Thật Ḷng Sùng Kính Mẹ Maria

ª L.M.Cao Phương Kỷ

Ḷng sùng kính Đức Mẹ MARIA là một một đặc điểm trong cách thức sống Đạo của người Công Giáo Viêt. Trong phạm vi Tôn giáo Linh thiêng, người tín hữu thuần thành tin rằng: trong đời sống nội tâm, cần có Ơn Trên soi sáng hướng dẫn trong bước đường tu đức, và trong mọi cảnh ngộ thăng trầm của cuộc đời trần thế.

Ngoài khía cạnh siêu việt ra, các hiện tượng tôn giáo được biểu lộ ra bên ngoài, đều mặc những nét văn hoá đặc thù của một dân tộc, chủng tộc, cá tính của một địa phương riêng biệt.Do đó, tuy đều thuộc Hội Thánh Công Giáo Roma, nhưng cách xây cất Thánh Đường, mỹ thuật trang trí, thánh nhạc của mỗi điạ phương từ Âu, Á, Phi.. đều có những mầu sắc văn hóa khác nhau.

Theo Lịch sử Truyền giáo, các vị Thừa sai tiên khởi, đặc biệt L.M.ĐẮC Lộ (Alexandre de Rhodes, S.J.1593-1660) đă nhận thấy trong văn hóa Dân tộc Việt Nam, nhất là trong sinh hoạt tôn giáo nhân gian, những biểu tượng về ḷng sùng bái những vị Nữ Thần, những Bà Từ Mẫu, nên đă giới thiệu cho các vị tân ṭng Đức Bà MARIA, là Bà Thân Mẫu của Chúa Cứu Thế, thay cho Đức Phật Bà Quan Âm, Bà Chúa Liễu Hạnh..

Ngoài ra, trong Lịch sử lập quốc, dân Việt đề cao vaitṛ của nữ quyền như truyền thuyết Bà Âu Cơ, chống ngoại xâm như Hai Bà Trưng, Bà Triêu thị Trinh...; trong thi đàn có nữ sĩ Đoàn Thị Điểm, Hồ Xuân Hương, Thanh Quan, Huyền Trân..; trong các gia đ́nh, hay dân làng, người phụ nữ được tôn kính. H́nh ảnh Bà Mẹ luôn là gương mẫu: "Lương y như Từ Mẫu". Ca dao ca tụng công đức hy sinh của người Mẹ cho chồng, con được sánh ví như:

"Cái c̣ lặn lội bờ sông

"Gánh gạo đưa chồng, tiếng khóc nỉ non"

V́ h́nh ảnh "người Nữ muôn thuở" (la Femme éternelle) đă ăn sâu trong tiềm thức của dân gian, nên các nhà Truyền giáo đă sáng tạo những biểu tượng mới, nghi lễ mới để bù đắp vào khoảng trống trong tâm tư của người tân ṭng như: lập ra những cuộc Rước Kiệu, Tháng Hoa, Ca Văn, đoàn Bát âm, đoàn Thiếu nữ dâng hoa, đặc biệt việc Lần Chuỗi Tràng Hạt, thay thế cho việc tụng Kinh niệm Phật.

A. Phân Biệt Ư Nghĩa Phụng Vụ của Danh Từ "Tôn Thờ" và "Sùng Kính"

Sau đây, sẽ bàn rộng về những danh từ trong sách Giáo Lư như: "Tôn Thờ" (Adoration, Worship), và "Sùng Kính" ( Devotion, Veneration), ư nghĩa khác nhau khi áp dụng cho Thiên Chúa và cho Mẹ Maria, cho các vị Thánh Nhân. Thế nào là Sùng Kính Mẹ Maria theo cảm quan đạo đức? Thế nào là quyết chí noi Gương nhân đức TIN của Mẹ Maria?

Sách Giáo Lư của Hội Thánh Công Giáo, phân biệt rơ ràng ư nghĩa danh từ "Tôn Thờ" (Adoration, Worship: số 1070, 1078...) có nghĩa là Phụng Thờ, Tôn Thờ chỉ dành riêng cho Thiên Chúa Ba Ngôi mà thôi, là Đâng Tạo Hóa, là Chủ Tể Vạn sự vạn vật, Siêu Việt trên mọi loài thụ tạo, Đấng cầm quyền sinh tử, Đâng có quyền ban Ân giáng Phước khi ta cầu nguyện

Danh từ "Sùng Kính" (Devotion: số: 971, 956, 2683...) cho các vị Thánh Nhân, đối với với loài thụ tạo, kể cả Đức Maria là Thân Mẫu của Chúa Cứu Thế Nhập Thể . Những vị Thánh nhân, tuy không có quyền trực tiếp ban Ân giáng phước, nhưng v́ công nghiệp đă lập được khi c̣n sống ở trần gian, nên có thể bầu cử (intercession) cầu nguyện cùng Chúa cho chúng ta.

Sách Phụng vụ (liturgy) dạy ta cần phân biệt rơ ràng hai ư nghĩa "Tôn Thờ" và "Sùng Kính" để tránh những lời giảng dạy, hay những hành vi cử chỉ có thể nghịch lại Đức Tin, pha trộn với mê tín dị đoan. Chẳng hạn như một người, v́ mộ mến Đức Mẹ theo cảm quan đạo đức, mỗi khi đi ngang qua Thánh Đường, chỉ tạt qua đốt nến,dâng hoa trước Hang đá Lộ Đức được dựng ở cuối sân Nhà Thờ, rồi ra về, mà chẳng bao giờ ghé vào trong Nhà Thờ, có Nhà Tạm đặt Ḿnh Thánh Chúa!

Loài người có xác có hồn, có phần cảm quan, tức những cảm giác, thất t́nh ( hỉ, nộ,ai, cụ, ái, ố, dục) do ngũ quan từ bên ngoài kích thích. Do đó, trong các Lễ nghi tôn giáo, tuy cốt tuỷ là việc giao tiếp với Thần Thánh với Thế giới Linh Thiêng, như vẫn cần những nghi lễ, trang trí bên ngoài để biểu lộ tâm t́nh sùng mộ bên trong tâm hồn.

Do đó, các nghi lễ phụng vụ đă tạo nên nghệ thuật thánh (Sacred Arts) như các kiến trúc Thánh Đường, những bản nhạc thời danh (Ave Maria..) những bức họa của Michaelo Angelo..Riêng việc Sùng Kính Đức Mẹ Maria trên thế giới và tại Việt Nam, đă lập ra những Trung tâm Hành Hương như Lỗ Đức, Fatima, Guadalupe, LaVang.

Tháng Hoa và những bài Ca Văn, những cuộc Rước Kiệu và đoàn vũ Con Hoa, và những Đai Hội Thánh Mâũ hàng năm.

Tuy những lễ nghi, những tổ chức linh đ́nh giúp khích lệ tâm t́nh đạo đức,ḷng sốt sáng sùng mộ, nhưng việc quan trọng, chính yếu cần thực hiện trong việc Sùng Kính Đức Mẹ Maria, là chú tâm suy niệm và thực tập các nhân đức, nhất là ĐỨC TIN của Đức Mẹ đối với Chúa Cha, Chúa Con, và Chúa Thánh Thần .

B. Đời Sống ĐỨC TIN
của Mẹ Maria

Trong Lịch sử của Hội Thánh, Đức Mẹ Maria luôn sống âm thầm, nhưng giữ một vai tṛ vô cùng trọng yếu trong thời Hội Thánh mới thành lập như tuyển mộ các Tông đồ, an ủi, úy lạo, khi các ngài bị bắt cầm tù và hiện diện cùng các Thánh Tông đồ khi Chúa Thánh Thần hiện xuống. Đức Mẹ Maria vẫn hằng can thiệp một các ngoại lệ, khi Hội thánh lâm nguy, gặp khó khăn, vượt quá sức của loài người. V́ thế, từ Đông sang Tây, đă có nhiều cuộc "Hiện ra" (Apparitions) của Đức Mẹ để truyền bá một Thông Điệp, một Mệnh Lệnh mới cho Hội Thánh.

Mỗi lần "Hiển Linh" đều có những Sứ Điệp riêng thích hợp riêng đối với t́nh trạng khẩn thiết cần đối phó. Do đó, Đức Mẹ Maria đă được kính tặng nhiều Tước Hiệu, khác nhau, tùy theo địa phương mà MỆNH LỆNH cần truyền đạt. Chẳng hạn, "Đức Mẹ Fatima"v́ năm 1917, Mẹ đă hiện ra với 3 trẻ nhỏ tại Làng FATIMA, Nước Bồ Đào Nha, với những Mệnh Lệnh khẩn thiết, để dẹp nạn cộng sản vô thần, giúp chúng ta nhớ những Mệnh Lệnh của Mẹ là:Sám hối, Đền Tội, Cải Thiện đời sống... để Nhân Loại thoát nạn cộng sản tam vô.Đây là một chứng tích thời sự được truyền thông quốc tế ghi chép, có nhân chứng, điều tra, phép lạ và những lời tiên tri tiên đoán đă được hiện thực như đế quốc Ngasô tan ră, sụp đổ. Sự tích về Đức Mẹ Lộ Đức, (Lourdes, Pháp), Đức Mẹ Guadalupe (Mexico City) đều công bố những Sứ Điệp đặc biệt.

Riêng về sự tích Đức Mẹ LAVANG (Quảng Trị, Việt Nam), tuy những chi tiết về biến cố lạ lùng, đa phần do truyền khẩu, nhưng rất khả tín, v́ trong cơn cấm đạo dữ dội, các tín hữu chỉ c̣n trông cậy vào sự che chở của Mẹ Từ Bi.

Điều đáng quan tâm là: Hăy thực thi những Mệnh Lệnh của Đức Mẹ, v́ Mẹ vẫn là Mẹ Chúa Cứu Thế và Mẹ của Hội Thánh. Do đó, không nên xây cất các cơ sở nơi Hành Hương như một trung tâm thương mại, lễ hội cho du lịch, giải trí, nhưng hăy noi gương các tín hữu thời xưa, mỗi khi đi Hành Hương là dịp tốt để tập hăm ḿnh, ăn chay, đền tội và suy niệm về cuộc đời của Chúa Cứu Thế, Đức Mẹ và các Thánh.

Cuộc Đời gian khổ, nhưng ĐỨC TIN vững vàng của Đức Mẹ MARIA

Phúc Âm của Thánh Luca từ Đoạn I-IV, gọi là Phúc Âm thời thơ ấu của Chúa Cứu Thế, là có nhiều chi tiết tường thuật về cuộc đời của Mẹ Maria.

Ơn trọng đại bậc nhất, tức là ", Ơn Vô Nhiễm Nguyên Tội"khi thành bào thai của Bà Cố Anna, khiến cho cuộc đời Nữ Nhi Maria "càng thêm tuổi càng thêm nhân đức" (Luca, II,52). Theo tập quán, cô Maria phải đính hôn với một chàng trai tên là Giuse, thuộc ḍng dơi vua Davít. Nhưng cả hai đều được Chúa soi sáng cho biết Thánh Ư nhiệm mầu, nên đồng ḷng quyết tâm sống đời sống Trinh Tiết. Bản tính tự nhiên của Maria là KHIÊM NHU, NHỊN NHỤC và VÂNG PHỤC Thánh Ư CHÚA. Do đó, dầu khi được Thiên Thần Truyền Tin và Maria được chọn là Mẹ Con Thiên Chúa, Maria cũng không thổ lộ cho ai biết Ơn trọng đại nấy, ngay cả với người yêu nhất đời của ḿnh là Giuse. Nhưng khi Giuse nhận thấy Maria đang mang thai, mặc dầu chàng không thể nghi ngờ ḷng Trinh Tiết, Thuỷ chung của Maria, nên đành ngậm ngùi, âm thầm phú thác số mệnh cho Chúa An Bài, và dự tính rút lui êm,"đào vi thượng sách".

Nếu Giuse không có Đức TIN mạnh mẽ vào Thiên Chúa, không có ḷng Bác Ái bao la, quảng đại tin tưởng vào ḷng chung thuỷ của Maria, nhưng tố cáo Maria tội "ngoại t́nh, gian dâm", th́ theo Luật, Maria có thể đă bị ném đá chết. Phần riêng Maria, v́ bản tính giầu ḷng Nhân ái, Khiên tốn, rất thông minh,nhảy cảm, không phải không nhận thấy nỗi khổ tâm của người yêu, nhưng Maria luôn hoàn toàn phú thác nơi ḷng từ bi của Chúa lo liệu, dầu rất khổ tâm v́ sợ bị hồ nghi là bất trung với người yêu. Nhưng Chúa đă sai Thiên Thần báo mộng cho Giuse biết một Phép Lạ cả thể: Nhờ quyền năng chúa Thánh Thần, Ngôi Hai Thiên Chúa đă xuống thế làm NGƯỜI, trong ḷng Trinh Nữ Maria.

Từ khi thưa"Xin Vâng" làm Mẹ Cứu Chúa, Mẹ Maria đă cam kết đồng lao cộng khổ với Con Mẹ để hoàn tất việc Chuộc tội cho nhân loại. V́ thế, khi Thiên Thần báo tin Bà Chị Họ là Isave đă ǵa rồi mà Chúa c̣n cho mang thai người con trai đầu ḷng, th́ lập tức Mẹ vội vă sửa soạn lên tường đi viếng thăm để giúp đỡ Bà chị đă già mà c̣n phải nuôi con mọn.Người con sắp sinh ra chính là Thánh Gioan Tiền Hô, người dọn đường cho Con Mẹ, trên bước đường Cứu Chuộc. C̣n trong bụng Mẹ, Thánh Gioan nhảy mừng khi chào đón bà D́ đến thăm. Ngay nay, sau hai ngàn năm, Hội Thánh vẫn c̣n hát đi hát lại những bài Ca Ngợi Ḷng Thương Xót Chúa "Magnificat" và Kinh Kính Mừng"Ave Maria, đầy Ơn Phước". Thật vậy, ngoài Chúa Giêsu, Con Mẹ, không ai được Mẹ yêu mến bằng người cháu Gioan, đă sống cuộc đời khắc khổ trong rừng vắng, mặc áo da cừu, ăn châu chấu..làm Phép Rửa để dân chúng sám hối, dọn đường lĩnh Ơn Cứu Chuộc. Người đời thật tệ bạc, đă không cải tà qui chính, lại c̣n chặt đầu một cách thê thảm người cháu ngoan của Mẹ: đây là cái tang đâu tiên mà Mẹ phải gánh chịu, trên bước đường cứu nhân độ thế.

Sau khi an táng cho Cháu Gioan, Mẹ Maria đă mời một số cựu môn đệ của cháu đến dự Tiệc Cưới tại Cana để yêu cầu Con Mẹ làm Phép Lạ ":biến nước thành rượu ngon", khiến các ngài vững Tin, tiếp tục hợp tác với Con Mẹ trên bước đường Rao Giảng Tin Mừng.cho toàn dân

Trong ba năm, Mẹ Maria và một số Phụ nữ, ngược xuôi khắp miền xứ Galilêa, Giudêa, Biển Hồ, Miền Thập Tỉnh..để phụ giúp về vật chất, nhất là HY SINH, CẦU NGUYỆN

Sau khi Chúa Giêsu lê Trời và sau khi lĩnh nhận Bày Ôn Chúa Thánh Thần, Mẹ Maria trong thật sự là Vị Cố Vấn Tối Cao, thay Con Mẹ để nân đỡ Hội Thánh mới thành lập, các Thánh Tông đồ bị bắt cầm tù, bị giết, và phân tán khắp nơi để đem TIN MỪNG cho muôn dân, như lời di chúc của Con Mẹ. Theo một truyền thuyết, Mẹ đă theo Thánh Gioan đi đến miền Epheso (ngày nay là Nước Turkey) và qua đời tại đó.

Ngay sau khi giúp Bà D́ Isave và Cháu Gioan được mẹ tṛn con vuông, th́ đến lượt chính ḿnh cần giúp đỡ nhưng chẳng có ai, trừ một ḿnh người yêu là Giuse.

Hai người dắt d́u nhau trở về quê quán thành Bêlem để khai nhân số, cũng đúng kỳ hạn do Thánh Ư Nhiệm Mầu: NGÔI HAI THIÊN CHÚA GIÁNG SINH.

Xét về phương diện nhân loại, th́ số phận của Mẹ Maria thật hẩm hiu, tủi thân,tủi phận v́ gần đến ngày sinh Con, mà Mẹ không t́m được một mái ấm nhà cửa đón Con ra chào đời, không một quán trọ tạm thời, nên đành phải t́m nơi hàng ḅ lừa để nương náu, sửa ấm qua đêm.

ÔI! ĐÊM THÁNH VÔ CÙNG!

Ngày nay, dân tộc Việt, và các dân miền Trung Đông, Palestinh.. lâm vào cảnh di cư tỵ nạn v́ chiến tranh, bom đạn, khủng bố tàn sát ghê sợ, chết thảm phanh thây, th́ chúng ta mới dễ thông cảm và chia sẻ cảnh ngộ khốn khổ cuả Con Mẹ, Mẹ và Thánh Giuse, tất tưởi, gấp rút chạy trốn sang Ai Cập,dể tránh nạn vua Hêrôdê truy nă lùng bắt để thủ tiêu Vị Cứu Chúa mới ra đời. Sống nếp sống di cư tỵ nạn, dầu ở đâu, ở thời đại nào, không phải là luôn thoải mái, dễ dàng. Để bảo vệ sinh mạng cho Chúa Con, Mẹ Maria và Thánh Giuse thật vất vả, chật vật thích nghi với địa phương về khí hậu, dân t́nh, công ăn việc làm, nhà cửa, và xin trợ cấp, giúp đỡ. Nhưng hai Ông Bà vẫn một Ḷng VÂNG PHỤC Thánh Ư Chúa, chu toàn bổn phận, nuôi và bảo vệ Chúa Con, cho đến khi có lệnh được trở vê Cố Hương Nagiarét.

V́ chấp nhận đồng lao cộng khổ với Con Mẹ để CHUỘC TỘI cho nhân loại, nên Mẹ đă thật sự xứng danh hiệu là:"MẸ SẦU BI", v́ không có bà mẹ trần gian nào khổ sở gian truân như Mẹ. Do đó, chỉ có thể hiểu được tại sao Mẹ c̣n "ĐỨNG" được duới chân Thánh Giá, (STABAT Mater Dololosa), v́ Mẹ giầu ĐỨC TIN, CAN ĐẢM, và muôn hộc TỪ BI ( Hàn Mạc Tử)

Nói tóm lại, xét về phương diện "người đời", chắc hẳn xưa nay chưa có một phụ nữ nào gian nan, vất vả như Mẹ. Nhưng v́ Mẹ hoàn toàn sống cho Thiên Chúa Ba Ngôi, cho T̀NH THƯƠNG Bao La của Chúa để cứu chuộc Nhân Loại được Sống VĨNH CỬU, nên Mẹ đă trở nên giống Con Mẹ, và kết hiệp mật thiết với Con Mẹ, trong suốt đời sống trần thế và măi măi muôn đời.◙