Viết Từ Canada

Tuổi Trẻ Hồng Kông Dám Nổi Loạn V́ Tương Lai

Mặc Giao

Đất nước nào không có tuổi trẻ dám nổi loạn th́ đất nước đó sẽ không có tương lai. Tôi đă đọc câu này lâu lắm từ một bài b́nh luận trên một tờ báo Pháp. Lúc đó vào năm 1968, sinh viên Pháp ào ạt xuống đường để chống đối một xă hội với những trật tự cũ, tranh đấu cho một cái ǵ rất mơ hồ và cho một mục tiêu không rơ rệt. Thế nhưng biến cố "Mai 1968" đă làm rúng động chính giới Pháp, thay đổi phần nào xă hội Pháp. Tổng Thống Charles De Gaulle, một anh hùng của Pháp trong thế chiến thứ hai, phải kiểm chứng lại uy tín của ḿnh trước quốc dân bằng cách tổ chức một cuộc trưng cầu dân ư về cải tổ hành chánh địa phương, với lời hứa trước sẽ rút lui nếu đề nghị của ông không được đa số cử tri Pháp đồng ư. Ông đă giữ lời hứa, đă từ chức tổng thống và rút ngay về căn nhà riêng ở một vùng quê khi kết qủa cuộc trưng cầu dân ư bất lợi cho ông được công bố. Từ cuộc nổi loạn 1968 này, tiếng nói của tuổi trẻ Pháp được quan tâm nhiều hơn, các nghiệp đoàn lao đông đ̣i được nhiều quyền lợi hơn cho công nhân. Chúng ta thấy những cuộc xuống đường tranh đấu của tuổi trẻ xảy ra ở khắp nơi, Hoa Kỳ với phong trào chống chiến tranh Việt Nam, Trung Quốc với vụ Thiên An Môn, Đại Hàn và các nước Đông Âu với việc đ̣i tự do dân chủ, Tunisia, Libya, Ai Cập... với cách mạng Hoa Nhài. Bây giờ tới Hồng Kông.

Những cuộc đấu tranh của người trẻ có khi nhắm mục tiêu không chính xác, và thường bị than phiền là gây xáo trộn đời sống b́nh thường của người dân, nhưng những cuộc nổi loạn đấu tranh này luôn biểu lộ một lư tưởng, một khát vọng muốn thay đổi, muốn cải tiến xă hội cho tốt đẹp hơn. Tuổi trẻ nhiều mộng tưởng, không chấp nhận bất công, dối trá, nhiều máu nóng, lại chưa có nhiều sở hữu để sợ mất, nên khi thấy chuyện bất bằng là phản ứng ngay. Họ không có tham vọng quyền hành cá nhân. Họ chỉ muốn phá vỡ cái cũ và để những người có trách nhiệm phải dựng cái mới hay sửa chữa những sai lầm. Chỉ những chế độ độc tài hay cộng sản mới nỗ lực đoàn ngũ hóa và uốn nắn giới trẻ trở thành "những cháu ngoan quàng khăn đỏ", không biết phản đối, không nghĩ đến tương lai, không màng đến quyền lợi của đất nước, chỉ biết có lănh tụ, đảng, tiền và ăn chơi sa đọa. May thay, tuổi trẻ Hồng Kông không đi theo con đường ấy. Họ phải xóa bỏ bóng ma của Bác Mao luôn lởn vởn trong cuộc sống của họ.

Sinh viên, học sinh Hồng Kông bắt đầu băi khóa và tham gia các cuộc biểu t́nh từ ngày 22-9-2014. Hàng chục ngàn, nếu không nói hàng trăm ngàn người chiếm cứ mặt đường ở ba địa điểm, quan trọng nhất là khu hành chánh và thương mại. Họ biểu t́nh, hô khẩu hiệu, trưng biển ngữ đ̣i dân chủ, đ̣i tôn trọng quyền tự do ứng cử và bầu cử. Họ dựng lều, ăn nằm tại chỗ với ư định tranh đấu lâu dài. Họ dùng dù cá nhân để che mưa nắng. V́ thế cuộc nổi dậy này được báo chí mệnh danh là "cuộc các mạng dù" ( Umbrella Revolution). Khôntg có một đảng chính trị hay một lănh tụ chính trị nào đứng sau lưng cuộc đấu tranh. Nhưng dĩ nhiên phải có hậu thuẫn. Hậu thuẫn trước tiên là các tổ chức sinh viên thuộc các trường đại học và cao đẳng Hồng Kông. Hậu thuẫn thứ nh́ là những người cung cấp hậu cần. Họ đă cấp ngân khoản mua thức ăn, thức uống, phương tiện liên lạc, giúp sinh viên lập những trạm nghỉ, thông tin, sạc điện máy điện thoại và laptops. Đứng đầu danh sách những người hậu thuẫn này là một nhà tài phiệt nổi tiếng trong ngành báo chí và truyền thông ở Hồng Kông. Hậu thuẫn thứ ba ít ai ngờ là hàng ngũ Công Giáo địa phương. Đức cựu Hồng Y Trần Nhật Quân đă vác thánh giá đi biểu t́nh với sinh viên. Linh Mục Châu Diệu Minh, một nhà tranh đấu nổi tiếng cho nhân quyền, cũng luôn luôn có mặt với sinh viên. Người ta nói rằng chính những thành phần Công Giáo đă lo việc tiếp tế, phân phối thực phẩm cho những người biểu t́nh và lo cấp cứu, di chuyển những người bị thương.

Đứng đầu cuộc xuống đường tranh đấu là một sinh viên trẻ, Hoàng Chí Phong (Joshua Wong Chi-Fong), mới 17 tuổi khi cuộc biểu t́nh bùng nổ hôm 22 tháng 9, trước ngày sinh nhật 18 tuổi của anh 21 ngày. Anh sinh ngày 13-10-1996, một năm trước khi Hồng Kông được Anh quốc trao trả cho Bắc Kinh. Hoàng Chí Phong dáng người non trẻ, mặt mũi trông c̣n ngây thơ như một học sinh trung học, nhưng nói năng mạch lạc, có lư sự, dễ lôi kéo đám đông. Đúng là tài không đợi tuổi và tác phong lănh đạo đă xuất hiện rất sớm nơi người trẻ này. Khi c̣n học trung học, anh đă phát động phong trào phản đối việc bắt học sinh Hồng Kông phải dùng sách giáo khoa về lịch sử do Trung Quốc cung cấp. Cuộc tranh đấu đầu đời của anh đă thành công.

Nguyên nhân nào đă đưa đến cuộc tranh đấu của giới trẻ Hồng Kông? Hồng Kông được Trung Hoa thỏa thuận cho Anh Quốc thuê trong thời hạn 99 năm, chấm dứt vào năm 1997. Dưới sự cai trị của người Anh, những quyền tự do dân chủ không được quan tâm, nhưng dân Hồng Kông đă quen sống với nguyên tắc thượng tôn luật pháp và không bị ức hiếp bất công. Trước khi Hồng Kông được giao lại cho Trung Quốc ngàư 1-7-1997, Anh Quốc đă phải điều đ́nh gay go với Trung Quốc để bảo đảm những quyền căn bản cho dân Hồng Kông, trong đó có quyền phổ thông đầu phiếu. Cuối cùng hai bên đă thỏa thuận nguyên tắc "một quốc gia, hai hệ thống" (one country, two systems), có nghiă Hồng Kông sẽ được hưởng một chế độ tự do và dân chủ khác với Hoa lục trong ṿng 50 năm, ít nhất tới năm 2047. Tuy nhiên việc bầu cử các đại diện hành pháp và lập pháp chỉ được nói tới một cách tổng quát, tức tôn trọng sự chọn lựa của người dân, không ấn định những chi tiết về cách thức bầu cử. Sau khi việc cai trị của người Anh chấm dứt, dân Hồng Kông chỉ được bầu một phần đại diện trong viện lập pháp, phần lớn c̣n lại do Bắc Kinh chỉ định. Đặc Khu Trưởng (Chief Executive), tức người đứng đầu cơ quan hành pháp, được bầu lên do một cử tri đoàn 1,200 người. Đă có 3 người kế tiếp nhau được bầu theo thể thức này. Người thứ ba đương nhiệm là ông Lương Chấn Anh (Leung Chun-Yin).

Nguyên nhân gần là Quốc Hội Trung Quốc đă biểu quyết ngàỳ 31-8-2014 một quyết định về việc bầu đặc khu trưởng và viện lập pháp Hồng Kông, theo đó, từ năm 2017, thời điểm chấm dứt nhiệm kỳ của đương kim Đặc Khu Trưởng Lâm Chấn Anh, việc bầu đặc khu trưởng sẽ theo thể thức phổ thông đầu phiếu, nhưng dân chỉ được bầu một trong số 3 ứng cử viên do một ủy ban đề cử chọn trước. Ủy ban đề cử lại gồm những người do Bắc Kinh chỉ định. Như vậy đúng là thể thức "đảng cử dân bầu" của các chế độ cộng sản. V́ thế giới trẻ mới phẫn nộ và mở cuộc đấu tranh đ̣i dân chủ và quyền tự do ứng cử và bầu cử.

Tính cho tới khi chúng tôi viết những gịng này, ngày 21-10-2014, cuộc đấu tranh của giới trẻ Hồng Kông đă kéo dài 29 ngày (hơn 4 tuần lễ). Phải nhận là những người trẻ rất kiên tŕ và đấu tranh bất bạo động, không phá phách, không nhục mạ. Chính quyền Hồng Kông cũng kiên nhẫn, tự chế, không đàn áp một cách dă man. Những cuộc đụng độ có xảy ra, có máu đổ nhưng không có thịt rơi và không làm chết người. Chính quyền hy vọng rằng những người tham gia biểu t́nh sẽ "hát lâu chầu mỏi", lửa hăng say sẽ tàn dần và phong trào sẽ tự xẹp. Họ cũng chơi đ̣n cân năo bằng cách xúi dục những nhà buôn và những tài xế taxi gây sự với những người biểu t́nh, tố cáo cuộc xuống đường lâu ngày làm thiệt hại cho việc buôn bán và làm mất khách của họ. Chính quyền cũng thuê côn đồ và các băng đảng đến phá rối và gây sự. Để đáp lại, sinh viên đă phản ứng một cách lịch sự bằng những lời giải thích và không đáp trả bằng bạo động. Trung Quốc có một đơn vị quân đội đóng ở ngài thành phố Hồng Kông, mục đích là để bảo vệ lănh thỗ. Bắc Kinh không dám dùng đơn vị này để đàn áp giới trẻ biểu t́nh, v́ không muốn tạo ra một Thiên An Môn thứ hai. Cảnh sát Hồng Kông cũng là những người Hồng Kông, nhiều người được huấn luyện từ thời người Anh cai tri. Họ không giống như những công an cộng sản. V́ vậy người ta tin rằng sẽ không có những cuộc xô sát đẫm máu.

Chính quyền Kồng Kông đă hứa sẽ gặp các đại diện sinh viên để đàm phán. Nhưng đến giờ chót, họ tuyên bố hủy bỏ cuộc gặp gỡ dự trù. Sinh viên lại gia tăng việc xuống đường, và những cuộc đụng độ với cảnh sát lại xảy ra ở khu buôn bán Mong Kok ngày 18-10, khiến một số người bị thương, trong đó có cả cảnh sát. Trước phản ứng mạnh mẽ của những người trẻ biểu t́nh, Đặc Khu Trưởng Lương Chấn Anh phải hứa mở lại cuộc điều đ́nh với sinh viên vào ngày Thứ Ba 21-10. Chúng ta chờ xem kết qủa ra sao.

Có điều chắc chắn là ông Lương Chấn Anh phải hành động theo chỉ thị của Bắc Kinh. Dù không muốn thẳng tay đàn áp trong lúc này, Bắc Kinh cũng không thể nhượng bộ trước những yêu sách của giới trẻ biểu t́nh. Những người lănh đạo già, đầy tự ái và kiêu căng ở Chung Nam Hải không chịu "mất mặt" v́ những đ̣i hỏi của đám trẻ, dù những đ̣i hỏi đó hợp lư. Điều quan trọng hơn là Bắc Kinh e sợ những ǵ xảy ra ở Hồng Kông có thể lan lây sang Hoa lục, và những ǵ họ nhượng bộ ở Hồng Kông sẽ tạo cớ và nguồn cảm hứng đấu tranh cho giới trẻ Hoa Lục. Một mặt phải giữ lập trường như thế, nhưng mặt khác, Bắc Kinh cũng muốn giữ một Hồng Kông với danh tiếng tốt để được thế giới nh́n nơi này là một trung tâm thương mại và tài chánh tự do, tuân thủ luật chơi quốc tế, để Hồng Kông luôn luôn là một cửa vào và một cửa ra quan trọng bậc nhất cho nền kinh tế Trung Quốc. Chính phủ trung ương ở Bắc Kinh cũng rơi vào cảnh tiến thoái lưỡng nan.

Về phần Đặc Khu Trưởng Lương Chấn Anh, ông là một đại thương gia 60 tuổi, có thái độ thần phục Bắc Kinh một cách trung thành. Ông đă áp dụng những biện pháp xiết chặt hàng ngũ đối lập và đấu tranh cho dân chủ. Giới tài phiệt cũng không ưa ông v́ ông có dính vào một vụ tai tiếng liên quan đến việc nâng cấp những đơn vị gia cư. Họ cũng chê ông không biết cách giải quyết cuộc khủng hoảng hiện tại, khiến cho danh tiếng của Hồng Kông bị thiệt hại. Chính quyền trung ương Trung Quốc tuy bênh ông nhưng cũng phải nghĩ tới việc kiếm người thay thế ông vào năm 2017. Mộng tiếp tục giữ ghế đặc khu trưởng của ông khó thành v́ ông không được nhiều người ủng hộ. Một trong những đ̣i hỏi của sinh viên là Lương Chấn Anh phải từ chức.

Lập trường của Bắc Kinh và ông Lương Chán Anh so với lập trường của giới trẻ tranh đấu khác nhau như nước với lửa, khó có thể dung ḥa. Những cuộc đàm phán chỉ là một h́nh thức hạ nhiệt và t́m cách giải quyết cuộc khủng hoảng trong danh dự để không bên nào bị mất mặt. Phe cầm quyền có thể chấ p nhận một số nhượng bộ về h́nh thức. C̣n về những đ̣i hỏi căn bản, họ sẽ hứa hẹn cứu xét sau.Phía những người trẻ, mục tiêu đương nhiên của họ là đấu tranh đến thắng lợi, nghiă là những đ̣i hỏi của họ phải được thỏa măn. Nhưng họ cũng phải hiểu rằng khi chưa thể đạt chiến thắng trong một khoảng thời gia nào đó, họ phải tạm rút lui để bảo toàn lực lượng, bảo toàn danh tiếng và giữ cho ngọn lửa đấu tranh tiếp tục cháy, chờ một cơ hội khác.

Dù chưa thành công, cuộc đấu tranh của giới trẻ Hồng Kông đă làm chế độ cộng sản Trung Hoa rúng động và mất uy tín với thế giới. Đối với những người trẻ, cuộc tranh đấu chưa chấm dứt. Andrew Leung, 25 tuổi, chuyên viên pḥng thí nghiệm, đă tham gia cuộc biểu t́nh 5 ngày đêm tại khu Caseway District, được chủ cho phép nghỉ làm để đi biểu t́nh, đă phát biểu: "Chúng tôi không chỉ nói về tự do và dân chủ, nhưng chúng tôi đang hành động để đ̣i tự do dân chủ. Mỗi đêm, khi nghĩ đến điều này, tôi gần như muốn khóc". (Tuần báo Maclean’s, Canada, 20-10-2014).

Có bao nhiêu người trẻ Việt Nam biết nghĩ và làm như Andrew Leung? ◙