Bàn tiếp về chính sách thâm nhập CĐ Việt TN/CS qua ngả Giáo Dục

Trần Phong Vũ

Tiếp theo bài "Tập sách ‘Let’s Speak Vietnamese’ nói ǵ với Cộng Đồng Việt TN/CS?" đăng trên tuần báo Việt Tide Thứ Sáu 10-4 và sau buổi góp tiếng với đồng hương trong và ngoài nước từ 7 giờ đến 10 giờ 30 đêm Chúa Nhật 12-4-2015 qua hai DĐ Paltalk Thằng Mơ và Yểm Trợ Khối 8406, người viết xin bàn tiếp về vấn đề hệ trọng này.

Mối quan tâm của đồng hương khắp nơi

Trong buổi Paltalk kéo dài 3 giờ 30 phút khởi sự lúc 7 giờ –giờ California- tối Chúa Nhật 12-4-2015 do diễn đàn Thằng Mơ và diển đàn Yểm Trợ Khối 8406 điều động, đông đảo tham dự viên trong và ngoài nước đă tỏ ra hết sức quan tâm tới chủ đề "Chúng ta phải làm ǵ để triệt tiêu ác tâm của Hànội nhằm đầu độc giới trẻ Việt hải ngoại qua cửa ngơ Giáo Dục". Nhiều đóng góp thiết thực đă được nêu lên.

Sau phần nghi thức thường lệ, Lm Phan Văn Lợi đă được mời lên tiếng. Với tư cách là người trong nước, Lm thông cảm trọn vẹn mối ưu tư của bà con trước chủ trương của Hànội lợi dụng việc giảng dạy Việt ngữ để đầu độc giới trẻ hải ngoại. Cha cho biết, mặc dù được đề ra trong Nghị Quyết 36 cách đây chẵn 11 năm, nhưng cho đến năm 2009 chủ trương này mới được thực hiện với qui mô lớn. Kể từ đấy, hai bộ Giáo Dục/Đào Tạo và bộ Ngoại Giao CSVN đă liên tục tổ chức những buổi sinh hoạt vào dịp nghỉ hè với sự tham dự của nhiều phái đoàn học sinh, sinh viên Việt Nam hải ngoại, phần đông thuộc hệ thống học đường địa phương, nhất là Hoa Kỳ. Vẫn theo Lm Phan Văn Lợi th́ phát hiện của Thị Trưởng thành phố Westminster rất quan trọng và cần thiết v́ nó báo động cho giới phụ huynh Việt Nam trong các Công Đồng tị nạn cộng sản khắp thế giới nhận ra sách lược thâm sâu của Hànội nhắm vào con em chúng ta ở nước ngoài. Lm bày tỏ niềm hy vọng việc đưa ra thảo luận công khai trong các diễn đàn Paltalk sẽ giúp cho các trí giả, giới truyền thông, cách riêng các nhà giáo và giới phụ huynh nhận thức được tính cách nghiêm trọng của vấn đề, nhắc nhở mọi người phải tích cực hơn nữa trong nỗ lực chặn đứng chủ trương lũng đoạn tập thể người Việt Quốc Gia qua cửa ngơ giáo dục.

Trong suốt mấy tiếng đồng hồ sau đó, các tham dự viên từ khắp nơi đă thay nhau nêu lên những ư kiến quư giá liên quan tới chủ đề buổi Paltalk

Tóm tắt những ư kiến tiêu biểu

Trong khuôn khổ một bài viết ngắn, sau đây chúng tôi xin lược tŕnh lại vài ba ư kiến chính được nêu lên trong buổi Paltalk tối Chúa Nhật 12-4 vừa qua. Với tư cách người điều hợp chương tŕnh, Blogger Lạc Việt thẳng thắn cho rằng tập thể người Việt ở hải ngoài thường có thói quen đỡ đ̣n cách tiêu cực khi bị tấn công hơn là tích cực dồn mọi nỗ lực để triệt tiêu cái ác đến tận căn. Cụ thể khi biết Hànội tung ra Nghị Quyết 36 nhằm lũng đoạn tập thể người Việt ở ngoài nước, chúng ta thường chú tâm vào việc tổ chức những cuộc hội thảo mang tính lư thuyết. Cũng thế, mọi người thường nôn nóng biểu t́nh rầm rộ khi phát hiện một viên chức, một phái đoàn của đảng hay nhà nước ra công tác, hoặc một nhóm văn công tới tŕnh diễn văn nghệ tại một địa điểm nào đó. Đành rằng việc hội thảo rất cần thiết, v́ nhờ thế mọi người thấy rơ được vấn đề để t́m phương đối phó. Cũng không ai phủ nhận tác dụng của những cuộc biểu t́nh, v́ đậy là phương sách cụ thể cho mọi người thấy lập trường kiên định của tập thể chúng ta đối với Hànội. Nó cũng giúp cho người dân và chính quyền địa phương nhận chân được bộ mặt thật tàn ác của của chế độ CSVN. Tuy nhiên, kinh nghiệm cho thấy sau những cuộc hội thảo sôi nổi, những buổi xuống đường đầy khí thế, điều buồn là từ tham luận đoàn, ban tổ chức tới cử tọa và đám đông xuống đường mạnh ai về nhà nấy, và mọi sự tuồng như lại trở về trạng thái cũ không có ǵ thay đổi.

Qua những ư kiến được các tham dự viên tóm tắt trên màn h́nh kèm phần trả lời của diễn giả, cho thấy có nhiều người tán thành, nhưng cũng không ít người tỏ ra dẻ dặt không hoàn toàn đồng thuận với quan điểm kể trên. Xét riêng về khía cạnh phải chờ tới nhiều năm, sau khi ông Tạ Đức Trí phát hiện con gái ông đang bị những thày cô giáo trong hệ thống học đường Mỹ đầu độc bằng loại sách song ngữ với nội dung tai hại… chúng ta mới biết th́ quả thật, chính người đang viết những gịng này cũng cảm thấy ḿnh có lỗi v́ thiếu tinh thần trách nhiệm, thiếu sự nhạy bén cần thiết của người đă một thời dạy học để sớm nhận ra con đường ngắn nhất, hữu hiệu nhất chắc chắn Hànội sẽ tích cực tận dụng là con đường uốn nắn trí tuệ con em chúng ta!

Suy nghĩ về những biện pháp cụ thể nhằm khắc phục t́nh trạng tồi tệ đă xảy ra, một số ư kiến được bộc bạch. Tạm gác ra một bên những chương tŕnh, kế hoạch quá nhiểu tham vọng, ngoài tầm tay, không thể thực hiện trong sớm chiều… thí dụ như cần có sự kết hợp thành một khối vững chắc của Cộng Đồng hải ngoại, vận dụng bằng được những ngân khoản lớn khả dĩ đương đầu với những phương tiện thừa mứa của CSVN trong việc thi hành NQ36 (!?), chúng tôi tâm đắc hai ư kiến thiết thực, cụ thể. 1/ Mỗi người, mỗi gia đ́nh, nhất là những vị có con em đang theo học trong hệ thống học đường địa phương, dù ở Mỹ, ở Âu Châu hay Úc Châu- cần tích cực đóng góp phần ḿnh trong nỗ lực triệt tiêu mọi hành vi gian ác của Hànội. 2/ Liên tưởng tới câu châm ngôn dưới dạng câu đối của nhà giáo Bùi Văn Bảo (tức nhà thơ Bảo Vân) thuở sinh thời "Chỉ sợ đàn con quên Việt ngữ / Đừng lo lũ trẻ kém Anh văn", dựa vào kinh nghiệm bản thân, ông Nguyễn Văn Bắc từ Canada cho biết: ông bà dứt khoát chỉ trao đổi chuyện tṛ với con cái bằng tiếng Việt. Ông xác quyết, điều này không hề ảnh hưởng tới tŕnh độ phát triển ngoại ngữ của các cháu. Bằng chứng là khi trưởng thành, tốt nghiệp đại học, không những các cháu vẫn giữ được tiếng mẹ đẻ mà c̣n nói, viết thông thậo hai, ba tiếng nước ngoài. 3/ Cộng đồng cần để tâm tới các thày cô giáo người Việt đang phụ trách chương tŕnh giảng dạy song ngữ tại các trương địa phương, kể cả các Trung Tâm giảng dạy Viễt ngữ. Chúng tôi xin khai triển thêm những ư kiến đóng góp kể trên trong phần kế tiếp.

Tính thiết thực của những nỗ lực cá nhân

Chê bai, chỉ trích, trút bỏ trách nhiệm cho người khác là bệnh chung của nhiều người. V́ thế ư kiến của một tham dự viên là mỗi cá nhân, mỗi gia đ́nh trong cộng đồng tị nạn cùng dồn nỗ lực đóng góp phần ḿnh vào việc chung là một ư kiến thiết thực, cụ thể cần được quan tâm và bắt tay thực hiện. Cấp thời, những gia đ́nh có con em trong tuổi học sinh, sinh viên cần thường xuyên theo dơi bài vở của con em, quan tâm tới những sách viết về lịch sử cuộc chiến Việt Nam dùng ở nhà trường. Riêng những em theo học các chương tŕnh song ngữ, phụ huynh cần t́m biết về thày cô giáo phụ trách và những tài liệu giảng dạy để kịp thời phát hiện những dấu hiệu sai trái trước khi quá trễ. Xa hơn, các bậc phụ huynh cũng cần suy nghĩ về việc tập cho con em nói tiếng Việt trong gia đ́nh từ thời thơ ấu. Cần loại bỏ quan niệm sai lầm là tiếng mẹ đẻ gây trở ngại cho chúng trong việc học, hiểu ngoại ngữ ở trường. Ngoài kinh nghiệm của ông Nguyễn Văn Bắc trong buổi Paltalk kể trên, bản thân chúng tôi có một người bạn định cự ở San Diego. Anh chị có hai cháu trai ra đời ở Mỹ. Cả hai đều nói và viết tiếng Việt rất chuẩn. Cháu nhỏ đă tốt nghiệp Y khoa BS. Cháu lớn, sau khi tốt nghiệp cao học về ngôn ngữ đang chuẩn bị luận án tiến sĩ về văn chương Việt Nam.

Tuy có những vị không vướng vào quan niệm sai lầm trên đây, nhưng v́ không nghĩ xa, v́ lười muốn chọn sự dễ dăi nên quen dùng ngôn ngữ địa phương các cháu quen dùng ở trường để trao đổi, đối thoại với chúng. Đến khi bước qua ngưỡng cửa trung học, đại học th́ đă quá trễ, đành khoán trắng việc học tiếng mẹ đẻ cho những lớp song ngữ.

Không thể thiếu sự can thiệp của Cộng Đồng

Từ nền tảng, sự quan tâm của cá nhân, gia đ́nh là tối hệ trọng. Tuy vậy cũng cần có sự can thiệp và đóng góp tích cực của các hiệp hội, các tổ chức trong Cộng Đồng. Cụ thể như Hội Phụ Huynh Học sinh, Sinh viên, Hội Giáo Chức Việt Nam và các Trung Tâm Giảng Dạy Việt Ngữ trong các CĐVNTNCS. Mặc dầu có phần trễ nải, nhưng phản ứng tức thời của tân Ban Chấp Hành Hội Giáo Chức VN và của những anh chị em thuộc Trung Tâm Việt Ngữ miền nam California trong những ngày qua là những chỉ dấu đáng mừng và cũng thật đáng được khuyến khích. Được biết cả hai tổ chức này hiện đang phối hợp nghiên cứu để kịp thời soạn thảo những tập sách giáo khoa song ngữ Việt/Anh với nội dung tốt, cung ứng cho hệ thống học đường địa phương cũng như các trường Việt ngữ tại các nhà thờ, chùa chiền, thánh thất trong cộng đồng. Mong rằng các cá nhân, các phụ huynh và các tổ chức trong các tập thể người Việt ở các Châu Lục khác, ngoài Bắc Mỹ, cũng có những thao thức và quan tâm như vậy.

Một chi tiết cần được bạch hóa trước khi tạm kết thúc

Trong bài viết đăng trên Việt Tide tuần rồi có ghi chi tiết "Sau sự kiện mùa hè năm 2014 một Giảng viên Việt ngữ (Lectureur in Vietnamese) tại đại học UCLA miền nam California bị công luận đặt vấn đề…" và điều này cũng được đề cập thoáng qua trên DĐ Paltalk đêm Chúa Nhật 12-4. Ít ngày sau, một người bạn cho hay: một vị có mặt trong DĐ cho rằng diễn giả cố t́nh bao che không nói tới danh tính vị Giảng viên Việt ngữ. Sự thật không phải vậy. Giản dị chỉ v́ cá nhân tôi e ngại nếu công khai đề cập chi tiết nội vụ th́ chủ đề buổi hội thảo sẽ loăng nếu không muốn nói lạc đề. Và như thế vấn đề sẽ không được bàn luận sâu rộng hầu t́m ra biện pháp đối phó.

Những ai theo dơi cuộc tranh luận nhiều ngày trên các trang mạng internet mùa hè năm ngoái về chuyện liên quan hẳn chưa quên là chính bản thân người viết những gịng này và 10 anh chị em tín hữu Công giáo khác đă minh danh kư tên trong một Thư Ngỏ tŕnh bày quan điểm của ḿnh đối với hành vi và thái độ của ông Quyên Di mà trong phần lư lịch lưu trữ ở đại học UCLA ghi rơ chức danh của đương sự là một trong hai "Lectureur in Vietnamese" đang hành nghề tại đây.

Nếu v́ nhu cầu phục vụ lợi ích chung, có thể trong một lúc nào đó chúng tôi sẽ buộc ḷng phải bạch hóa một chuyện đau ḷng cũ nhưng vẫn mang tính thời sự này.

Những ngày tưởng niệm
40 năm Tháng Tư Đen