Chú thích về Dự Thảo 4 Luật Tín ngưỡng Tôn giáo

Đỗ Mạnh Tri

1. Từ khi đảng cộng sản lên cầm quyền, đă có nhiều văn kiện về tôn giáo. Điều khiến ta bỡ ngỡ là tới nay Quốc hội mới có Dự luật về tín ngưỡng tôn giáo.

2. Chẳng cần đọc hay đoán, ta biết trước rằng luật tín ngưỡng tôn giáo sẽ khẳng định quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo và… cấm lợi dụng tự do tín ngưỡng tôn giáo. Đương nhiên, khi nào có lợi dụng tự do tín ngưỡng tôn giáo, th́ lại thuộc cái gọi là "công tác tôn giáo" của đảng.

3. Ngạn ngữ Pháp có câu: le diable est dans le détail / Quỷ nằm trong những chi tiết vụn vặt. Không dọc cũng biết trước rằng luật sẽ rất chi tiết, vụn vặt. Có thế mới đẻ ra được đủ thứ trường hợp lợi dụng tự do tín ngưỡng.

4. Luật này, nghị định nọ, nghị quyết kia.. hiến pháp, hiếp pháp đều vô giá trị trong một chế độ độc tài toàn trị. V́ chính quyền cộng sản có tôn trọng luật pháp họ làm ra đâu. Nếu không đă chẳng có dân oan và những vụ tham nhũng hối lộ khủng khiếp mà bàn dân thiên hạ đều biết.

5. Từ 1954 đến 1975, ngoài Bắc chỉ có duy nhất một sắc lệnh về tôn giáo: Sắc lệnh số 234 của Nhà nước Việt Nam về Quyền Tự do Tín ngưỡng, ra ngày 11/11/1955 do Phạm Văn Đồng và Hồ Chí Minh kư. So sánh với những văn bản khác, Sắc lệnh này rất ngắn và thông thoáng. (Xin đăng kèm bên dưới cho những ai muốn tham khảo).

Nhưng thực tế, tại miền Bắc, tôn giáo, đặc biệt Công giáo đă bị bách hại thế nào, người ngoài cuộc, kể cả người di cư vào Nam năm 1954, khó tưởng tượng nổi. Ai không tin, thử đọc Những câu chuyện về một thời của Đức cha Lê Đắc Trọng. Văn bản của chính thể này chỉ là những mảnh giấy vụn.

6. Đàn áp, đàn áp và đàn áp. Cộng với dối trá, lừa lọc. Nơi nào có sự chống trả của dân th́ bớt đàn áp. Sau khi đă chiếm được toàn lănh thổ năm 1975, đảng tưởng dễ dàng áp đặt lên miền Nam chính sách tàn bạo đă từng sử dụng tại miền Bắc. Cải cách ruộng đất, Cải tao công thương công nghiệp v.v.. Nhưng phản ứng của người dân miền Nam đă lột mặt nạ của đảng trước mặt thế giới. Trong vấn đề tôn giáo, phải ra một loạt nghị quyết, nghị định, thông tư, pháp lệnh mà vẫn không xong. Văn bản nhiều là dấu hiệu của sức đề kháng, chống trả. Sau đây ghi lại sơ sơ:

- Nghị đinh 297/HĐBT ra ngày 11/11/1977 nhằm áp đặt cho miền Nam chính sách đàn áp tôn giáo tại miền Bắc. Không xuôi, nên có:

- Nghị quyết 24 của Bộ Chính trị ra năm 1990 công nhận:

"Tôn giáo là vấn đề c̣n tồn tại lâu dài. Tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân". Giờ đây, đảng biết đảng sẽ chết trước. Nên dù phủ nhận tôn giáo, đảng buộc phải công nhận nó một cách nào đó. Nó c̣n tồn tại lâu dài, v́ đó là một nhu cầu tinh thần. Đă là nhu cầu tinh thần, tại sao lại chỉ là của một bộ phận nhân dân? Tại v́ muốn thành cộng sản, phải dũ bỏ mọi nhu cầu tinh tinh thần và thay thế nó bằng cơm áo gạo tiền? Rồi vuốt đuôi, Nghị quyết viết: "Đạo đức tôn giáo có nhiều điều phù hợp với công cuộc xây dựng xă hội mới". Không hủy được tôn giáo, đảng phải t́m cách lợi dụng tôn giáo: "các giáo hội và tổ chức tôn giáo nào có đường hướng hành đạo gắn bó với dân tộc, có tôn chỉ, mục đích, điều lệ phù hợp với luật pháp Nhà nước, có tổ chức phù hợp và bộ máy nhân sự đảm bảo tốt về cả hai mặt đạo, đời th́ sẽ được Nhà nước xem xét trong từng trường hợp cụ thể để cho phép hoạt động". Tốt đời, đẹp đạo đấy. Mềm mại với đảng th́ tha hồ lễ lạt, xây cất…

- Nghị định 69/HĐBT ra ngày 21/03/1991 để hủybỏ Nghị định 297/HĐBT.

- Chỉ thị của BCT về công tác tôn giáo trong t́nh h́nh mới. Ra ngày 02/7/1998.

- Nghị định 26/1999/CP về các hoạt động tôn giáo. Ra ngày 19/04/1999. Trước đó có Dự thảo cho Nghị Định.

- Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy BCHTƯ về công tác tôn giáo. Ra tháng 01/2003.

- Pháp lệnh Tin ngưỡng Tôn giáo số hiệu 21/2004/PL.UBTVQH11 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội. Ra ngày 26/11/2003. Quy đinh về hoạt động tín ngưỡng tôn giáo. Được hoàn thành sau 22 bản Dự thảo !

- Nghị quyết 25-NQ/TW

Nghị quyết Ban chấp hành Trung ương năm 2003 khẳng định: "Qua các giai đoạn cách mạng, Đảng và nhà nước ta luôn xác định công tác tôn giáo là vấn đề chiến lược có ư nghĩa rất quan trọng". Vấn đề chiến lược đă xác định, th́ chiến thuật rất uyển chuyển. Tùy nơi, tùy lúc, tùy người. Mơn trớn chỗ này, thô bạo nơi khác. Đó là "công tác tôn giáo".

(Nghị quyết do Bộ chính trị hoặc Ban chấp hành trung ương công bố; Pháp lệnh do Quốc hội; Nghị định do Chính phủ hay Hội đồng Bộ trưởng)

7. Từ công tác nghe ngon lành, nhưng mấy ai biết "Công tác tôn giáo" là ǵ? Để trả lời, xin trích báo của đảng:

"Thực hiện kế hoạch công tác năm 2015 của Ban Tôn giáo Chính phủ về bồi dưỡng kiến thức, nghiệp vụ công tác tôn giáo cho cán bộ, công chức, viên chức cơ quan, sáng ngày 14/4 Ban Tôn giáo Chính phủ đă khai mạc Lớp thông tin về tôn giáo và công tác tôn giáo.

Đến dự khai mạc có PGS.TS Phạm Dũng, Thứ trưởng Bộ Nội vụ, Trưởng ban Ban Tôn giáo Chính phủ; ông Bùi Thanh Hà và ông Dương Ngọc Tấn, Phó Trưởng ban Ban Tôn giáo Chính phủ; lănh đạo các vụ, đơn vị và học viên là cán bộ, công chức, viên chức và người lao động của Ban Tôn giáo Chính phủ.

Lớp thông tin về tôn giáo và công tác tôn giáo nhằm nâng cao tŕnh độ chuyên môn, năng lực công tác của cán bộ, công chức, viên chức của Ban, đáp ứng yêu cầu đặt ra của thực tiễn công tác tôn giáo trong giai đoạn hiện nay. Lớp học gồm 12 chuyên đề  với giảng viên, báo cáo viên là Lănh đạo Ban, Lănh đạo các vụ, đơn vị thuộc Ban Tôn giáo Chính phủ và lănh đạo các bộ, ngành khác. Học viên sẽ được trang bị những kiến thức cơ bản về Chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo; Chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước đối với tôn giáo; Những kiến thức về quản lư nhà nước đối với các hoạt động tôn giáo hiện nay ở Việt Nam; Một số vấn đề cần lưu ư trong công tác quản lư nhà nước đối với các hoạt động tôn giáo …

Lớp học diễn ra từ ngày 14/4/2015 đến ngày 18/4/2015./.

8. Ngày 18 tháng tư năm 2015 mà c̣n nói năng như vậy. Cơ bản vẫn là chủ nghĩa Mác Lê và tư tưởng (!) Hồ Chí Minh. Tâm địa rơ mồn một. Tư duy thảm hại. Có thể mấy ông cũng chỉ tụng niệm lấy lệ. Nhưng là cái lệ lạc lơng của một thứ tư duy đồ đểu đă từ lâu thành đồ đá. Thảm kịch Mác Lê gây ra cho nhân loại, tới các ông, biến thành tṛ hề.◙`

Paris 19.05.2015. Đỗ Mạnh Tri.

Sắc Lệnh số 234
của Nhà Nước Việt Nam
- Quyền Tự Do Tín Ngưỡng

VIỆT-NAM DÂN-CHỦ CỘNG-HOÀ

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

SẮC LỆNH Số 234 - S-L

Hà nội, ngày 14 tháng 6 năm 1955

CHỦ TỊCH NƯỚC VIỆT-NAM DÂN-CHỦ CỘNG-HOÀ

Căn cứ vào chính sách của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà về vấn đề tôn giáo.
Căn cứ vào những nguyên tắc bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng do Quốc hội Nước Việt-Nam Dân-Chủ Cộng-Hoà đă thông qua trong khoá họp thứ tư.

Theo nghị quyết của hội đồng Chính phủ và được Ban Thường Trực Quốc hội thoả thuận

RA SẮC LỆNH :

CHƯƠNG I

BẢO ĐẢM QUYỀN TỰ DO TÍN NGƯỠNG

Điều 1. Chính phủ bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng và tự do thờ cúng của nhân dân. Không ai được xâm phạm đến quyền tự do ấy. Mọi người Việt Nam đều có quyền tự do theo một tôn giáo hoặc không theo một tôn giáo nào.

Các nhà tu hành được tự do giảng đạo tại các Cơ quan tôn giáo (như nhà thờ, chùa, thánh thất, trường giáo lư.....)

Khi truyền bá tôn giáo các nhà tu hành có nhiệm vụ giáo dục cho các tín đồ ḷng yêu nước, nghĩa vụ của người công dân, ư thức tôn trọng chính quyền nhân dân và pháp luật của nước Việt-nam Dân-chủ Cộng-hoà.

Điều 2. Các nhà tu hành và các tín đồ đều được hưởng mọi quyền lợi của người công dân và phải làm mọi nghĩa vụ của người công dân.

Điều 3. Các nhà tu hành người ngoại quốc mà Chính phủ Việt-nam Dân-chủ Cộng-hoà cho phép, th́ được giảng đạo như các nhà tu hành Việt-nam và phải tuân theo luật pháp của nước Việt-nam Dân-chủ Cộng-hoà, như các ngoại kiều khác.

Điều 4. Các tôn giáo được xuất bản và phát hành những kinh bổn, sách báo có tính chất tôn giáo, nhưng phải tuân theo luật pháp của chính phủ nước Việt-nam Dân-chủ Cộng-hoà về việc xuất bản.

Điều 5. Các tôn giáo được mở trường đào tạo những người chuyên hoạt động tôn giáo của ḿnh.

Điều 6. Các nhà thờ, đền, chùa, miếu, thánh thất và các đồ thờ, các trường giáo lư của các tôn giáo được pháp luật bảo hộ.

Điều 7. Pháp luật sẽ trừng trị những kẻ nào mượn danh nghĩa tôn giáo để phá hoại hoà b́nh, thống nhất, độc lập, dân chủ, tuyên truyền chiến tranh, phá hoại đoàn kết, ngăn trở tín đồ làm nghĩa vụ công dân, xâm phạm đến tự do tín ngưỡng và tự do tư tưởng của người khác, hoặc làm những việc khác trái pháp luật.


CHƯƠNG II

ĐỐI VỚI NHỮNG HOẠT ĐỘNG KINH TẾ, VĂN HOÁ, XĂ HỘI CỦA CÁC TÔN GIÁO

Điều 8. Các tổ chức của tôn giáo có tính chất kinh tế, văn hoá, xă hội đều được hoạt động sau khi đă xin phép chính quyền và được chính quyển chuẩn y chương tŕnh, điều lệ.

Những tổ chức ấy đều coi như những tổ chức của tư nhân và được pháp luật bảo hộ.

Điều 9. Các tôn giáo được phép mở trường tư thục. Các trường tư thục đó phải dạy theo chương tŕnh giáo dục của chính phủ. Ngoài giờ dạy theo chương tŕnh giáo dục của chính phủ có thể dạy thêm giáo lư cho những học sinh nào muốn học.

CHƯƠNG III

ĐỐI VỚI VẤN ĐỀ RUỘNG ĐẤT CỦA CÁC TÔN GIÁO

Điều 10. Trong cải cách ruộng đất, khi chính phủ trưng thu hoặc trưng mua ruộng đất của các tôn giáo để chia cho nông dân th́ sẽ để lại cho nhà thờ, nhà chùa, thánh thất một số ruộng đất đủ cho việc thờ cúng và cho những nhà tu hành có điều kiện sinh sống để làm việc tôn giáo.

Số ruộng ấy là bao nhiêu sẽ do nông dân địa phương (nơi có nhà thờ, nhà chùa, thánh thất) b́nh nghị và do chính quyền cấp tỉnh chuẩn y.

Nông thôn khi chia ruộng đất, những người làm công trong các nhà thờ, nhà chùa cũng được chia một phần như nông dân lao động khác.

Điều 11. Khi phát động quần chúng giảm tô và cải cách ruộng đất, những Giám mục, Linh mục, Nhà sư, Mục sư, Chúc sắc có ruộng đất riêng phát canh thu tô như địa chủ, sẽ không quy định thành phần là địa chủ, nhưng phải thi hành đúng chính sách ruộng đất của Chính phủ.

Điều 12. Để bảo đảm việc thờ cúng của nhân dân và giúp đỡ các nhà tu hành, đối với phần ruộng đất mà nhà thờ, nhà chùa, thánh thất được sử dụng từ sau cải cách ruộng đất, Chính phủ sẽ chiếu cố và cho đóng thuế nông nghiệp theo mức nhẹ hơn.

CHƯƠNG IV

QUAN HỆ GIỮA CHÍNH QUYỀN NHÂN DÂN VÀ CÁC TÔN GIÁO

Điều 13. Chính quyền không can thiệp vào nội bộ các tôn giáo.

Riêng về công giáo, quan hệ về tôn giáo giữa Giáo Hội Việt nam với Toà Thánh La-mă là vấn đề nội bộ của công giáo.

Điều 14. Các tổ chức tôn giáo phải tuân theo luật pháp của nước Việt-nam Dân-chủ Cộng-hoà, như mọi tổ chức khác của nhân dân.

Điều 15. Việc tự do tín ngưỡng, tự do thờ cúng là một quyền lợi của nhân dân. Chính quyền dân chủ cộng hoà luôn luôn tôn trọng quyền lợi ấy và giúp đỡ nhân dân thực hiện.

CHƯƠNG V

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 16. Thủ tướng Chính phủ, Uỷ ban Cải cách ruộng đất Trung ương và các Bộ có liên quan chịu trách nhiệm thi hành sắc lệnh này.Chủ tịch Nước Việt-nam Dân-chủ Cộng-hoà◙

Đă kư : Hồ Chí Minh

Tiếp kư

K/T Thủ thướng Chính phủ

Phó Thủ tướng

Đă kư : Phạm Văn Đồng