Câu Chuyện từ Nước Đức

Nhận Diện Con Người Việt Nam Qua Ngôn Ngữ

Bài II: Văn Hoá "XIN"

Phạm Hồng Lam

Để hiểu một dân tộc, cần biết lối tư duy của dân tộc đó.

Muốn biết cách suy tư của họ, cứ xét ngôn ngữ họ dùng.

Cách diễn tả trong ngôn ngữ phản ảnh bản chất của một dân tộc.

Trong sách Duy Văn Sử Quan (1990, trang 153) Hoàng Văn Chí kể: Hồi Phan Bội Châu mới sang Tàu để t́m cách mở phong trào Đông Du, một nhân sĩ trung-hoa là Dương Giác Đôn đưa ông tới yết kiến Trang Uẩn Khoan, viên đại thần của triều đ́nh Măn Thanh. Vị đại thần tiếp đăi rất tử tế và có biếu một món tiền trợ cấp. Khi Phan ra về, Trang Uẩn Khoan bảo Dương Giác Đôn: Người An-nam có bản tính nô lệ, dù có vài chí sĩ như ông này (Phan Bội Châu) th́ cũng chẳng làm nên tṛ trống ǵ.

Tác giả kể tiếp: Năm 1912, Tôn Văn viếng thăm Nhật-bản và được chính khách nhật là Khuyển Dưỡng Nghị (Inukai Tsuyoshi) khoản đăi. Sau bữa tiệc, Khuyển bất thần hỏi Tôn: Tôi được biết tôn sinh có dịp qua Hà Nội, xin tôn sinh cho biết tôn í về dân tộc an-nam. Bị hỏi đột ngột, Tôn chỉ kịp nhớ câu nói của Trang Uẩn Khoan trước đây, đáp: Người An-nam vốn nô lệ căn tính. Ngày xưa họ bị người Hán chúng tôi đô hộ, ngày nay họ bị người Pháp cai trị. Dân tộc ấy quả không có tương lai!

Có lẽ nhiều người Việt sẽ phẫn nộ, khi nghe mấy "[Cái] thằng Tàu" ăn nói như thế!

Sau khi gặp Tôn, Khuyển Dưỡng Nghị cho gọi một số du sinh người Việt (do Phan Bội Châu đưa sang Nhật) tới và kể rằng, ông đăđáp lại câu nhận định của Tôn như sau: "Điểm này, tôi không đồng í với tiên sinh. Ngày nay họ (người Việt) thua người Pháp, v́ họ không có khí giới tối tân. Nhưng cứ xét lịch sử, th́ trong số Bách Việt chỉ có họ là không bị Hán hoá. Tôi tin rằng, một dân tộc biết tự bảo vệ một cách bền bỉ, th́ thế nào sớm muộn họ cũng sẽ lấy lại được quyền tự chủ". Tôn Văn mắc cở, v́ biết Khuyển muốn chơi ḿnh: Tôn là người Quảng-đông, có tổ tiên là dân Á-khách (Hakka), một trong số Bách Việt, dân này đă bị Hán hoá. Câu chuyện trên đây được Lê Dư, một trong những du sinh có mặt thời đó, kể lại cho con rể ḿnh là Hoàng Văn Chí và họ Hoàng đă thuật lại.

Cho tới nay, chúng ta cứ ăn mày quá khứ về chuyện ḿnh đă giành lại được độc lập sau 1000 năm Bắc thuộc và gần 100 năm Pháp thuộc, để biện minh cho tính cách anh hùng của dân tộc ḿnh.

Nhưng nếu nh́n lịch sử từ hai trăm năm trở lại th́ quả có một sự thật khó có thể chối căi: Người Việt có đầu óc nô lệ và vọng ngoại. Cứ xem tinh thần nô lệ Đại Hán của vua quan thời nhà Nguyễn. Cứ xem tinh thần tay sai người Mĩ tự nguyện của một số tướng lănh miền nam Việt Nam trong vụ thanh toán nền Đệ I Cộng Hoà. Cứ xem bản chất nô thuộc Nga Tàu của cộng sản việt nam hiện nay. Đành rằng sự nô thuộc thời nhà Nguyễn và tay sai nơi một số tướng lănh miền Nam chưa đến mức sẵn sàng dâng giang sơn và chủ quyền dân tộc cho ngoại nhân, để mong được bám quyền thu lợi như đảnh cộng sản việt hiện nay.

Và ai có thể phản bác điều này: Người Việt – cả đời lẫn đạo - hễ đứng trước những người Âu Mĩ da trắng th́ rụt rè như gà phải cáo. Nhưng với người da đen da đỏ, nhất là đồng bào da nhợt nhạt ḿnh th́ lại khinh thường, chẳng coi ra ǵ cả. Ḿnh khinh ḿnh, phải chăng v́ con người Việt vốn là thứ không đáng tin đáng trọng? Đă là "quốc gia" th́ không đội trời chung với „cộng sản". Đă là "cộng sản" th́ phải diệt cho bằng sạch "quốc gia". Đă là "công giáo" th́ là thứ phản dân tộc?

Nguy hiểm thay cho cái lối tư duy quá khích (Con-Cái / Động-Tĩnh) của người ḿnh. Vậy mà đâu đâu người ta cũng kháo nhau rằng, người Việt dễ thích ứng, dễ hội nhập! Thích ứng thật, hay đó "chỉ là tính khôn vặt, khôn lỏi, giả vờ phục tùng để tồn tại, nhưng bên trong đang tính toán sao cho có lợi nhất cho ḿnh", như quan điểm của ông Hà Sĩ Phu?

Hay người Việt khinh nhau v́ vốn bản chất vọng ngoại?

Mà ai dám bảo, người Việt chúng ta không vọng ngoại? Mĩ nó đă tính cả rồi! Đợi xem thằng Pháp nó muốn ǵ! Ta th́ có thể lầm, nhưng bác Mao bác X́-ta-lin th́ lầm sao được!

Như vậy, bản chất nô lệ và vọng ngoại là điều không thể chối căi, đặc biệt nơi các thành phần học thức trong xă hội việt.

Vấn đề là chúng từ đâu ra?

Nguồn gốc của tinh thần nô thuộc

Chúng ta dễ rơi vào nô thuộc là v́ người Việt, tự bản chất, thiếu cá tính mạnh, thiếu óc tự lập. Mà do đâu chúng ta thiếu cá tính mạnh, thiếu đầu óc tự lập?

Có cha mẹ nào ở hải ngoại đă không một lần thốt ra: Sao trẻ con người bản xứ tự tin đến thế, mà con ḿnh th́ lại quá rụt rè, thụ động như thế! Và họ thường đi tới kết luận: giáo dục của ḿnh sai. Các nhà hàn lâm th́ lại bắt mạch: tất cả là do ảnh hưởng của Khổng Giáo! Luân lí khổng giáo với những dây tḥng ḷng "tam cương" (cho đàn ông), "tam ṭng" (cho đàn bà), "hiếu đễ" (cho con cái)… đă trói con người Việt trong ách lễ giáo, ngăn cản sự phát triển nhân cách con người.

Ở đây, ra ngoài đề một chút. Trong cuộc luận bàn "thoát Trung" lâu nay trên mạng, có tác giả đưa ra luận đề: "thoát Trung" về mặt chính trị là nên, nhưng không thể và không nên "thoát Khổng", v́, dù sao, Khổng Giáo đă tạo cho chúng ta một xă hội ổn cố tốt đẹp trải qua cả ngàn năm! Tôi không đồng í luận điểm này. Nếu không có Khổng Giáo, hẳn chúng ta đă có một trật tự xă hội khác, và trật tự này chưa hẳn kém hơn, hay có khi lại c̣n tốt hơn xă hội khổng giáo. Nên nhớ, dân tộc ta tháo gỡ được ách hán thuộc, để thu hồi độc lập vào thế kỉ thứ 10, khi trật tự khổng giáo chưa được thiết lập trên đất nước. Và văn minh đại-việt đi vào thoái trào, sau khi Khổng Giáo nắm được vị thế độc tôn trong xă hội việt.

Tắt lại, lối giáo dục gia đ́nh và học đường của ḿnh trước đây và hiện nay bên nhà chắc chắn có ảnh hưởng lên cá tính mỗi người. Nhưng đó cũng chỉ là một yếu tố ảnh hưởng mà thôi.

Theo tôi, cái gốc của thiếu tự tin và thiếu độc lập có nhiều nguyên do khác quan trọng hơn.

Nguyên do thứ nhất: Màng lưới xă hội.

Trong màng lưới này, các ràng buộc thân tộc và làng xă mang tầm quan trọng.

Hăy nh́n vào hệ thống thân tộc. Con người việt nam sinh ra và lớn lên trong một cấu trúc thân tộc phức tạp và chặt chẽ và bị trói chặt trong màng lưới đó. Cấu trúc này thể hiện qua một hệ thống danh xưng thân tộc vô cùng rắc rối. Có lẽ không dân tộc nào giàu danh xưng thân tộc như dân tộc việt nam. Ṿng thân tộc của Âu Mĩ chỉ có Ông-Bà (nội ngoại), Cha-Mẹ, Chú-Cô, Anh-Chị-Em, Dâu-Rể, Cháu (trai gái), Họ-hàng nói chung (Cousin). Trong khi cấu trúc thân tộc của ta th́ ôi thôi rắc rối. Nó gồm nhiều hệ thống hợp lại, trong đó có hai hệ thống lớn (Nội và Ngoại) với những phân cấp tinh tế (Nội có Bác, Chú, Cô, O; Ngoại có Cậu, D́, Mự, Dượng) mang lực ép khác nhau trên cá nhân (Nội áp lực mạnh hơn Ngoại). Ở hệ thống Con Cái th́ có Anh, Chị, Em được phân cấp tuỳ theo tuổi tác và quan hệ (con của Cô Chú, dù lớn tuổi hơn, vẫn phải gọi con của Bác là Anh hoặc Chị…); điểm này không có trong thân tộc âu mĩ, nên ta thường gặp khó khăn trong việc phiên dịch ra Việt ngữ. Brother là Anh hay Em? Sister là Chị hay Em hay Chị-Em họ?

Lưới thân tộc này không chỉ hạn chế trong ṿng thân tộc. Nó bao trùm cả xă hội. Dù không có liên hệ máu mủ hay gia tộc, một người nhỏ tuổi vẫn phải gọi một người dưng lớn tuổi hơn gặp trên đường là Anh hay Chị; nếu người đó lớn tuổi hơn Cha Mẹ ḿnh th́ gọi Ông Bà hay Bác Cô, nhỏ tuổi hơn Cha Mẹ th́ Chú Thím - Cậu D́… Lưới này lại c̣n biến đổi theo mức độ t́nh cảm, tuỳ lúc tuỳ nơi: kính nể th́ Cụ, ít kính nể th́ Ông Bà, khinh miệt th́ thẳng kia con kia.

Nếu vô t́nh gọi sai danh xưng thân tộc, cá nhân bị thị phi ngay là vô lễ, thiếu giáo dục.

Ngoài áp lực thân tộc, cá nhân c̣n bị khoá chặt bởi hệ thống thứ bậc làng xă. Trong xă hội việt truyền thống, trẻ em dưới bảy tuổi chưa được kể là người, để có được một chỗ trong bàn tiệc chung. Địa vị của một cá nhân trong làng tuỳ thuộc vào nội trú hay ngoại trú, tuổi tác, nghề nghiệp, danh vọng, tiền bạc, từ đó họ được xếp vào chiếu trên hay chiếu dưới.

Sinh ra và lớn lên trong những ṿng vây "đâu vào đó" như thế, thử hỏi làm sao cá nhân có thể phát huy được cá tính và sự độc lập của ḿnh?

Nguyên do thứ hai: không có cái „Tôi" chủ thể

Bị trói như con ong mắc lưới nhện, cá nhân không thể có tự do. Nó luôn phải í thức chỗ đứng nhất định của nó trong hệ thống, để có những xử sự cho đúng đắn, cho „chính danh", cho "phải đạo": Con ra con, cha ra cha, ông ra ông.

V́ thế, người Việt không có cái "Tôi" chủ thể (Subjekt) như Je (Pháp), I (Mĩ), Ich (Đức). mà chỉ có "Tôi" bị động (Objekt): me, moi (Pháp), me (Mĩ), mich, mir (Đức). Chữ „Tôi" mà chúng ta vẫn dùng có nghĩa là "Tôi Tớ" trong lối nói "Vua-Tôi", "Bầy Tôi". Trước đây, giới tây học thường dùng tiếng tây ba rọi nói chuyện với nhau: „Moa nói cho toa hay. Toa làm được, c̣n moa th́ chịu!". Đấy, họ cũng tự xưng ḿnh với cái Tôi bị động (moi, toi), chứ đâu dùng chủ thể (je, tu) để tự xưng! Do đó, người Việt chỉ quen tuân lệnh, chứ không có khả năng ra lệnh. Họ chấp nhận mọi thứ như là bổn phận phải làm, như số phận đă định. V́ không có cá tính riêng, họ nhập nhằng trong lối xưng hô. Một linh mục trẻ gặp một linh mục già, xưng "Con", thưa "Cha", bẩm "Ngài". Một linh mục già gặp một ông con cũng xưng "Con", thưa "Cha", bẩm "Ngài" với ông con! Thế là sao? V́ khiêm tốn không phải lẽ hay v́ thiếu cá tính? Chỉ Công Giáo việt nam mới có thứ văn hoá trái khoáy này mà thôi.

Cũng v́ không có cái Tôi chủ thể, người Việt khác với người Âu Mĩ, không có truyền thống hoặc thói quen viết Tự Truyện (Autobiographie). Cần phân biệt Tự Truyện và Tiểu Sử (Biographie). Biographie là do một người khác viết về một người khác. Kiểu như ông Trần Đĩnh được các lănh tụ cộng sản thuê viết tiểu sử cho họ (đọc thêm "Đèn Cù" của Trần Đĩnh). Người Việt ít ai dám viết về ḿnh. Gần đây, một số tướng tá tại hải ngoại cũng tập tễnh viết Tự Truyện, nhưng phần nhiều viết để biện minh. Lối Tự Truyện này không đáng cậy.

Nguyên do thứ ba: Văn hoá "Xin".

Đây là một nếp văn hoá tối hệ trọng của dân tộc ("Xin" đọc thêm nhà văn Lê Thị Huệ, "Văn Hoá Tŕ Trệ, Nh́n Từ Hà Nội Đầu Thế Kỉ 21", trang 107-115).

Nhan nhăn trên mọi bài viết, mọi bài diễn văn, mọi văn thư, mọi thư từ, mọi lời trao đổi, mọi câu chuyện, nhất nhất đều được mở đầu và kết thúc với "Xin". Tôi xin kính chào quư vị (thay v́: Kính chào quư vị). Tôi xin cám ơn quư vị (thay v́: Cám ơn quư vị). Tôi xin được nói như sau (thay v́: Tôi muốn nói như sau). Con xin được chào cha (thay v́: Con chào cha). Xin quư vị cho tôi có í kiến như sau (Quư vị hăy để tôi có í kiến như sau).

Người ta nguỵ biện: tiếng Xin ở đây chỉ muốn nói lên sự khiêm tốn!

Cưới vợ th́ "xin" cưới. Muốn tới trường th́ "xin" học. Cần đơn từ th́ "xin" đơn. T́m việc th́ "xin" việc. Bệnh phải nghỉ làm th́ "xin" nghỉ. Ngửa tay v́ đói th́ "xin" ăn.

Bà Huệ kể, chỉ ở miền Bắc hiện nay, hễ ai nhận được từ người khác cái ǵ th́ mở miệng ngay "Cháu xin ạ. Em xin ạ", thay v́ "Cháu cám ơn. Em cám ơn". V́ văn hoá của ta không có tiếng "cám ơn" nên họ phải dùng từ "xin"? Hay họ bị nhập tâm văn hoá "xin-cho" của cộng sản? Cũng như dân Bắc một thời hễ mở miệng là "Nhờ ơn bác ơn đảng"! Câu thần chú mở đầu mọi câu chuyện của họ.

Xem thế, toàn bộ cuộc sống, từ văn hoá, xă hội, chính trị, văn chương, pháp luật, từ gia đ́nh ra tập thể, bị vây hăm bởi "Xin". Thiếu chữ Xin trong câu nói hay trong lời văn, chúng ta tự nhiên ngọng miệng, câu chữ bế tắc.

Văn hoá "Xin" từ đâu ra? Rơ ràng, Xin và Lạy là hành vi của con người trước thần thánh. Nhưng không biết từ bao giờ, người Việt đă lôi chúng xuống trần thế, để rồi sẵn sàng vái lạy và cầu xin ngay giữa người với người. Phải chăng v́ những ông vua trước đây tự nhận ḿnh là thiên tử, thay trời trị dân, biến dân thành "bề tôi", một lũ nô lệ, phải sấp ḿnh hoặc khấn vái hoàng thượng để được sống? Và rồi sau đó, đảng cộng sản lại thay trời tiếp tục phát huy lối văn hoá đó?

Cùng một hành vi vái xin thần thánh chuyển sang vái xin người, các dân tộc á châu khác, như Nhật hay Thái, đă biến chúng thành một phong tục giao tế thuần tuư: vái chào khách. C̣n dân Việt th́ một mặt vẫn giữ tính cách thần thánh của nó, mặt khác lại thần thánh hoá con người (đám lănh đạo, đám quyền thế, đám có tiền) để vái lạy và xin xỏ. Không những thế, chúng ta c̣n biến văn hoá "Xin" thành một cá tính dân tộc, toả trùm lên toàn bộ cuộc sống và lối nghĩ.

Gần đây, người dân ra sức mạt sát và quyết liệt chống đối thứ văn hoá "Xin-Cho" do cộng sản áp đặt. Xét cho kĩ và nghĩ cho sâu, hành vi đó thiếu khả tín, là v́ chúng ta chống cho có lệ. Đúng hơn, chúng ta vừa chửi vừa chấp tay, vừa chống vừa dâng thỉnh nguyện. Là v́ văn hoá "Xin" đă thành hơi thở, đă đi vào tiềm thức, như kiểu tư duy Con – Cái của người ḿnh hay lối tư duy Đực - Cái của một số dân tộc âu châu.

Tắt lại, người Việt sinh ra trong một màng lưới tương quan thân tộc chặt chẽ, lớn lên trong tư thế luôn phải t́m cách thích ứng với môi trường đó (để được tiếng "chính danh"), suy tư và hành động luôn trong tư thế cầu xin kẻ dưới đối với người trên, tư thế của người đối với thần thánh. Xin đă đi vào vô thức. Nó chẳng đ̣i hỏi động tác bắt buộc đi kèm nữa, như quỳ hay cúi đầu khom lưng. Mà bất cứ ở tư thế nào cũng Xin được. Như giám mục Châu Ngọc Tri cách đây mấy năm mách nước: người ta có thể đứng Xin!

Như vậy th́ làm sao người Việt có cá tính mạnh được. Làm sao chúng ta không "nô lệ căn tính" được. Làm sao chúng ta có óc sáng tạo được. Người Việt có thể nổi tiếng về chăm chỉ, về học giỏi. Nhưng khó mà chờ đợi được sáng kiến, tự lập nơi họ. Đó là chưa nói tới việc người ḿnh tự bản chất thiếu óc khoa học. Điểm này tôi sẽ bàn trong một bài tới.

Hi vọng những áp lực ràng buộc vô h́nh trên đây sẽ không đè nặng trên con cháu chúng ta tại hải ngoại, để chúng có cơ hội trở thành những thế hệ người Việt đua chen được với các dân tộc tiên tiến trên thế giới.

Vậy phải làm sao?

Phải làm ǵ để thoát ra khỏi những màng lưới cản ngăn sự triển nở nhân cách và ḱm giữ chúng ta trong nô lệ?

V́ văn hoà Xin đă thấm vào tiềm thức, nên cần phải có một nỗ lực chung của mọi giới toàn xă hội, mới mong có thể giă từ được nó.

Nhưng ta có thể bắt đầu ngay, từ mỗi cá nhân. Bắt đầu với việc đơn giản nhất mà cũng khó khăn nhất: Cùng nhau nói Không với văn hoá Xin. Cố gắng í thức và loại trừ thứ rác rưởi này ra khỏi lời nói hay câu văn của ḿnh, bất cứ lúc nào có thể.

Thay v́ mở miệng hay đặt bút: "Tôi xin kính chào quư vị. Tôi xin cám ơn quư vị", th́ "Tôi kính chào quư vị. Tôi cám ơn quư vị".

Thay v́ "Xin cho tôi có í kiến", th́ "Tôi có í kiến".

Thay v́ "Xin quư vị rộng lượng xét đơn của tôi" th́ "Yêu cầu quư vị rộng lượng xét cho tôi".

Thay v́ "Con xin dzái cha", th́ "Con muốn dzái cha". Xin th́ cha c̣n ngần ngại, chứ muốn th́ chắc chắn cha sẽ sẵn sàng cho! l

Augsburg, 15.03.2015