Kinh Tế

40 Năm Phá Sản, Kinh tế quốc doanh

Trần Nguyên Thao

Thủ Tướng VC Nguyễn Tấn Dũng, đă bất ngờ gây ngạc nhiên, "giật ḿnh"trong phiên họp chính phủ đầu tháng 4, khi xác định rằng kinh tế Việt Nam "tăng trưởng tới 6,03% trong quư một năm nay", cao nhất so với cùng kỳ trong 5 năm trở lại đây. Ngay sau đó, giới chuyên gia vạch ra rằng : "giá dầu th́ thấp, xuất khẩu giảm sút, khách du lịch cũng giảm, mà chỉ số GDP lại tăng rất cao! Số liệu không đáng tin này sẽ dẫn đến sự méo mó trong chính sách kinh tế, trong đầu tư và những đánh giá không chính xác về thực trạng xă hội, và rằng tác động của nó th́ vô cùng tai hại". Không phải chỉ giới chuyên gia phản bác số liệu tăng trưởng kinh tế của ông Thủ Tướng. Chủ tịch Quốc hội VC Nguyễn Sinh Hùng nói là, cách tính GDP của Việt Nam rất lơ mơ, không biết thế nào mà lần". Ảo ảnh mà ông Dũng cố ư tô vẽ trong một t́nh huống "chiến lược kinh tế sau 40 năm, ở khu vục công coi như phá sản"; càng làm rơ thực trạng nợ công của Hanoi c̣n mang trên vai đến 303 tỷ Đôla, bằng 164% so với GDP. V́ vậy, cho dù tăng trưởng kinh tế có đúng như lời huyênh hoang của ông Dũng, cũng chưa thể kiếm ra đủ tiền để chỉ trả "phần tiền lời" khi các món nợ đáo hạn. Ngoài ra, nợ xấu trong toàn hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam cũng được nói là trên 500 ngàn tỷ đồng, tiềm ẩn rất nhiều bất trắc.

Nhiều thành viên quan trọng thuộc khối Kinh tế, tài chánh trong chính phủ Hanoi đă bày tỏ ngạc nhiên về tỷ lệ tăng trưởng kinh tế do chính ông Thủ Tướng của họ đưa ra. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn B́nh nói: "Khi nghe tin tăng trưởng kinh tế quư một đạt 6,03%, quả thật là hơi giật ḿnh." Trong khi đó, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh nói ông "hơi choáng" khi nghe về tuyên bố này. Ông Nguyễn Bích Lâm, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê, xác quyết, đă "rà lại rất kỹ" sau khi có con số tăng GDP "khá đẹp" quư một vừa rồi.

Trước đó, hôm 12 tháng 3, ông Nguyễn sinh Hùng, chủ tịch Quốc Hội VC từng công khai chê trách là, "cách tính GDP của Việt Nam rất lơ mơ, không biết thế nào mà lần".

Tháng Tám năm ngoái, ngay trong hội nghị về đầu tư tại Đà Nẵng, chính Thủ tướng VC Nguyễn Tấn Dũng đă nh́n nhận "cách tính GDP của các đia phương không giống ai, không xác thực, không đúng thực tế" (BBC)

Phía Ban Kinh Tế Trung Ương thuộc Cộng đảng, gồm ṭan những người có thế giá và từng giữ các chức vụ then chốt trong kinh tê, tài chánh không đưa ra nhận định nào về loan báo kinh tê tăng trưởng đột ngột của ông Dũng.

Trên lư thuyết, trong một nền kinh tế không có lạm phát, nếu nợ là 100% bằng với GDP, có lăi suất khoảng 5%, mà GDP tăng 5% thì chỉ đủ để trả tiền phân lời cho các món nợ đó. Nhưng nay tỷ lệ nợ của toàn bộ nền kinh tế Việt Nam đã là 303 tỷ Đôla, bằng 164% GDP, như thế GDP phải tăng gần 9% th́ mới có thể đủ trả được tiền lời. Riêng nợ của khu vực doanh nghiệp nhà nước (DNNN) đă tương đương 53% tổng nợ của cả nền kinh tế. Hàng ngàn công ty thuộc khu vực kinh tế nhà nước, gồm Tập Đoàn, Tổng Công Ty và Công ty chỉ sản xuất ra 32% GDP. Trong số này, chỉ có 11 công ty được nh́n nhận là có thông tin minh bạch!

Nợ xấu trong hệ thống ngân hàng th́ bị nhà nước che đậy; đôi khi tung ra các số liệu khác nhau làm nhiễu thông tin. Nhưng giới chuyên gia ước lượng nợ xấu cũng trên 500 ngàn tỷ đồng. Hanoi cũng có dự án dẹp bớt ngân hàng thương mại, từ 37 xuống c̣n 15 ngân hàng trong năm nay. Nhưng đây cũng là bài toán khá gay go, phức tạp. Bởi quyền lợi các nhóm lợi ích chồng chéo nhau trong hệ thống ngân hàng thương mại, nên rất dễ gây ra cảnh "kẻ mạnh đè người yếu" để sang đoạt (**). Hanoi cũng vừa tăng vốn cho Công Ty Quản Lư Tài Sản (VAMC) lên 200 ngàn tỷ, thay v́ 5 trăm tỷ như lúc ban đầu. VAMC thành lập tháng 5-2013 như công cụ giải quyết nợ xấu. Nhưng giới chuyên ngành tiên đoán là VAMC cũng sẽ không làm nên tṛ trống ǵ.

Ngân sách của Hanoi bội chi nhiều năm liên tiếp. Riêng năm nay, có thể bội chi đến 280 ngàn tỷ, v́ giá dầu xuống thấp, làm mất gần 10% số thu cho ngân sách. Hanoi phải nuôi một lúc cả công nhân viên nhà nước, lẫn cán bộ đảng và những tổ chức râu ria, an ninh ch́m nổi và hàng ngàn cơ quan truyền thông các loại.

Dù cho t́nh huống rất thê thảm, Hanoi cho đến nay vẫn theo đuổi "kinh tế thị trường, định hướng xă hội chủ nghĩa", nhưng Cộng đồng cũng không định nghĩa được một cách minh bạch nghe cho lọt tai về nền kinh tế họ đang theo đuổi.

Một nền kinh tế quốc doanh với doanh nghiệp nhà nước đóng vai tṛ chủ đạo, không thể gọi là kinh tế thị trường. Nhưng lâu nay Hanoi mở nhiều chuyến công du đi khắp thế giới qua Mỹ, châu Âu để yêu cầu lănh đạo nước ngoài công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường.

Chuyên gia tài chánh Bùi Kiến Thành cho rằng, Việt Nam chưa có nhân sự được huấn luyện về quản lư kinh tế thị trường mà chỉ mới định hướng xă hội chủ nghĩa thôi.

Việt Nam tồn tại hai khu vực kinh tế : khu quốc doanh có trên 4000 loại công ty nằm gọn trong tay nhà nước, chiếm thế thưọng phong trong kinh doanh, nhưng nợ ngập đầu, thiếu hiệu quả . . . Nhưng Cộng đảng vẫn muốn giữ cho chặt, v́ đây là "chỗ tham nhũng" vô tội vạ.

Trước áp lực từ nhiều phía, 24 năm trước, Hanoi đề ra cổ phần hóa DNNN. Đợt 3 kéo dài từ năm 2013, dự tính bán ra 432 công ty, đến nay là giữa năm 2015, mới bán được trên 70. Nhà đầu tư nh́n thấy thông tin không minh bạch, nợ xấu ngập đầu, lại bị quy định giới hạn cổ phần. lại đ̣i giá cao. . . . Nên nhiều nhà đầu tư ngắm nghía rồi lại quay đi nơi khác. Năm ngoái, Hanoi ra lệnh bán 3.5% cổ phần của Hàng không Việt Nam. Cuối cùng các nhà đầu tư không mua, phải bán cho chủ nợ. Hanoi muốn làm nản ḷng giới đầu tư, sau đó sang lại cổ phần cho các công ty cùng băng đảng. Cuối cùng là chuyện "đánh bùn sang ao" Kinh tế vẫn nằm trong tay Cộng đảng.

Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam Trần Đ́nh Thiên từng nói rằng kinh tế Việt Nam "là nền kinh tế định hướng "công nghiệp - phi công nghệ", không khuyến khích sản xuất nội địa, không có công nghiệp hỗ trợ."

Ông Thiên nói có tới 76% máy móc, thiết bị dây chuyền công nghệ ở Việt Nam thuộc thế hệ 1950-1960 và Việt Nam "quá thiên lệch về khuyến khích nhập khẩu để gia công lắp ráp (thường gọi là chế xuất), và mang tính đầu cơ."

Ông Thiên cho rằng kinh tế Việt Nam phát triển và tái cơ cấu chậm là do "đang tồn tại một hệ thống không chịu trách nhiệm và không thể chịu trách nhiệm".

Độc giả hẳn chưa quên hai đại Tập đoàn Vinashin và Vinalines, hai "quả đấm thép" đă lần lượt "tan chảy" ngay trong tay Hanoi, từ giữa năm 2010. Sự việc này là cao điểm ghi dấu chiến lược kinh tế mang cái đuôi "xă hội chủ nghĩa" của Hanoi bị hoàn toàn phá sản. Hai vụ này đă đưa đến các cuộc họp kín kín, hở hở của Cộng đảng. Cũng ngày đó, Dân Việt chứng kiến thêm tính cực kỳ gian manh khi Cộng đảng sáng chế ra một "con người" không có thật mang tên "đồng chí X" để "gánh hết tội t́nh". C̣n những con người thật th́ tiền vẫn bỏ túi, không ai chịu trách nhiệm ǵ cả. Rốt cuộc, toàn dân đă bị đám cướp ngày móc túi; 90 triệu người, chia đều ra mỗi người cũng mất gần vài triệu đồng.

Khu vực kinh tế của tư nhân, nhỏ hơn khối DNNN rất nhiều, chú trọng vào chế xuất, phần lớn là các xí nghiệp người nước ngoài mang nguồn vối FDI (Foreign Direct Investment)

Phó Chủ tịch Moody’s Investor Service, Christian De Guzman nhận định, tiềm năng của các doanh nghiệp tư nhân Việt Nam là không thể chối căi, nhưng trong hoàn cảnh hiện nay, khi các nhóm lợi ích đang chi phối khối doanh nghiệp nhà nước, khu vực này vẫn không thể phát triển hết mức.

Doanh nghiệp tư nội địa bị DNNN chèn ép rất thê thảm. Từ 2010 đến nay, khu vực tư nhân nội địa đi vào con đường "thi nhau phá sản" hàng trăm ngàn công ty.

Đời sống tinh thần và kinh tế của dân chúng quá thấp kém so với các nước trong vùng (*), làm lộ ra bản năng lănh đạo mù ḷa, yếu kém, che đậy, lừa đảo và đầy tàn ngược của một chế độ theo đuổi chiến lược kinh tế "kư sinh trùng"; chuyên về mè nheo, xin xỏ, vay nợ khắp nơi để dồn vào túi riêng. Không phải vô cớ mà dân chúng gắn vào trán Hanoi là "hèn với giặc, ác với dân". Hanoi đă qúa nhu nhược để Việt Nam bị lệ thuộc quá đáng vào phương Bắc về kinh tế, và làm mất chủ quyền biển, đảo. Riêng về Biển Đông, Hanoi không hề nghĩ cũng như "rất ngu ngơ" về giá trị to lớn của kinh tế biển. Ngay khi Trung Cộng đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa vào năm 1974, Hanoi vẫn thản nhiên, an tâm trong ảo tưởng về một thế giới đại đồng của chủ nghĩa Cộng Sản. Ngày nay Bắc Kinh ngày đêm xây dựng các đảo nhân tạo để chiếm đoạt nguồn kinh tế biển của Việt Nam, Hanoi rất hiếm khi lên tiếng phản đối, dù chỉ cho có lệ. Các điểm này đang làm rấy lên trong ḷng dân chúng một phong trào chống đối không hề tắt. Có thể v́ vậy mà Cộng đảng có nhu cầu phải lừa gạt dư luận rằng kinh tế đang tăng trưởng mạnh, đồng thời trấn áp bắt bớ để cố đậy nắp "nồi súp-de" đang sôi sục trong dân chúng.

Hàng chục năm nay, Cộng đảng gieo rắc rất nhiều cảnh trấn lột dưới nhiều h́nh thức gây kinh hoàng trong dân chúng, th́ chắc chắn chế độ phải chốc lấy nỗi sợ hăi, bất an đe dọa theo tỷ lệ thuận gia tăng của dân chúng; tương ứng với hành động tàn ngược vô luân của một chính quyền dă man chưa từng có trong lịch sử Dân Tộc Việt.◙

TNT, Apr 20-15

___________________________

(*) Thu nhập b́nh quân đầu người của Việt Nam tụt hậu tới 51 năm so với Indonesia, 95 năm so với Thái Lan và 158 năm so với Singapore.

(**) Tại VN có 3 loại ngân hàng : Ngân hàng hay Quỹ Tín Dụng quốc doanh, Ngân hàng thương mại, Ngân hàng Thương Mại ngoại quốc có đại diện tại VN.