Việt Nam phản đối Trung Quốc xây dựng ở Hoàng Sa, Trường Sa

Việt Nam khẳng định mọi hoạt động của Trung Quốc ở quần đảo Hoàng Sa cũng như Trường Sa là hoàn toàn phi pháp và vô giá trị.

H́nh ảnh vệ tinh do công ty DigitalGlobe công bố hôm 14/4 cho thấy Trung Quốc đang mở rộng trái phép hai đảo Phú Lâm và Quang Ḥa thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam mà nước này chiếm giữ.

Trả lời trong buổi họp báo thường kỳ hôm nay, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải B́nh cho hay Việt Nam đang xác minh thông tin trên. Tuy nhiên, ông khẳng định Việt Nam có đầy đủ căn cứ pháp lư cùng bằng chứng lịch sử để khẳng định chủ quyền tại hai quần đảo Hoàng Sa cũng như Trường Sa.

"Mọi hoạt động xây dựng, mở rộng của nước ngoài trên hai quần đảo này mà không có sự cho phép của Việt Nam là hoàn toàn phi pháp và vô giá trị", ông B́nh tuyên bố.

Trung Quốc chiếm giữ các đảo Phú Lâm và Quang Ḥa lần lượt vào năm 1956 và 1974. Theo h́nh ảnh vệ tinh được chụp hôm 17/3, hai đảo này đă được mở rộng đáng kể sau hoạt động bồi đắp đất của Trung Quốc gần đây. 

Đường băng cũ trên đảo Phú Lâm đă được thay bằng một đường băng mới dài và hiện đại hơn. Trong khi đó, trên đảo Quang Ḥa có một doanh trại quân đội, đê chắn biển và các công tŕnh khác. Trên đảo Duy Mộng, bị Trung Quốc chiếm gần đó, các ṭa nhà mới cũng xuất hiện.

Tại quần đảo Trường Sa, Bắc Kinh cũng đang đẩy nhanh hoạt động bồi đắp ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Doanh hôm 9/4 tuyên bố rằng Bắc Kinh sẽ sử dụng các đảo nhân tạo mà nước này đang xây dựng trái phép trên Biển Đông để "pḥng vệ quân sự và cung cấp dịch vụ dân sự có lợi cho các nước xung quanh".

Người phát ngôn Lê Hải B́nh cho hay Việt Nam đă nhiều lần đề cập đến vấn đề này với Trung Quốc, kể cả ở cấp cao. 

"Việt Nam kiên quyết phản đối các hành động trên và yêu cầu các bên liên quan nghiêm túc thực hiện Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và đóng góp thiết thực vào việc duy tŕ ḥa b́nh, ổn định ở Biển Đông", ông nói.

Biển Đông được cho là chứa nguồn khoáng sản dồi dào và là tuyến đường hàng hải quan trọng, vận chuyển lượng hàng hóa trị giá 5.000 tỷ USD mỗi năm.◙

Anh Ngọc (VNExpress)

G7 lên án hoạt động bồi đắp ở Biển Đông

hóm Các nước Công nghiệp Phát triển G7 lần đầu thông qua một tuyên bố chung về an ninh hàng hải, trong đó lên án hoạt động bồi đắp đất gây gia tăng căng thẳng trên Biển Đông. 

 Theo Japan News, "Tuyên bố về An ninh Hàng hải" được thông qua sau cuộc họp của các Ngoại trưởng G7 tại thành phố phía bắc nước Đức Lubeck hôm qua. An ninh hàng hải đă lần đầu tiên trở thành chủ đề chính trong cuộc họp thường niên dài hai ngày, kể từ khi diễn đàn này thành lập vào cuối những năm 1970. 

Trong tuyên bố trên, G7 cho hay sẽ tiếp tục theo dơi t́nh h́nh trên Biển Đông cũng như Biển Hoa Đông. Các quan chức bày tỏ quan ngại về các hành động đơn phương, như bồi đắp đất quy mô lớn, nhằm thay đổi hiện trạng và gia tăng căng thẳng ở các vùng biển này. 

"Chúng tôi phản đối mạnh mẽ bất kỳ nỗ lực nào nhằm khẳng định tuyên bố chủ quyền hoặc hàng hải thông qua việc đe dọa, ép buộc hay sử dụng vũ lực", tuyên bố có đoạn.

Tuyên bố không đề cập trực tiếp đến Trung Quốc nhưng việc nhắc đến các hành động trên Biển Đông và Biển Hoa Đông cho thấy thông điệp này rơ ràng đang nhắm đến Bắc Kinh.

Một giới chức cấp cao của Bộ Ngoại giao Nhật Bản cho hay nước này, thành viên châu Á duy nhất trong nhóm, đă nỗ lực để thuyết phục G7 biên soạn ra một tài liệu dài 6 trang tập trung vào vấn đề an ninh hàng hải.

Ngoại trưởng Đức Frank-Walter Steinmeier, người chủ tŕ cuộc họp, cho hay "Nhật Bản, với vai tṛ là chủ nhà của các cuộc gặp G7 năm sau, có mối quan tâm lớn đến việc đưa vấn đề này vào chương tŕnh nghị sự trong những năm tới".

Trung Quốc có tranh chấp chủ quyền với Nhật Bản tại quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trên biển Hoa Đông. Bắc Kinh thường xuyên điều tàu đến vùng biển quanh quần đảo do Tokyo kiểm soát, gây lo ngại về nguy cơ xung đột giữa hai bên. 

Trung Quốc cũng tuyên bố chủ quyền với hầu hết diện tích của Biển Đông và đang đẩy nhanh kế hoạch biến các băi đá tại đây thành đảo nhân tạo, bất chấp sự phản đối quyết liệt của các nước liên quan và quốc tế. 

Trong hội nghị thượng đỉnh ở Đức tháng 6 tới, an ninh hàng hải cũng dự kiến là chủ đề thảo luận của các lănh đạo G-7. ◙

Anh Ngọc (VNExpress)

Biển Đông : Trung Quốc hung hăng, Obama lo ngại

ông du Jamaica ngày 09/04/2015, Tổng thống Mỹ Barack Obama bày tỏ quan ngại về những đ̣i hỏi lănh thổ của Trung Quốc ở Biển Đông. Theo Reuters, nguyên thủ Mỹ nói thẳng : Trung Quốc không nên lợi dụng là một quốc gia to lớn về địa lư, có sức mạnh, để áp đặt các đ̣i hỏi của ḿnh.

Tổng thống Mỹ tuyên bố: "Chúng tôi lo ngại khi Trung Quốc không tôn trọng các chuẩn mực và luật lệ quốc tế và khi Trung Quốc sử dụng tầm vóc to lớn cũng như sức mạnh để buộc các quốc gia khác phải chấp nhận thái độ phụ thuộc."

Ông Obama nhấn mạnh: "Chúng tôi nghĩ rằng điều này có thể được giải quyết qua con đường ngoại giao, việc Philippines hoặc Việt Nam không rộng lớn như Trung Quốc không có nghĩa là họ sẽ bị đẩy ra ngoài lề ."

Các phát biểu của Tổng thống Mỹ được ra trong bối cảnh, các bức ảnh chụp từ vệ tinh được công bố, cho thấy Trung Quốc đẩy mạnh việc bồi đắp Đá Vành Khăn (Mischief Reef) và xây nhiều cảng trên các băi đá khác thuộc quần đảo Trường Sa.

Như thường lệ, ngày hôm qua, 09/04, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh tái khẳng định là Bắc Kinh có quyền tiếp tục các hoạt động bồi đắp trên các đảo này v́ « Trung Quốc có chủ quyền không thể tranh căi đối với quần đảo Nam Sa », tức Trường Sa. 

Ngay lập tức, Hoa Kỳ đă có phản ứng, tố cáo những hoạt động của Trung Quốc gây mất ổn định tại Biển Đông. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Jeffrey Rathke tuyên bố: "Việc giành chiếm lănh thổ và hoạt động xây dựng gây ra lo ngại ngày càng lớn về ư đồ của Trung Quốc, ở trong vùng." Đại diện Bộ Ngoại giao Mỹ nhấn mạnh là Washington theo dơi sát sao các sự kiện này và Hoa Kỳ sẽ tiếp tục bày tỏ với Trung Quốc và các nước khác trong vùng, những lo ngại của ḿnh, nhằm kêu gọi tất cả các bên "tránh tiến hành các hoạt động gây mất ổn định."