Kết Quả Cuộc Họp Việt Nam - Vatican

LTS - V́ nhiệm vụ thông tin, chúng tôi cho đăng nguyên văn Thông Cáo Chung của hai phái đoàn Vatican-Việt Nam sau phiên họp thường niên ngày 11-9-2014 tại Hà Nội. Việc rút ra kết luận là tùy người đọc. Riêng chúng tôi thấy thông cáo này mang nặng tính quy ước ngoại giao, viết để ca tụng nhau, hay ít ra tránh làm buồn ḷng nhau. Không ai biết cuộc hội đàm đă thỏa thuận được những ǵ, c̣n bất đồng ư kiến những ǵ?Nhưng qua "ư tại ngôn ngoại", người ta thấy CSVN không nhượng bộ điều ǵ hết. Đại diện không thường trực của Vatican tại VN, Đức TGM Leopoldo Girelli, vẫn lêu bêu, không có trú sở, không có văn pḥng, không có nhân viên ở VN, chỉ được đi lại VN như khách văng lai. Ṭa Thánh cũng như Hội Đồng Giám Mục VN vẫn tiếp tục mong muốn cho Giáo Hội CGVN được đảm trách công việc giáo dục, y tế, từ thiện, nhưng nhà cầm quyền VN vẫn làm ngơ không trả lời.

Cuối bản Thông Cáo Chung này, chúng tôi cho đăng mấy trang đầu của bài "Nhận Định về mối tương quan trục Vatican-Hội Đồng Giám Mục VN và chính quyền CS" của tác giả Nguyễn Văn Lục, nhà văn, nhà khảo luân và cũng là một bỉnh bút của DĐGD. Bài viết, nhân nói về cuộc họp hỗn hợp tại Hà Nội, có những nhận định về lời tuyên bố của GM Nguyễn Thái Hợp liên quan đến mối tương giao giữa Giáo Hội CG và nhà nước VN. Khi thuận tiện, chúng tôi sẽ đăng nguyên văn toàn bài của tác giả Nguyễn Văn Lục.

Thông cáo chung về việc gặp gỡ giữa
phái đoàn Ṭa Thánh và Việt Nam

Trưa ngày 11-9-2014, Pḥng Báo chí Ṭa Thánh đă công bố thông cáo chung về cuộc gặp gỡ lần thứ 5 của Nhóm Làm Việc chung giữa Việt Nam và Ṭa Thánh tại Hà Nội.

Nguyên văn thông cáo chung như sau:

Để thi hành những thỏa thuận đă đạt được trong cuộc gặp gỡ lần thứ 4 của Nhóm Làm Việc chung giữa Ṭa Thánh và Việt Nam, diễn ra tại Vatican hồi tháng 6 năm 2013, cuộc gặp gỡ thứ 5 của Nhóm Làm Việc Chung đă diễn ra tại Hà Nội ngày 10 và 11 tháng 9 năm 2014. Hai vị đồng chủ tọa cuộc gặp gỡ là Thứ trưởng ngoại giao Việt Nam, Ông Bùi Thanh Sơn, Trưởng Phái Đoàn Việt Nam, và Thứ Trưởng ngoại giao Ṭa Thánh, Đức Ông Antoine Camilleri, Trưởng Phái Đoàn Ṭa Thánh.

Phái Đoàn Ṭa Thánh đă đánh giá cao sự nâng đỡ của các giới chức chính quyền có thẩm quyền ở mọi cấp độ dành cho Giáo Hội Công Giáo tại Việt Nam để thi hành sứ mạng của ḿnh. Đoàn cũng ghi nhận những tiến triển trong chính sách tôn giáo của Việt Nam, được phản ánh trong Hiến Pháp tu chính năm 2013. Nhà Nước Việt Nam đă tạo điều kiện dễ dàng cho các cuộc viếng thăm công tác của Đức TGM Leopoldo Girelli, Đại diện Không Thường Trú của Ṭa Thánh tại Việt Nam. Phái Đoàn Ṭa Thánh tái khẳng định ḿnh coi trọng việc phát triển quan hệ với Việt Nam nói riêng, và với Á châu nói chung, như cuộc viếng thăm mới đây và các cuộc viếng thăm sắp tới của Đức Giáo Hoàng tại Đại lục này làm nổi bật. Ṭa Thánh tái khẳng định sự dấn thân tiến tới mục tiêu thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam, và cùng với Giáo Hội Công Giáo tại nước này, Ṭa Thánh muốn góp phần tích cực hơn nữa vào việc phát triển đất nước trong các lănh vực mà Giáo Hội Công Giáo có những điểm mạnh, như trong lănh vực y tế, giáo dục, từ thiện và các hoạt động nhân đạo. Phía Việt Nam tái khẳng định chính sách trước sau như một của Nhà Nước và Đảng trong việc tôn trọng tự do tôn giáo và tín ngưỡng của mọi người, và trong việc hỗ trợ Giáo Hội Công Giáo tại Việt Nam tích cực tham gia vào việc phát triển đất nước về mặt xă hội và kinh tế.

Hai bên cũng nêu bật những nguyên tắc cơ bản "sống Phúc Âm giữa ḷng dân tộc" và "người công giáo tốt là người công dân tốt". Phái Đoàn Ṭa Thánh nhấn mạnh rằng Đức Thánh Cha Phanxicô quan tâm theo dơi những tiến triển gần đây trong quan hệ giữa Ṭa Thánh và Việt Nam và Ngài khích lệ cộng đồng Công Giáo tại Việt Nam tiếp tục góp phần đẩy mạnh các mục tiêu chính của đất nước.

Hai bên hài ḷng ghi nhận những phát triển tích cực trong quan hệ giữa Ṭa Thánh và Việt Nam được biểu lộ qua sự gia tăng những trao đổi và tiếp xúc ở mọi cấp độ, từ những cuộc gặp gỡ của Nhóm Làm Việc chung cho tới các cuộc viếng thăm công tác của vị Đại diện Không Thường Trú của Ṭa Thánh tại Việt Nam. Hai bên thỏa thuận tiếp tục đối thoại và tiếp xúc, đồng thời tạo những điều kiện thuận lợi cho sứ vụ của Vị Đại diện Ṭa Thánh, v́ ngài giúp Giáo Hội Công Giáo tại Việt Nam thi hành giáo huấn của Đức Giáo Hoàng.

Cuộc gặp gỡ đă diễn ra trong bầu không khí thẳng thắn, chân thành và tôn trọng lẫn nhau.

Hại bên đă đồng ư thực hiện cuộc gặp gỡ thứ 6 của Nhóm Làm Việc chung giữa Ṭa Thánh và Việt Nam tại Vatican. Thời điểm cuộc gặp gỡ sẽ được thiết lập qua đường ngoại giao.

Trong dịp này, Phái đoàn Ṭa Thánh đă viếng thăm Phó Thủ trướng kiêm Bộ trưởng ngoại giao, Ông Phạm B́nh Minh, và gặp Thứ Trưởng Nội vụ kiêm Trưởng Ban tôn giáo của chính phủ, Ông Phạm Dũng. Đoàn cũng nhân cơ hội này viếng thăm vài tổ chức Công Giáo ở Hà Nội và Thành Phố Hồ Chí Minh. (SD 11-9-2014)

G. Trần Đức Anh OP chuyển ư (Radio Vatican)

Nhận định về mối tương quan trục Vatican- Hội đồng giám mục VN
và chính quyền CS

Nguyễn Văn Lục

Mới đây nhất, truyền thông công Giáo cho hay các cuộc họp hỗn hợp giữa Việt Nam- Vatican tại Hà nội bước vào ṿng họp lần thứ năm tại Hà Nội vào các ngày 10 và 11 tháng 9. Nhiều người vội mừng và hy vọng. Nhất là phía ṭa thánh Vatican và Hội đồng giám mục Việt Nam.

Đă bao nhiêu lần hy vọng và chờ đợi như thế! Không nhớ hết được.

Cứ như trong bài phỏng vấn Giám mục Nguyễn Thái Hợp của Gia Minh đài RFA vào ngày 10-9-2014, kết quả rất mù mờ, trả lời mà như không trả lời, muốn hiểu thế nào cũng được. Một lối trả lời nửa kín nửa hở mà người đọc khó mà biết sự thật là ǵ.

Có lẽ tốt hơn, thà giám mục im lặng và đừng phát biểu để giữ được sự ngay thẳng. Nếu không tiện để dám nói sự thật th́ nên từ chối cho phỏng vấn. C̣n nếu đă nhận trả lời th́ xin cụ thể, rơ ràng và minh bạch. Được ǵ, mất ǵ, chưa được ǵ thi nói cho rơ.

Người có chút hiểu biết sẽ hiểu tại sao vị giám mục này có lối trả lời như dưới đây. Xin hăy xem Giám Mục Hợp trả lời như sau:

Và qua những năm làm việc vừa rồi, ta thấy có những bước tiến mặc dù chưa được như một số người mong muốn; nhưng phải nh́n nhận rằng có những bước tiến.

Ta thấy một số vấn đề được giải thích và đă thông. C̣n một số vấn đề c̣n tôn đọng chẳng hạn như vấn đề sự cộng tác của Giáo hội trong trong các vấn đề như y tế và giáo dục. Vấn đề nhiều lần được nêu lên và một vị cao cấp trong chính phủ vào đầu năm vừa rồi nói vấn đề coi như đồng ư rồi. Nhưng cho đến nay chưa thấy văn bản nào công bố rơ rệt về vấn đề đó.

Chuyện đau ḷng th́ chúng ta đă nói rồi. (Ư nói việc giáo dân ở địa phận Vinh bị đánh đập, bị bắt tù giam).

Nhưng trong những năm vừa qua, hai bên vẫn riếp tục đối thoại và bây giờ th́ vấn đề tồn đọng không c̣n nữa, đang giải quyết để có thể xây dựng Trung tâm trại Gáo.

Chúng tôi tiếp tục con đường. Cho đến hôm nay, chúng ta thấy rằng t́nh h́nh đă giữ mức độ phải chăng.

Qua mấy câu trả lời lơ lửng, mơ hồ đành kết luận. Đành chịu thua. Cách xử dụng ngôn từ của vị giám mục này đă đạt đến sự khôn ngoan ở mức trần và chỉ cần sơ xảy một chút th́ sự khôn ngoan đó trở thành sự gian dối ngoài tầm kiểm soát của lương tri.

Xin Giám mục cẩn trọng.

 Nặng lời với một tước vị như giám mục là điều ngoài ư muốn của tôi.

Thưa giám mục, người ta có thể rộng răi cho nhiều thứ mà không tiếc. Nhưng ḷng kính trọng không phải là thứ cho không.

Lời phát biểu của giám mục, nó cũng thể hiện một phần thái độ cũng như thực trạng Hội Đồng giám mục Việt Nam. Giám mục có thể là đại diện tiêu biểu cho cái tinh thần Hội Đồng giám mục Việt Nam năm 2014!!2

Trở lại vấn đề của chúng ta xin thử nh́n lại. Thử đưa ra một số nhận xét về các mối tương quan ấy từ trước đến nay và đề nghị một giải pháp chung cuộc, dứt điểm, không nh́ nhằng nửa nạc nửa mở.

Chúng ta cần nhớ lại rằng kể từ khi có chính quyền cộng sản- cứ tạm kể từ năm 1945 đến nay-, mối tương quan giữa ṭa thánh Vatican, Hội đồng giám mục Việt Nam với chính quyền cộng sản chưa hề có một ngày êm thắm, chưa có một thỏa thuận.

Những thiện chí về phía Vatican và Hội đồng giám mục Việt Nam đă nhiều lần đưa ra đủ thứ đề nghị, nhượng bỗ đủ thứ. Nhưng thường không được phía Hà Nội đáp ứng tương xứng. Những cuộc viếng thăm trao đổi của Vatican cứ nhích từng ly tấc một mà cho đến nay, có những đ̣i hỏi căn bản nhất như tự do bổ nhiệm, tự do tuyển dụng, tự do giảng dạy tôn giáo trong các chủng viện, thiết lập bang giao chính thức giữa Vatican-Hà Nội vv.. vẫn c̣n rất nhiều hạn chế.

Nó chỉ ra rằng thiện chí một bên không đủ.

Nó cũng chỉ ra rằng cần phải hiểu thực chất chế độ cộng sản là ǵ!

Một vấn đề như Cải cách ruộng đất được coi như tội ác đối với con người. Đảng đă chính thức xin lỗi. Hồ Chí Minh đă khóc. Nhưng bồi thường và phục hồi nhân phẩm cho các nạn nhân th́ không. Nay họ lại đủ cái trơ trẽn kỷ niệm 60 năm Cải cách ruộng đất. Đấy là thực chất đấy. Đấy là cộng sản đấy. Đấy là đấy đấy.

Cho nên đă có biết bao nhiêu rắc rối xày ra trong vấn đề bổ nhiệm Giám Mục. Vụ nọ tiếp nối vụ kia. Muốn được đề cử hay chọn lựa làm chức giám mục th́ trước tiên phải là linh mục đạo đức, có ḷng nhiệt thành, có lư tưởng. Nhưng nếu phải được chính quyền cộng sản chấp thuận th́ điều đó dựa trên tiêu chuẩn nào? Không lẽ có một thứ đạo đức cộng sản?

Chính điều này làm cho việc bổ nhiệm giám mục ở Việt Nam hiện nay mất hết ư nghĩa cao đẹp của nó. Cho nên những vụ bổ nhiệm Giám mục nào xem ra có vẻ trót lọt, êm xuôi sẽ tạo ra những nghi ngờ đủ loại. Rất có thể việc bổ nhiệm đă có những thương lượng trao đổi.

Những chuyện như thế với mức trao đổi ở mức độ nào, trao đổi như thế nào ở trong ṿng bí mật? Người ngoài chả ai biết được. Giáo dân hoàn toàn mù tịt.

V́ thế nó có thể rất tốt về mặt đời. Tốt từ nghi lễ truyền chức, cờ xí, diễn văn, người tham dự đông đảo xem ra mọi mặt đều tốt đẹp. Nhưng bên trong lại có thể có vết nhơ về mặt đạo. Không ai biết rơ. Nên không dám khẳng định một điều ǵ. Nhưng không lẽ không suy đoán?

Tờ Tin Nhà, có bài viết của Nguyễn Ngọc Lan về vấn đề bổ nhiệm như sau:

"Cả thế giới ngày nay kể như chỉ duy nhất có Cộng Ḥa xă hội chủ nghĩa Việt Nam này là c̣n để có thứ tin thời sự nóng hổi cả trên đài BBC : «  Đă có sự thỏa thuận về việc bổ nhiệm giám mục X, Y.. hoặc giáo phận nọ, giáo phận kia ở Việt Nam vừa được phép tổ chức lễ phong chức cho X linh mục. Chưa kể việc đặt, đổi các cha sở, cha phó cho các họ đạo, tuyển sinh cho các chủng viện vv.. Chính thứ tin thời sự như thế mới thực sự làm mất mặt nếu người ta c̣n muốn có mặt mũi với thiên hạ năm châu bốn biển."

 Rất may là t́nh trạng này nay đă được cải thiện nhiều và không c̣n là trở ngại lớn trong việc truyền chức linh mục nữa.

Nhưng vấn đề vẫn là phải cất lên tiếng nói. Mặc dầu chẳng được ai nghe, v́ trái tai cả hai phía. ◙

(Trích 2 trang đầu bài "Nhận định về mối tương quan trục Vatican-Hội Đồng Giám Mục VN và chính quyền CS"
của Nguyễn Văn Lục - Danchimviet Info, 20-9-2014)