Nỗi niềm ly hương - 40 năm viễn xứ

Nguyễn Thị Ngọc

Việc hai con trai tôi thất lạc vào ngày 26-4-1975, đến giờ này đối với tôi vẫn c̣n là cơn ác mộng. Vết thương ḷng của tôi như vẫn tiếp tục rướm máu, dù rằng tôi đă nhận được tin và gặp lại chúng trên đất nước Hoa Kỳ sau 15-16 năm kiếm t́m (1990-1991), từ đó đến nay đă 25 năm trôi qua. Tôi sợ hai cậu con trai tôi c̣n oán hận tôi, v́ chúng chưa hiểu tôi, hiểu cha chúng nó, hiểu được hoàn cảnh đau thương của đất nước tôi vào những ngày cuối của cuộc chiến và lúc đó cha của chúng nó hăy bị coi là kẻ thù ác ôn của chế độ mới (tự nhận là cách mạng), thậm chí là kẻ thù của "nhân dân", bị mang bản án "ngụy" đến muôn đời, muôn kiếp.

Sự hiện diện của gia đ́nh chúng tôi và hàng triệu người Việt trên đất nước Hoa Kỳ này từ nhiều thập niên qua chẳng nói lên được với con cái chúng tôi những đau thương mà các gia đ́nh thuộc "thành phần đối tượng" của chế độ Cộng sản tại Việt Nam đă phải gánh chịu sao?

Thật ra, con người Việt Nam vốn nặng t́nh quê hương hơn là chuộng giàu sang phú quư. Bỏ nước đối với chúng tôi là bỏ nơi chôn nhau cắt rốn, là bỏ mồ mả ông bà cha mẹ, bỏ quê cha đất tổ… là trọng tội đối với dân tộc, với tiền nhân và với hồn thiêng sông núi. Nhức nhối lắm! Nhưng rồi ai ai cũng hăm hở ra đi, cách này hay cách khác. Và chúng tôi đặc biệt ngưỡng phục những bà con đă kiên quyết ra đi bằng mọi giá, kể cả cái giá của chính sinh mạng ḿnh, bằng con đường vượt biên, vượt biển đầy hiểm nguy, bất trắc, chín mất một c̣n.

Cải tạo hay hủy hoại?

Nhớ lại cách đây 40 năm tṛn, Tháng Tư 1975, một trận cuồng phong ập đến gia đ́nh tôi: Hai đứa con trai lớn của tôi, đứa 7 tuổi, đứa 4 tuổi bỗng vuột khỏi tầm tay chúng tôi ngày 26/4/1975, trong một cuộc trốn chạy giữa Sài G̣n hỗn loạn. Chúng đă được đưa về một phương trời biền biệt, không để lại dấu vết nào. Bốn ngày sau – 30/4/1975, toàn Miền Nam Việt Nam rơi trọn vào tay quân cộng sản Bắc Việt. Bế quan tỏa cảng! Mọi hy vọng t́m gặp lại con ḿnh hoàn toàn tan vỡ. Sau đó, đến phiên cha chúng nó bị tống vào trại tập trung lao động gọi là trại cải tạo. Tôi và các con c̣n lại của tôi gấp rút rời bỏ chốn thị thành về sống ở làng quê để khỏi bị đẩy vào chốn rừng sâu nước độc đất cày lên sỏi đá mang cái tên gọi "mỹ miều" là khu Kinh Tế Mới.

Trên toàn cơi Miền Nam Việt Nam, con người không c̣n lựa chọn nào khác để bảo đảm một cuộc sống thanh b́nh cả về tâm hồn lẫn thể xác, một cuộc sống trong đó lẽ ra mọi người đều b́nh đẳng, đều được hưởng những quyền tự do tối thiểu, như quyền tư hữu, quyền tự do tư tưởng, tự do ngôn luận, tự do tôn giáo, tự do đi lại, tự do chọn nơi cư trú, song ngược lại ai nấy đều bị tṛng vào cổ cái ách nô lệ thời đại mới: bị áp bức, hành hạ, sách nhiễu, bắt bớ, tù đày, bỏ đói...

Những thành phần cộng tác với chế độ VNCH trước kia giờ phải trải qua bao thứ cực h́nh mệnh danh là "cải tạo tư tưởng, cải tạo lao động" kéo dài nhiều năm, chịu bao khổ nhục cả tinh thần lẫn thể xác, thế mà vẫn cứ bị khoác cho cái nhăn "ngụy," – "ngụy quân ngụy quyền", phân biệt đối xử một cách tàn nhẫn độc địa. Những chiêu bài đối thoại, ḥa hợp (hay thậm chí hoà giải đi nữa) chỉ là những khẩu hiệu gian trá, những câu đầu môi chót lưỡi lừa mị mà thôi. Kẻ thắng cuộc chiến, miệng càng hô hào ḥa hợp, tay càng nắm chặt vũ khí trấn áp kẻ đă thua cuộc một cách tàn nhẫn đáng phỉ nhổ, dù rằng những đối phương ấy đă buông súng, chấp nhận ḿnh là kẻ thua trận ở một mặt nào đó!

Giáo dục con người hay nhồi sọ chủ nghĩa?

Ba đứa con c̣n lại với chúng tôi tại quê nhà – hai gái, một trai, đứa lớn nhất chỉ vừa tṛn 5 tuổi sau Tháng Tư 1975, đứa nhỏ nhất lúc bấy giờ chỉ mới 8 tháng tuổi. Chúng buộc phải đi học ở nhà trường xhcn, nơi mà suốt 16 năm trường (cho tới cuối năm 1991, thời điểm gia đ́nh chúng tôi rời Việt Nam đi tị nạn chính trị tại Hoa Kỳ) người ta cố nhồi nhét vào đầu óc trẻ con Miền Nam VN những chia rẽ, hận thù và dối trá giữa các em với nhau, phân cách nhau theo quan điểm và vị thế chính trị.

Người ta tổ chức xây dựng đoàn-đảng trong học đường, dùng học sinh "con nhà cách mạng" mệnh danh là "hạt nhân đỏ" đóng vai "thủ lănh" với danh nghĩa "bí thư đảng đoàn nhà trường, đảng đoàn lớp học" bám sát, theo dơi rồi ra lệnh cách ly "bọn con cái ngụy ác ôn".

Khốn nạn hơn cả phải kể tới chính sách "phân loại đối tượng" trong hồ sơ xin học, học bạ điểm sổ của học sinh, để "đám con ngụy" hết đường tiến thân, buộc phải tự bỏ học, đi lang thang đầu đường xó chợ, để rồi bị quy kết là "tàn dư văn hóa giáo dục Mỹ-ngụy". Tách bạch "phân loại đối tượng" theo 14, 15 cấp hạng khác nhau, mà những số hạng chót… là số dành cho các "đối tượng nguy hiểm" – bọn con cái các "đối tượng" t́nh báo, cảnh sát, con lai, đảng phái chính trị, tôn giáo... gọi chung là "diện ác ôn", "diện đặc biệt quan tâm". Trong khi cấp loại một th́ thuộc nhóm những con số đầu, "con nhà cách mạng", "thuộc diện ưu tiên", được hưởng "chính sách ưu đăi" về mọi mặt: điểm số học tập lẫn điểm số đạo đức đều là "ưu hạng" hoặc "tối ưu", dẫu trong thực chất thành phần này học hành chẳng ra ǵ, mà đạo đức th́ chẳng bằng ai song hống hách, ngang ngược và ngỗ ngáo chẳng ai bằng!

Lư lịch đen...

Điều mà người dân sống trong các nước tự do dân chủ không thể tin, không thể tưởng tượng nổi là tại Việt Nam sau 1975 cũng như tại các nước cộng sản khác, người ta áp dụng một thứ chính sách vô cùng thâm độc, đó là dựa trên chính sách lư lịch mà đánh giá kết quả học tập của học sinh chứ không căn cứ vào thực lực học hành. Lư lịch ĐỎ - gia đ́nh "có công với cách mạng", nhận điểm cao tuyệt đối. C̣n lư lịch ĐEN th́ dành cho con cái gia đ́nh thành phần "ngụy", vùi xuống tận đáy bùn đen!

Các bài học chính trị "đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào" là môn học nằm ḷng và bắt buộc hàng ngày dưới mái trường xhcn tại Miền Nam Việt Nam (1975-1990)! Con cái chúng tôi trong nhà trường xhcn trở thành đám cùi hủi mà đám trẻ cùng trang cùng lứa phải lánh xa, thật xa! Bởi lẽ, nếu ngụy phải nhào th́ con cái của ngụy cũng đáng tru di, d́m cho chết!

Khoảng năm 1980, đứa con trai sinh năm 1970 của tôi, sau buổi học về nhà, bỗng lăn ra vật vă trên giường mà khóc sướt mướt. Hỏi măi điều ǵ đă xảy ra. Nó lắc đầu măi và vẫn không hết khóc. Cuối cùng, nó hỏi tôi: "Ba ác ôn lắm hở má? Ác ôn làm sao?" Tôi lờ mờ đoán ra được điều ǵ, nhưng vẫn hỏi con ḿnh: "Ác ôn thế nào? Ai bảo thế?" Thằng con tôi nói: "Cô giáo, cô giáo người Bắc kêu học tṛ trong lớp hăy xa lánh cái thằng con của "tên Cảnh sát ngụy ác ôn", nếu không sẽ bị hạ thấp điểm đạo đức!" Tôi chỉ biết nghẹn ngào chảy nước mắt với con ḿnh!

Tâm t́nh tri ân.

Mong hai đứa con trai đă thất lạc (nay đă t́m được) của tôi cũng như những đứa con c̣n lại với chúng tôi đây nhận ra điều đó và cùng tôi tạ ơn Thiên Chúa đă ban cho gia đ́nh ḿnh vượt qua vô vàn khó khăn thử thách để sống c̣n tới hôm nay, đặc biệt sống yên ổn trên đất nước Hoa Kỳ này.

Một lần nữa, tôi không thể không nói lên ḷng tri ân sâu xa nhất của tôi đối với chính phủ Hoa Kỳ và mọi ân nhân đă rộng tay đón nhận, nâng đỡ, cứu vớt, cưu mang gia đ́nh chúng tôi cùng dưỡng dục con cái chúng tôi nên người hữu dụng cho xă hội.

Từ đây, sau hơn 15 năm khắc khoải t́m con, và sau gần 25 năm lặn lội nơi đất khách quê người, tôi có thể lạc quan nh́n thấy đời sống ḿnh rơ ràng đă được Ơn Trên chúc phúc, để không c̣n kêu lên nữa tiếng gào thảm thiết: Con tôi đâu rồi! Mà chỉ c̣n tiếng reo ḥ hoan hỉ: Tạ ơn Chúa! Tạ ơn đời! Tạ ơn người! V́ toàn gia đ́nh chúng tôi đang an cư lạc nghiệp nơi đây, xứ sở đầy ắp t́nh người!

Tuy nhiên, tôi không thể không nêu ra đây vài khía cạnh gai góc cuộc sống mới mà ít nhiều chúng tôi phải chấp nhận hoặc phải đối diện nơi mảnh đất tạm dung này. Bởi lẽ đâu có nơi nào ban cho tôi cuộc sống hoàn toàn lư tưởng. Đâu phải con đường nào cũng đều là con đường tơ lụa. Đâu lại không có những chông chênh, khúc khuỷu. Có chỗ bằng phẳng, có nơi gập ghềnh, ấy là lẽ thường t́nh.

Kỳ thị hay không kỳ thị?

Sống nơi đất khách quê người, chúng tôi không hề mặc cảm hay có ấn tượng xấu đối với thành phần này hay thành phần khác, nhất là với những người không cùng màu da, không cùng ngôn ngữ, không cùng tập quán tập tục với ḿnh. Xă hội nào không có những người kỳ thị, đố kỵ!

Thực ra, kỳ thị là chuyện muôn đời muôn thuở của loài người, ở đâu và dân tộc nào cũng mắc phải. Có thể là do chủ nghĩa tự tôn dân tộc hoặc cả tự ti nữa, hay do tính ích kỷ hẹp ḥi, do sợ kẻ khác chiếm mất vị thế hay công ăn việc làm của ḿnh hoặc đất sống của hậu duệ ḿnh, hay bởi muôn vàn lư do phức tạp khác.

Điều oái oăm là trên cái quốc gia gọi là "Hiệp Chủng Quốc" đa chủng tộc, đa văn hóa này, t́nh trạng phân biệt đối xử vẫn không diệt được dù kỳ thị là điều mà luật pháp Hoa Kỳ lên án gắt gao nhất. Trắng kỵ đen. Đen kỵ vàng. Vàng kỵ nâu. Thậm chí những người tuy cùng màu da, nhưng khác tiếng nói, khác sắc dân cũng có thể khinh chê, khích bác nhau, không bằng lời nói th́ cũng bằng cử chỉ, thái độ. Nhưng làm sao trách được một quốc gia mà hang trăm sắc dân trộn lẫn, mỗi sắc dân lại mang bản sắc văn hóa riêng, giữ lấy những tập tục riêng với tâm lư khép kín.

Tại Hoa Kỳ, chỗ nào người ta cũng đọc thấy lời nhắc nhở: "The Federal… Act prohibits… from discriminating against… on the basis of RACE, COLOR, RELIGION, NATIONAL ORIGIN, SEX, MARITAL STATUS, AGE… "Đạo luật … Liên Bang cấm… không được đối xử phân biệt chống lại…, v́ lư do CHỦNG TỘC, MÀU DA, TÔN GIÁO, NGUỒN GỐC QUỐC GIA, GIỚI TÍNH, T̀NH TRẠNG GIA Đ̀NH, TUỔI TÁC…"

Lời cảnh báo trên rơ ràng xác nhận rằng phân biệt đối xử vẫn c̣n phổ biến trên đất nước này. Nó vô cùng phức tạp và rất đa dạng. Có những vụ kỵ thị bộc phát lộ liễu, đâm chém, bắn giết nhau giữa thanh thiên bạch nhật. Nhưng phần nhiều kỳ thị được che đậy tinh vi đến nỗi về mặt pháp lư, khó mà kết tội, ngoại trừ ngày nay trong vài trường hợp ít ỏi, nhờ kỹ thuật thu h́nh, người ta kịp thời bắt được bằng chứng không thể chối căi. Vậy mà trong nhiều vụ án, khi ra trước ṭa công lư, người phạm tội vẫn thoát tội "kỳ thị" một cách dễ dàng.

Trong thực tế, sống cuộc sống viễn xứ suốt chặng đường dài 30-40 năm, ai mà chẳng trải qua đôi kinh nghiệm ít nhiều nhức nhối v́ nạn kỳ thị?

Xin đan cử một thí dụ rất nhỏ và có lẽ rất trẻ con sau đây:

Lần nọ trong năm 1992 chúng tôi mua "token" tàu ngầm di chuyển trong thành phố New York. Bản chỉ dẫn (Instructions) đính trên vách pḥng bán vé tàu nêu rơ: "Nhận tiền kẽm 10 xu và 25 xu, không nhận 1 xu và 5 xu." Người bán token là một gă đàn ông da trắng đứng tuổi. V́ không đủ tiền giấy lẻ trong túi, chúng tôi trả cho ông ta ít đồng tiền kẽm loại 10 xu và 25 xu. Ông ta hất tung lại mấy đồng tiền kẽm của chúng tôi, cao ngạo: "GARBAGE" (rác rến). Tôi trỏ tay chỉ lên tờ yết thị. Gă đàn ông bĩu môi, tiếp tục giọng khinh mạn: "GARBAGE!" Không dằn được cơn giận, chồng tôi bập bẹ tiếng Anh:

- RÁC RẾN đó à? Xin lỗi! Rác rến đó là sự sống của ông và gia đ́nh ông đấy! Tôi sẽ gọi Cảnh sát... (Garbage? Sorry! It’s your life – yours and your family’s! I’ll call police!)

Chẳng biết người bán vé có nghe và hiểu lối nói tiếng Anh ấm ớ "ba xu" của chồng tôi không, nhưng ông ta cúi mặt và… nhận mấy đồng kẽm "rác rến".

Tôi nhớ có đọc đâu đó bài thơ nhan đề The Alien (Người ngoài hành tinh) của tác giả vô danh. Bài thơ này, ai đó đă dịch sang tiếng Việt theo thể lục bát với nhan đề "Kẻ ngoại nhân" như sau đây:

Ngoại nhân thân phận nổi trôi

Quê người đất khách chơi vơi bọt bèo,

Đêm ngày kỳ thị rắc gieo

Khốn nguy vây hăm, hiểm nghèo bám chân!…

Tưởng đời đẹp đẽ thong dong

Mộng vàng rực rỡ cơi ḷng chiếu soi,

Thiên đường hạ giới đây rồi!

Nào ngờ tai họa khắp nơi ngập tràn!…

Lưu đày số kiếp lầm than,

Giấc mơ an lạc địa đàng c̣n đâu!

Chỉ c̣n địa ngục thảm sầu,

Chỉ c̣n bóng tối đen màu tương lai!

Bài thơ nghe yếm thế quá, nghi kỵ và oán trách, nhưng nó phản ánh phần nào nỗi lo của người mới nhập cư: Như một thứ ngoại nhân lạc loài, như một dạng "người ngoài hành tinh" luôn luôn sợ bị chủ nhân ở chốn địa cầu hiếp đáp.

Tôi lại sực nhớ bài học khác tôi học được từ người phụ nữ Mỹ nhân hậu đă cứu vớt và dưỡng dục con tôi, sau đó đă bảo trợ gia đ́nh chúng tôi đến ở nhà bà giai đoạn đầu định cư trên đất Mỹ. Bà ấy nói đại khái: "Ranh giới trên bản đồ hay trên thực tại đất đai đều là ước lệ. Chính ranh giới vạch sẵn trong ḷng con người là ranh giới đố kỵ do thành kiến mới là đáng sợ. Dứt được hận thù, ghen tương, chia rẽ không phải là dễ khi con người chưa hết phân hóa do tranh hơn tranh thua."

Bản thân chúng tôi đă không ít lần trực diện với những cách đối xử kỳ thị mà về mặt luật pháp khó có thể đưa ra bằng cớ hiển nhiên. Nhiều hành động kỳ thị xem ra rất trẻ con, đa phần lại bộc lộ nơi chính những người tuy chỉ mới nhập cư sau nhiều lớp đă nhập cư và định cư trước. Những kẻ ấy lại tự cho ḿnh vượt trội hơn cái đám "tân binh" loạng choạng, rồi th́ lên giọng kẻ cả, ra oai! Có người tự tôn về nguồn gốc chủng tộc và màu da của ḿnh. Kẻ khác kiêu hănh về tài nói tiếng Anh, tiếng Mỹ lưu loát của họ so với những kẻ tới sau, hay tự hào về mặt nào đó, chẳng hạn về vị trí xă hội họ đă thủ đắc… từ đó khinh rẽ những người chân ướt chân ráo.

Hiện tượng kỳ thị thấm nhập vào cả các sở làm - công sở lẫn tư sở, khiến giữa những nhân viên tuy ngang vai ngang vế nhau vẫn có chuyện hục hặc nhau, ngấm ngầm hay công khai. Môt người vừa được nâng chức "cai việc" cũng có thể có những đối xử trên trước, gây căng thẳng trong quan hệ, nhiều khi dẫn tới những cái kết cục không lường, như đâm chém, bắn giết, hại nhau.

Suốt hơn 10 năm làm việc trong Công ty Thời trang Louis Vuitton & Marc Jacobs tại thành phố New York, tiếp xúc với những con người có danh có phận trong xă hội, tôi chưa thấy ai có biểu hiện phân biệt đối xử. Điển h́nh như tài tử điện ảnh Julia Roberts hay Hilary Swank mà nay tôi c̣n giữ h́nh ảnh và lưu bút kỷ niệm, họ không hề gây cho tôi cái cảm giác rằng giữa họ và tôi có một khoảng cách nào, dù là khoảng cách cực nhỏ, mặc dầu tôi chỉ là công nhân làm phần vụ sample makingfitting của Công ty này.

Cả những vị đứng đầu Công ty mà tôi đang phục vụ, như nhà thiết kế thời trang tài hoa Marc Jacobs và vị quản trị viên chóp bu Robert Duffy, luôn xử sự rất thân t́nh với nhân viên. Con gái lớn tôi phục vụ trong phần vụ pattern maker tại hăng thời trang Louis Vuitton & Marc Jacobs suốt hơn 20 năm nay cũng cảm nhận sự thoải mái và hạnh phúc. Trong khi đó, một vài đồng nghiệp vừa được đề bạt lên chức "cai nhóm" (supervisor)…cũng đă tỏ ra ta đây là chủ (bossy), bắt nạt, hiếp đáp, sai khiến theo kiểu "lính mai cai lính chiều". Tôi đă hơn một lần là nạn nhân của lối hành sử "ông/bà cai" này.

Chồng tôi may mắn hơn. Anh làm việc tại hăng quảng cáo The Young and Rubicam Advertising Company tại New York với phần hành gọi là copywriter (biên tập mẫu quảng cáo). Mọi công việc đều làm trên giấy tờ văn bản qua computer. Giao tiếp, trao đổi hầu hết cũng chỉ xuyên qua email. Anh mừng lắm, cám ơn măi cái kỹ thuật tân tiến giúp anh không phải nhức đầu trong quan hệ ở sở làm dù rằng Công ty Quảng cáo của anh là nơi tập hợp đủ thứ sắc dân, tưởng đâu rất phiền toái.

Trở ngại về ngôn ngữ.

Trong các trở ngại, đối với tôi, ngôn ngữ và văn hóa là rào cản chính làm cho mối quan hệ giữa tôi với người khác, nhất là với hai đứa con trai tôi, không được trơn tru tốt đẹp như ḷng mong ước. Hai đứa con thất lạc của tôi nay đang đoàn viên với mẹ chúng sau hơn 16 năm biền biệt, tưởng đâu mang lại cho tôi niềm vui và hạnh phúc trọn vẹn. Nào ngờ, ngay từ cuộc hội ngộ đầu tiên ở phi trường JFK, New York vào ngày 18/12/1991, tôi đă va đầu vào một cú sốc lớn: Cả hai cậu trai con tôi, không cậu nào c̣n nhớ nổi một chữ tiếng Việt, kể cả tiếng Ba, tiếng Má vốn hằng ở trên môi miệng chúng từ thưở chúng lên một, hai tuổi, bập bẹ tiếng nói đầu đời.

Trước khi rời Việt Nam sang Mỹ, chồng tôi tự tin lắm, cho rằng với chút vốn liếng tiếng Tây, anh có thể học để nói thạo tiếng Anh trong ṿng sáu tháng hay một năm định cư trên đất Mỹ. Anh tin ḿnh sẽ sớm hội nhập vào nếp sống và văn hóa Mỹ. Sẽ dễ dàng tṛ chuyện tâm sự với hai đứa con ḿnh bằng tiếng Anh, tiếng Mỹ! Nào ngờ! Cái tuổi sắp về chiều của anh là lực cản ngăn chặn anh nghe, hiểu và nói được cái thứ ngôn ngữ phát âm khó nuốt ấy. Người Mỹ nghe anh nói, họ chẳng hiểu anh nói ǵ! Và ngược lại, anh cũng chẳng hiểu người Mỹ nói ǵ với anh. Lắm lúc anh hiểu sai ư, mà cứ tưởng ḿnh hiểu đúng!

Tôi th́ c̣n tệ hơn, tới Mỹ vừa tṛn hai tuần lễ, đă phải đi "cày". Tiếng Anh của tôi là tiếng Anh học vài khóa khi c̣n trung học, học được từ Trường sinh ngữ Việt-Mỹ tại Việt Nam trước năm 1975. Nhưng chẳng bao lâu sau, chữ của thầy tôi đă trả hết cho thầy, may ra c̣n giữ được mấy từ Yes, No, OK! Tới Mỹ th́ không có điều kiện đi học, đành học lóm ở sở làm, chẳng đâu vào đâu. Khóc hổ ngươi, cười ra nước mắt!

Hội nhập văn hóa?

Một khía cạnh khác cũng khá tế nhị, đó là văn hóa. Văn hóa cũng là một rào cản không nhỏ khiến tôi và hai con tôi tuy đă gần nhau nhưng vẫn "chưa gặp được nhau," chưa thật sự kề cận nhau!

Hai con tôi hấp thụ nền văn hóa Âu-Mỹ, c̣n tôi th́ không sao bước ra khỏi truyền thống văn hoá Việt Nam. Suy tư, cảm nghĩ và cách hành xử của tôi chẳng những xa lạ với hai con tôi, mà c̣n lắm khi gây hiểu lầm cho chúng. Ngược lại, cách sống, cách nghĩ và cách xử sự "rặt Mỹ" của hai con tôi cũng đem đến cho tôi nhiều phiền muộn.

V́ sự bất đồng về văn hóa, đôi khi tôi có cảm tưởng rằng không khí sum họp gia đ́nh chúng tôi nặng về h́nh thức bề ngoài hơn là cơ hội để giăi bày tâm sự một cách sâu đậm phát xuất từ trong ḷng mỗi thành viên của gia đ́nh.

Từ đó, tôi thấy bước hội nhập của tôi vẫn c̣n chông chênh. Giữa tôi và hai con tôi c̣n nhiều lấn cấn, chưa thể chia sẻ cho nhau trọn vẹn tâm t́nh để mà hiểu nhau hơn, gắn bó với nhau hơn. Và nhất là tôi không thể làm sao cho hai đứa con tôi hiểu được v́ sao, trong hoàn cảnh nào chúng phải xa nhà, xa quê, xa cha, xa mẹ, xa tất cả, mất tất cả. Nhất là những mất mát về t́nh yêu và t́nh cảm gia đ́nh, đến giờ, theo tôi, giữa hai con tôi và tôi, khoảng cách thiêng liêng t́nh mẹ-con vẫn chưa thu ngắn.

Mặt khác, dù không muốn gia đ́nh ḿnh sống theo những lề thói mang nhiều tính câu nệ, thỉnh thoảng tôi cũng phải "dị ứng" với cái cảnh giữa những người thân trong cùng một gia đ́nh mà cứ "đường ai nấy đi", "phận ai nấy lo", "việc ai nấy biết" như thường xảy ra trong xă hội Mỹ này, gọi là "quyền riêng tư". Từ đó, chúng tôi thường nhắc nhở nhau để tự an ủi: "Ḿnh đang sống trên đất nước người ta. Nếu không ḥa nhập, ḿnh bị thiệt tḥi trước chứ không ai khác. "Nhập giang tùy khúc, nhập gia tùy tục" mà! Ḿnh ḥa nhập, nhưng không hoàn toàn từ bỏ cái tinh hoa của quê hương ḿnh. Đó mới là cái khó. Khó cho người lớn tuổi về mặt hội nhập; khó cho tuổi trẻ về việc bảo tồn truyền thống!

Tuy nhiên, xét cho cùng, cái "tục" nơi đất khách mà người Việt lưu vong phải ḥa nhập nó nhẹ nhàng lắm so với t́nh cảnh khốn cùng mà người dân "ngụy" chúng tôi và con cái chúng tôi phải hứng chịu để "ḥa" vào cái sự giả trá, lưu manh, gian ác và tàn nhẫn của chế độ cộng sản trên chính quê hương ḿnh!

Cái yên ổn lớn nhất của chúng tôi trên đất nước tạm dung này là cơm ăn, áo mặc dư tràn trong cuộc sống hoàn toàn tự do, hạnh phúc, chứ không phải đắm ch́m triền miên trong đói rách và sợ hăi v́ bị o ép, ŕnh rập từng ngày, từng giờ như trên chính xứ sở ḿnh! Thậm chí, cho đến bây giờ, tại hải ngoại này, mỗi khi ra đường, mặc dù hiếm khi thấy bóng nhân viên cảnh sát Mỹ trên đường phố, tôi vẫn giật ḿnh hoảng hốt khi nh́n thấy từ kiếng chiếu hậu xe ḿnh một chiếc xe cảnh sát Mỹ chạy đằng sau "có vẻ" như đang đuổi bắt ḿnh, dù ḿnh chẳng phạm bất cứ lỗi lầm ǵ và dù xe ấy có thể chỉ là chiếc xe "parking enforcement" của cảnh sát Mỹ – chỉ phụ trách ghi phạt xe đậu trái chỗ, trái luật". Ôi! Đến bây giờ h́nh ảnh công an-cảnh sát CSVN vẫn c̣n bám đuổi tôi!

Hậu duệ người Việt hải ngoại: niềm hănh diện

Sau 40 năm, thế hệ chúng tôi đang đi vào tàn lụi của thời gian. Nhưng, chúng tôi an tâm về tương lai của các thế hệ con cái cháu chắt chúng tôi. Trên đất nước Hoa Kỳ này cũng như tại một số quốc gia tiên tiến khác như Pháp, Đức, Ư, Úc, Canada…, nơi mà cánh cửa tri thức, cánh cửa của cơ hội luôn mở toang cho mọi người, không phân biệt giàu nghèo, màu da hay chính kiến. Hậu duệ chúng tôi, chúng đang và sẽ tận hưởng một nền văn minh hiện đại vào bậc nhất thế giới! Chúng đang đi trên con đường vinh quang của sự phát triển trí tuệ để sẵn sàng sánh vai với người, với đời, trong mọi lănh vực từ khoa học đến văn hóa, chính trị, kinh tế, xă hội.

Tôi lạc quan tin tưởng rằng, chặng đường 40 năm đă đủ để chúng tôi, trong tư cách là lớp người đi trước, dọn đường cho con cái cháu chắt ḿnh tiến tới kỷ nguyên mới của thời đại: Rơ ràng ở hải ngoại này tuổi trẻ Việt Nam đă vùng lên, cống hiến cho loài người những tài năng khoa học kỹ thuật lừng danh, những chính trị gia thành đạt, những nhà phát minh xuất chúng, những thiên tài quân sự vượt trội, những nhà sáng chế đầy sáng tạo, lớp này truyền sang lớp khác, lên cao, cao măi, chắp cánh bay vút.

Người Việt hải ngoại con số chỉ trên dưới 3 triệu, chỉ là số lẻ của dân số gần 90 triệu dân Việt trong nước, vậy mà thống kê đă cho thấy đến 400,000 trí thức có bằng cấp trên đại học (cao học, tiến sĩ). Nhân tài Việt Nam sáng chói trong mọi lănh vực được truyền thông quốc tế không tiếc lời ca tụng, kể không hết. Những gương danh nhân trong bộ Tuyển tập Vẻ Vang Dân Việt của Trọng Minh là những chứng minh hùng hồn. C̣n biết bao những tấm gương người Việt hải ngoại thành thân, thành nhân khác, dù rằng tên tuổi chưa lên báo, lên sách.

Giả sử những mầm tài năng hải ngoại ấy rơi rớt lại trên đất nước dưới ách thống trị của cộng sản th́ chẳng biết chúng sẽ là những thứ ǵ, nếu không phải là những thứ giẻ rách người ta vất đi, giày xéo, những giẻ rách đă bị đóng ấn "ngụy", một thứ dấu ấn truyền đời khốn nạn!

Xin có một vài lời ngỏ.

Với các tài năng trẻ người Việt hải ngoại "có ḷng" muốn đem tâm huyết, mang trí tuệ ḿnh về đóng góp cho chế độ, chúng tôi đề nghị họ hăy học lấy bài học của Triết gia Trần Đức Thảo hay Luật sư Nguyễn Mạnh Tường (thời Hồ Chí Minh cầm quyền) cùng nhiều trí thức khác từ nước ngoài hăm hở về nước "phụng sự quê hương" theo "tiếng gọi" của đảng csvn… để rồi cuối cùng đau đớn đón lấy sự đối xử tàn tệ và ngược đăi ê chề cho đến cuối đời vẫn chưa được buông tha! Hoặc như Gs Phạm Minh Hoàng từ Pháp hay Gs Hồng Lê Thọ từ Nhật về cống hiến trí tuệ cho "sự thăng hoa của một nền giáo dục VN đang què quặt", cũng đă lănh nhận số phận tù đày đắng cay chua xót chỉ v́ dám "hiến kế" cho sự thăng hoa của đất nước! Riêng Lê Hồng Thọ vốn là sinh viên Miền Nam VN được du học Nhật trước năm 1975. Ở Nhật, Thọ tham gia phản chiến chống VNCH, nên được CSVN o bế. Thọ hy vọng sẽ có một chỗ đứng tại VN, đă t́nh nguyện hồi hương phục vụ trong ngành Giáo dục. Thọ mở trang Blog chống Trung Cộng xâm lăng biển đảo VN và bị bắt về tội phản động chống phá Đảng và Nhà nước csvn.

Đóng góp tài năng và công sức cho kinh tế trong lănh vực kinh doanh ư? Bài học "Việt kiều" doanh gia Trịnh Vĩnh B́nh bỏ của chạy lấy người hăy c̣n sờ sờ đó cùng bao "tấm gương" ngậm đắng nuốt cay khác.

Một lần nữa, xin được nói lên Lời Tạ Ơn: Tạ ơn Thiên Chúa nâng đỡ tôi bao lần ngă quỵ! Tạ ơn các nước đă cứu vớt, cưu mang chúng tôi! Tạ ơn hết thảy các ân nhân đă mang lại sự sống cho chúng tôi, con cái chúng tôi, giúp chúng tôi có được cuộc sống tự do, no ấm, an lành và hạnh phúc cùng tận hưởng nền văn minh cao nhất của nhân loại như hôm nay. ◙

(Tháng Ba 2015)