Giải Đáp Giáo Lư

TẠI SAO PHẢI SÁM HỐI
ĐỂ ĐƯỢC CỨU RỖI?

Lm Fx Ngô Tôn Huấn

Hỏi: Xin cha giải thích lời Chúa Giêsu nói sau đây:

"… Anh em hăy sám hối và tin vào Tin Mừng. (Mc 1: 15)

Trả lời:

Chúa Giêsu xuống trần gian làm Con Người để thi hành Chương Tŕnh cứu chuộc nhân loại của Chúa Cha, Đấng đă tạo dựng con người có lư trí và ư muốn tự do (free will) và tôn trọng cho con người sử dụng hai quà tặng đặc biệt này để hoặc chọn yêu mến Chúa hay khước từ Người để sống theo thế gian đối nghịch với Chúa là Chân Thiện Mỹ tuyệt đối.

Chính v́ con người có lư trí để nhận biết có Đấng Tạo Hóa đă tạo dựng muôn loài muôn vật hữu h́nh và vô h́nh – đặc biệt tạo dựng con người có nam có nữ - nên việc chọn Chúa và sống theo đường lối của Người mới có giá trị cứu rỗi.

Chính v́ con người có tự do chọn lựa nên "tội lỗi mới xâm nhập trần gian và tội lỗi gây nên sự chết" (Rm 8:12), v́ con người đă chọn sống theo ư riêng của ḿnh thay v́ vâng phục Thiên Chúa để làm điều đẹp ḷng Người.

Cụ thể, cứ nh́n vào thực trạng sống của con người ở khắp nơi ngày nay, ta có thể nhận diện ai đang chọn sống theo đường lối của Chúa và ai đang chọn sống theo ư riêng ḿnh để sống theo thế gian, theo "văn hóa của sự chết" và theo hướng dẫn của ma quỉ, địch thù của chúng ta ví được như "sư tử đói đang rảo quanh t́m mối căn xé." (1 Pr 5: 8)

V́ con người có ư muốn tự do mà Thiên Chúa luôn tôn trọng cho con người sử dụng nên vấn đề luân lư và thưởng phạt mới được đặt ra cho riêng con người mà thôi. Và cũng v́ con người sử dụng tự do để làm điều trái nghịch với ư muốn của Chúa, tức phạm tội, chống lại Chúa là Đấng trọn tốt trọn lành, nên Chúa Cứu Thế Giêsu đă vâng phục Chúa Cha, xuống trần gian làm Con Người để " hiến mạng sống ḿnh làm giá chuộc cho muôn người." (Mc 10: 45)

Nhưng cho được hưởng công nghiệp cứu chuộc của Chúa, con người phải nh́n nhận tội lỗi của ḿnh và sám hối ăn năn để xin Chúa tha thứ, v́ Thiên Chúa, Cha chúng ta,Đấng ngự trên trời "chẳng vui ǵ khi kẻ gian ác phải chết, nhưng vui khi thay đổi đường lối để đươc sống." (Ed 33: 11)

Được sống ở đây có nghĩa là được chiêm ngưỡng Thánh Nhan Chúa là nguồn vui và hạnh phúc của các Thánh và các Thiên thần trên Thiên Quốc.

Ngược lại, phải chết có nghĩa là phải xa ĺa Chúa đời đời ở nơi gọi là hỏa ngục,là chỗ dành riêng cho những kẻ đă hoàn toàn khước từ t́nh yêu của Chúa và không hề ăn năn sám hối để xin Chúa thứ tha mọi tội lỗi đă phạm v́ tự do chọn lựa và cũng v́ yếu đuối con người.

Chúa rất gớm ghét mọi tội lỗi v́ tội xúc phạm đến bản chất yêu thương, nhân từ công b́nh và thánh thiện của Người.Nhưng Chúa lại yêu thương kẻ có tội biết hối lỗi và xin Người tha thứ.Chúa Giêsu đến trần gian cũng v́ tội lỗi của loài người đáng phải phạt, nhưng Thiên Chúa đă tha thứ nhờ công nghiệp cứu chuộc vô giá của Chúa Giê su-Kitô, Đấng đă hy sinh chịu mọi đau khổ và chết cho "muôn người được cứu chuộc." (Mt 20:28)

Tuy nhiên, Chúa không tiêu diệt hết mọi căn nguyên tội lỗi c̣n tồn tai nơi bản tính con người để cho chúng ta phải chiến đấu chống lại nếu muốn được cứu rỗi để vào Nước Trời.

Nhưng công nghiệp cứu chuộc của Chúa Giê su không phải là cái "passport" để cho người ta sử dụng đi du lịch và ăn chơi du hí ở các nơi tội lỗi trên thế giới. Cũng không phải là bằng lái xe (driver license) cho người muốn lái xe ở Mỹ. Có bằng lái để được phép lái xe thôi. Nhưng nếu không lái đúng theo luật lưu thông để cứ chậy ẩu, chạy nhanh quá tốc độ cho phép, nhất là vượt đèn đỏ th́ sẽ bị phạt nặng và có thể bị rút bằng lái, nếu vi phạm nhiều lần.

Như thế, có bằng lái xe không loại trừ nguy cơ bị phạt và rút bằng lái, nếu lái ẩu, không tuân theo luật lệ lưu thông.

Cũng vậy, t́nh thương và công nghiệp cứu chuộc vô giá của Chúa Kitô không loại trừ khả năng bị luận phạt và mất ơn cứu độ, nếu không cộng tác với ơn này bằng quyết tâm sống theo đường lối của Chúa và xa tránh mọi tội lỗi; v́ chỉ có tội mới ngăn cách con người với Thiên Chúa là Đấng đầy ḷng thương xót nhưng gớm nghét mọi tội lỗi, v́ tội đi ngược lại bản chất yêu thương, công b́nh và thánh thiện của Người.

Thử hỏi những kẻ đang giết người, giết trẻ nữ ở Trung cộng và Ấn độ, đang chặt đầu con tin (hostages) để đ̣i tiền chuộc mang của quân khủng bố hồi giáo quá khích, đặc biệt là bọn buôn người, bắt cóc trẻ nữ để bán cho bọn tú bà ma cô cung cấp cho những kẻ vô luân vô đạo đang đi t́m thú dâm ô và ấu dâm (child prostitution) rất khốn nạn và tội lỗi, th́ làm sao những người này có thể được cứu độ và hưởng t́nh thương của Thiên Chúa, nếu họ cứ tiếp tục đi sâu vào con đường tội lỗi mà không biết ăn năn sám hối kịp thời để xin tha thứ?

Trong thời Cựu Ước, Thiên Chúa đă dùng h́nh phạt đại hồng thủy (deluge) (St 6-8) để tiêu diệt mọi người và mọi sinh vật trên địa cầu, trừ gia đ́nh ông No-e và các sinh vật được ông đem lên tầu trước khi mưa tuôn đổ xuống suốt 40 đêm ngày và cuốn đi vào ḷng đại dương tất cả người và sinh vật trên mặt đất. Chúa đánh phạt như vậy, v́ con người quá tội lỗi và không biết sám hối để xin thứ tha. Lại nữa, Chúa cũng cho lửa từ trời xuống thiêu rụi hai thành Sô-dôm và Go-mo-ra, v́ ông Abraham không t́m được người nào công chính để xin Chúa tha chết cho dân tội lỗi ở các thành đó. (St 19)

Như thế đủ cho thấy là nếu con người cứ phạm tội mà không hề biết ăn năn sám hối để xin Chúa thứ tha, th́ có thể sẽ phải bị trừng phạt ngay từ đời này và đời sau, v́ tội lỗi và ngoan cố không chịu từ bỏ những sự dữ đă và đang làm.

Thiên Chúa giầu t́nh thương và nhân hậu, nhưng lại gớm ghét mọi tội lỗi .V́ thế, nếu con người không biết sám hối- tức là nh́n nhận tội lỗi của ḿnh- và xin tha thứ th́ công nghiệp cứu chuộc của Chúa Kitô sẽ trở nên vô ích cho những người đó. Chúa chết một lần cho tội lỗi của con người, nhưng con người phải đoạn tuyệt với tội lỗi th́ mới được hưởng công cứu chuộc của Chúa để sống hạnh phúc đời đời với Chúa trên Nước Trời mai sau.

Nói khác đi, không thể lấy cớ Chúa nhân từ, hay tha thứ để cứ tự do sống theo ư ḿnh, ngoan cố phạm tội, và không hề biết ăn năn sám hối để xin Chúa thứ tha, th́ công nghiệp cứu chuộc vô giá của Chúa Kitô sẽ trở nên vô ích cho những ai sống như vậy, và t́nh thương bao la của Thiên Chúa cũng không bao che cho họ khỏi hư mất đời đ̣i v́ thiếu thiện chí cộng tác với t́nh thương và ơn cứu độ của Chúa.

Đó là lư do tại sao Chúa Giê su đă nói với những người đến hỏi Chúa xem có phải mấy người bị Tổng Trấn Phi-la-tô giết chết và mười tám người khác bị thác Si-ô –e đè xuống đè chết có phải v́ họ tội lỗi hơn những người khác hay không, Chúa đă trả lời họ như sau:

"Tôi nói cho các ông biết: không phải thế đâu. Nhưng nếu các ông không chịu sám hối th́ các ông cũng sẽ chết hết y như vậy." (Lc 13: 5)

Sám hối có nghĩa là thành thật nh́n nhận tội lỗi của ḿnh đă mắc phạm và quyết tâm chừa bỏ. Có quyết tâm như vậy th́ Chúa sẽ vui mừng để tha thứ, v́ t́nh thương thứ tha của Chúa chỉ áp dụng cho những ai thực tâm yếu mến Người và có thiện chí muốn xa tránh tội lỗi.

Nghĩa là, chỉ những ai tội lỗi mà không chịu nhận biết việc sai trái hay sự dữ ḿnh làm, th́ sẽ không được hưởng ḷng khoan dung tha thứ của Chúa. Công nghiệp cứu chuộc vô giá của Chúa Kitô cũng không tự động áp dụng cho hết mọi người mà không đ̣i hỏi sự cộng tác nào của con người qua nỗ lực đoạn tuyệt với tội lỗi và bước đi theo Chúa Kitô là "con Đường, là sự Thật và là sự Sống." (Ga 14: 6).

Sở dĩ Chúa đ̣i thiện chí cộng tác, v́ Chúa c̣n phải tôn trọng tự do chọn lựa của con người. Nếu người ta chọn sống theo thế gian, theo cảm dỗ của ma quỉ, theo hướng chiều của bản năng xấu, thay v́ chọn Chúa để sống theo đường lối của Người , th́ Chúa sẽ không can thiệp và để mặc cho con người sống và lănh chịu mọi hậu quả của tự do chọn lựa đó..Mặt khác, nếu cứ phạm tội và không c̣n tin tưởng ǵ nơi ḷng thương xót của Chúa để xin tha thứ, th́ lại mắc thêm tội phạm đến Chúa Thánh Thần, tức tội chối bỏ t́nh thương tha thứ của Thiên Chúa, là Cha nhân từ đầy ḷng xót thương, nhưng con người phải tin tưởng chạy đến xin Người thứ tha mọi tội lỗi đă phạm v́ yếu đuối con người, v́ gương xấu của thế gian và nhất là v́ ma quỷ cám dỗ ngày đêm..

Tóm lai, là con người sống trên trần gian và trong xác phàm có ngày phải chết đi này, không ai có thể tránh được những khuyết điểm, tội lỗi nặng nhẹ. Nhưng điều quan trọng là nhận biết ḿnh có tội và ăn năn thống hối để xin Chúa thứ tha.Tội lỗi dù lớn lao đến đâu th́ Chúa vẫn tha thứ được,nếu kẻ có tội thực ḷng sám hối và xin Chúa thứ tha. Như vậy, ai cũng phải sám hối v́ không ai có thể nói ḿnh vô tội như Thánh Gio-an Tông Đồ đă dạy sau đây:

"Nếu chúng ta nói là chúng ta không có tội

Chúng ta tự lừa dối ḿnh

Và sự thật không ở trong chúng ta

Nếu chúng ta thú nhận tội lỗi

Thiên Chúa là Đấng trung thành và công chính

Sẽ tha tội cho chúng ta

Và sẽ thanh tẩy chúng ta sạch mọi điều bất chính" (1 Ga 1: 8-9)

Chúng ta đang sống trong mùa chay là thời điểm thích hợp cho mọi người tín hữu sám hối để nhận biết tội lỗi của ḿnh và xin Chúa tha thứ mọi lầm lỗi v́ yếu đuối con người. Chắc chắn Chúa sẽ tha thứ và ban ơn nâng đỡ để giúp ta trở nên hoàn hảo hơn.

Đó là lư do v́ sao Chúa Giê su đă dạy phải "sám hối và Tin vào Tin Mừng", nghĩa là phải ăn năn chừa tội và sống những ǵ Chúa đă dạy về mến Chúa và yêu người, cũng như phải xa tránh tội lỗi và mọi cách sống đi ngược lai với Tin Mừng cứu độ mà Chúa đă rao giảng và trả giá bằng chính mạng sống ḿnh cho "muôn người được cứu độ." (Mt 20: 28)

Ước mong giải thích trên đây thỏa măn câu hỏi đặt ra..

DANH XƯNG "SƠ"
CÓ NGHĨA LÀ G̀?

Hởi: xin cha giải thích v́ sao người ta gọi các nữ tu là SƠ? Đây có phải là một chức tước ǵ trong Giáo Hội hay không?

Trả lời:

Trước đây tôi đă có lần viết và giải thích về danh xưng này. Nay xin được nói lại một lần nữa cho rơ hơn về câu hỏi trên đây để mọi người được biết.

Trước hết về từ ngữ, danh từ SƠ như người công giáo ViệtNam- và cả các nữ tu Việt Nam ở Mỹ- vẫn quen dùng, xuất phát từ tiếng Pháp là SOEUR có nghĩa là CHỊ hay Em gái.Người Pháp dùng danh từ trên để chỉ các nữ tu có lời khấn trọn trong một Ḍng Tu hay Tu Hội được thành lập hợp pháp theo giáo luật trong Giáo Hội.

Trong thời người Pháp c̣n ở Viêt Nam, người ta quen gọi các Nữ tu Ḍng Thánh Phaolô (áo trắng) là các Soeurs c̣n các nữ tu trong nước, như các nữ tu mến Thánh Giá, Mân Côi … là các D́ phước, (Địa Phận Hà nội c̣n có danh xưng "bà mụ" để goi các nữ tu Mến Thánh Giá). Sau này vào miền Nam th́ các nữ tu Mến Thánh Giá nói chung, cách riêng là các nữ tu Mến Thánh Giá Chợ Quán, Cái Nhum.v.v đều được gọi là các D́ Phước chứ không ai gọi là các Soeurs, là danh xưng tiếng Pháp chỉ các Nữ Tu ngoại quốc như các nữ tu Ḍng Thánh Phaolô, Ḍng Phanxicô, Ḍng Chúa Quan Pḥng v.v. Các nam tu sĩ của các Ḍng Tu hay Tu Hội chỉ có lời khấn mà không có chức thánh, th́ được gọi là các Sư huynh = Frere= Brother, như Ḍng Jean Baptist de Lasalle.v,v

Ḍng Đồng Công có hai bậc là Linh mục và Thầy =Brother. Ngoài ra, người ta cũng gọi các chủng sinh đang học để trở thành linh mục là các Thầy. Cách xưng hô này không đúng và chỉ có ở Viêt Nam mà thôi, c̣n ở Mỹ và Âu Châu người ta gọi các chủng sinh chưa được chịu chức là Seminarist=Seminarian, chứ không gọi là Brother=Frere =Sư huynh.

Tất cả các nam nữ tu sĩ có ba lời khấn khó nghèo (porvety), khiết tịnh (chastety) và vâng phục (obedience) đều được gọi chung là các nam nữ tu sĩ thuộc đời sống thánh hiến (men and women of consecrated life or men and women religious), một bậc sống có ơn gọi thánh hiến đời ḿnh cho Chúa Kitô để sống ba lời khuyên của Phúc Âm là khó nghèo, khiết tịnh và vâng phục theo linh đạo (spirituality) riêng của mỗi Ḍng Tu hay Tu Hội. Bậc sống thánh hiến (consecrated life) hay tu tŕ (religious) là một trong ba bậc sống được Giáo Hội nh́n nhận là có ơn gọi (vacation) riêng biệt để đi theo Chúa Kitô khó nghèo, khiết tịnh và vâng lời. Hai bậc sống kia là Giáo sĩ (clergy ) và Giáo dân(laity) (x. Lumen Gentium số 28-29, 30, 43-47). Nay lại có thêm một bậc sống nữa là bậc độc thân (single life) của những người không đi tu mà cũng không lập gia đ́nh.

Các nam tu sĩ nào chỉ có ba lời khấn mà không có chức thánh th́ được goi là các Thầy, hay Sư huynh = Frère= Brother=Hermano.

Nếu nam tu sĩ có chức thánh (Phó tế, Linh mục, giám mục) th́ thuộc hàng giáo sĩ, tu sĩ (clergy religious) và được gọi là các Cha hay Đức Cha (giám mục) như các giáo sĩ khác trong Giáo Hội.

Như vậy, muốn được gọi cách đúng nghĩa là Nữ tu= Soeur= Sister=Hermana, hay nam tu sĩ là Frere=Brother =Hermano= Thầy = Sư huynh, th́ phải được khấn trọn (perpetual vows) trong một Ḍng Tu hay Tu Hội. Lời khấn trọn của các tu sĩ nam nữ không phải là một chức thánh (holy Order) mà chỉ là lời khấn vinh viễn để sống đời sống thánh hiến (consecrated life) mà thôi.Lời khấn này có thể được tháo gỡ (dispensed ) dễ dàng nếu tu sĩ muốn và được Bề Trên liên hệ chấp thuận không khó khăn như các Linh mục muốn xin hồi tục.

Một điểm nữa là các tu sĩ nam hay nữ đă khấn trọn trong một Ḍng Tu hay Tu Hội th́ đều có giá trị như nhau, v́ đều thuộc thành phần những người có ơn gọi thánh hiến (men and women of consecrated life) trong Giáo Hội. Nghĩa là không phải chỉ có các Nữ Tu thuộc các Ḍng lớn như Đa Minh, Phanxicô, Chúa Quan Pḥng (Providence) Nữ T́ Bác Ái (Ḍng của Mẹ Tê-rê-xa Calcutta) v.v th́ mới được gọi là SƠ= Soeur,c̣n nữ tu của các Tu Hội hay Ḍng địa phương như Ḍng Mân Côi, Ḍng Mến Thánh Giá, Tu Hội Nhà Chúa v.v th́ gọi là các Chị.

Soeur hay Chị th́ cũng đồng nghĩa như nhau, chỉ có khác là một bên gọi bằng tiếng Pháp hay tiếng Anh là Sister, và một bên gọi bằng tiếng Việt mà thôi.Nhưng dường như người ta cứ cho rằng gọi là SƠ th́ oai hơn là CHỊ, nên cứ nói chị đó chưa phải là SƠ, hoặc đă thành SƠ rồi.

Chưa phải là SƠ chỉ có nghĩa chưa là Nữ tu thực thụ, v́ muốn được coi là Nữ Tu đúng nghĩa th́ ứng viên phải trả qua các giai đoạn như: ứng sinh hay thỉnh sinh=Aspirant, tập sinh=Novice, khấn tạm= Temporary vows, trước khi được khấn trọn= permanent or perpetual vows để được chính thức gọi là nữ tu=Sister=Soeur= Hermana (Spanish)

Nhưng v́ văn hóa và ngôn ngữ Viêt Nam, nên nếu gọi một Nữ tu là Chị như người Pháp gọi là Soeur và người Mỹ gọi là Sister, th́ nghe không "êm tai" cho bằng gọi là SƠ, nhưng phải hiểu là SƠ hay Sister th́ cũng chỉ có nghĩa là một chị nữ tu đă khấn trọn mà thôi, và đây không phải là chức thánh, như các chức Phó tế, Linh mục hay Giám mục.

Một điều không hợp lư nữa là nay sống ở Mỹ, th́ danh xưng nữ tu phải là Sister, nam tu là Brother. Vậy các nữ tu phải được gọi là các Sisters mới đúng chứ, gọi là SƠ th́ giới trẻ ở Mỹ không biết tiếng Pháp sẽ không hiểu SƠ là ǵ, và ngay cả người lớn cũng có thể hiểu sai SƠ là một chức vụ ǵ trong Giáo Hội.

Người giáo dân Mỹ -khi gọi ai mặc tu phục là Sister hay Brother- th́ họ hiểu đó là nữ tu hay nam tu, nghĩa là những người thuộc giới tu tŕ (religious), khác với những người có gia đ́nh thuộc thành phần giáo dân. Tu sĩ là người không có chức thánh mà chỉ có lời khấn trong một Ḍng hay Tu Hội mà thôi. Nhưng dù là Ḍng Tu lớn hay Tu Hội nhỏ, th́ lời khấn vẫn giống nhau và có giá trị như nhau.. Dĩ nhiên danh xưng Soeur=Sister hay Brother được hiểu là các Nữ tu hay nam tu sĩ chỉ có lời khấn Ḍng nhưng không có chức thánh, trừ các nam tu sĩ được nhà Ḍng hay Tu Hội liên hệ tuyển lựa để học và lănh các chức thánh Phó tế và Linh mục- và sau này có thể được chọn làm Giám mục, Hồng Y hay Giáo Hoàng, như Đức đương kim Giáo Hoàng Phanxicô là một tu sĩ Ḍng Tên (Sj).Có rất nhiều Ḍng Tu hay Tu Hội có nam tu sĩ là linh mục, Giám mục như các linh mục và Giám mục thuộc Ḍng Đa Minh, Ḍng Chúa Cứu Thế, Ḍng Tên (Jesuits)Ḍng Ngôi Lời (SVD) Ḍng Phanxicô (Ofm), Xitô,v,v.

Tóm lại, danh xưng phải chính xác để không gây hiểu lầm,hiểu sai cho giáo dân và ngay cả người ngoài công giáo.Thí dụ, khi giới thiệu một chủng sinh cho người ngoại quốc nói tiếng Anh, Pháp, Tây Ban Nha… th́ không thể dùng danh xưng Frere=Brother=Hermano được mà phải nói đây là một chủng sinh-Seminarist= Seminarian chứ không phải là "Thầy=Teacher" như người Việt vẫn quen nói với nhau được.

Cũng vậy, sống ở Mỹ, quen dùng tiếng Anh, th́ phải nói đây là một nữ tu =Sister

Hay một sư huynh= Frere= Brother, chứ không thể nói theo tiếng Pháp là SƠ hay Thầy như người Công giáo Viêt Nam và các nữ tu Việt Nam ở Mỹ vẫn quen dùng để giới thiệu ḿnh hay người khác.

Ước mong những giải thích trên thỏa măn câu hỏi đặt ra. l