Viết từ Canada

40 NĂM SAU C̉N CĂI NHAU VỀ MỘT CÁI TÊN

Mặc Giao

Miền Nam Việt Nam mất vào tay cộng sản cách đây 40 năm. Phe thắng cuộc gọi ngày 30 tháng Tư là ngày chiến thắng, ngày giải phóng miền Nam. Phe thua cuộc gọi đó là ngày quốc hận, ngày mất nước, tháng Tư đen... Ai muốn gọi là ǵ th́ gọi, muốn kỷ niệm kiểu ǵ tùy ư và tùy theo lập trường của ḿnh. Chẳng ai áp đặt được ai. Bốn mươi năm qua vẫn vậy. Năm nay, chuyện tranh căi tên gọi ngày 30-4 trở nên sôi nổi. Lư do phát xuất từ Canada do việc ông Nghị sĩ gốc Việt Ngô Thanh Hải đệ nạp dự luật Bill S-219 Hành tŕnh đến Tự Do (Journey to Freedom) tại Thượng Nghị Viện Canada với nội dung ghi nhớ ngày mất Sài G̣n, mở đầu cho phong trào bỏ nước đi t́m tự do của hàng triệu người Việt Nam, trong đó có khoảng 300,000 hiện sinh sống ở Canada. Dự luật đă được Thượng Nghị Viện Canada chấp thuận ngày 8-12-2014 và chuyển sang Hạ Nghị Viện ngày 10-12-2014. Hạ Viện đă mở phiên họp thảo luận đầu tiên. Ông Hải hy vọng dự luật sẽ được Hạ Viện thông qua và Toàn Quyền Canada đại điện Nữ Hoàng Elisabeth II sẽ ban hành quanh thời điểm 30-4-2015. Ngay khi dự luật được phổ biến, nhiều cuộc tranh cài đă xảy ra xoay quanh cái tên cùa dự luật và tác giả của nó. Phe chống ồn ào hơn phe bênh, nhưng vẫn chưa phân thắng bại,

Riêng tôi, tôi không bênh cũng không chống dự luật này. Tôi không ba phải đâu, nhưng thấy dự luật này nếu có thành luật Canada cũng chẳng cứu được Việt Nam khỏi tay cộng sản. Mặt khác, nó cũng chẳng làm hại ǵ công cuộc chống cộng hay làm mất chính nghiă của chúng ta khi không gọi ngày 30 - 4 là ngày quốc hận hoặc tháng Tư đen. Tôi chẳng thấy có âm mưu pḥ cộng nào trong việc h́nh thành dự luật này. Dĩ nhiên ông Hải và đảng Bảo Thủ Canada có lư do riêng.

Ông Ngô Thanh Hải được Thủ Tướng Stephen Harper ch́ định làm nghị sĩ Thượng Nghị Viện cách đây 2 năm. Theo Hiến Pháp Canada, chỉ có dân biểu được dân bầu trực tiếp vào Hạ Nghị Viện, nên viện này được gọi là Viện Thứ Dân (House of Commons) như bên Anh. Các nghị sĩ trước đây được vua hay nữ hoàng Anh chỉ định vào Viện Qúy Tộc, người Anh gọi là House of Lords, viện của những bậc vương giả đại diện vua. Ngày nay, theo tinh thần dân chủ, các nghị sĩ tại Anh và Canada được thủ tướng chỉ định. V́ vậy Thượng Viện không có nhiều quyền bằng Hạ Viện. Việc chính của Thượng Viện là làm "second reading", tức đọc lại những dự luật do Hạ Viện biểu quyết và nếu cần th́ đề nghị tu chính. Thượng Viện cũng có quyền đề nghị dự luật và biểu quyết trước. Nhưng trong mọi trường hợp, Hạ Viện sẽ có tiếng nói cuối cùng, kể cà bác bỏ dự luật đă được Thượng Viện thông qua, hoặc chấp thuận hay bác bỏ những đề nghị tu chính của Thương Viện. Thượng Viện Hoa Kỳ có nhiều quyền hành hơn v́ các nghị sĩ Mỹ được dân bầu trực tiếp.

Ông Ngô Thanh Hải có giao tiếp và liên hệ với giới chính trị tại thủ đô Ottawa từ nhiều năm, khởi đầu bằng làm phụ tá tại văn pḥng một dân biểu. Thời gian sau, ông được chọn làm thẩm phán Ṭa Án Quốc Tịch (Citizenship judge) vùng Ottawa. Chức vụ này lo công việc cứu xét hồ sơ xin vào quốc tịch và chủ tọa các buổi lễ tuyên thệ nhập tịch.

Năm 2013, Thượng Viện trống ba ghế nghị sĩ, Thủ Tướng Stephen Harper, lănh tụ Đảng Bảo Thủ (Conservative Party) đương quyền, đă cử ông Ngô Thanh Hải cùng với hai người khác cũng thuộc các sắc dân thiểu số vào các ghế này. Đây là một tính toán tranh cử của ông Harper và Đảng Bảo Thủ. Dù sao cũng phải công nhận ông Ngô Thanh Hải là người có tài giao tế và vận động. Nhờ thế ông đă được "vua biết mặt, chúa biết tên" để đưa ông vào những chức vụ ngon lành, không cần phải vất vả tranh cử. Do đó, ông phài chứng tỏ cho những người cử nhiệm ông thấy ông là thủ lănh đương nhiên của cộng đồng người Việt tại Canada. Ông nghĩ với dự luật này, cộng đồng người Việt sẽ đứng sau lưng ông, sẽ đồng loạt gởi thư ủng hộ ông đến Hạ Viện. Ông đă đạt một phần mơ ước nhưng c̣n gặp nhiều chống đối, từ phiá cộng sản cho tới những cộng đồng tỵ nạn, trong đó có những người qúa khích, những người ganh ghét, nhưng cũng có những người ôn ḥa không thích ai tự coi ḿnh là thủ lănh đương nhiên. Họ coi trọng thể thức dân chù.

Về phiá đàng Bảo Thủ đang cầm quyền, họ có chính sách vận động lấy phiếu của những cộng đồng di dân thiều số. Chính sách này đă giúp họ thành công trong cuộc bầu cử năm 2011. Họ muốn đẩy mạnh chính sách này mạnh hơn trong cuộc bầu cử sắp tới vào tháng 10 năm nay, 2015. Canada theo chế độ đại nghị (parliamentary). Đảng nào có đa số ghế tại Hạ Viện sẽ cầm quyền và đảng trưởng sẽ trở thành thủ tướng. Canada không bầu người lănh đạo quốc gia cấp toàn quốc như tại các nước theo tổng thống chế. Cử tri chỉ bầu các dân biểu theo từng đơn vị nhỏ. Ở những đơn vị này, số phiếu chỉ cần chênh lệch vài chục, thậm chí vài phiếu đă có thể phân thắng bại. Những cử tri thuộc gốc di dân không có đa số áp đảo, nhưng có thiểu số có thể làm thay đổi kết qủa tại nhiều địa phương. Điều này qúa rơ ràng, Tại những cuộc bầu cử ở Orange County, California, Hoa Kỳ mới đây, một cựu nghị sĩ tiểu bang da trắng đă thua một ứng cử viên gốc Việt vài chục phiếu khi tranh chức giám sát, một ứng cử viên gốc Việt đă hơn đối thủ chỉ có 7 hay 8 phiếu để đoạt chức thị trưởng Garden Grove. Canada cũng từng xảy ra những trường hợp tương tự trong các cuộc bầu dân biểu. V́ vậy, ngoài việc thu phục đa số cử tri bản địa, các đảng c̣n phái nỗ lực ve văn cử tri thuộc các cộng đồng di dân. Đảng đang cầm quyền có nhiều lợi thế nhất trong việc ve văn, v́ có nhiều quyền lợi để phân phát, nhiều chức tước để cài đặt, kể cả đưa ra những dự luật vô thưởng vô phạt cho Canada nhưng có thể tạo sự ủng hộ của một sắc dân nào đó. Người ta không lấy làm lạ khi thấy Thủ Tướng Harper đă bổ khuyết 3 ghế nghị sĩ bằng những người thuộc các cộng đồng Phi Luật Tân, Ư và Việt Nam.

Những người chống dự luật S - 219 đầu tiên là cộng sản. Có tin TT Nguyễn Tấn Dũng đă gửi thư cho TT Harper yêu cầu hủy bỏ dự luật này để tránh gây hại cho bang giao Việt Nam - Canada. Đại sứ Việt Nam tại Ottawa đ̣i được điều trần tại Thượng Viện nhưng không được đáp ứng. Ông gửi bản điều trần viết bằng tiếng…Việt đến Thượng Viện. Ủy ban cứu xét coi bản điều trần như không có với lư do không kịp dịch sang tiếng Anh và tiếng Pháp, hai ngôn ngữ chính thức của Canada. Một lá thư có 22 chữ kư của một số người Việt sống ở Canada được gửi đến Hạ Viện để yêu cầu viện này bác bỏ dự luật được Thượng Viện chuyển đến. Trong số những người kư, một phần ba là những cựu sinh viên được chính phủ Việt Nam Cộng Ḥa cho đi du học trước 1975 nhưng đă tham gia hội sinh viên, Việt kiều yêu nước chống chính thể VNCH, ủng hộ Việt Cộng, đặc biệt có 3 người thuộc hội đồng quản trị Hội Doanh Nghiệp Việt Nam-Canada (Vietnam-Canada Chamber of Commerce), đứng đầu là bà Nguyễn Đài Trang, trụ sở đặt tại 1351 Dufferin Street, Toronto. Hội Việt kiều cộng sản (Vietnam-Canada Association) cũng dùng nơi này làm trụ sở. Thư của 22 người cũng lấy địa chỉ liên lạc ở đây. Như vậy chỗ này là đầu cầu, là trung tâm giao liên của cộng sản VN tại Canada. Cộng sản rất đau nếu dự luật được Hạ Viện biểu quyết thành luật, đánh dấu ngày miền Nam Việt Nam bị cộng sản cưỡng chiếm, và dân miền Nam phải chạy cộng sản bán sống bán chết.

Oái oăm thay. trong khi cộng sản sợ dự luật th́ lại có một số người Việt chống cộng ở hải ngoại tẩy chay dự luật và mạt sát người khởi xướng dự luật là ông Ngô Thanh Hải một cách rất thậm tệ. Dù khác lập trường và quan điểm với nhau cũng không nên đối xử với nhau một cách thiếu tương kính như vậy, nhất là không nên kết tội người khác một cách vô bằng chứng hay với những bằng chứng c̣n nhiều nghi vấn. Dĩ nhiên ông Ngô Thanh Hải có hậu ư khi đề xướng và vận động dự luật này. Ông Hải làm chính trị mà. Nhưng ông Hải và cả chính phủ lẫn quốc hội Canada đâu có quyền bắt người Việt tỵ nạn phải từ bỏ những tên Ngày Quốc Hận, Tháng Tư Đen và thay thế bằng tên Ngày Hành Tŕnh Đến Tự Do. Ngược lại, chúng ta cũng không thể bắt Quốc Hội Canada, và qua đó bắt toàn dân Canada, phải nh́n nhận ngày 30-4 là Ngày Quốc Hận hay Tháng Tư Đen theo ư chúng ta. Dự luật này nếu được ban hành sẽ là luật của Canada, không phải luật của người tỵ nạn Việt Nam. Theo nội dung dự luật, ngày 30-4 sẽ không phải là ngày quốc lễ, chỉ là Ngày Tưởng Nhớ (Commemoration Day) sự kiện miền Nam Việt Nam bị cộng sản chiếm và mở đầu việc hàng trăm ngàn người Việt Nam đến Canada tỵ nạn, t́m tự do, rồi trở thành những công dân Canada và đóng góp vào sự cường thịnh của quốc gia này. Dự luật có nói đến nỗi khổ mất nước và mất tự do của người tỵ nạn, đồng thời cũng gián tiếp ca ngợi Canada đă mở rộng ṿng tay đón nhận họ. Như vậy đă đủ để cộng sản nhột. Chính phủ Canada cũng phải t́m lợi cho họ trong việc này. Vừa khéo léo kể công, vừa lấy cảm t́nh của hàng trăm ngàn cử tri gốc Việt. Không có lợi ai làm, dù tử tế đến đâu?

Có lẽ ông Ngô Thanh Hải bị tấn công nặng như vậy một phần cũng v́ ông hiện giữ chức Chủ Tịch Ban Chấp Hành Trung Ương của tổ chức Liên Minh dân Chủ. Tổ chức này được cố Giáo Sư Nguyễn Ngọc Huy thành lập. Sau khi Giáo Sư Huy qua đời, tổ chức coi các đàn anh lăo thành Phạm Thái, Nguyễn Văn Huy (xin đừng lộn với GS Nguyễn Ngọc Huy) như chỗ dựa tinh thần. Hai ông này đều ở Việt Nam và đều bị cộng sản bỏ tù. Trong tù, ông Nguyễn Văn Huy đă thuyết phục cựu Dân Biểu Phạm Duy Tuệ sắp được ra tù và sẽ được đi ngoại quốc đại diện ông đi "thuyết khách" ở hải ngoại về giải pháp cộng tác với cộng sản để biến cộng sản từ đỏ sang hồng rồi từ hồng sang trắng. Trong một bữa ăn tại tư gia chúng tôi ở Calgary, ông Tuệ đă nói với tôi đại ư là cộng sản hiện như một chai rượu Johnny Walker chỉ c̣n cái nhăn ông già chống gậy, nước bên trong đă hết chất rượu rồi. V́ vậy chúng ta phải t́m cách pha chất quốc gia của chúng ta vào. Ông Tuệ hỏi tôi có phải anh hai Mỹ đă đồng ư giải pháp này không. Tôi trả lời không biết, nhưng theo tôi nghĩ Mỹ chưa ủng hộ một giải pháp nào hay một tổ chức nào và việc bắt tay với cộng sản lúc này chỉ là một ảo tưởng. Ông Tuệ đập tay vào đùi than: "Chết mẹ rồi!". Chắc ông Tuệ mới từ trong nước ra, chưa nắm vững t́nh h́nh, đă được rỉ tai là mọi sự đă được sắp xếp đâu vào đó cả rồi, kể cả Mỹ đă bật đèn xanh. Nên khi thấy tôi nói điều ngược lại, ông ngạc nhiên và hoảng hốt. Cuộc nói chuyện của ông Phạm Duy Tuệ ngày hôm sau tại Calgary do phân bộ Nam Alberta Liên Minh Dân Chủ tổ chức không đạt kết qủa như ư muốn. Tôi cũng đi dự v́ t́nh bạn bè cựu đồng viện nhưng "thủ khẩu như b́nh". Thời gian đó cách đây cũng gần hai chục năm. Sau khi Tổng Thống Bill Clinton lập bang giao với Hà Nội, chắc nhiều cấp lănh đạo của Liên Minh Dân Chủ nghĩ rằng thời cơ đă tới nên phải đi bước trước để trở thành lực lượng đối thoại với cộng sản. Họ đă đưa người về Sài G̣n sửa soạn một cuộc hội thảo lớn tại khách sạn Métropole trên đường Trần Hưng Đạo. Nhiều thành phần cộng sản và quốc gia được gửi thiệp mời tham dự, trong đó có cả kẻ viết bài này. Lúc đầu nhà cầm quyền cộng sản để yên cho làm. Nhưng trước ngày khai mạc mấy bữa, họ ra lệnh cấm và t́m bắt những người tổ chức từ Mỹ về. Một số anh em chạy thoát. Hai người không chạy kịp bị bắt giam mấy năm trước khi được thả về Mỹ. Ông Stephan Young, bạn của GS Nguyễn Ngọc Huy, cho rằng cộng sản VN nhận được lệnh của Trung Cộng phải phá vỡ ngay cuộc hội thảo này.

V́ toan tính thay đổi đường lối đấu tranh chính trị mà Liên Minh Dân Chủ bị vỡ làm đôi. Một số cán bộ thâm niên, chủ yếu ở châu Âu, tách ra thành Liên Minh Dân Chủ Kiên Định Lập Trường. Phần c̣n lại vẫn do ban chấp hành của ông Lê Phát Minh lănh đạo, nhưng sau đó lại bể thành hai nữa. Thực tế, Liên Minh Dân Chủ đă bể thành ba. Phe của ông Minh và hiện thời do ông Ngô Thanh Hải đứng đầu là phe chính truyền. V́ thế ông Hải bị một số người kết án là thừa kế một tổ chức muốn bắt tay với cộng sản.

Ông Ngô Thanh Hải c̣n bị nghi ngờ và mang tiếng thêm v́ một vụ khác vào năm ngoái. Đó là việc ông tiếp Thứ Trưởng Ngoại Giao cộng sản Nguyễn Thanh Sơn một cách kín đáo. Mấy ngày sau cuộc gặp gỡ, Nguyễn Thanh Sơn tung ra một thông báo khoe khoang rằng Nghị Sĩ Ngô Thanh Hải đă đồng ư hết với những ǵ đương sự tŕnh bầy liên quan tới Việt Nam. Ông Ngô Thanh Hải phải viết bài đính chính trối chết. Dĩ nhiên ông Hải với tư cách một nghị sĩ Canada có quyền tiếp bất cứ một chính khách ngoại quốc nào đến gặp ông. Không ai có thể kết án ông về việc này. Tuy nhiên ông phạm một lỗi chiến thuật, đó là không công khai hóa sớm và dành quyền lên tiếng trước. Ai cũng biết ông gốc Việt Nam, gặp một thứ trưởng ngoại giao Việt Nam không thể không nói chuyện về Việt Nam. Ông phải hiểu cộng sản luôn luôn lợi dụng cơ hội để tuyên truyền sai lạc. Nếu ông cho dư luận biết trước cuộc gặp gỡ và lên tiếng liền sau cuộc gặp gỡ là ông có thế thượng phong, không ai nghi ngờ được ông, và Nguyễn Thanh Sơn chưa chắc đă dám lên tiếng sau ông để xuyên tạc. Ông đă tạo cớ cho người khác nói xấu ông.

Thêm một vụ nữa chứng tỏ ông Ngô Thanh Hải đă có một quyết định vội vàng, không suy nghĩ kỹ, gây hậu qủa tiêu cực cho chính ông. Ông đă dẫn GS Nguyễn Ngọc Bích và LS Lâm Chấn Thọ vào Quốc Hội Canada trần t́nh một giải pháp cho Việt Nam bằng việc phục hoạt (reactivate) Hiệp định Paris 1973. Mấy ông này c̣n rêu rao đó cũng là giải pháp cho vấn đề Biển Đông. Ông có thấy tất cả các chính phủ kư hiệp định này đă xé bỏ hay muốn quên hẳn hiệp định họ đă kư, kể cả 12 nước và Liên Hiệp Quốc kư Định Ước bảo đảm việc thi hành hiệp định? Lúc này ai c̣n có thể triệu tập các quốc gia đă kư Định Ước họp lại để lấy quyết định buộc các phe liên hệ phải tái thi hành hiệp định Paris? Giả dụ quyết định này thành tựu, ai sẽ đại diện Mặt Trân Giải Phóng Miền Nam đă bị chính cộng sản Bắc Việt khai tử? Ai là thành phần thứ ba và ai sẽ đại diện thành phần này? Ai sẽ đại diện Việt Nam Cộng Ḥa? Chẳng lẽ lại là GS Nguyễn Ngọc Bích, LS Lâm Chấn Thọ và ông Hồ Văn Sinh? Ai bầu các ông này? Hay các ông tự chỉ định với danh nghiă VNCH Foundation do các ông mới lập ra? Cũng đừng quên rằng theo Hiệp định Paris, Việt Nam vẫn chia hai, miền Bắc do cộng sản nắm chắc, mọi giải pháp chính trị, quan trọng nhất là cuộc bầu cử để thành lập chính quyền mới, chỉ được áp dụng tại miền Nam. Chính quyền nào sẽ được giao trách nhiệm tổ chức cuộc bầu cừ? VNCH đâu c̣n quân lực và guồng máy chính quyền để bảo đảm một cuộc bầu cử trong sáng, công bằng. Mọi xáo trộn, mọi tṛ gian dối lại diễn ra. Chẳng bao lâu sau Bắc Việt sẽ lại nuốt trửng miền Nam. T́nh trạng Biển Đông chắc chắn sẽ tệ hơn v́ Trung Quốc lợi dụng t́nh trạng quân hồi vô phèng ở Việt Nam để thả cửa lấn chiếm.

Kư ức của mấy ông này qúa ngắn. Họ không nhớ Giáo sư Vũ Quốc Thúc đă vận động phục hoạt Hiệp định Paris từ năm 1988 với sự ủng hộ của nhiều dân biểu và luật gia Pháp, Việt. Giáo sư Vũ Quốc Thúc đă thành công trong việc tổ chức một cuộc hội thảo lớn tại Paris trong đó có các dân biểu Pháp, đại diện các luật gia Việt Nam tại Mỹ, Pháp và Âu châu. Tôi đă mang đến cuộc hội thảo gần 100 chữ kư của các luật gia Việt Nam tại Canada ủng hộ và đóng góp ư kiến cho công việc này. Một đại diện của CIA cũng công khai tham dự và phát biểu. Các bài thuyết tŕnh và các cuộc thảo luận rất xâu sắc và nặng tính chuyên môn, dự trù mọi khiá cạnh áp dụng. Một cuốn bạch thư được phát hành vào dịp này (xin đọc Hồi Kư của GS Vũ Quốc Thúc để biết thêm chi tiết). Việc vận động phục hoạt Hiệp định Paris được xúc tiến nghiêm chỉnh v́ có tin cộng sản VN có thể chấp nhận quay lại Hiệp định Paris do nạn thiếu thực phẩm và khó khăn kinh tế họ đang gặp phải, nhất là thấy Liên Xô và các nước cộng sản Đông Âu đang có dấu hiệu tan ră. Đó là cơ hội rất tốt mà t́nh h́nh hiện nay không có. Nhưng cơ hội đó cũng qua đi khi cộng sàn VN vẫn trụ được sau khi khối cộng sản Liên Xô và Đông Âu sụp đổ. Thời cơ như thế, vận động nghiêm chỉnh và quy mô như thế mà cũng không có kết qủa. Mấy ông làm chính trị tài tử chỉ thích làm lănh tụ có dám nghĩ ḿnh thành công khi người khác đă làm hơn ḿnh từ 27 năm trước và đă thất bại? Tôi không cổ vơ tinh thần chủ bại, nhưng phải biết ḿnh biết người, có danh chánh ngôn thuận, biết ứng phó với hoàn cảnh mới bằng những giải pháp mới th́ mới mong đạt kết qủa. Nghị sĩ Ngô Thanh Hải dẫn mấy ông này vào Quốc Hội Canada tŕnh bầy giải pháp cho Việt Nam và cho Biển Đông kiểu ấy không sợ các dân biểu nghị sĩ cười thầm trong bụng cho cả họ lẫn ông sao? Ông bị nạn lây v́ rất nhiều người không chấp nhận mấy ông đại diện VNCH tự phong.

Sự thật thường hay mất ḷng. Tôi đă nói đúng những ǵ tôi biết và nói thẳng những ǵ tôi nghĩ. Tôi chắc bài viết ngắn này không làm hài hài ḷng cả hai bên đang tranh căi về cái tên của ngày 30-4. Tranh căi kiểu đó có lợi ǵ cho đại cuộc? Có sớm giải phóng đất nước khỏi ách cộng sản không? Hay chỉ gây thêm chia rẽ và hận thù ngay trong hàng ngũ của chúng ta? Dự luật S-219 chẳng thâu ngắn hay kéo dài ngày về quê hương của chúng ta. Tôi nghĩ Nghị sĩ Ngô Thanh Hải không gặp may mắn với dự luật này. Ông có thiện chí và tưởng rằng dự luật sẽ củng cố hậu thuẫn cho ông, đồng thời đóng góp phần nào vào việc chống cộng, ít ra về phương diện tuyên truyền. Ông đă không ngờ gặp sự cay cú và phản ứng tàn tệ của một số người trong cộng đồng tỵ nạn. Chắc chắn có những phần tử cộng sản trà trộn núp danh quốc gia để đánh lén ông, không kể những tên cộng sản công khai đă ra mặt tấn công ông. Ông cũng phải chịu thêm đ̣n về việc đứng đầu sóng ngọn gió cho Liên Minh Dân Chủ, thêm một số quyết định và việc làm dễ tạo cớ cho một số người hiểu lầm và chỉ trích. Tôi chắc ông đă biết và chờ đợi những đ̣n này khi quyết định làm chính trị. Đời chẳng biết thế nào là khôn dại. Nhưng tôi nghĩ ông nên thận trọng và "nhẹ nhàng" hơn. Tôi cũng nghĩ việc đầu tiên khối người Việt chúng ta phải làm là đừng tấn công nhau nặng hơn đánh cộng sản, Đừng rút dây chặt cầu với nhau để khi cần nhau c̣n có thể nh́n mặt nhau không ngượng. 40 năm rồi, chúng ta không học được bài học nào sao? l