở tôn giáo nhận người vào tu th́ phải chấp hành các quy định của luật Dân sự, hành chính. Điều 43 của Dự thảo 4 đạ buộc các tổ chức nhận người vào tu và người đi tu phải tiến hành thêm các thủ tục hành chính là không cần thiết và điều này đă tái lập cơ chế "Xin – Cho". Vậy, chúng tôi đề nghị bỏ Khoản 2, Điều 43.

6. Trong lĩnh vực giáo dục đào tạo và y tế

- Điểm c, Khoản 1 Điều 23:

Mục 2, Chương IV là cá quy định về cơ sở đào tạo tôn giáo. Trong quy tŕnh thành lập bao gồm việc thông báo nội dung, hoạt động của cơ sở đào tạo tôn giáo. Điểm c, Khoản 1 Điều 23 quy định: "Chương tŕnh đào tạo và giáo tŕnh, tài liệu giảng dạy, học tập trong đó môn học về lịch sử Việt Nam và pháp luật Việt Nam là môn học chính khóa."

Đối chiếu với Khoản 4 Điều 22 của Dự thảo 4: "Cơ sở đào tạo tôn giáo không thuộc hệ thống giáo dục quốc dân", chúng tôi nhận thấy sự bất hợp lư ở đây: Hai môn học "lịch sử Việt Nam và pháp luật Việt Nam" thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, v́ thế buộc các cơ sở tôn giáo phải dạy các môn học này là không phù hợp với chức năng của cơ sở đào tạo tôn giáo. Trách nhiệm dạy học các môn này thuộc hệ thống giáo dục quốc dân. Mặt khác, những học vên của cơ sở đào tạo tôn giáo đă học các môn này trong chương tŕnh phổ thông, đại học v́ thế không thể buộc họ học lại các môn này.

Điều 30 c̣n quy định nếu không bảo đảm quy định của Khoản 1, Điều 23 này th́ cơ sở đào tạo tôn giáo bị tạm đ́nh chỉ hoạt động và có thể bị giải thể như quy định của Khoản 2 Điều 31. Đây là hậu quả nghiêm trọng mà cơ sở đào tạo của tôn giáo có thể bị chế tài v́ quy định vô lư nêu trên. V́ thế, chúng tôi đề nghị sửa Điểm c, Khoản 1 Điều 23 thành:

"c) Chương tŕnh đào tạo và giáo tŕnh, tài liệu giảng dạy, học tập."

- Khoản 1, Điều 52: "Tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc được thực hiện các hoạt động giáo dục, dạy nghề, y tế, bảo trợ xă hội theo quy định pháp luật."

Để tuân thủ đúng Hiến pháp và các công ước quốc tế, tổ chức tôn giáo phải b́nh đẳng về quyền và nghĩa vụ như những tổ chức xă hội khác, đặc biệt là trong lĩnh vực giáo dục và y tế. V́ vậy, Luật tín ngưỡng, tôn giáo cần có những quy định cụ thể hơn để tổ chức tham gia vào công tác này. Quy dịnh tại Khoản 1 Điều 52 là quá sơ lược. Đồng thời chúng tôi cũng yêu cầu sửa đổi các luật liên quan về giáo dục, y tế để các tổ chức tôn giáo được b́nh đẳng tham gia trong các công tác này nhằm góp phần thăng tiến phẩm giá co người và phát triển đất nước.

- Khoản 2 Điều 52 quy định "cấm tiến hành các nghi thức tôn giáo tại cơ sở giáo dục, dạy nghề do tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc thành lập, quản lư."

Chúng tôi cho rằng quy định này đă vi phạm Khoản 3, Điều 18, ICCPR. Nếu tại các cơ sở này có những người cùng niềm tin tôn giáo, có nhu cầu biểu thị niềm tin đó và việc biểu thị này không xâm phạm đến "an toàn công cộng, trật tự công cộng, sức khỏe công cộng, đạo lư hay những quyền tự do căn bản của người khác" (Khoản 3, Điều 18, ICCPR) th́ quyền này phải được bảo đảm.

Vậy chúng tôi yêu cầu bỏ khoản luật vô lư này.

7. Trong lĩnh vực đất đai, cơ sở tôn giáo

Dự thảo 4 sử dụng cụm từ "cơ sở thờ tự hợp pháp", "địa điểm hợp pháp" để quy định về bất động sản của các tổ chức tôn giáo. Đặc biệt, đây là điều kiện cần để đăng kư sinh hoạt tôn giáo hay đăng kư hoạt động tôn giáo (Điều 12 và 13)

Tuy nhiên, pháp luật về đất đai hiện hành có rất nhiều hạn chế khi cấp quyền sử dụng đất cho cơ sở tôn giáo. Luật Đất đai cấm các tổ chức tôn giáo nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất muốn có địa điểm hợp pháp", "cơ sở thờ tự hợp pháp" chỉ có một giải pháp duy nhất là trông chờ vào việc Nhà nước giao đất. Thực tế cho thấy để được giao đất là một điều hết sức khó khăn.

Chúng tôi cho rằng kết hợp với những quy định phi lư, bất b́nh đẳng của Luật Đất đai, những quy định liên quan của Dự thảo 4 sẽ hạn chế rất lớn quyền biểu thị tôn giáo của tín đồ. V́ thế, cần phải băi bỏ những quy định này kết hợp với sửa đổi chính sách về đất tôn giáo của Luật Đất đai và các văn bản pháp luật khác liên quan để tạo sự b́nh đẳng giữa tổ chức tôn giáo với các tổ chức xă hội khác nhằm bảo đảm quyền tôn giáo của người dân.

Kết luận:

Khoản 2, Điều 5 của Dự thảo 4 quy định: "Trong trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng Ḥa Xă Hội Chủ Nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định của Luật này th́ thực hiện theo quy định của điều ước quốc tế đó."

Trên đây chúng tôi đă chỉ ra những điều bất hợp lư, thậm chí trái nghịch với Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền (UDHR), Công Ước Quốc Tế về Các Quyền Dân Sự và Chính Trị (ICCPR) của Liên Hợp Quốc mà Việt Nam đă kư kết tham gia và trái với những quy định của Hiến pháp hiện hành. V́ vậy, trong giai đoạn đang xây dựng luật này, chúng tôi mong những ư kiến đóng góp của chúng tôi sẽ được lắng nghe một cách nghiêm túc và thực hiện những điều chỉnh cho phù hợp.

Chân thành cảm ơn!◙

Nơi nhận:                             TM Giáo Phận Vinh

- Như trên;                            Giám Mục Phụ Tá

- Lưu VP.                             + Phêrô Nguyễn Văn Viên

                                            (ấn kư)