Thư Ṭa Soạn - 156

Trong tháng 10 vừa qua, thế giới đặc biệt quan tâm tới cuộc nổi dậy của giới trẻ Hồng Kông để đ̣i tự do dân chủ. Quốc Hội Trung Quốc, ngày 31-8-2014, đă biểu quyết thể thức bầu đặc khu trưởng (chief executive) Hồng Kông, tức người cầm đầu guồng máy cai trị đặc khu hành chánh này. Theo nghị quyết mới, kể từ 2017, đặc khu trưởng sẽ được bầu theo phổ thông đầu phiếu, nhưng người dân chỉ được chọn bầu một trong số 3 ứng cử viên được một ủy ban tuyển chọn chỉ định. Ủy ban tuyển chọn chắc chắn phải gồm toàn những người của Bắc Kinh hay thân Bắc Kinh. Như vậy là "đảng chọn dân bầu", dân không có quyền tự do ứng cử và bầu cử.

Chúng ta đă biết Hồng Kông được chính phủ Anh trả lại cho Trung Quốc năm 1997 sau khi hết hạn thuê 99 năm. Trước khi trả lại, Anh Quốc đă điều đ́nh ráo riết với Trung Quốc về việc tôn trọng những quyền tự do căn bản của dân Hồng Kông. Cuối cùng hai bên đă thỏa thuận cho Hồng Kông được hưởng quy chế "một quốc gia, hai hệ thống" (one country, two systems). Điều này có nghiă tuy Hồng Kông là một phần của Trung Quốc nhưng được giữ một hệ thống chính trị tự do trong 50 năm, tới 2047. Nay Trung Quốc can thiệp vào nội t́nh Hồng Kông qúa lộ liễu, lại t́m những biện pháp chạy ṿng quanh nguyên tắc tự do bầu cử với mục đích nắm trong tay những người cai trị Hồng Kông, tước đoạt quyền tự do ứng cử và bầu cử của người dân ở đây. Đó là lư do trực tiếp khiến sinh viên, học sinh, nói chung là giới trẻ, đă phát động một cuộc băi khóa, biểu t́nh phản đối và chiếm một số khu phố với ư định đấu tranh lâu dài cho tới khi thắng lợi.

Giới trẻ Hồng Kông đă can đảm dẫn đầu cuộc đấu tranh. Họ có rất nhiều hậu thuẫn, nhưng cũng gặp phản đối từ một số thương gia nơi họ chiếm đường dài ngày và phải đương đầu với những phá phách của những tên côn đồ, băng đảng do nhà cầm quyền thuê mướn. Cảnh sát cũng can thiệp trong việc giải tán những cuộc tụ tập và tháo gỡ những vật cản, Những cuộc xô sát đă xảy ra, gây thương tích cho một số người, trong đó có cả cảnh sát. Tuy nhiên, mức độ xung đột không qúa lớn và không gây thiệt hại nào về nhân mạng. Sở dĩ vậy là v́ những người trẻ biết tự chế, không gây bạo động, nhà cầm quyền Bắc Kinh và Hồng Kông cũng không dám gây ra một Thiên An Môn mới. Bắc Kinh vừa không muốn nhượng bộ, không muốn tinh thần và hành động đấu tranh của những người trẻ Hồng Kông sẽ lan lây sang Hoa lục, vừa không muốn làm mất danh tiếng của Hồng Kông, một cửa ngơ kinh tế và tài chánh hàng đầu của Hoa lục. V́ vậy họ phải t́m cách câu giờ, vuốt ve, ḥa giải. Sau khi thất hứa trong việc hẹn nói chuyện với sinh viên biểu t́nh, họ lại hứa sẽ mở đàm phán vào ngày Thứ Ba 21-10. Chúng ta hăy chờ xem. Chúng tôi không nghĩ rằng Bắc Kinh sẽ nhượng bộ trên những vấn đề căn bản, nhưng sẽ t́m giải pháp để hai bên cùng rút ra khỏi cuộc tranh chấp một cách êm thấm và không bên nào bị mất mặt.

Điều đáng nói là tinh thần quật khởi, dám nhận trách nhiệm của giới trẻ Hồng Kông. Họ can đảm tranh đấu cho quyền lợi của đồng bào và cho tương lai của chính họ. Họ kiên tŕ đấu tranh và sẵn sàng chấp nhận những khó khăn, nguy hiểm cho bản thân và những thiệt tḥi cho việc học hành và làm ăn của họ. Nghiă lớn phải đặt trên lợi riêng. Những người trẻ không đi tiên phong, ai sẽ làm? Nh́n qua nhiều quốc gia từ Đông sang Tây, từ Bắc xuống Nam, đâu đâu giới trẻ cũng đóng vai tṛ khởi động các cuộc đấu tranh đ̣i công bằng, công lư, chống áp bức và bất công. Người trẻ có nhiều nhiệt huyết, nhiều lư tưởng, nhiều ước vọng. Ở đâu giới trẻ ù ĺ, hèn nhát, ích kỷ, chỉ biết t́m lợi và thú riêng, ở đó dân sẽ lầm than, đất nước sẽ không có tương lai.

Một biến cố quan trọng khác đối với Giáo Hội Cộng Giáo trong tháng 10 là Thượng Hội Đồng Giám Mục bàn về Gia Đ́nh đă nhóm họp ở Vatican từ ngày 5 tới 19-10-2014. Hội Đồng đă có nhiều tranh căi sôi nổi về các vấn đề gia đ́nh có tính cách rất thời sự: ly thân, ly dị, tái hôn, việc nhận các phép bí tích và tham gia đời sống cộng đoàn tín hữu của những người này, đơn giản hóa việc tuyên bố hôn nhân vô hiệu và trao thêm quyền và trách nhiệm cho các giám mục địa phương trong việc giải quyết những trường hợp này, vấn đề những người đồng t́nh luyến ái và chỗ đứng của họ trong Giáo Hội cũng như quan tâm tới năng khiếu và giá trị của họ trong việc sống chung và đóng góp cho xă hội và Giáo Hội. Một bản đúc kết thảo luận đă được Hội Đồng thông qua và tŕnh Đức Giáo Hoàng. Trong thánh lễ bế mạc Thượng Hội Đồng, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đă ca ngợi nỗ lực làm việc và việc phát biểu thẳng thắn, xây dựng của các vị tham dự Thượng Hội Đồng. Ngài cho biết bản đúc kết và những đề nghị sẽ được nghiên cứu trong ṿng một năm trước khi công bố những quyết định chính thức.

Tháng 11 cũng là dịp để chúng ta tưởng nhớ cố Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm, bị sát hại cùng với bào huynh Ngô Đ́nh Nhu ngày 2-11-1963. Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm đă có công củng cố và xây dựng miền Nam, thành lập chế độ Cộng Ḥa, phát triển kinh tế, giáo dục, định cư gần một triệu đồng bào di cư trốn chạy cộng sản. Cố Tổng Thống đă thực hiện được những việc lớn lao giữa hoàn cảnh thù trong giặc ngoài. Trong khi ghi ơn cố Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm, chúng ta không khơi lại mối hận thù, chỉ muốn t́m ḥa giải và rút kinh nghiệm cho hiện tại và tương lai trong nỗ lực giải thể chế độ cộng sản và xây dựng một nước Việt Nam Mới. Xin người qúa cố cầu bầu cho quê hương và xin Thiên Chúa giúp chúng ta. ◙