Một nửa sự thật... Triết lư nửa thật nửa đùa

Đỗ Mạnh Tri

Một nửa cái bánh ḿ vẫn là bánh ḿ, nhưng một nửa sự thật không c̣n là sự thật nữa. Có thật vậy không? Ư tưởng này của Dương Thu Hương hàm ẩn rằng bánh ḿ và sự thật khác nhau về bản chất. Bánh ḿ dù phân chia ra bao nhiêu vẫn giữ y nguyên chất bánh ḿ. Một nửa, một góc hay một mẩu bánh ḿ vẫn là bánh ḿ. Thêm hay bớt liên quan với lượng, không liên hệ ǵ tới chất.

Nhưng có thật chất không lệ thuộc sự phân chia?

Trên đời này có nhiều sự vật mà nếu ta cắt xén đi một nửa th́ sự vật không c̣n là sự vật nữa. Ngược lại, có nhiều sự vật có thể phân chia nhưng vẫn c̣n là sự vật. Một mảnh gương vỡ vẫn là gương, soi được. Một chiếc lược gẫy vẫn chải đầu được.

Hơn nữa, có những cái chia ra lại là nhân lên đến…không cùng. Nghe nói, vũ trụ bao la khởi đầu chỉ là Big Bang của một cái chấm tí xíu. Cái chấm ấy nổ tung và vũ trụ thành h́nh. Kiểu Thái cực sinh Lưỡng nghi, Lưỡng nghi sinh Tứ tượng, Tứ tượng biến hóa vô cùng. Một tế bào chia đôi có thể thành hai tế bào. Hai tế bào chia đôi thành tám, rồi tám thành 16… cho đến lúc thành anh, thành chị, thành tôi.

Nhưng một cái bàn chặt đôi không thành hai cái bàn. Một người chia đôi không cho hai nửa người mà hai nửa xác chết.

Một cành cây chiết ra, có thể thành một cây khác.

Nhà nông biết chia một cây để nhân lên nhiều cây. Bác sĩ lành nghề biết cắt đi một phần thân thể để cứu bệnh nhân.

Một người thiếu một chân vẫn là người. Thiếu hai chân cũng vậy. Nhưng nếu câm, điếc, mù hoặc mụ mị hoàn toàn th́ sao? Thiếu bao nhiêu mới hết là người? Và khi nào mới thành người? Lúc vừa thụ thai? Khi được một tháng, hai tháng? Sáu tháng? Để trả lời những câu hỏi này, lại phải trả lời một câu hỏi khác: Người là ǵ?

Úi chao! Câu hỏi đó là một băi chiến trường đấy. Tôi, anh, đàng ấy, đàng này th́ chắc chắn là người rồi. Nhưng c̣n ba trăm ngàn thai nhi bị nạo phá mỗi năm tại Việt Nam và bao nhiêu nữa trên thế giới? Rồi c̣n ngợm, khỉ, đười ươi, mọi? C̣n bọn ngoại đạo phải tống xuống hỏa ngục? Bọn nhạo báng Mohamed phải cho một tràng Kalachnikov? Bọn tư sản phải vứt vào sọt rác của lịch sử… Con người bày ra vô số lư lẽ để chối bỏ bộ mặt người nơi đồng loại.

Một nửa cái bánh ḿ vẫn là bánh ḿ. Nhưng một nửa cái bánh ḿ chỉ là nửa cái bánh ḿ. Thử tưởng tượng một mẩu bánh ḿ cũng là cả ổ bánh ḿ! Tại sao một mẩu bánh ḿ không thể là một trăm, một ngàn bánh ḿ? Trong Phúc âm có 5 cái bánh mà 5000 người ăn no vẫn c̣n dư. Vấn đề là ta có dám để cho ḷng bay xa không? Có đủ độ lượng để tin rằng chia ra tức là nhân lên, cho đi là thêm giàu có. Tưởng tượng! Tưởng cho đến khi thành tượng. Michel Ange nh́n ra trong những khối cẩm thạch La Pieta, Moise. Họa sĩ miệt mài trước khung vẽ chính là bức họa đang h́nh thành.

Tưởng tượng khác mộng mơ. Mơ dân chủ mà tiếp tục hài ḷng với cơm áo gạo tiền, th́ vô t́nh củng cố độc tài. Có điều cũng chưa tệ bằng những kẻ đ̣i tự do tôn giáo mà nay nói kiểu này, mai nói kiểu khác, ở đây nói thế này ở kia nói thế nọ để vừa được tiếng vừa yên thân.

Một nửa sự thật không c̣n là sự thật. Người nói sự thật, không có quyền cắt xén. Bớt đi một phần, dù rất nhỏ, cũng làm tổn thương đến toàn bộ. Có khi hủy hoại toàn bộ.Thật không?

Ở đây, không thể không nhắc lại chuyện ngụ ngôn đám mù sờ voi. Người sờ chân voi, coi voi như một cái cột nhà; người sờ đuôi, quả quyết voi giống như cái chổi; người sờ tai cho rằng voi không khác cái vỉ quạt thóc… Nếu hiễu sự thật là sự có thật, th́ ta chỉ nắm bắt được một phần rất nhỏ của thực tại. Chẳng bao giờ có sự thật, dù là một nửa cũng không.

Khi sờ voi, đám mù sờ bằng tay. Nhưng chính tay ta cũng hạn chế cảm giác của ta. Tay đâu có sờ được vi trùng, vi khuẩn.

Nhưng người lành lặn, tai nghe mắt thấy cũng chỉ bắt được phần nào h́nh dạng của voi. Đó là con voi từ cách nh́n cùa con người, từ quan điểm của con người. Không biết con voi nh́n con voi thấy ǵ nhỉ? Và con chó nh́n con voi ra sao? Nếu khẳng định rằng con voi mà tôi nh́n thấy, chính là con voi th́ khác ǵ con ếch nằm đáy giếng khẳng định rằng vùng trời to như cái vung!

Hơn nữa, con voi ta nh́n thấy có thật là con voi hay chỉ là kết quả của giác quan? Như ṿm trời xanh hay chân trời ta thấy chỉ là kết quả của thị giác?

Cái có, có không hay chỉ là thành quả từ cái không và sự thêu dệt của con người?

Nhưng đă hoài nghi về cái có, th́ chắc ǵ đă có cái không? Mà cái không đă không chắc có th́ cái không có chưa hẳn đă chắc là không.

Người thợ lành nghề cũng nghĩ, cũng suy. Nhưng suy nghĩ bằng tay chân, bằng thân thể với những dụng cụ. Đục, đẽo, mài, giũa.

Người nấu ăn nghĩ tới người ăn và suy bằng xào nấu, băm, xái, xếp đặt cho cho vừa khẩu vị, đẹp mâm, đẹp bàn, ngon con mắt.

Người làm vườn suy nghĩ với cỏ cây, quốc xẻng; gieo, cấy, vun, trồng như tiếp nối thiên nhiên.

Nhưng khi tự vấn về có với không, trí óc con người xa rời cái tai nghe mắt thấy để t́m ra cái lư uyên nguyên. Nhưng chắc ǵ đă có cái nguyên lư đó. Đành rằng khi ta t́m hiểu, th́ phải kiếm cho ra ngọn ngành.

Nhưng tại sao ta t́m hiểu? Tại sao tôi hỏi tại sao? Tại v́ tất cả đều có cái tại sao của nó. Tất cả đều là nhân với quả. Hay v́ tại sao chỉ là đ̣i hỏi của trí óc con người?

Trong trường hợp thứ nhất, nếu tất cả đều là nhân với quả, th́ không có ǵ xảy ra mà không nằm trong quy luật này. Kể cả những đ̣i hỏi của trí óc con người với những tại sao của nó. Nhưng quy luật nhân quả do đâu mà có? Nó không thể tự nó mà có, v́ lúc đó nó tự phản lại nó. Nó thành cái quả không có nhân. Vậy nó chỉ có thể do ngẫu nhiên mà có, hoặc do ai đó đă tạo nó ra. Nếu do ngẫu nhiên mà có, th́ đương nhiên chống lại luật nhân quả. C̣n nếu do ai đó tạo ra, th́ đó là ai?

Trong trường hợp thứ hai, nếu tại sao chỉ là đ̣i hỏi của trí óc con người, th́ chẳng có nhân, cũng không có quả. Chỉ có những hiện tượng đầu cua tai nheo, chẳng đâu vào đâu. Và con người cũng vầy ṿ sắp đặt. Lúc được, lúc không. Khi được chẳng hiểu tại sao được. Khi không chẳng rơ tại sao không. Chỉ biết rút kinh nghiệm theo thói quen, một cách thực tiễn như:

Mống đông vồng tây, chẳng mưa dây cũng băo giựt.

Chuồn chuồn bay thấp th́ mưa / Bay cao th́ nắng bay vừa th́ râm.

Càng nghĩ càng quẩn. Nghĩ= Quẩn? Như

Gà què ăn quẩn cối xay. Hay:

Con kiến mà leo cành đào, Leo phải cành cụt leo vào leo ra

Con kiến mà đậu cành đa, Đậu phải cành cụt leo ra leo vảo.

Sự thật là ǵ? Là sự có thật. Ví dụ: dân oan tại Việt Nam là có thật. Trong nhiều trường hợp thật hay không thật, c̣n tùy. Chẳng hạn làm tính cộng th́ 1+2=3. Nhưng trong đời sống th́: Một cây làm chẳng nên non/Ba cậy chụm lại nên ḥn núi cao. Ấy là nếu biết hợp tác. Bằng không, chỉ phá nhau và 1+2=0.

Nếu khái quát mà hỏi sự thật là ǵ, với ư nghĩa của sự thật toàn diện, th́ e rằng chúng ta cũng chỉ hỏi như Ponce Pilate hỏi Chúa Giêsu thôi. Hỏi mà chẳng biết ḿnh hỏi ǵ. Tôi h́nh dung Sự thật như đỉnh núi. Cao vời vợi và người đi t́m sự thật như người tréo núi. Vất vả vượt từng mỏm đá, từng khe núi và biết ḿnh chẳng khi nào lên tới đỉnh nhưng lấy làm vui v́ tiếp tục trèo. Có khi dừng lại ngay ở một phiến đá nào đó, ca hát với cái biết của ḿnh, cái biết rằng ḿnh không biết.

Nhưng Sự Thật có phải là chuyện biết hay không biết?

Đọc Tin Mừng thấy Sự Thật chẳng dính dáng ǵ tới biết.

Con ngợi khen Cha, v́ Cha đă giấu kín không cho bậc khôn ngoan thông thái biết những điều này, nhưng lại mặc khải cho những người bé mọn. Vâng, lạy Cha, v́ đó là điều đẹp ư Cha (Luca 10, 21).

Và Sự Thật được Chúa Cha mặc khải cho những người bé mọn không phải một khái niệm. Sự Thật là một con người. Sự thật chính là Con Người.

Chúa Giêsu phán: Ta là Đường, là Sự thật và là Sự sống (Gioan 14,6). ◙

Tết con Chiên 19.02.2015.